Trong giao nhận vận tải Quốc tế, người giao nhận thường phải đối mặt với nhiều rủi ro, có thể phân ra thành ba nhóm theo các điều kiện bảo hiểm là nhóm rủi ro được bảo hiểm, nhóm rủi ro loại trừ và nhóm rủi ro hạn chế bảo hiểm.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Rủi ro giao nhận vận tải Quốc tế
- Trong Giao nhận Vận tải Quốc tế, Người giao nhận thường phải đối mặt với nhiều rủi
ro, có thể phân ra thành ba nhóm theo các điều kiện bảo hiểm là nhóm rủi ro được bảo
hiểm, nhóm rủi ro loại trừ và nhóm rủi ro hạn chế bảo hiểm.
1. Rủi ro được bảo hiểm
a) Rủi ro nằm trong trách nhiệm của người giao nhận đối với khách hàng:
• Rủi ro gây mất mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hóa.
• Rủi ro gây hiệt hại tài chính cho khách hàng phát sinh từ việc người
giao nhận không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ theo
hợp đồng giao nhận.
b) Rủi ro nằm trong trách nhiệm của người giao nhận đối với Hải quan: Rủi
ro phát sinh do người giao nhận vi phạm quy định xuất nhập khẩu về các
khoản tiền phạt, thuế hải quan, thuế doanh thu, thuế giá trị gia tăng hoặc
các chi phí tài chính tương tự mà Hải quan bắt người giao nhận phải nộp.
c) Rủi ro nằm trong trách nhiệm của người giao nhận đối với người thứ ba:
Rủi ro gây mất mát, tổn thất về tài sản hoặc sức khỏe của bên thứ ba phát
sinh từ việc người giao nhận không thực hiện một phần hoặc toàn bộ
nghĩa vụ theo hợp đồng giao nhận.
d) Rủi ro thiết bị: Rủi ro gây thiệt hại vật chất hoặc tổn thất đối với thiết bị
được bảo hiểm phát sinh do bất kỳ nguyên nhân bất ngờ nào.
e) Rủi ro làm phát sinh các chi phí mà người giao nhận phải chi trả sau bất
kỳ khiếu nại hoặc tai nạn nào.
2. Rủi ro loại trừ
a) Rủi ro loại trừ chung:
• Phát hành vận đơn hoàn hảo cho hàng đã bị tổn thất.
• Cố ý khai sai về loại hàng hóa hoặc khối lượng đối với chủ tàu.
• Không thu được cước phí vận chuyển của khách hàng.
b) Rủi ro loại trừ đối với thiết bị của người giao nhận:
• Rủi ro làm phát sinh chi phí phục hồi hay sửa chữa những khuy ết
tật trong thiết kế hoặc chế tạo, những hao mòn thông thường.
• Rủi ro gây tổn thất không giải thích được, mất tích bí ẩn hoặc phá
hủy theo lệnh của chính quyền.
c) Rủi ro loại trừ về chiến tranh, đình công, bạo động và khủng bố.
3. Rủi ro hạn chế bảo hiểm: Rủi ro hoặc sự cố phát sinh ngoài thời hạn bảo hiểm
hoặc những loại trừ chung khác như rủi ro về phóng xạ hạt nhân,…
Như vậy trong quy trình giao nhận lô hàng theo đề bài, công ty giao nhận đã gặp phải
một số rủi ro sau:
• Rủi ro gây thiệt hại tài chính cho khách hàng khi kéo dài thời gian giao hàng đ ến
ngày 31.12 âm lịch. Nếu cơ quan kiểm định không chịu làm việc vào ngày 27.12,
lô hàng có thể đã đến rất trễ, dẫn tới khách hàng có thể bị phạt vi phạm hợp
đồng hoặc không thể bán hàng cho người mua như đã thỏa thuận.
• Nếu như công ty giao nhận giao hàng trễ như trên đây phân tích, rủi ro gây mất
mát hoặc hư hỏng vật chất về hàng hóa cũng có thể xảy ra.
- • Rủi ro nằm trong trách nhiệm của người giao nhận đối với Hải quan cũng đã
xuất hiện khi đại lý không nắm chặt phương pháp tính thuế Hải quan đối với lô
hàng, dẫn đến phải nộp thêm một khoảng thuế lớn.
• Rủi ro làm phát sinh các chi phí liên quan đến việc kiểm tra lô hàng của Hải quan
và phí chi cho Hải quan để cho qua các khoản vi phạm.
