Các vấn đề về môi trường thương mại quốc tế
lượt xem 4
download
Tài liệu trình bày nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế; các cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại và khuôn khổ hợp tác quốc tế về kinh tế; hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế; kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Các vấn đề về môi trường thương mại quốc tế
- CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Manual to Guide Businesses on Environmental Regulations and Free Trade Agreements HÀ NỘI T7/2017
- 1 Mục lục EXECUTIVE SUMMARY ..................................................................................................................... 4 Giới thiệu................................................................................................................................................. 5 Tóm tắt 7 Phần 1: Nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế .............................................................................................................................................. 11 1.1. Bản chất mối quan hệ giữa thương mại với môi trường ................................................................ 11 2.2. Diễn biến các vấn đề môi trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do ........................ 14 1.3. Diễn biến các vấn đề môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế ........................... 18 1.4. Diễn biến các vấn đề thương mại trong các Hiệp định môi trường đa phương ............................ 20 Phần 2: Các cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại và khuôn khổ hợp tác quốc tế về kinh tế ................................................................................................................................ 22 2.1. Các cam kết môi trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới ................... 23 2.2. Các cam kết môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế ......................................... 29 2.3. Các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến môi trường trong Hiệp định rào cản kỹ thuật liên quan đến thương mại .............................................................................................................................. 32 2.4. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến Hiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật ................................................................................................................................... 33 2.5. Các quy định và tiêu chuẩn liên quan đến môi trường trong các cam kết khác ............................ 34 2.6. Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường ................................................... 35 2.7. Tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường........................................................................ 39 Phần 3: Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế ................... 43 3.1. Các yêu cầu về môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thương mại quốc tế 44 3.2. Các yêu cầu về môi trường đối với hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ ................................................... 47 3.3 Các yêu cầu về môi trường đối với hàng nhập khẩu vào Nhật Bản................................................. 49 3.4. Các yêu cầu về môi trường đối với hàng nhập khẩu vào Châu Âu ................................................. 56 3.5. Các yêu cầu về môi trường đối với hàng nhập khẩu của một số nước khác .................................. 69 3.6. Những có hội và thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế. ............................................................................. 70 Phần 4: Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................... 72 4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ......................................................................................................... 73 4.2. Kinh nghiệm của Thái Lan ............................................................................................................... 73 4.3. Kinh nghiệm của Indonesia ............................................................................................................ 76 4.4. Kinh nghiệm của Malaysia .............................................................................................................. 76 4.5. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế của Việt Nam ................................................................................................................................... 77 4.6. Bài học kinh nghiệm và một số gợi ý chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế.......................................................... 81 Kết luận ................................................................................................................................................. 83 Tài liệu tham khảo ............................................................................................................................... 84
- 2
- 3 Danh mục Bảng Bảng 1.1: Tóm tắt các biện pháp thương mại trong một số MEAs ....................................................................... 21 Bảng 2.1: Các nội dung cam kết có liên quan đến môi trường trong các FTA ....................................................... 25 Bảng 2.2: Các điều khoản cam kết có liên quan đến môi trường trong các FTAs mà Việt Nam ký kết ................. 26 Bảng 2.3: Một số vụ tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường trong GATT/WTO ................................. 40 Bảng 3.2: Các chứng chỉ bền vững tự nguyện đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu toàn cầu ..................... 47 Bảng 3.3: Một số văn bản quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản............................ 51 Bảng 3.4: Các chất cấm sử dụng đối với mặt hàng thủy sản so với quy định Việt Nam ........................................ 51 Bảng 3.5: Một số quy định về dư lượng hóa chất có trong mặt hàng tôm ........................................................... 52 Bảng 3.6: Quy định chung về luật liên quan đến nhập khẩu ................................................................................. 53 Bảng 3.7: Quy định hàm lượng chất hóa học trong sản phẩm dệt may của Nhật Bản ......................................... 54 Bảng 3.8: Một số văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng may mặc của Nhật .................................. 54 Bảng 3.9: Một số văn bản pháp luật điều tiết chế độ nhập khẩu hàng tơ lụa của Nhật ....................................... 55 Bảng 3.10: Các quy định liên quan tới sản phẩm đồ gỗ ........................................................................................ 55 Bảng 3.11: Quy định của EU về mức dư lượng tối đa cho phép đối với chất phụ gia trong sản phẩm thuỷ sản .. 64 Bảng 3.12: Tiêu chuẩn nhãn môi trường đối với sản phẩm dệt của EU ................................................................ 65 Bảng 3.13: Giới hạn các chất hoá học của EU đối với sản phẩm da giày ............................................................... 67 Bảng 3.14: Tiêu chuẩn nhãn môi trường đối với sản phẩm dệt của Trung Quốc ................................................. 69 Hộp 3.5: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam và doanh nghiệp từ các cam kết môi trường trong TPP ........... 71 Bảng 4.1: Số lượng chứng chỉ ISO14001 của Thái Lan phân theo lĩnh vực ............................................................ 74 Danh mục Hộp Hộp 1.1: Tác động qua lại giữa thương mại với môi trường ................................................................................. 12 Hộp 1.2: Các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường .......................................................................... 15 Hộp 1.3: CTE - Ủy ban thương mại môi trường của WTO .................................................................................... 17 Hộp 2.1: Áp dụng ngoại lệ về môi trường theo Điều XX........................................................................................ 25 Hộp 2.2: Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các tranh chấp thương mại – môi trường bao gồm: ...................... 41 Hộp 3. 1: Điểm xanh (Green Dot) .......................................................................................................................... 58 Hộp 3.2: Các đặc điểm của tiêu chuẩn QLMT ISO 14001 ...................................................................................... 59 Hộp 3.3: Các hiệp hội và chương trình nhãn mác thương mại bình đẳng đang hoạt động ở EU.......................... 61 Hộp 3.4: Chiến dịch quần áo sạch ......................................................................................................................... 66 Hộp 4.1: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường EU của Thái Lan ........................................ 73 Hộp 4.2: Hàng xuất khẩu bị trả về do không đáp ứng các yêu cầu về môi trường ............................................... 77 Hộp 4.3: Các hỗ trợ, ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020: các nội dung có liên quan đến môi trường ................................................................................. 80 Hộp 4.2: Chính sách hỗ trợ xuất khẩu bền vững đối với nông – thủy sản............................................................. 81 Danh mục Sơ đồ/Đồ thị Sơ đồ 2.1: Danh mục hàng hóa và dịch vụ môi trường theo phân loại của các tổ chức quốc tế và Việt Nam ...... 38 Sơ đồ 2.2: Thủ tục giải quyết tranh chấp môi trường theo FTA Việt Nam - EU .................................................... 42 Sơ đồ 3.1: Các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế đối với các sản phẩm xuất khẩu có liên quan đến Việt Nam ............................................................................................................................................... 44 Đồ thị 3.1: Các thông báo TBT liên quan đến nhãn sinh thái gửi tới WTO ............................................................ 46 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ khái quát quá trình kiểm dịch thực vật của Nhật Bản................................................................ 50
- 4 EXECUTIVE SUMMARY In recent years, environmental regulations have become progressively more influential, drastically altering the implementation of free trade obligations. Over the past 20 years, Vietnam has been actively participating in international economic integration, signing both international and regional free trade agreements (FTAs). The desire to protect the environment has become a significant component of many sustainable development goals set forth in these agreements. For example, both sustainable development and environmental preservation are objectives established in the WTO Agreement, as it declares: “GATT allows Member States to enact necessary measures to protect humans, animals, plants, health, or preserve the depletion of natural resources,” while also stating that “these measures shall not be used for the purpose of protecting trade or creating discrimination against domestic products.” WTO negotiations on the environment have persisted, but they irrefutably emphasize the importance of strengthening environmental protection in international trade, promoting trade liberalization for environmentally beneficial goods and services, and limiting the use of environmental barriers to trade. To achieve these ambitions, the WTO has prioritized the development of: (1) quality standards (e.g., requirements and regulations for products, procedures for assessment of product quality); (2) user safety standards (e.g., labeling and packaging with product codes and origins); (3) standards of labor and social responsibility; and (4) specific regulations targeting environmental protection. In 2015, many next generation FTAs, such as the TPP and the Vietnam-EU FTA, officially established environmental protection as a central goal. Their environmental commitments focus on: (1) the facilitation of trade in goods and services that contribute to environmental improvement and carbon reduction (e.g., commitments to environmentally friendly goods and services through tax cuts, reductions in domestic subsidies to create an environment for equitable competition, etc.); and (2) increased regulated control of commercial activities likely to cause negative impacts on the environment (e.g., trade in wildlife, exotic species, or illegal timber, commercial fishing activities that threaten to deplete fish resources, and sea transport activities that cause environmental pollution). Environmental requirements in international trade can pose many challenges for businesses, especially small and medium sized enterprises, due to limited technological, financial, and technical capacities. Developing effective environmental requirements can improve access to the market, contributing to national prestige and enhanced trust for commercial partners. Compliance with environmental requirements in international economic integration also helps businesses avoid disputes and protects the safety and health of the people. Abiding by environmental regulations would protect and maintain Vietnam’s natural resources and further ensure sustainable development.
