intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định 79/QĐ-UBND-HC năm 2015

Chia sẻ: Anh Anh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

54
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định 79/QĐ-UBND-HC năm 2015 về Quy định thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá cán bộ, công, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định 79/QĐ-UBND-HC năm 2015

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH ĐỒNG THÁP Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc  ­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­­ Số: 79/QĐ­UBND­HC Đồng Tháp, ngày 19 tháng 01 năm 2015   QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY ĐỊNH THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÁNH  GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;  Căn cứ Luật Cán bộ, công chức năm 2008;  Căn cứ Luật Viên chức năm 2010;  Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ­CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương  trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 ­ 2020;  Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin  trong đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Tỉnh, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch Ủy  ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.     TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH  Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH ­ Như Điều 3;  ­ BCĐ.CCHC của Chính phủ;  ­ VP.CP (I,II); Bộ Nội vụ;  ­ Vụ CCHC và CQĐD Bộ NV tại TPHCM;  ­ TT. TU; TT. HĐND Tỉnh;  ­ CT và các PCT UBND Tỉnh;  ­ Các cơ quan, ban Đảng Tỉnh;  ­ Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể Tỉnh;  Trần Thị Thái ­ Công báo Tỉnh;  ­ Lưu: VT, SNV (02b), T (HC).  
  2. QUY ĐỊNH THÍ ĐIỂM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG  CHỨC, VIÊN CHỨC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP (Ban hành kèm theo Quyết định số 79/QĐ­UBND­HC ngày 19/01/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh   Đồng Tháp) Chương I QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh Là cán bộ, công chức, viên chức thuộc các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị  xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, được phân thành các đối tượng như sau: 1. Giám đốc, Phó Giám đốc (tương đương) của các sở, ban, ngành tỉnh;  2. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;  3. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân Tỉnh;  4. Trưởng phòng, các Phó trưởng phòng (tương đương) thuộc sở, ban, ngành tỉnh và các phòng  chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;  5. Công chức công tác tại các phòng chuyên môn, nghiệp vụ của các sở, ban, ngành tỉnh và Ủy  ban nhân dân cấp huyện;  6. Viên chức sự nghiệp làm công việc hành chính tại các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân  dân Tỉnh. Điều 2. Nguyên tắc thực hiện đánh giá 1. Kết quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức và thực hiện nhiệm vụ của viên chức được  công khai, theo dõi từng tháng hoặc sáu tháng có số điểm rõ ràng để làm cơ sở cho việc đánh giá  cuối năm một cách chính xác;  2. Cá nhân cán bộ, công chức, viên chức và cấp trên trực tiếp sẽ đóng vai trò chính trong việc  đánh giá kết quả công việc;  3. Đồng cấp sẽ đánh giá lẫn nhau;  4. Cấp dưới đánh giá cấp trên;  5. Kết hợp hoặc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và vai trò của người đứng đầu; kết quả  đánh giá của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có thẩm quyền là kết quả cuối cùng;  6. Tham khảo ý kiến đánh giá của tổ chức đảng, đoàn thể, công đoàn trong trường hợp cần thiết. Điều 3. Phương pháp và cách thức thực hiện đánh giá
  3. 1. Phương pháp đánh giá Thực hiện đánh giá trên phần mềm tin học: a) Đánh giá theo nhiệm vụ được phân công;  b) Đánh giá kết quả đầu ra của việc thực thi nhiệm vụ;  c) Đánh giá nhiều cấp (nhiều chiều) cho từng vị trí, chức danh gồm: tự đánh giá; đánh giá của  đồng cấp; đánh giá của lãnh đạo trực tiếp; đánh giá của cấp có thẩm quyền. 2. Cách thức thực hiện đánh giá a) Cán bộ, công chức, viên chức tự kê công việc trên phần mềm đánh giá, khi đến kỳ đánh giá  cán bộ, công chức, viên chức tự đánh giá mức độ thực hiện nhiệm vụ của bản thân;  b) Đồng cấp đánh giá lẫn nhau;  c) Đánh giá cấp trên trực tiếp và cấp trên có thẩm quyền;  d) Đánh giá của cấp dưới (đối với Lãnh đạo). Chương II NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHÂN LOẠI KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ Điều 4. Nội dung đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo,  quản lý a) Tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống; thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà  nước và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;  b) Tinh thần trách nhiệm với công việc, tổ chức, công dân và kết quả phối hợp công tác trong  ngoài cơ quan, đơn vị;  c) Năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành, và thực hiện kỷ luật, kỷ cương;  d) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao;  đ) Chiều hướng và triển vọng phát triển. Điều 5. Nội dung đánh giá đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản  lý a) Tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức lối sống; thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà  nước và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị;  b) Tinh thần trách nhiệm với công việc, tổ chức, công dân và kết quả phối hợp công tác trong  ngoài cơ quan, đơn vị; 