Các nhà kinh doanh đã đưa ra ba cách để quản lý rủi ro nhằm không bị khánh kiệt gia tài
khi rủi ro xảy ra
a) Phòng ngừa và hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
Để thực hiện được công tác này, Nhà kinh doanh – Người giao nhận cần phải là một
người có đủ kiến thức rộng rãi và nắm chắc các quy trình, quy tắc giao nhận. Ngoài ra,
để hạn chế các rủi ro cho hàng hóa khi hàng đang ở ngoài tầm kiểm soát, Người giao
nhận cần lựa chọn được hãng tàu và đại lý uy tín ở nước đến sao cho chất l ượng d ịch
vụ nhận được lớn tương đối so với chi phí bỏ ra. Khi rủi ro xảy ra, yêu cầu quan trọng
nhất đối với nhà giao nhận là tâm lý vững vàng để có thể thực hiện các kỹ năng giải
quyết vấn đề.
Trong quy trình giao nhận lô hàng theo đề bài, công ty giao nhận đã thực hiện các công
tác sau nhằm phòng tránh rủi ro:
• Nắm rõ điều kiện giao hàng và các thông số, thông tin của hàng.
• Lựa chọn giữa các hàng tàu có chất lượng dịch vụ khá tương đ ồng và
chọn ra hãng tàu báo giá tốt nhất.
• Yêu cầu thông tin rõ ràng từ đại lý về cảng đến, phí giao door, cũng như
thủ tục hải quan tại cảng đến.
• Công ty giao nhận đã giải quyết được vấn đề về các chứng từ của hàng
hóa.
• Nắm chắc được các loại phí từ lúc giao hàng đến khi giao door cho ngưởi
mua.
• Lưu ý đến một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến quy trình giao hàng là
thời gian và thời điểm vận tải.
• Giải quyết vấn đề về thủ tục thông quan bằng cách nhận ra được văn hóa
kinh doanh và các luật lệ tại Việt Nam và Trung Quốc.
Đối với cách thức phòng ngừa này, chi phí bỏ ra là thấp nhưng rủi khi r ủi ro x ảy ra mà
người giao nhận không giải quyết được thì có thể sẽ có ảnh hưởng sâu sắc đến khả
năng tài chính của công ty mình.
b) Tự bảo hiểm: tức tự bỏ ra nguồn tài chính nhất định để bù đắp thiệt hại xảy ra
trong quá trình kinh doanh.
Trong tình huống theo đề bài, nhà giao nhận có thể xem là đã tự bảo hiểm cho mình khi
báo giá cho chủ hàng lên tới 3,709 USD khi các chi phí dự kiến chỉ khoảng 1,778 USD.
Khoản chênh lệch này sẽ được trừ đi nếu có các chi phí phát sinh. Quả thật các chi phí
phát sinh đã xảy ra ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng cuối cùng người giao nhận vẫn lời
được khoảng 1,000 USD.
Thông thường theo phương pháp tự bảo hiểm, người tự bảo hiểm sẽ dự trữ một số
vốn (gọi là vốn tự bảo hiểm) để tránh rủi ro bị khánh kiệt nhưng điều này làm mất đi
một lượng vốn để sử dụng trong kinh doanh (điều này có ý nghĩa quan tr ọng đ ối v ới
- những doanh nghiệp nhỏ, ít vốn lưu động). Nhưng trong trường hợp này, người giao
nhận đã tránh được điều này nhờ đẩy nguồn vốn tự bảo hiểm sang lợi nhuận mà người
giao nhận sẽ nhận được sau khi vận chuyển lô hàng. Như vậy, nguồn vốn vẫn đ ược
lưu động chứ không phỉa đứng yên một chỗ.
c) Mua bảo hiểm: đóng một số tiền gọi là phí bảo hiểm và người bảo hiểm sẽ chịu
trách nhiệm rủi ro.
Cách này được xem là càch tốt nhất khi nhà kinh doanh chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ
để mua bảo hiểm nhưng nếu có rủi ro xảy ra cho đối tượng được bảo hiểm thì nhà bảo
hiểm sẽ bồi thường cho tổn thất đó, nhà kinh doanh tránh bị khánh kiệt.
Hiện nay trên thị trường bảo hiểm đã tồn tại loại hình bảo hiểm trách nhiệm của người
giao nhận nhằm để bảo hiểm những thiệt hại phát sinh từ trách nhiệm của ngưởi giao
nhận vận tải đối với người thứ ba trong hoạt động giao nhận của mình. Hình thức bảo
hiểm này bao gồm các loại như bảo hiểm trách nhiệm pháp lý đầy đủ, bảo hiểm trách
nhiệm hữu hạn, bảo hiểm trách nhiệm tột đỉnh và bảo hiểm gộp. Hình thức này đã tồn
tại trên một sốt thị trường như thị trường tự do, thị trường bảo hiểm Lloyd’s of London,
thị trường bảo hiểm tương hỗ và môi giới bảo hiểm. Các rủi ro được bảo hiểm đã
được trình bày trong phần trên.