- 5 The objective of this manual is to provide an introduction to environmental issues in international trade, focusing on four main themes: Part 1. The Relationship between International Trade and the Environment; Part 2. Environmental Commitments in Trade Agreements and the Framework of International Economic Cooperation; Part 3. The Environmental Regulation System and Standards in International Trade; and Part 4. International Experiences in Satisfying Environmental Requirements and Recommendations for Vietnam. Giới thiệu 1. Việt Nam là quốc gia lấy xuất khẩu là một trong những động lực quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Trong hơn 20 năm qua, Việt Nam đã và đang tham gia vào hội nhập kinh tế quốc tế một cách mạnh mẽ thông qua hội nhập khu vực (ASEAN), tham gia các diễn đàn hợp tác kinh tế (ASEM và APEC), hội nhập song phương (Việt Nam đã ký kết hơn 100 Hiệp định thương mại song phương, 55 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư và 50 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần) và hội nhập đa phương (TPP, WTO...). Hiện nay Việt Nam đã ký kết, thực thi, và đang đàm phán tổng cộng tới 16 các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA), trong đó nổi bật như Việt Nam – EU, FTA Việt Nam – Hàn Quốc, và Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP); Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP)…Các hình thức hội nhập đều có chương trình hoạt động riêng, nhưng về cơ bản đều tuân theo các quy định, nguyên tắc của WTO. Ngoài các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam còn có các cam kết liên quan đến thương mại trong các Hiệp định đa phương về môi trường, chẳng hạn như Công ước quốc tế về buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp (CITES); Công ước BASEL về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy hiểm và tiêu huỷ phế thải; Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn và Nghị định thư Montreal về biến đổi khí hậu; Công ước khung của UN về biến đổi khí hậu (UNFCCC); Công ước Stocholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs)… 2. Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu được ghi trong lời nói đầu của Hiệp định sáng lập WTO : “GATT cho phép các nước thành viên ban hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người, động vật, thực vật, sức khỏe, hoặc bảo tồn sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên”. Tuy nhiên, điều XX cũng nêu ra rằng “các biện pháp này không được sử dụng vì mục đích bảo hộ thương mại hoặc tạo ra phân biệt đối xử đối với các sản phẩm nội địa”. Từ đó đến nay, các đàm phán về môi trường trong WTO vấn tiếp tục diễn ra qua các vòng đàm phán với các mong muốn về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế, nâng cao vai trò của thương mại trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với các hàng hóa và dịch vụ có lợi cho môi trường, hạn chế các quốc gia sử dụng môi trường gây ra các rào cản thương mại… Song song với quá trình này đó là việc thiết lập các hợp tác và thỏa thuận thúc đẩy BVMT qua các khuôn khổ hợp tác quốc tế như APEC, ASEAM, thực thi có hiệu quả các Hiệp định môi trường đa phương có liên quan đến thương mại… Các nội dung về môi trường chủ yếu tập trung vào: Các quy định về tiêu chuẩn chất lượng (Các yêu cầu, qui định đối với sản phẩm; Các thủ tục đánh giá, giám định về chất lượng sản phẩm); Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng (Các quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu mã sản phẩm, nguồn gốc
- 6 xuất xứ...); Tiêu chuẩn về lao động và trách nhiệm xã hội ; Quy định về bảo vệ môi trường (Hệ thống ISO14001:2000, xem xét vấn đề về bảo vệ môi trường trong sản xuất sản phẩm, tạo sản phẩm xanh, sạch). 3. Năm 2015, môi trường đã chính thức trở thành một nội dung quan trọng trong các FTA thế hệ mới như TPP và FTA Việt Nam - EU. Các cam kết về môi trương tập trung vào: (1) Thuận lợi hóa thương mại đối với các hàng hóa và dịch vụ đóng góp cho cải thiện môi trường và giảm thiểu khí thải các bon như các cam kết về hàng hóa và dịch vụ môi trường thông qua các cắt giảm về thuế, cắt giảm các trợ cấp nội địa để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng; (2) Gia tăng kiểm soát các hoạt động thương mại có nguy cơ gây tác động tiêu cực tới môi trường như vấn đề thương mại đối với bảo tồn động thực vật hoang dã, các sinh vật ngoại lai, gỗ có nguồn gốc phi pháp, các hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên biển vì mục đích thương mại có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên cá, các hoạt động vận tải hàng hóa trên biển gây ô nhiễm môi trường… thông qua các quy đinh và tiêu chuẩn kỹ thuật về bảo vệ môi trường trong nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến, vận chuyển đối với các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam như dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ, các sản phẩm nông nghiệp. Quan trọng hơn, các quốc gia trọng các FTA này là các khu vực thị trường chính của Việt Nam, chiếm hơn 90% kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia và xấp xỉ 50% của GDP. 4. Các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế có thể gây ra rất nhiều thách thức cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp SME do hạn chế về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ thuật… Tuy nhiên, việc thực hiện tốt yêu cầu về môi trường là công cụ để doanh nghiệp tiếp cận thị trường, góp phần nâng cao uy tín quốc gia, tin cậy đối với các đối tác. Tuân thủ các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế còn giúp các doanh nghiệp phòng tránh được những tranh chấp trong thương mại quốc tế liên quan đến các vấn đề môi trường, bảo vệ sự an toàn và sức khoẻ của người dân, đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ và duy trì được nguồn tài nguyên môi trường của quốc gia. 5. Mục tiêu của tài liệu này là giới thiệu một cách tổng thể về các vấn đề môi trường trong thương mại quốc tế, trong đó, tập trung vào 04 chủ đề chính: Phần 1. Nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế Phần 2. Các cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại và khuôn khổ hợp tác quốc tế về kinh tế Phần 3. Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế Phần 4. Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- 7 Tóm tắt Phần 1: Nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Về cơ bản, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm đầu vào cho sản xuất và các tác động môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi, sử dụng và thải bỏ hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn tác động môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế, tuy nhiên, chỉ trong điều kiện tự do hoá thương mại, khi trao đổi sản phẩm và dịch vụ được mở rộng vượt qua lãnh thổ quốc gia, sản xuất được gia tăng mạnh mẽ để phục vụ cho thương mại quốc tế thì tác động qua lại giữa thương mại và môi trường mới rõ nét. Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường ở phạm vi quốc tế lần đầu tiên được quan tâm một cách rộng rãi là vào năm 1991 khi chính phủ Mehico khởi kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ từ Mehico. Luật về các hành động bảo vệ các loài động vật biển có vú của Hoa Kỳ cấm các phương pháp đánh bắt cá ngừ dẫn đến hủy diệt ở một lượng lớn cá heo sống trong khu vực đánh bắt, luật này cũng được áp dụng cho các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu từ các quốc gia sử dụng cùng phương pháp đánh bắt. Chính phủ Mehico lập luận rằng luật của Hoa Kỳ đã vi phạm các điều luật của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Để giải quyết mối quan hệ giữa thương mại với môi trường quốc tế, cần thiết lập các khuôn khổ hợp tác quốc tế mà ở đó, các ràng buộc thông qua các cam kết, các thỏa thuận giữa các quốc gia được xây dựng và đảm bảo thực thi. Giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề thương mại và môi trường quốc tế được xem xét đến trong 03 khuôn khổ: • Giải quyết các vấn đề môi trường trong các hiệp định thương mại thông qua các điều khoản, cam kết về môi trường đối trong hoạt động tự do hóa thương mại; • Giải quyết thông qua các thỏa thuận mang tính tự nguyện trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế • Giải quyết các vấn đề thương mại trong các hiệp định môi trường thông qua các cam kết, điều khoản về thương mại vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Trong WTO và các FTA : Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường là mục tiêu được ghi trong lời nói đầu của Hiệp định sáng lập WTO. Mặc dù trong khuôn khổ của WTO không có một hiệp định nào riêng về môi trường, nhưng trong nhiều hiệp định của WTO chứa đựng các điều khoản liên quan đến những mối quan tâm về môi trường thông qua các điều khoản về tiêu chuẩn về quy trình sản xuất và chế biến, các quy định về nhãn mác, các hệ thống phí, lệ phí liên quan đến môi trường đối với các sản phẩm xuất nhập khẩu. Trong các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế: Vấn đề hợp tác về môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế được thảo luận rộng rãi và đạt được nhiều thỏa thuận hơn so với các cam kết trong các FTA hay các MEA. Lý do là các thỏa thuận trong các khuôn khổ hợp tác thường mang tính tự nguyện và do đó dễ được sự đồng thuận của các quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề về xã hội và môi trường. Các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế cũng được xem là “lò ấp ý tưởng” cho các FTA và các MEA, khi mà các thỏa thuận ở dây sẽ được đẩy mạnh lên ở các cam kết mang tính pháp lý khi các bên tham gia thấy mức độ cần thiết của vấn đề, hoặc một số các quốc gia có cùng lợi ích và quan điểm sẽ có thể tách ra để hình thành các cam kết song phương hay đa phương. Trong các Hiệp định môi trường đa phương liên quan đến thương mại (MEA): Hiện nay có khoảng 20 Hiệp định đa biên về môi trường có liên quan đến các điều khoản thương mại. Những hiệp định này có thể phân ra thành 3 nhóm chính:
- 8 • Các Hiệp định kiểm soát ô nhiễm xuyên biên giới hoặc để bảo vệ môi trường toàn cầu. Ví dụ Công ước Viên về bảo vệ tầng ôzôn; Nghị định thư Montreal về các chất huỷ hoại tầng ôzôn thực hiện công ước Viên; Hiệp định về thay đổi Môi trường; Nghị định thư Kyoto về Công ước khung Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu... • Các Hiệp định về bảo vệ các chủng loài bị đe doạ, các loài chim di trú và các loại động vật, cá và động vật biển. Ví dụ như Công ước về thương mại quốc tế về các chủng loài động vật và thực vật hoang dã bị đe doạ (CITIES); Công ước quốc tế quy định về săn bắt cá voi... Trong số các điều khoản của các Hiệp định này là các hướng dẫn về cách thức bắt và giết các loài độngvật hoang dã và cá; Công ước về đa dạng sinh h ọc – 1993; Công ước Rotterdam về thủ tục đồng ý được thông báo trước đối với một số hóa chất và thuốc diệt côn trùng độc trong thương mại quốc tế(PIC) – 1998; • Các Hiệp định về quản lý việc sản xuất và thương mại các sản phẩm các các chất nguy hiểm. Ví dụ như: Hiệp định Basel về quản lý di chuyển và thải các chất thải nguy hiểm xuyên biên giới; Hướng dẫn Luân Đôn về việc trao đổi thông tin về các chất hoá học trong thương mại quốc tế. Phần 2: Các cam kết môi trường trong các Hiệp định thương mại và khuôn khổ hợp tác quốc tế về kinh tế Các cam kết môi trường trong thương mại quốc tế được xem như một khung pháp luật về thương mại và môi trường quốc tế có 2 hoặc 3 cấp độ. Đứng trên cùng là GATT/WTO với một loạt các quy định pháp lý ràng buộc chi tiết nhằm điều chỉnh thương mại quốc tế về hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ và một số lĩnh vực đặc biệt khác. Các cam kết môi trường trong các FTA và khuôn khổ hợp tác quốc tế đều dựa vào các khung cam kết chung của WTO, gồm các nội dung như: các khía cạnh về môi trường được lồng ghép trong nhiều Hiệp định thương mại khác nhau, chủ yếu thể hiện trong: điều XX của GATT 1994 và các nội dung lồng ghép trong các Hiệp định khác, gồm: • Hiệp định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT); • Hiệp định về vệ sinh an toàn động thực vật (SPS); Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs); • Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM); • Tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường; • Giải quyết tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường. Các đàm phán cũng chú trọng loại bỏ các hàng rào phi thuế quan giữa các nước thành viên, trong đó có các rào cản về môi trường, vốn rất đa dạng và tạo ra nhiều trở ngại, ảnh hưởng lớn đến thương mại như đàm phán về tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường. Gần đây, một số FTA thế hệ mới như TPP và FTA Việt Nam – EU đã phát triển riêng một chương cam kết về môi trường và phát triển thương mại bền vững. Trong khuôn khổ các hợp tác quốc tế về kinh tế: Các cam kết về môi trường được thể hiện thông qua các thỏa thuận mang tính tự nguyện, các chương trình hợp tác về xây dựng năng lực, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư. Vì là các thỏa thuận tự nguyện nên nội dung hợp thường đa dạng hơn so với các đàm phán trong các FTA. Các diễn đàn hợp tác này cũng được coi là “lò ấp ý tưởng” cho các đàm phán sâu hơn ở các FTA. Các nội dung về hợp tác thường không giới hạn và tập trung vào các vấn đề quan tâm toàn cầu như Hàng hóa môi trường, Sản xuất sạch hơn, sự bền vững của các nguồn tài nguyên, tăng trưởng xanh. Phần 3: Hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế Sự hình thành các Hiệp định về TBT, SPS và các Hiệp định có liên quan trong WTO và các FTA đã tạo ra khung pháp lý cơ bản cho các quốc gia hình thành nên hệ thống các quy định và tiêu chuẩn môi trường nhất định để kiểm soát hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế không chỉ dừng ở các quy định, tiêu chuẩn môi trường mang tính bắt buộc thực hiện được quy định trong hệ thống luật và các văn bản pháp lý
