intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Răng sữa - những điều cần biết

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thời kỳ mọc răng Thực ra, ngay trong 3 tháng đầu của bào thai, khi còn trong bụng mẹ, mầm răng của bé đã được hình thành. Khi sinh ra, răng hãy còn nằm trong xương hàm và thường chỉ nhú lên lúc bé khoảng 6 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn nào cho việc mọc cái răng sữa đầu tiên cả, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng, trong khi có những bé đến 12 tháng mới mọc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Răng sữa - những điều cần biết

  1. Răng sữa - những điều cần biết Thời kỳ mọc răng Thực ra, ngay trong 3 tháng đầu của bào thai, khi còn trong bụng mẹ, mầm răng của bé đã được hình thành. Khi sinh ra, răng hãy còn nằm trong xương hàm và thường chỉ nhú lên lúc bé khoảng 6 tháng tuổi. Không có mốc chuẩn nào cho việc mọc cái răng sữa đầu tiên cả, một số bé mọc sớm lúc 3-4 tháng, trong khi có những bé đến 12 tháng mới mọc. Thậm chí, có bé sinh ra đã có sẵn 1-2 chiếc răng rồi, điều này cũng không có gì bất thường, nhưng những chiếc răng này nên được nhổ đi nếu nó mọc ngang, lung lay và có nguy cơ bị rụng có thể làm bé sặc. Tuy nhiên, thông thường các bé thường bắt đầu mọc răng khi được 6 tháng tuổi và đến 30 tháng trẻ có đủ 20 răng sữa. Vị trí mọc răng (thứ tự Tháng tuổi mọc) - 2 răng cửa giữa hàm dưới - 2 răng cửa giữa hàm trên 6-12 tháng (8 răng cửa) - 2 răng cửa bên hàm trên - 2 răng cửa bên hàm dưới - 2 răng tiền hàm/hàm trên 12-18 tháng (4 răng tiền hàm) - 2 răng tiền hàm/hàm dưới - 2 răng nanh hàm trên 18-24 tháng (4 răng nanh) - 2 răng nanh hàm dưới 24-30 tháng (4 răng hàm lớn – răng - 2 răng hàm/ hàm dưới cấm) - 2 răng hàm/ hàm trên Dấu hiệu mọc răng
  2. Khi sắp mọc răng, bé dễ cáu gắt, lớp nướu sẽ đỏ và sưng lên, bạn có thể thấy ở nướu gờ lên một gờ nhỏ và nắn được chiếc răng qua lớp nướu. Má bé cũng đỏ lên và bé hay chảy nước miếng. Thường bé có thể nóng nhẹ hay tước trong 1-2 ngày, nếu bé sốt cao, nôn ói hay tiêu chảy không bao giờ là do mọc răng cả, bạn cần đưa bé đi bác sĩ ngay để được khám bệnh. Khi bé bắt đầu mọc răng là thời điểm tốt nhất để bé tập ăn thức ăn đặc, cũng như khi bé có 4-8 răng, nên tập cho bé ăn cháo lợn cợn chứ không nên ăn cháo xay, bé sẽ không có phản xạ nhai mà chỉ nuốt trọng. Sử dụng và bảo vệ răng Như đã đề cập ban đầu, lớp răng sữa là răng tạm thời thường mọc theo thứ tự nhất định nhưng thời gian mọc thì không cố định, rất thay đổi ở các bé. Ở các bé còi xương, suy dinh dưỡng thì cũng có thể làm chậm mọc răng – lúc này cha mẹ cần đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe. Thường các bậc cha mẹ rất lo lắng khi con mình mọc răng chậm, nhưng khi các bé có răng thì lại không cho chúng có cơ hội sử dụng, cứ xay nghiền đồ ăn, thậm chí khi bé đã 1-2 tuổi. Khi bé bắt đầu mọc răng là thời điểm tốt nhất để bé tập ăn thức ăn đặc, cũng như khi bé có 4-8 răng, nên tập cho bé ăn cháo lợn cợn chứ không nên ăn cháo xay, bé sẽ không có phản xạ nhai mà chỉ nuốt trọng. Mặc dù răng bé chưa nghiền kỹ được thức ăn, nhưng
  3. khi bé nhai sẽ khuyến khích những cơ bắp xương hàm và răng khỏe mạnh hơn. Ngày trước người ta nghĩ rằng răng sữa không quan trọng vì sẽ được thay bằng răng vĩnh viễn, nhưng thực tế răng sữa rất cần thiết vì chúng định hướng lứa răng trưởng thành để các răng này mọc vào đúng vị trí. Nếu răng sữa bị mất đi vì bị sâu, tình trạng này có thể lan tới xương hàm bên dưới, làm mòn nền móng cơ bản cần thiết cho lứa răng trưởng thành. Vì vậy, ngay từ khi mọc răng hàm, bạn nên hướng dẫn và khuyến khích trẻ đánh răng sau các bữa ăn bằng bàn chải mềm với một chút kem bằng hạt đậu là đủ. Ngoài ra torng chế độ ăn của bé nên cung cấp nhiều calci và vitamin D, thường từ nguồn sữa và các loại cá nhiều dầu để giúp các răng vĩnh viễn đang phát triển trong xương hàm hình thành lành mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2