
QUYỀN TỔ CHỨC VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Nhàn1
Tóm tắt: Tổ chức và thương lượng tập thể được thừa nhận và trở thành một trong những quyền cơ bản tại
nơi làm việc và được thiết lập ở mọi cấp độ từ các định chế của ILO, trong các hiệp định thương mại tự do
thế hệ mới, các bộ quy tắc ứng xử (CoC) đến hệ thống pháp luật quốc gia và chi phối các bản khế ước cá
nhân hay tập thể lao động trong doanh nghiệp. Ở Việt Nam, thực thi quyền tổ chức và thương lượng tập thể
hiện nay đang gặp phải các rào cản lớn bởi một hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ, chưa tiệm cận với quy
tắc chung; bởi năng lực của các chủ thể thương lượng còn hạn chế. Vì vậy, rất cần có những giải pháp đồng
bộ để dỡ bỏ những rào cản này. Nội dung chính của bài viết giải quyết bao gồm: (i) Tóm tắt cơ sở lý thuyết
và pháp lý về quyền tổ chức và thương lượng tập thể; các điều kiện thực hiện quyền thương lượng tập thể;
(ii) Phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện và điều kiện thực hiện quyền tổ chức và thương lượng tập thể
ở Việt Nam trên cơ sở sử dụng phối hợp hệ thống dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; (iii) Nhận diện bối cảnh và đề xuất
giải pháp thúc đẩy thực hiện quyền tổ chức và thương lượng tập thể ở Việt Nam.
Từ khóa: Thương lượng tập thể; Quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Abstract: Ringh to collective bargaining are recognized and become one of the basic workplace rights and
established at all levels from ILO institutions, in new generation free trade agreements, Code of conduct (CoC)
to the national legal system and govern individual or collective labor contracts in the enterprise. In Vietnam,
the current enforcement of collective bargaining rights is facing great barriers by an incomprehensive legal
system, which has not approached the general rule; because the capacity of negotiating subjects is limited.
Therefore, synchronous solutions are needed to remove these barriers. The main content of the settlement
paper includes: (i) Summary of theoretical and legal basis for the right to organize and collectively negotiate;
conditions for collective bargaining rights; (ii) Analyze and evaluate the status of implementation and
conditions for implementing collective bargaining rights in Vietnam on the basis of using a combination
of primary and secondary data systems; (iii) Identify the context and propose solutions to promote the
implementation of collective bargaining rights in Vietnam.
Keywords: Collective bargaining; Right to collective bargaining.
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, khoa học quan hệ lao động (QHLĐ) bắt đầu được quan tâm vào cuối những năm
50 của thế kỷ XX với sự mở đầu của J.T Dun Lop (1958) với The Industrial Relations, tiếp sau
đó nhiều công trình lớn khác được công bố của Kochan, MCKensie và Cappeli (1984), Strategies
1 Email:minhnhandhtm248@gmail.com, Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.