- 9 của các quốc gia, các yêu cầu môi trường mang tính tự nguyện của các nhà nhập khẩu mới là những nội dung được yêu cầu đáp ứng nhiều nhất của hàng hóa xuất khẩu từ các quốc gia như Việt Nam. Các yêu cầu này hiện nay tập trung vào việc hàng hóa nhập khẩu phải được dán nhãn, chứng chỉ về đảm bảo các yêu cầu môi trường trong toàn bộ vòng đời sản phẩm như: nuôi trồng, chế biến, sản xuất, thải bỏ… Đối với các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản… các quy định và tiêu chuẩn môi trường chủ yếu tập trung vào các vấn đề như: - Các biện pháp quản lý định lượng (Cấm nhập khẩu/Giấy phép nhập khẩu/Hạn ngạch nhập khẩu) đối với những hàng hóa mà việc khai thác quá mức có thể gây ảnh hưởng tới môi trường; hệ thống các quy định về dư lượng thuốc trừ sâu trong nông sản thô; các loại hoá chất và nguồn lây nhiễm, kể cả côn trùng; các quy định về đảm bảo các tiêu chuẩn như là các sản phẩm nội địa; quy định về nồng độ giới hạn các loại hóa chất trong sản phẩm; dãn nhãn; các quy định về khả năng thải bỏ và tái chế đối với các loại bao bì đóng gói đối với sản phẩm nhập khẩu; hệ thống kiểm an toàn trước khi nhập khẩu… Phần 4: Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường trong thương mại quốc tế và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Việc xây dựng và hài hòa hóa các chính sách môi trường nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của hoạt động thương mại không được tạo ra những rào cản đối với thương mại tự do sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc không gây ra cản trở cho doanh nghiệp. Ngược lại, các chính sách thương mại thúc đẩy phát triển kinh tế phải có tác dụng hạn chế đến mức tối đa thiệt hại về môi trường. Điều này đòi hỏi phải giải quyết mối quan hệ giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường ở cả 3 cấp độ quốc tế, quốc gia và doanh nghiệp. Kinh nghiệm của mỗi quốc gia là không giống nhau. Chẳng hạn, nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu, đặc biệt đối với hàng nông sản, thuỷ sản, công nghiệp chế biến, Trung Quốc đã khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP, ISO 14000... đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển và bảo quản hàng xuất khẩu, phổ biến công nghệ sạch, năng lượng sạch cho các cơ sở sản xuất, cung cấp cho họ thông tin kịp thời về yêu cầu của nước nhập khẩu. Hệ thống nhãn hiệu xanh, thực phẩm xanh đã được áp dụng. Chính phủ Thái Lan chủ trương kết hợp các vấn đề kinh tế và vấn đề môi trường ngay từ khâu lập kế hoạch, tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường quan trọng như bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các yêu cầu về môi trường, khuyến khích tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường,. Thái Lan đã áp dụng nhiều biện pháp để bảo vệ môi trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu, đặc biệt là thuỷ sản, rau quả và hàng dệt may. Giấy phép xuất khẩu cũng được áp dụng để quản lý hạn ngạch hoặc cấm xuất khẩu vì các lý do kinh tế, sức khoẻ và sự an toàn cũng như để thực hiện thoả thuận với các đối tác thương mại, đặc biệt là đối với các nhóm hàng như dệt may, phương tiện gắn động cơ, một số sản phẩm nông sản. Trong khi đó, Indonesia đã có những chính sách, biện pháp mạnh và đồng bộ để quản lý hoạt động nuôi trồng và chế biến nông thuỷ sản, hạn chế tối đa mức ô nhiễm môi trường để đảm bảo sức khoẻ cho người dân, nâng cao khả năng cạnh tranh và uy tín của hàng nông, thuỷ sản xuất khẩu. Một số bài học kinh nghiệm đó là: • Chính sách khuyến khích mở cửa thị trường phải đi kèm với các chính sách và biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia; • Chính sách tăng trưởng xuất khẩu phải đi kèm với các chính sách và biện pháp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học;
- 10 • Chính sách bảo vệ môi trường trong nước phải tạo điều kiện nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ bằng cách đáp ứng các yêu cầu môi trường của các nước nhập khẩu; • Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với quy định quốc tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường xuyên quốc gia, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu. • Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các quy trình và công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường: Thúc đẩy phát triển công nghệ, nhất là công nghệ thân thiện với môi trường; khuyến khích áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với môi trường như: quy trình sản xuất rau an toàn, thịt an toàn, nuôi trồng thủy sản an toàn … hỗ trợ các doanh nghiệp có được chứng chỉ môi trường đối với hàng hóa xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng mô hình quản lý môi trường tiên tiến nhau ISO 14000, HACCP … • Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia theo hướng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, về quy trình sản xuất thuân thiện với môi trường (PPM), các quy định và tiêu chuẩn về bao bì, đóng gói, nhãn môi trường và nhãn sinh thái;
- 11 Phần 1: Nền tảng cơ bản về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế Giới thiệu Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường ở phạm vi quốc tế lần đầu tiên được quan tâm một cách rộng rãi là vào năm 1991 khi chính phủ Mehico khởi kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ từ Mehico. Luật về các hành động bảo vệ các loài động vật biển có vú của Hoa Kỳ cấm các phương pháp đánh bắt cá ngừ dẫn đến hủy diệt ở một lượng lớn cá heo sống trong khu vực đánh bắt, luật này cũng được áp dụng cho các sản phẩm cá ngừ nhập khẩu từ các quốc gia sử dụng cùng phương pháp đánh bắt. Chính phủ Mehico lập luận rằng luật của Hoa Kỳ đã vi phạm các điều luật của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Theo các nguyên tắc về tự do thương mại của GATT (sau này là WTO), các quốc gia không thể hạn chế nhập khẩu ngoại trừ trong một số trường hợp rất giới hạn như để bảo vệ sức khỏe và an toàn của người dân. Ban giải quyết tranh chấp của GATT lúc đó đã kết luận rằng, Hoa Kỳ không thể sử dụng Luật nội địa để bảo vệ loài cá heo ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Mặc dù sau đó Mehico đã không tiếp tục theo đuổi vụ kiện đi xa hơn để có được phán quyết cuối cùng bắt buộc Hoa Kỳ phải bãi bỏ lệnh cấm, tuy nhiên, vụ kiện cá ngừ – cá heo đã mở ra những tranh luận về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế. Đến năm 1999, trong khuôn khổ WTO, một vụ kiện tương tự cũng đã xảy ra với trường hợp một số quốc gia châu Á (Thái Lan, Indonexia, Malayxia và Ấn độ) kiện Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm tôm có sử dụng phương pháp đánh bắt ảnh hưởng đến loài rùa biển đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các