intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2

Chia sẻ: Phan Anh Tuan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

41
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu trình bày các hệ thống, thiết bị của lò hơi phụ; đặc tính kỹ thuật các thiết bị chính; vận hành lò hơi phụ; các nguyên lý điều khiển; thao tác vận hành; một số bất thường và cách xử lý; bảo dưỡng lò hơi phụ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2

  1. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 NỘI DUNG VỀ QTVH LÒ HƠI KHỞI ĐỘNG 5.    Nội dung           5.1. Tổng quan         5.1.1. Giới thiệu chung       5.1.2. Các hệ thống, thiết bị của lò hơi phụ       5.2.  Đặc tính kỹ thuật các thiết bị chính 5.3. Vận hành lò hơi phụ    5.3.1    Các nguyên lý điều khiển      5.3.2    Thao tác vận hành      5.4. Một số bất thường và cách xử lý     5.5. Bảo dưỡng lò hơi phụ 1
  2. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 5. Nội dung 5.1. Tổng quan 5.1.1. Giới thiệu chung  Chức năng nhiệm vụ của lò hơi phụ Lò hơi phụ  có nhiệu vụ  sản xuất và cung cấp hơi phụ  trợ  cho các hệ  thống để khơi động tổ máy. Hơi phụ trợ được cung cấp đến các hệ thống  như: hệ  thống dầu HFO (gia nhiệt, hóa mù); chèn/sấy turbine trong quá  trình khởi động; cung cấp cho BFPT; Hệ  thống hóa hơi NH3; Hệ  thống  xử lý nước; cứu hỏa cho máy nghiền; gia nhiệt cho gió PA, SA (SCAPH);  thổi muội cho AH&GGH. Sau khi khởi động lò chính, thông số hơi đường  CR đạt 1Mpa, 300°C thì sẽ sử dụng hơi từ đây và thay thế cho hơi của lò  phụ.  Cấu tạo Lò hơi phụ Lò hơi phụ có thể được chia thành bốn phần:  Phần trao đổi nhiệt bức xạ  bề mặt, phần trao đổi nhiệt đối lưu, bộ tiết nhiệt/Bộ hâm (economizer) và  đường ống khói thoát. Ngoài ra lò còn có  bao hơi và bao nước Ở  khu vực tường trước của lò được lắp đặt hai vòi đốt, dầu được phun  vào buồng đốt thông qua các vòi đốt. Hỗn hợp khí cháy nhiệt độ cao được  2
  3. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 đưa qua phần trao đổi nhiệt bức xạ và trao đổi nhiệt đối lưu để gia nhiệt   nước trước khi thoát ra ống khói.           3
  4. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2   Sau   khi   hấp   thụ   bức   xạ   trong   lò,   Nhiệt   độ   trong   buồng   đốt   khoảng   1098°C.   Khói thoát đưa vào khu vực trao đổi nhiệt đối lưu, tại bộ  quá   nhiệt   thì   nhiệt   độ   khoảng   895°C     sau   đó   khói   qua   bộ   trao   đổi   nhiệt   Convection bank thì nhiệt độ  giảm từ  895°C   xuống còn khoảng 355°C   sau đó khói thoát xuống bộ tiết nhiệt (Economizer), khói thải sau khi qua  bộ tiết nhiệt và trước khi vào ống khói có nhiệt độ khoảng 159°C.  Quá trình sinh hơi: Nước từ  Condensate tank được bơm đưa đến bộ  khử  khí của lò hơi phụ  sau đó được bơm cấp của lò hơi phụ  bơm vào bộ  tiết nhiệt Economizer,  sau đó được đẩy lên bao hơi, xuống  ống vách lò và bao nước. Như  vậy   nước được gia nhiệt thành hơi bão hòa bởi bộ tiết nhiệt, bộ sinh hơi bằng   trao đổi nhiệt bức xạ (gồm tường nước trước, sau, trái, phải) và các ống   góp, bao hơi.  4