  4. c) Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao;  d) Chiều hướng và triển vọng phát triển. Điều 6. Ngoài các nội dung trên mỗi cán bộ, công chức, viên chức còn được áp dụng điểm cộng  hoặc trừ khi thực thi công vụ hoặc nhiệm vụ được giao. Điều 7. Thời gian thực hiện đánh giá a) Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thực hiện đánh giá vào  tháng 6 hàng năm; cuối năm tổng hợp;  b) Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý: mỗi tháng đánh giá một lần; cuối năm tổng hợp. Điều 8. Phân loại kết quả đánh giá Khi hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức tự đánh giá phân loại kết quả thực hiện  nhiệm vụ, cấp trên, cấp dưới, đồng cấp cũng dựa vào các yêu cầu tiêu chí để đánh giá mức độ  hoàn thành công việc, nhiệm vụ tương ứng với các mức sau: Xếp loại Xếp loạiÁp dụng đối với mỗi công việc đạt yêu cầu sau: Công việc được giao có chất lượng tốt, không sai sót, có một số mặt  xuất sắc, đạt được yêu cầu và mục tiêu đề ra, hoàn thành công việc  1 Xuất sắc được phân công trước hoặc đúng thời gian quy định, hiệu quả công  việc ở mức tốt, đóng góp lớn vào việc đạt mục tiêu chung của cơ  quan, đơn vị. Công việc được giao có chất lượng khá, không sai sót, đạt được yêu  cầu và mục tiêu đề ra, kết quả thực hiện công việc phù hợp, chuẩn  2 Tốt xác, hoàn thành công việc được phân công đúng thời gian quy định,  hiệu quả công việc ở mức khá, khá tốt. Công việc được giao có chất lượng trung bình, vẫn còn một ít sai sót,  kết quả công việc cơ bản đạt được yêu cầu và mục tiêu công việc,  3 Trung bình dù còn có thiếu sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả  công việc, hoàn thành công việc theo đúng thời hạn yêu cầu, nhưng  còn hao tốn thời gian, chi phí, nhân công. Không hoàn thành hoặc hoàn thành công việc còn nhiều sai sót, chưa  4 Kém đạt yêu cầu và mục tiêu công việc, còn chậm trễ hoặc hiệu quả công  việc thấp, tốn nhiều thời gian, chi phí, nhân công. Điều 9. Kết quả đánh giá Công thức tính điểm cho các nội dung đánh giá đối với cán bộ, công chức, viên chức được tích  hợp trên phần mềm; khi thực hiện đánh giá ở 04 mức trên, phần mềm hỗ trợ tính toán tổng số  điểm. Điểm đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức được lấy từ điểm trung bình cộng các  điểm số đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức (tự đánh giá của bản thân, đồng cấp, cấp  trên, cấp dưới đánh giá) với số điểm tương ứng với các mức sau:
  5. ­ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đạt từ 80 điểm trở lên. ­ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: đạt từ 60 đến dưới 80 điểm. ­ Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực (đối với cán bộ, công chức); hoàn thành  nhiệm vụ (đối với viên chức): đạt từ 50 đến dưới 60 điểm. ­ Không hoàn thành nhiệm vụ: dưới 50 điểm. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức có kết luận kết quả đánh giá  cuối cùng và thông báo đến cán bộ, công chức, viên chức. Chương III TỔ CHỨC THỰC HIỆN Điều 10. Trách nhiệm của Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân  huyện, thị xã, thành phố 1. Triển khai thực hiện đánh giá hàng tháng bằng phần mềm đánh giá đến toàn thể công chức,  viên chức thuộc thẩm quyền quản lý;  2. Phân công công chức, viên chức phụ trách tổng hợp kết quả đánh giá của cơ quan, đơn vị.  Theo dõi việc thực hiện đánh giá của công chức, viên chức cơ quan, đơn vị, kịp thời báo cáo kết  quả thực hiện đánh giá của công chức, viên chức. Điều 11. Trách nhiệm của Sở Nội vụ 1. Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đánh giá bằng phần mềm đối với các cơ quan, đơn vị, địa  phương kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh kết quả thực hiện và tham mưu, đề xuất những  vấn đề phát sinh;  2. Giao Sở Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn việc thực hiện đánh giá công chức, viên chức  bằng phần mềm tin học đối với các cơ quan, đơn vị, địa phương. Điều 12. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông, Trung tâm Tin học Tỉnh Phối hợp với Sở Nội vụ theo dõi, bổ sung các ý kiến đóng góp để phần mềm ngày càng hoàn  thiện và nâng cao tính thân thiện, dễ thao tác, từng bước nhân rộng việc đánh giá bằng phần  mềm đối với công chức cấp xã. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời  phản ánh, thông tin về Sở Nội vụ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân Tỉnh xem xét, giải quyết./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2