trường hợp tranh chấp cá ngừ - cá heo, tôm – rùa đã trở thành các điển tích trong xem xét mối quan hệ giữa thương mại với môi trường quốc tế và sau này được mở rộng ra để xem xét đối với các vấn đề toàn cầu tương tự như bảo vệ rừng, biển và tài nguyên biển, suy giảm tầng ô zôn, chất thải nguy hại, và biến đổi khí hậu toàn cầu trong thương mại quốc tế. Phần 1 sẽ giới thiệu các nội dung sau: • Bản chất mối quan hệ giữa thương mại với môi trường • Diễn biến các vấn đề môi trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do • Diễn biến các vấn đề môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế • Diễn biến các vấn đề thương mại trong các Hiệp định môi trường đa phương 1.1. Bản chất mối quan hệ giữa thương mại với môi trường Mở rộng quy mô thương mại và gia tăng các vấn đề môi trường toàn cầu đã đặt ra yêu cầu làm rõ về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường trong thương mại quốc tế. Câu hỏi đặt ra là: Thương mại là tốt hay xấu cho môi trường và ngược lại? Việc sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu cũng như tương tự như sản xuất thường có tác động đến môi trường, tuy nhiên, các tác động này tăng hay giảm cùng với sự mở rộng quy mô thương mại? Các tác động này sẽ gây ảnh hưởng lên các quốc gia xuất khẩu hay nhập khẩu hay toàn cầu? Trách nhiệm thuộc về ai để giải quyết các vấn đề môi trường phát sinh do thương mại quốc tế? Câu trả lời cho các vấn đề này là không rõ ràng, và là nguyên nhân cho các tranh luận trong các diễn đàn về thương mại và môi trường toàn cầu hiện nay. Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường bởi vì thương mại là nhân tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế
- 12 thông qua chỉ số E-I (Xuất khẩu - Nhập khẩu) trong GDP. Về cơ bản, việc sản xuất và trao đổi hàng hóa và dịch vụ phụ thuộc vào môi trường thông qua việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên làm đầu vào cho sản xuất và các tác động môi trường phát sinh trong quá trình sản xuất, trao đổi, sử dụng và thải bỏ hàng hóa và dịch vụ. Phần lớn tác động môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế, tuy nhiên, chỉ trong điều kiện tự do hoá thương mại, khi trao đổi sản phẩm và dịch vụ được mở rộng vượt qua lãnh thổ quốc gia, sản xuất được gia tăng mạnh mẽ để phục vụ cho thương mại quốc tế thì tác động qua lại giữa thương mại và môi trường mới rõ nét. Để giải quyết mối quan hệ giữa thương mại với môi trường quốc tế, cần thiết lập các khuôn khổ hợp tác quốc tế mà ở đó, các ràng buộc thông qua các cam kết, các thỏa thuận giữa các quốc gia được xây dựng và đảm bảo thực thi. Giải quyết mối quan hệ giữa các vấn đề thương mại và môi trường quốc tế được xem xét đến trong 03 khuôn khổ: • Giải quyết các vấn đề môi trường trong các hiệp định thương mại thông qua các điều khoản, cam kết về môi trường đối trong hoạt động tự do hóa thương mại; • Giải quyết thông qua các thỏa thuận mang tính tự nguyện trong các khuôn khổ hợp tác quốc tế • Giải quyết các vấn đề thương mại trong các hiệp định môi trường thông qua các cam kết, điều khoản về thương mại vì mục tiêu bảo vệ môi trường. Hộp 1.1: Tác động qua lại giữa thương mại với môi trường 1. Tác động tích cực ▪ Nhân rộng việc sử dụng các công nghệ mới góp phần bảo vệ môi trường ▪ Thay đổi cơ cấu sản xuất trong nước theo hướng có lợi hơn cho môi trường ▪ Tác động tích cực nhờ quy mô sản xuất gia tăng, hiệu quả sản xuất cao hơn. 2. Tác động tiêu cực ▪ Tự do hoá thương mại làm tăng nguy cơ lưu thông những sản phẩm có ảnh hưởng tới môi trường. ▪ Lợi nhuận thương mại và áp lực cạnh tranh của thị trường có thể khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng các quy trình sản xuất, công nghệ không thân thiện với môi trường để giảm tối đa chi phí sản xuất. ▪ Tự do hoá thương mại và sản xuất quy mô lớn có thể dẫn tới khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời tạo ra rác thải và các tác nhân gây ô nhiễm. Các nước có thu nhập cao hơn lại chính là những nước thải ra các chất gây hiệu ứng nhà kính nhiều hơn các nước đang phát triển do sử dụng quá nhiều xe có động cơ đốt trong... Nguồn: Tổng hợp của tác giả Về lý thuyết, các thất bại thị trường nên được giải quyết trực tiếp tại gốc gây ra vấn đề thông qua các chính sách về thuế, phí, các quy định và tiêu chuẩn là sự lựa chọn tốt nhất. Do đó, đối với các với các vấn đề môi trường toàn cầu, việc hình thành Tổ chức môi trường đa phương đại diện cho toàn cầu, sẽ là phương án tốt nhất để giải quyết. Tuy nhiên, cho đến nay, các vấn đề môi trường đa phương được giải quyết chủ yếu thông qua các Hiệp định môi trường đa phương cho xử lý các vấn đề đơn lẻ, chưa hình thành cơ quan đại diện toàn cầu cho các vấn đề môi trường. Tuy nhiên theo lý thuyết, sử dụng các biện pháp thương mại để xử lý các ngoại ứng về môi trường được xem là sự lựa chọn tốt nhất thứ hai để xác định và nội hóa các chi phí môi trường vào trong sản xuất và tiêu dùng. Có 03 nhóm các biện pháp thương mại để xử lý các vấn đề môi trường (ETMs)1, bao gồm: • ETMs loại 1: để xử lý các vấn đề môi trường bên ngoài lãnh thổ thông qua các công cụ thương mại, chẳng hạn cấm, hạn ngạch… (ví dụ Hoa Kỳ cấm nhập khẩu tôm từ các quốc gia đánh bắt tôm làm ảnh hưởng đến loài rùa biển bên ngoài lãnh thổ); 1 ETMs: Environment-oriented Trade Measures
- 13 • ETMs loại 2: để bù đắp đối với các quốc gia nới lỏng các quy định/tiêu chuẩn về môi trường thông qua đánh thuế hoặc các biện pháp về hải quan; • ETMs loại 3: “Các biện pháp phía sau biên giới”: các biện pháp môi trường nội địa không trực tiếp vào các quốc gia khác nhưng về thực chất lại hoạt động giống như ETMs. Đây là nhóm công cụ không rõ ràng và dễ bị cho là có nhiều nguy cơ gây ra các tranh chấp thương mại và tạo ra các rào cản thương mại trá hình. Chẳng hạn thuế và các quy định nội địa của quốc gia nhập khẩu được áp dụng không biệt đối xử đối với các sản phẩm được sản xuất trong nước và nhập khẩu có thể tạo ra rào cản thương mại cho quốc gia xuất khẩu nếu các quy định môi trường ở quốc gia nhập khẩu cao hơn so với quốc gia xuất khẩu. Các trợ cấp cho hàng hóa xuất khẩu gián tiếp gây ra sự gia tăng các vấn đề môi trường cũng là một ví dụ được xem xét đến. Ba nhóm công cụ này hiện nay được làm căn cứ cho giải quyết các vấn đề thương mại và môi trường đa phương. Tuy nhiên, các công cụ về thương mại được xem là kém hiệu quả nhất trong việc ngăn chặn các quốc gia tận dụng free-riding đối với các cam kết về môi trường. Khi mà các đối tác thương mại sẽ thất bại bởi vấn đề chi phí thực tế cho việc áp dụng các tiêu chuẩn đơn phương một cách khắt khe hơn, cách tiếp cận đa phương có thể đảm bảo được cam kết thực hiện của tất cả các bên liên quan. Việc giải quyết các vấn đề đã không được xử lý qua các chính sách, quy định nội địa của các đối tác thương mại, các cam kết đa phương sẽ được sử dụng để ngăn chặn các quốc gia đặt ra các tiêu chuẩn quá thấp/hoặc quá cao để tác động đến vấn đề chi phí nhằm tạo thuận lợi cho cạnh tranh. Thực tế, các đối tác thương mại có thể sử dụng cả ba công cụ này trong các khuôn khổ đa phương, tuy nhiên, các công cụ này hiện nay vẫn còn quá chung. Trong thực tế, giải quyết mối quan hệ giữa thương mại với môi trường vẫn chủ yếu được giải quyết thông qua luật của WTO. Các xung đột được đưa tới cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO đã góp phần làm rõ về các quy định về các biện pháp bên ngoài lãnh thổ cũng như làm rõ điều khoản XX về các ngoại lệ2 của GATT, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến chứng minh nguồn gốc. Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường được thể hiện thông qua các tác động ảnh hưởng qua lại của thương mại đến môi trường và việc giải quyết hài hoà giữa nhu cầu tự do hoá thương mại toàn cầu và bảo vệ môi trường thông qua các cam kết ràng buộc về giải quyết các vấn đề môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) và các cam kết đảm bảo các hoạt động thương mại không gây ảnh hưởng tới môi trường trong các Hiệp định môi trường đa phương (MEAs). Bản chất của mối quan hệ này là ở chỗ các chính sách thương mại đa phương tạo thuận lợi cho quá trình tự do hoá phải tính đến lợi ích môi trường toàn cầu mà không tạo ra rào cản không cần thiết cho tự do thương mại và bất bình đẳng giữa các quốc gia trong việc chia sẻ lợi ích do thương mại mang lại. Ngược lại, các chính sách môi trường đa biên với mục đích cuối cùng là bảo vệ môi trường toàn cầu, hạn chế các hoạt động thương mại có tác động tiêu cực tới môi trường sẽ không tạo ra những cản trở không cần thiết cho quá trình tự do hoá thương mại. Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường ở phạm vi quốc tế hiện nay được giải quyết qua 03 khuôn khổ: • Các FTAs và • Các MEAs • Các khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế mang tính tự nguyện 2Các ngoại lệ của điều XX: là các biện pháp thương mại được đưa ra với điều kiện không tạo ra phân biệt đối xử, không tạo ra các bóp méo trên thị trường hoặc rào cản thương mại trá hình. Các biện pháp này phải là cần thiết và tương tự các biện pháp hạn chế đá được ban hành trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, các biện pháp này trong thực tế rất khó để có thể xác định được vì mục đích bảo hộ thương mại hay mục tiêu bảo vệ môi trường.
- 14 2.2. Diễn biến các vấn đề môi trường trong WTO và các Hiệp định thương mại tự do 1. WTO - Giai đoạn khởi động Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường đã được nhận ra ngay từ khi thành lập GATT vào năm 1947, tại điều khoản XX về các ngoại lệ của hiệp định GATT, các bên đã tuyên bố: “GATT cho phép các nước thành viên ban hành các biện pháp cần thiết để bảo vệ con người, động vật, thực vật, sức khỏe, hoặc bảo tồn sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên”3. Tuy nhiên, điều XX cũng nêu ra rằng “các biện pháp này không được sử dụng vì mục đích bảo hộ thương mại hoặc tạo ra phân biệt đối xử đối với các sản phẩm nội địa”. Điều khoản ngoại lệ này được coi là đã đặt ra nền móng đầu tiên cho xử lý các vấn đề môi trường trong các Hiệp định thương mại tự do sau này. Tuy nhiên sau gần 20 năm với sự gia tăng dần nhận thức về môi trường của nhân loại vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, năm 1971, GATT đã thành lập Nhóm về các biện pháp môi trường và thương mại quốc tế (EMIT)4. Tiếp đó, Hội nghị Môi trường nhân loại được tổ chức tại Stockhom vào năm 1972, Tổng thư ký của GATT đã có bài phát biểu quan trọng về việc “áp dụng các chính sách bảo vệ môi trường đã trở thành các rào cản cho tự do thương mại như thế nào”. Tại vòng đàm phán của GATT ở Tokyo (từ 1973-1979) với sự hình thành được Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) vào năm 1979 với việc kêu gọi các quốc gia phải minh bạch hóa việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại đã là bước đệm thứ hai đối với việc hợp thức hóa các biện pháp bảo vệ môi trường trong thương mại quốc tế mà các quốc gia được phép xây dựng. - Giai đoạn bùng nổ: những năm 1990 Giai đoạn những năm 1990 được xem là thời kỳ bùng nổ của các tranh luận về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường. Vào năm 1991, Hiệp hội thương mại tự do của EU (tiền thân của cộng đồng chung châu Âu) đã đề xuất lên EMIT một cuộc gặp để tổ chức xây dựng một báo cáo nghiên cứu về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường nhằm chuẩn bị cho Hội nghị thương đỉnh trái đất về Phát triển Bền vững tại Rio vào năm 1992. Kết quả của báo cáo này đó chính là các lãnh đạo của Hội nghị Rio đã nhận ra mối quan hệ giữa thương mại quốc tế với môi trường thông qua việc đồng ý để “xây dựng các chính sách hỗ trợ lẫn nhau giữa thương mại với môi trường cho mục tiêu phát triển bền vững”. Mối quan hệ giữa thương mại với môi trường được thể hiện đậm nét nhất trong giai đoạn này đó chính là sự bùng bổ của các vụ tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường: • Mehico kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm cá ngừ từ Mehico vì cho rằng quốc gia này sử dụng các biện pháp khai thác cá ngừ có ảnh hưởng đến cá heo vào năm 1991 và sau đó và EU vào năm 1992; • EU kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu xe hơi từ châu Âu vì lý do các dòng xe này tiêu thụ nhiều nhiên liệu và xả thải gây ô nhiễn môi trường vào năm 1994; • Venezuela kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm xăng pha chế từ quốc gia này vì cho rằng các chất pha chế có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; • 4 quốc gia châu Á gồm Thái Lan, Ấn độ, Malaysia và Indonexia kiện Hoa Kỳ về việc ban hành lệnh cấm nhập khẩu tôm vì cho rằng các quốc gia này sử dụng lưới khai thác tôm trên biển có ảnh hưởng đến loài rùa biển vào năm 1998. Kết quả là việc hình thành một loạt thiết chế quốc tế liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn môi trường trong các FTA nhằm mục tiêu bảo vệ môi trường, cũng như các biện pháp thương mại mà các quốc gia 3 Article XX, paragraphs (b) and (g), respectively. 4 EMIT: Group on Environmental Measures and International Trade