  5. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Hơi bão hòa từ bao hơi sẽ vào các giàn ống trao đổi nhiệt đối lưu ở nhiệt  độ thấp hơn sau đó sang bộ quá nhiệt trở thành hơi quá nhiệt (350°C) rồi  vào đường hơi chính kết thúc chu trình hơi. 5.1.2 Các hệ thống, thiết bị của lò hơi phụ  Hệ thống dầu nhiên liệu Bản vẽ tham chiếu: TB2­SDC­00EGD­M­M7­PID­0001 TB2­SDC­01END­M­M7­PID­0001 TB2­SDC­01END­M­M7­PID­0002 TB2­SDC­01END­M­M7­PID­0003 Nhiên liệu được sử  dụng cho lò hơi phụ  bao gồm dầu DO và dầu HFO.  Dầu HFO được lấy từ  hệ  thống dầu nặng chung của nhà máy gồm (2   tank   15ENB10BB001/002   dung   tích   3000m3,   2   bơm   dầu   2x100%   15ENC10AP001/002 có lưu lượng 43.1m3/h, các bộ gia nhiệt điện, đường  ống van…). Hệ thống dầu DO từ tank 1x100% 05EGB10BB001 dung tích  700m3 được bơm 2x100% 05EGC10AP001/002 có lưu lượng 4.3m3/h áp  lực 13Bar bơm đến lò hơi phụ.  Hệ thống buồng đốt Bản vẽ tham chiếu: TB2­SDC.VP101­00100­M­M1A­PID­5005 TB2­SDC.VP101­00100­M­M1A­PID­5006 TB2­SDC.VP101­00100­M­M1A­PID­5007 Hệ thống buồng đốt lò hơi phụ bao gồm: Vách buồng đốt, vòi đốt, quạt,   bộ lọc& gia nhiệt dầu, các van và đường ống. 5
  6. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Một vòi đốt được gắn trên vách trước của buồng đốt, trên vòi đốt có gắn  đường gió cấp, sung dầu chính (cho cả  dầu DO và HFO), súng dầu đánh   lửa có đường dầu DO và 2 bộ đánh lửa, một bộ phát hiện ngọn lửa. Trên   đường   gió   vào   vòi   đốt   bố   trí   1   van   điều   chỉnh   bằng   moto   điện  09QHL10AV001   đượng   linh   động   cùng   van   điều   chỉnh   lưu   lượng   (09QHH10AA001) trên đường dầu chính để  điều chỉnh lưu lượng dầu   vào. Dầu nhẹ  được hóa mù bằng khí nén dịch vụ  còn dầu nặng được hóa mù  bằng hơi (được sinh ra trong quá trình đốt dầu nhẹ) trích từ bao hơi Dầu   HFO   hoặc   DO   trước   khi   vào   súng   dầu   chính   sẽ   được   sấy   điện  (09QHH10AH001) sau đó qua 1 bộ  lọc   09QHH10CF001 (đối với dầu   HFO) và được đóng mở  thông qua 2 van khí nén 09QHH10AA403&404.  Thông số  áp suất và nhiệt độ  dầu DO và HFO trước khi vào vòi đốt lần  lượt là 10Bar/20ºC và 15bar/130 ºC.  Đường   ống   dầu   từ   2   van   09QHH10AA403&404   đến   súng   phun   dầu  đường thông thổi vằng khí nén dịch vụ trước vào sau khi đốt HFO.  Hệ thống gió cấp Gió cấp vào lò thông qua 01 quạt gió cấp 09QHL10AN001 có lưu lượng  42221M3/h và áp lực 0.06382Bar. Công tắc áp suất gió (09QHL10CP001) trên đường  ống sẽ  giám sát quá  trình làm việc bình thường của quạt.   Hệ thống nước cấp 6
  7. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Nước cấp được trích từ đầu ra của condensate transfer pump đưa vào tank   khử khí (09QLA10BB001). Trên tank khử khí có thiết bị đo mức (hiển thị  và   dạng   truyền   tín   hiệu),   khi   mực   nước   tank   xuống   thấp   thì   van   (09QLA10AA001) đầu vào tank sẽ được điều chỉnh để bổ sung nước. Nước   từ   tank   khử   khí   đưa   vào   đầu   vào   bơm   (09QLA10AP001/002)  2x100% áp lực 20Bar, lưu lượng 50m3/h sau đó