intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để bé không bị sâu răng sữa

Chia sẻ: Nguyễn Luân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

120
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn nên bắt đầu vệ sinh lợi cho con ngay cả khi bé chưa có cái răng nào. Mỗi lần tắm, sau khi bú hoặc trước giờ đi ngủ, hãy tạo thói quen lau lợi cho bé với gạc (hoặc khăn mềm) và nước ấm. Chăm sóc răng cho bé thời điểm này chỉ đơn giản là: cuốn gạc (hoặc khăn mềm) vào đầu gón tay trỏ của mẹ, rồi nhẹ nhàng chà quanh lợi cho con. Vi khuẩn trong miệng thường không gây tổn thương lợi trước khi chiếc răng đầu tiên nhú lên nhưng thật khó để biết chính...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để bé không bị sâu răng sữa

  1. Để bé không bị sâu răng sữa Bạn nên bắt đầu vệ sinh lợi cho con ngay cả khi bé chưa có cái răng nào. Mỗi lần tắm, sau khi bú hoặc trước giờ đi ngủ, hãy tạo thói quen lau lợi cho bé với gạc (hoặc khăn mềm) và nước ấm. Chăm sóc răng cho bé thời điểm này chỉ đơn giản là: cuốn gạc (hoặc khăn mềm) vào đầu gón tay trỏ của mẹ, rồi nhẹ nhàng chà quanh lợi cho con. Vi khuẩn trong miệng thường không gây tổn thương lợi trước khi chiếc răng đầu tiên nhú lên nhưng thật khó để biết chính xác thời điểm mọc răng, vì thế, vệ sinh lợi cho bé không phải việc thừa. Hãy coi việc chăm sóc lợi cho bé là điều phải làm hàng ngày để chào đón những chiếc răng sữa khỏe mạnh đầu tiên.
  2. Cách đánh răng tốt nhất khi răng sữa xuất hiện Răng sữa mọc ở mốc khoảng 6 tháng tuổi, bạn có thể chọn mua bàn chải đánh răng cho bé với đầu bàn chải nhỏ, không quá cứng và cán bài chải đủ rộng cho mẹ cầm. Ban đầu khi đánh răng cho con, bạn vẫn chưa cần dùng kem đánh răng. Chỉ cần dùng bàn chải, chải kỹ mặt trong và mặt ngoài của răng hai lần mỗi ngày.
  3. Nên chải lưỡi cho bé nữa (nếu bé chịu cho bạn thao tác) để đánh bật vi khuẩn có thể gây mùi hôi cho hơi thở. Một lần chải nhanh ở lưỡi mỗi lần là đủ. Thay bàn chải cho bé nếu lông bàn chải cùn hoặc bị tòe. Thời điểm bé cần fluoride và cách để biết bé đủ lượng fluoride Sự phát triển của răng sẽ hiệu quả hơn nếu có đủ một ít fluoride - hóa chất giúp ngăn ngừa sâu răng bằng cách làm khỏe men răng, tăng sức chống đỡ với axit và vi khuẩn gây hại. Hầu hết các nguồn nước ở thành phố đều được làm giàu với fluoride. Một số loại nước uống đóng chai có công bố hàm lượng fluoride trên vỏ chai nước. Nhìn chung, khôngcần cho bé dưới 6 tháng tuổi uống nước lọc vì bé đã đủ lượng nước từ sữa mẹ hoặc sữa công thức ngay cả khi trời nóng. Bác sĩ cũng có thể chỉ định bổ sung fluoride dạng giọt để bạn thêm vào sữa bình hoặc bột ăn dặm cho con một lần một ngày. Học viện Nhi khoa Mỹ không khuyến cáo bổ sung fluoride cho bé dưới 6 tháng tuổi. Nếu bạn sống ở khu vực mà nguồn nước đã có fluoride, bé nhà bạn không nhận được fluoride qua sữa mẹ nhưng sẽ nhận được fluoride từ nguồn nước pha sữa bình nếu nước đó có fluoride. Một số nước đóng chai và nước hoa quả cũng có fluoride cho dù nhà sản xuất không công bố lượng fluoride trên nhãn sản phẩm.
  4. Một ít fluoride thì tốt cho răng của bé, còn quá nhiều lại dẫn tới chứng fluoride hóa – tình trạng nhẹ gây nên những đốm trắng trên răng. Học viện Nha khoa Mỹ khuyến cáo, hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới nên dùng kem đánh răng chứa fluoride cho con. Bởi vì bé quá nhỏ có xu hướng nuốt kem đánh răng vào thay vì nhổ ra nên dễ gây chứng fluoride hóa. Thời điểm nên bắt đầu cho bé tới nha sĩ Độ tuổi cho bé đi khám răng lần đầu vẫn còn gây tranh cãi. Học viện Nha khoa Mỹ gợi ý, có thể cho bé nhà bạn tới nha sĩ ở độ tuổi lên 3, trừ khi bé có những vấn đề về răng sớm hơn hoặc khi bé có những vấn đề về phát triển răng (chẳng hạn có tiền sử gia đình về bệnh răng lợi). Nếu bác sĩ nghi ngờ bé có trục trặc ở răng, bé có thể phải tới nha sĩ sớm hơn (khoảng 6 tháng tuổi, sau khi chiếc răng đầu tiên nhú lên hoặc một tuổi). Bác sĩ cũng có thể tư vấn về dinh dưỡng và cách chăm sóc răng miệng của con cho mẹ hoặc chỉ định bổ sung fluoride cho bé. Tuy nhiên Hiệp hội nha khoa Mỹ cho rằng, bạn nên cho con đi nha sĩ ở độ tuổi 6-12 tháng. Một cuộc khám răng sớm giúp phát hiện kịp thời những vấn đề về răng ở bé mà bác sĩ chưa phát hiện ra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2