- 15 được quyền áp dụng vì mục tiêu vảo vệ môi trường trong các MEAs để giải quyết các vấn đề này với sự ra đời của: • Thành lập tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 1995 sau kết quả 8 năm của vòng đàm phán Uruguay • Thành Ủy ban thương mại – môi trường (CTE) vào năm … • Hiệp định về áp dụng các biện pháp về vệ sinh và kiểm dịch thực vật (SPS) được xây dựng với việc cho phép các quốc gia áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ con người, động thực vật hay sức khỏe vào năm …. • Cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại được thể chế hóa • Thiết lập và thực thi các MEAs với các cam kết pháp lý về việc các quốc gia được phép sử dụng các biện pháp hạn chế thương mại có ảnh hưởng tới môi trường đã mang đến mối nhiều mối lo ngại đối với quá trình tự do hóa thương mại. Các tranh chấp và cách thức giải quyết các tranh chấp đã làm gia tăng các mối lo ngại về tự do hóa thương mại và gia tăng việc sử dụng các biện pháp đánh bắt gây tổn hại đến các loài động vật biển quý hiếm cũng đã làm gia tăng mối quan ngại của các nhà môi trường học về bảo vệ môi trường do tác động tiêu cực của thương mại. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển cũng lo ngại về việc môi trường cũng có khả năng sẽ trở thành các rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu của các nước đang phát triển thông qua các yêu cầu về đáp ứng quy định, tiêu chuẩn môi trường trong quá trình khai thác, sản xuất và sản phẩm xuất khẩu được quy định một cách chính thức trong các Hiệp định TBT, SPS đã làm gia tăng mối lo ngại về việc các quốc gia có thể gia tăng việc xây dựng các quy định và tiêu chuẩn môi trường sẽ gây ra các cản trở cho thương mại quốc tế. Đặc biệt là khi các biện pháp này đã được thể luật hóa trong các quy định WTO. Hộp 1.2: Các tranh chấp thương mại liên quan đến môi trường Trường hợp tranh chấp đầu tiên diễn ra vào năm 1990 trong khuôn khổ GATT khi Mehico kiện Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm nhập khẩu cá ngừ từ các quốc gia thiếu các chương trình thích hợp bảo vệ loài cá heo trong quá trình đánh bắt trên biển. Mehico cho rằng Hoa Kỳ đã vi phạm các quy định của GATT bởi việc đưa ra các quy định yêu cầu các quốc gia bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ nên đánh bắt cá ngừ cho xuất khẩu như thế nào. Thực tế, Hoa Kỳ đã có Luật về các hành động bảo vệ các loài động vật biển có vú với các quy định về phương pháp pháp đánh bắt cá ngừ của ngư dân trong nước, do đó, Hoa Kỳ phản biện lại rằng Mehico đã thực hiện các biện pháp đánh bắt cá ngừ không hiệu quả dẫn đến gây tổn hại đến loài cá heo vốn thường bơi thành đàn phía trên loài cá ngừ bên ngoài đại dương. Ban Hội thẩm của GATT lúc đó đã đưa ra phán quyết rằng Hoa Kỳ không có quyền đưa ra các yêu cầu đơn phương về việc phải áp dụng các phương pháp sản xuất và chế biến (PPMs) đối với Mehico trong việc khai thác cá ngừ xuất khẩu như thế nào. Tuy nhiên, Mehico sau đó đã không tiếp tục theo đuổi vụ kiện do kết quả của quá trình đàm phán song phương với Hoa Kỳ. Một trường hợp tiếp theo đó là tranh chấp về chống lại lệnh cấm vận nhập khẩu cá ngừ của Hoa Kỳ của EU vào năm 1992, kết luận của GATT lại cho rằng, các chính sách bảo tồn loài cá heo của Hoa Kỳ là phù hợp với các quy định của GATT và có thể được áp dụng bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, GATT vấn giữ lại kết luận từ vụ kiện đầu tiên đó là các biện pháp thực tế mà Hoa Kỳ đã sử dụng (cấm vận nhập khẩu cá ngừ) là không cần thiết (theo điều XX) và cũng không tương thích với các quy định của GATT. Các vụ tranh chấp này đã góp phần giúp thế giới nhận diện rõ hơn về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường và sự khác biệt trong nhìn nhận vấn đề môi trường giữa các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển là nguyên nhân của các xung đột. Đây cũng là một trong các căn cứ mà một số các Hiệp định thương mại cấp vùng sau đó đã đưa các cam kết về hợp tác môi trường vào trong các cam kết như Hiệp định thương mại tự do khu vực Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp định thương mại tự do giữa Hoa Kỳ, Canada và một số quốc gia đang phát triển với việc đưa ra các cam kết hạn chế các quốc gia đang phát triển đưa ra các quy định/tiêu chuẩn môi trường quá thấp để gia tăng cạnh tranh xuất khẩu Nguồn: Tổng hợp của tác giả - Giai đoạn Doha cho đến nay: sau 2001 Tại Hội nghị cấp Bộ trưởng diễn ra tại Doha vào 2001, các thành viên của WTO lần đầu tiên đưa thương mại và môi trường trở thành một nội dung của chương trình đàn phán với tuyên bố được thể hiện tại đoạn 6 trong tuyên bố của vòng Doha về mối quan hệ giữa thương mại với môi trường: “Chúng tôi khẳng định lại cam kết về mục tiêu phát triển bền vững đã được đưa ra trong lời tuyên bố tại Hiệp định
- 16 Marrakech5 . Chúng tôi tin rằng mục tiêu phát huy và đảm bảo một hệ thống thương mại đa phương mở và không phân biệt đối xử, và các hành động để bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển bền vững có thể và phải hỗ trợ lẫn nhau. Chúng tôi lưu ý các nỗ lực của các thành viên để thực hiện đánh giá môi trường quốc gia của chính sách thương mại trên cơ sở tự nguyện. Chúng tôi nhận ra rằng dưới quy tắc của WTO không nước nào bị ngăn cấm sử dụng các biện pháp để bảo vệ con người, động vật hoặc thực vật, sức khỏe hoặc môi trường ở các cấp độ thích hợp đảm bảo rằng chúng sẽ không được áp dụng theo cách tạo ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện giữa các quốc gia nơi có điều kiện tương tự xảy ra, hoặc hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, và nếu không phù hợp với các quy định của Hiệp định WTO. Chúng tôi hoan nghênh sự hợp tác tiếp tục của WTO với UNEP và các tổ chức môi trường liên chính phủ khác". Các nội dung cụ thể của tuyên bố Doha cũng đã được chi tiết vào các nội dung cụ thể tiếp theo: Đoạn 31: được ủng hộ chủ yếu của các nước phát triển và được đưa môi trường vào đàm phán chính thức: giải quyết mối quan hệ giữa các quy định của WTO và các nghĩa vụ cụ thể của thương mại trong các MEAs; vai trò quan sát viên cho ban thư ký của các MEA; tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường Đoạn 32: tập trung vào vai trò của CTE, gồm: ảnh hưởng của các biện pháp môi trường đối với tiếp cận thị trường, các quy định có liên quan của Hiệp định về các khía cạnh của quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến thương mại (TRIPS); và nhãn sinh thái Đoạn 33: tầm quan trọng của xây dựng năng lực và khuyến khích đánh giá tác động môi trường của các cam kết thương mại của các quốc gia Đoạn 51: Về xây dựng CTE và Hội đồng về thương mại và phát triển: mỗi cơ quan sẽ hoạt động như các diễn đàn để xác định, tranh luận về các khía cạnh môi trường và phát triển của các đàm phán nhằm hỗ trợ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững một cách thích hợp. Nội dung của tuyên bố Doha cũng đề cập đến vai trò của WTO trong việc làm rõ và cải thiện mối về liên hệ giữa thương mại với môi trường trong các lĩnh vực quan trọng, gồm: • Nông nghiệp: bảo vệ môi trường từ sản xuất nông nghiệp • Quyền sở hữu trí tuệ: xem xét mối quan hệ giữa TRIPS với CBD để bảo tồn các tri thức truyền thống và văn hóa dân gian • Thủy sản: các vấn đề về trợ cấp có nguy cơ làm gia tăng ô nhiễm môi trường 5 Hiệp định Marrakesh hay Tuyên ngôn Marrakesh, là một hiệp định được ký kết ở Marrakesh, Maroc, vào ngày 15 tháng 4 năm 1994, về việc sửa đổi Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại và lập Tổ chức Thương mại Thế giới. Hiệp định chính thức có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1995.