nước sẽ  được đẩy vào  Economizer. Tại đầu ra của bơm có 1 tuyến ống hồi về bình khử khí, một  đường  ống đi phun giảm ôn cho đầu ra của bộ  quá nhiệt và một đường  ống rửa ngược lò được đấu vào đường hơi chính  Hệ thống châm hóa chất & Lấy mẫu hơi nước Hệ thống châm hóa chất Bản vẽ tham chiếu: TB2­SDC.VP101­00100­M­M1A­PID­5005 Hệ   thống   châm   hóa   chất   cho   lò   hơi   phụ   gồm   2   loại   là   Ammonia   và  Photphat có tác dụng điều chỉnh nồng độ  PH  và lắng cáu cặn trong bao  nước. Ammonia được cho vào tank pha loãng 0.5m3 với nước demi và được bơm  2x100% (09QCD10AP001/002) lưu lượng 38l/h  áp suất 10Bar bơm vào  đường ống nước cấp; Photsphate được cho vào tank pha loãng 0.5m3 với nước demi và được  bơm 2x100% (09QCC10AP001/002) lưu lượng 38l/h áp suất 16Bar bơm  vào bao hơi; Hệ thống lấy mẫu 7
  8. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Nước tại đầu ra của bơm nước cấp, nước bão hòa trong bao hơi, hơi bão  hòa trước khi vào bộ quá nhiệt và hơi quá nhiệt sẽ được trích lấy mẫu về  bộ làm mát mẫu để phân tích mẫu hơi  nước.  Hệ thống thổi muội Lò hơi được trang bị 2 đầu thổi, đầu thổi thứ nhất 09QHD10AT001được  bố  trí trên vách của khu vực trao đổi nhiệt đối lưu nhiệt độ  thấp cái còn  lại 09QHD10AT002 được lắp trên đường khói trước khi vào bộ tiết nhiệt   Economizer. Các đầu thổi được lấy hơi từ  hơi bão hòa trước khi vào bộ  quá nhiệt. 5.2 Thông số lò hơi và các thiết bị chính 8
  9. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 9
  10. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 10
  11. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 11
  12. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 12
  13. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Chất lượng nước cấp và nước lò: 5.3 Vận hành lò hơi phụ 5.3.1 Các nguyên lý điều khiển Điều 1:   Điều khiển lưu lượng nước cấp Lưu lượng nước cấp vào bao hơi được điều khiển bằng 3 phần tử: Lưu lượng hơi   (09QLB10CF001), lưu lượng nước cấp (09QLA10CF001) và mực nước trong bao hơi  ( 3 thiết bị đo 09QHA10CL001/002/003 ) để tính toán đưa ra thông số góc mở của van  điện (09QLA10AA002). Việc thay  đổi tải của lò  sẽ  bao gồm thay  đổi lưu lượng  nước. PLC sử dụng tín hiệu mực làm tín hiệu điều khiển chính, lưu lượng hơi và lưu   lượng nước cấp là tín hiệu điều khiển phụ. Lưu lượng nước được giám sát chính bởi  cảm biến sai biệt áp suất. Sau khi bộ  điều khiển nhận được các tín hiệu mực nước,  lưu lượng hơi và lưu lượng nước cấp nó sẽ so sánh 3 giá trị này với giá trị  cài đặt và   một tín hiệu dòng điện 4­20mA được gửi đến van điều khiển để  điều khiển độ  mở  của van. 13
  14. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Điều 2:   Điều khiển nước phun giảm ôn Giá trị  nhiệt độ  của hơi trong  ống góp chung bộ  quá nhiệt và đầu ra của hơi chính   (09QLB10CT602/603)   được   dùng   để   điều   khiển   độ   mở   của   van   điều   khiển  09QLA10AA003 (Van moto) điều chỉnh lưu lượng nước phun giảm ôn nhằm đảm bảo  nhiệt   độ   hơi   nằm   trong   giới   hạn   cho   phép  (thông   số   cập   nhập   trong   quá   trình   commissionning). Điều 3:   Điều khiển nhiệt độ bồn xả Blowdown Điều chỉnh nhiệt độ  xả của bồn Blow­off expander sử dụng tín hiệu đo nhiệt độ  của   09QHE10CT601 điều chỉnh góc mở van phun giảm ôn 09QHE10AA001 đảm bảo điều  kiện nhiệt độ nước đầu ra bộ Blow­off không vượt quá 60o C. Điều 4:   Điều khiển mực nước Dearator Mực nước Dearator được điều chỉnh dựa vào 2 thiết bị  đo mức 09QLA10CL001/002   và góc mở van nước cấp 09QLA10AA001. 2 thiết bị đo mức 09QLA10CL001/002 gửi   tín hiệu mức về PLC, PLC tính toán góc mở van điện 09QLA10AA001 đảm bảo mức   nước trong Dearator tiệm cận với giá trị đặt 400mm Điều 25: Điều khiển nhiệt độ Dearator Nhiệt độ  nước trong bình khử khí Dearator được điều khiển thông qua tín hiệu nhiệt  độ  của nước 09QLA10CT601 và góc mở  của van 09QLB11AA001 trên đường hơi  trích từ bao hơi sang gia nhiệt Dearator. Tín hiệu đo nhiệt độ của nước Dearator được   gửi về PLC, tại PLC được tính toán so sánh với giá trị đặt 104oC, PLC gửi tín hiệu góc  mở cho Van 09QLB11AA001 đảm bảo nhiệt độ Dearator tiệm cận với giá trị đặt. Điều 25: Điều khiển gió và nhiên liệu. Việc điều khiển lưu lượng gió và nhiên liệu phụ  thuộc vào mức tải của lò hơi. Vận  hành viên đặt giá trị tải từ giao diện HMI, tín hiệu được PLC xử lý và gửi tín hiệu góc  14
  15. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 mở  cho Damper 09QHL10AA201,  ứng với giá trị  góc mở  của Damper thì góc mở  vòi  dầu cũng tương ứng ( giá trị này sẽ được cập nhập trong quá trình commissioning) : Giá trị tải 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Góc mở Damper 30 36 42 48 54 60 66 72 78 Góc mở van vòi dầu 15 23 28 33 39 45 51 56 60 5.3.2 Thao tác vận hành  Chuẩn bị trước khi vận hành Trước khi chuẩn bị  vận hành lò hơi phụ, VHV phụ  trách thiết bị  phải tiến  hành kiểm tra theo các bước sau: ­ Hệ thống nước cấp cho lò hơi phụ sẵn sàng hoạt động và bơm cấp nước   cho lò hơi phụ đã được xả gió; ­ Hệ thống dầu DO, cấp cho lò hơi phụ sẵn sàng hoạt động; ­ Reset chương trình điều khiển của vòi đốt trước khi vận hành; ­ Kiểm tra các tình trạng không bình thường của lò hơi phụ; ­ Công tắc vị trí Local/Remote của quạt, vòi đốt, bơm dầu DO, bơm nước   cấp, ở vị trí “Remote”; ­ Hệ thống phòng cháy chữa cháy sẵn sàng hoạt động.  Tiến trình khởi động hệ thống I. Khởi động hệ thống bơm nước cấp vào bao hơi đến mực nươc khởi động: Áp lực và lưu lượng nước cấp vào bao hơi phải được giữ ổn định để  tránh  sự thay đổi của dòng chảy. Nhiệt độ  nước cấp thông thường khoảng 20°C.  Khi mược nước bao hơi đạt đến giá trị mức tối thiểu của thiết bị đo mức thì  dừng cấp nước sau đó tiến hành kiểm tra các thiết bị đo mức loại hiển thị và   15
  16. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 loại truyền tín hiệu, các thiết bị  đo phải đồng nhất và phù hợp sau đó tiếp  tục cấp nước cho đến mức ­50~0mm. II. Thông thổi làm sạch lò trước khi khởi động Trước khi đánh lửa, lò cần được thông thổi làm sạch các chất bắt chay còn  tồn tại trong buồng đốt. tiến trình thông thổi được thực hiện như sau: ­ Đóng air damper ở vị trí (19­20%) sau đó khởi động quạt tự động; ­ Mở  Air damper tự  động đến vị  trí làm sạch (30%) và duy trì quạt thổi  làm sạch trong khoảng 3 phút. Sau độ  trễ  khoảng 90’ Air damper sẽ  tự  động trở về vị trí đánh lửa 19­20%. III. Khởi động hệ thống dầu cấp cho lò hơi phụ Hệ thống dầu DO phải được khởi động để đưa dầu đến khu vực lò, lúc này   van hồi (09QHH10AA502) mở còn van cấp (09QHH10AA501) đóng lại. Khí nén để làm sạch ống dầu vào vòi đốt và hóa mù dầu DO sẵn sàng. IV.Đánh lửa Trên vòi đốt được bố  trí bộ  đánh lửa năng lượng cao (HESI) kèm dầu DO;   một bộ  súng phun dầu (DO hoặc HFO), một bộ  phát hiện ngọn lửa và hệ  thống điều chỉnh lưu lựng dầu theo lưu lượng gió cấp. Sự đánh lửa sẽ được thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện sau: ­ Kết thúc quá trình làm sạch buồng đốt; ­ Quạt đang vận hành; ­ Cánh hướng của van gió đang ở vị trí đánh lửa; ­ Không có tín hiệu Trip hệ thống dầu; ­ Áp lực dầu đốt đầu vào vòi đốt bình thường (~1Mpa); 16
  17. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 ­ Áp suất gió vào buồng đốt bình thường Quá trình đánh lửa được thực hiện như sau: ­ Khởi động máy biến áp đánh lửa; ­ Mở  các van dầu cấp (09QHH10AA501/503, 09QHH10AA401/402 ) trên  đường dầu vào súng đánh lửa. Lúc này quá trình đánh lửa bắt đầu. Nếu phát hiện tín hiệu ngọn lửa  trong buồng đốt thông qua bộ  phát hiện ngọn lửa thì quá trình đánh lửa  thành công; Nếu bộ phát hiện lửa không phát hiện thấy lửa sau khi đánh   lửa khoảng 5’ thì quá trình đánh lửa không thành công, chương trình khởi   động sẽ báo lỗi và chờ  đợi khởi động lại. ­ Đốt dầu trên súng dầu chính Sau khi đánh lửa thành công và áp lực buồng đốt 
  18. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Đóng các van xả đọng lại khi van cách ly trên đường hơi chính bắt đầu mở. VI.Điều chỉnh tải lò Khi quá trình cháy diễn ra bình thường thì sẽ tiến hành tăng tải, lúc này cánh   gió trên damper sẽ tăng độ mở 1% sau mỗi 2’. Van điều chỉnh lưu lượng dầu   trên đường dầu chính sẽ được điều chỉnh thông qua lưu lượng gió vào và tải   lò sẽ được tăng dần (mọi sự thay đổi tải lò không vựt quá 5%). Lò sẽ  được tăng tải khi đốt DO trong vòi dầu chính. Khi thông số  hơi đạt  cho mục đích gia nhiệt hệ  thống dầu HFO nhà máy và hệ  thống cung cấp  HFO đến lò hơi phụ  sẵn sàng (nhiệt độ  dầu HFO vào bộ  gia nhiệt bằng   điện thông thường là 60°C, sau khi qua bộ gia nhiệt bằng điện thì nhiệt độ  dầu trước khi vào vòi đốt đạt 130°C) lúc này sẽ chuyển sang đốt dầu HFO.   Để tránh tình trạng dầu HFO bám dính trên đường ống, trước khi dừng lò thì   sẽ chuyển nhiên liệu sang DO đốt trong súng dầu chính thay thế cho HFO và  lượng dầu DO trong  ống dầu chính sẽ  được đốt hoàn toàn để  bảo vệ  cho   lần khởi động tiếp theo.  Ngừng lò hơi phụ ­ Nhấn nút “ Stop” để ngừng vòi đốt và đóng tất cả các van khí nén; ­ Ngừng hệ thống dầu; ­ Đóng van cấp nước vào bao hơi và đóng van cách ly trên đường hơi  chính; ­ Ngừng hệ thống nước cấp; ­ Thông thổi ; ­ Ngừng quạt.  Các bảo vệ tác động ngừng lò hơi phụ 18
  19. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 Khi có các tín hiệu báo động sau, liên động bảo vệ  sẽ  tác động ngừng lò hơi   phụ: ­ Áp lực dầu cấp quá thấp; ­ Áp lực gió đốt cháy là quá thấp; ­ Mất tín hiệu ngọn lửa; ­ Áp lực dầu hồi quá cao; ­ Mức nước bao hơi thấp hơn mức lowest; ­ Mức nước bao hơi cao hơn mức hightest. Căn cứ  vào các tín hiệu báo lỗi, người vận hành cần kiểm tra và xác định  nguyên nhân sự cố, tiến hành khắc phục các nguyên nhân để khởi động lại.  Các trường hợp ngừng khẩn cấp lò hơi do người vận hành tác động ­ Giao tiếp PLC bị lỗi khi: i, Thời gian hiển thị của màn hình cảm ứng bị  chết; ii, Hình ảnh hiển thị của màn hình cảm ứng không tác động được; ­ Hệ thống nước cấp bị sự cố do đó nước cấp không thế cấp đến lò; ­ Mức nước giảm trong khi vân duy trì bơm cấp nước lên lò; ­ Các sự cố gây nguy hiểm đến con người.  Các lưu ý trong quá trình vận hành ­ Khi quá trình đánh lửa bị  lỗi hoặc trong quá trình vận hành ngọn lửa bị  tắt đột ngột thì người vận hành phải kiểm tra và nguyên nhân và loại trừ  từng sự cố không được cững bức đánh lửa liên tục; ­ Sau mỗi sự cố và trước khi khởi động lại thì phải tiến hành thổi sạch lò; ­ Thường xuyên giám sát quá trình vận hành của quạt, bơm ổn định, không  nghe âm thanh bất thường. 19
  20. Quy trình vận hành lò hơi phụ TB2 ­ Giám sát quá trình đốt cháy trong buồng đốt, đảm bảo tỉ  lệ  giữa nhiên  liệu và gió thích hợp để  quá trình cháy tốt nhất. Việc giám sát và phân  tích trạng thái buồng đốt có thể căn cứ  vào một số biểu hiện sau: + Khói đen thoát ra từ ống khói chứng tỏ gió không đủ, cửa gió cần được  mở thêm + Lửa màu cam, khói thoát trong suốt chứng tỏ ngọn lửa cháy tốt. + Khói màu trắng thoát ra từ ống khói, tia lửa phát ra từ phía trước lò. Gió   quá nhiều, cần phải đóng bớt cửa gió. ­ Giám sát áp suất dầu  ổn định, nếu có bất thường VHV phải ngừng lò   kiểm tra các nguyên nhân, đặc biệt chú ý có rò rỉ nhiên liệu hay không. ­ Giám sát sự ổn định áp suất hơi và áp suất nước cấp. Nếu có bất thường   VHV phải ngừng lò để kiểm tra các nguyên nhân. Bắt đầu khởi động lại,   van hơi chính sẽ  mở  chậm khi áp suất hơi chính tăng lên đến 0.4 ÷ 0.5  MPa. ­ Giám sát mức nước và đảm bảo mức nước không dao động lớn. Nếu có  bất thường VHV ngừng lò để kiểm tra nguyên nhân. Trong suốt quá trình   vận hành, nước cấp được đưa vào lò liên tục và được duy trì  ở  mức 1   (Level 1). Mức nước không cho phép thấp hơn mức “lowest” và cao hơn  mức “highest”. Lưu lượng nước cấp phụ thuộc vào lưu lượng hơi vì vậy   sự thay đổi của nước cấp sẽ không đột ngột. ­ Trước khi khởi động, để  tuần hoàn nước qua bộ  tiết nhiệt trong suốt   thời gian khởi động, cần thiết phải mở van tái tuần hoàn của đường ống  giữa bao hơi và ống góp chung bộ hâm. ­ Trong suốt quá trình đốt lò các van xả khí của bộ quá nhiệt và đầu ra ống   góp chung mở  để  xông sấy lò và đường  ống. Khi bắt đầu đánh lửa thì  20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0