- 17 • Năng lượng: các trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng hóa thạch Hộp 1.3: CTE - Ủy ban thương mại môi trường của WTO Tại Hội nghị Bộ trưởng các Bên ký kết GATT tại Marrakesh tháng 4 năm 1994, các Bộ trưởng đã nhất trí rằng WTO cần phải xem xét mối quan hệ giữa hệ thống thương mại đa biên với các chính sách và biện pháp môi trường và xác định xem có cần thiết phải điều chỉnh các quy định thương mại để tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau giữa chính sách thương mại và chính sách môi trường. Để thực hiện nhiệm vụ này, Uỷ ban Thương mại và Môi trường (CTE) được thành lập từ tháng 1 năm 1995, mỗi năm thường tổ chức ít nhất 2 cuộc họp trở lên. Uỷ ban này có nhiệm vụ: (1) Tiến hành nghiên cứu và xác định mối quan hệ giữa các biện pháp thương mại và các biện pháp môi trường nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững; (2) Đưa ra khuyến nghị về bất cứ sự thay đổi cần thiết nào trong các thoả thuận thương mại đa phương nhằm: ▪ Đưa ra các quy định nhằm tăng cường sự tác động tích cực giữa các biện pháp thương mại và môi trường, thúc đẩy sự phát triển bền vững, đồng thời đặc biệt chú ý tới nhu cầu của các nước đang và kém phát triển; ▪ Hạn chế các biện pháp bảo hộ thương mại và duy trì những nguyên tắc của hệ thống thương mại đa biên có tác dụng tích cực đối với việc thực hiện các mục tiêu môi trường thể hiện trong Chương trình Nghị sự 21 và Tuyên bố Rio; ▪ Giám sát các biện pháp thương mại được thực hiện vì các mục đích môi trường, các biện pháp môi trường có tác động đáng kể tới thương mại, đồng thời giám sát tình hình thực hiện các quy định đa phương điều chính những biện pháp này. Các nhiệm vụ lớn này được cụ thể hoá thành một chương trình hoạt động gồm 10 nội dung, được chia thành hai nhóm: tiếp cận thị trường và mối quan hệ giữa thương mại và môi trường. Các nội dung cụ thể bao gồm: ▪ Mối quan hệ giữa các quy định thương mại và các biện pháp thương mại được áp dụng vì mục đích môi trường, trong đó có các biện pháp trong MEAs; ▪ Mối quan hệ giữa các quy định thương mại và các chính sách môi trường có ảnh hưởng tới thương mại: (a) Mối quan hệ giữa các quy định thương mại và các loại thuế và phí môi trường; và (b) mối quan hệ giữa các quy định thương mại và các yêu cầu môi trường đối với sản phẩm (trong đó có các quy định và tiêu chuẩn về bao gói, nhãn hiệu và tái chế); ▪ Các quy định thương mại về tính minh bạch của các biện pháp thương mại được áp dụng vì mục đích môi trường và các chính sách môi trường có ảnh hưởng tới thương mại; ▪ Mối quan hệ giữa các cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và của các MEAs; ▪ Khả năng mà các biện pháp môi trường gây trở ngại cho việc tiếp cận thị trường của hàng xuất khẩu từ các nước đang phát triển, và lợi ích về mặt môi trường của việc loại bỏ các hạn chế và bóp méo trong thương mại; ▪ Vấn đề xuất khẩu những hàng hoá bị cấm trong nước; ▪ Mối quan hệ giữa môi trường và Hiệp định TRIPS của WTO; ▪ Mối quan hệ giữa môi trường và thương mại dịch vụ; ▪ Mối quan hệ của WTO với các tổ chức khác, bao gồm các tổ chức liên chính phủ và phi chính phủ; Nguồn: www.wto.org 2. Trong các FTA Trong những thập kỷ gần đây chúng ta dễ dàng nhận thấy sự phối hợp trên bình diện quốc tế để xử lý các vấn đề môi trường toàn cầu và đẩy nhanh tự do hoá thương mại trong các hiệp định về thương mại tự do đa phương, vùng, song phương và các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế khác. Các yêu cầu về điều chỉnh các cam kết về̀ thương mại nhằm hạn chế các nguy cơ về môi trường và thúc đẩy tự do hóa thương mại đối với các hoạt động có lợi cho môi trường, bao gồm: • Các thỏa thuận về tạo cơ hội cho việc xây dựng và thực thi những chính sách về bảo vệ môi trường quốc gia nhưng không được tạo ra sự phân biệt đối xử trong thương mại; • Tăng cường sự hợp tác đa phương giữa các quốc gia là cần thiết để xem xét hài hoà mối quan hệ giữa các vấn đề thương mại và môi trường; • Các thảo luận về các biện pháp thương mại để hạn chế ô nhiễm môi trường như phương pháp sản xuất và chế biến (PPM), các quy định về bao bì và đóng gói, hệ thống nhãn môi trường, các tiêu chuẩn kỹ thuật, các công cụ kinh tế như lệ phí và thuế...;
- 18 • Các đàm phán về tự do hóa thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ môi trường nhằm tạo ra các cơ hội tiếp cận thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ góp phần cải thiện môi trường và là yếu tố cần thiết để giúp các nước đang phát triển có cơ hội thực hiện mục tiêu phát triển bền vững với chi phí rẻ. Đáng lưu ý là một số FTA thế hệ mới hiện nay đã đưa môi trường và phát triển bền vững trở thành một nội dung cam kết. Chẳng hạn Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP đã được ký kết vào năm 2015 đã đưa môi trường trở thành một chương cam kết riêng, trong đó hầu hết các mội dung về môi trường được đàm phán trong WTO và trong các MEAs đã được đưa vào như các cam kết về hàng hóa và dịch vụ môi trường, thương mại và bảo tồn, giải quyết tranh chấp về thương mại liên quan đến môi trường…. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đã kết thúc đàm phán vào năm 2015 cũng đã phát triển một chương riêng về thương mại và phát triển bền vững, trong đó, ngoài các nội dung về môi trường, nội dung cam kết về lao động cũng đã được phát triển như các nội dung về lao động trẻ em, các yêu cầu đảm bảo về điều kiện lao động của công nhân trong quá trình sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu… 1.3. Diễn biến các vấn đề môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế Vấn đề hợp tác về môi trường trong các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế được thảo luận rộng rãi và đạt được nhiều thỏa thuận hơn so với các cam kết trong các FTA hay các MEA. Lý do là các thỏa thuận trong các khuôn khổ hợp tác thường mang tính tự nguyện và do đó dễ được sự đồng thuận của các quốc gia, đặc biệt là trong các vấn đề về xã hội và môi trường. Các khung khổ hợp tác kinh tế quốc tế cũng được xem là “lò ấp ý tưởng” cho các FTA và các MEA, khi mà các thỏa thuận ở dây sẽ được đẩy mạnh lên ở các cam kết mang tính pháp lý khi các bên tham gia thấy mức độ cần thiết của vấn đề, hoặc một số các quốc gia có cùng lợi ích và quan điểm sẽ có thể tách ra để hình thành các cam kết song phương hay đa phương. 1. ASEAN Hơn 20 năm kể từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – ASEAN được thành lập vào năm 1967, Hiệp định Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) đầu tiên đánh dấu các hợp tác về thương mại giữa các quốc gia trong khu vực được hình thành vào năm 1992 với Chương trình Thuế quan Ưu đãi có hiệu lực chung – CEPT (sau này được thuy thế bởi Hiệp định về thương mại hàng hóa -ATIGA có hiệu lực vào năm 2010) và sau đó là Hiệp định khung về thương mại dịch vụ có hiệu lực từ 1995. Mặc dù nội dung của Chương trình ưu đãi thuế quan - CEPT trước đây và Hiệp đinh thương mại hàng hóa - ATIGA sau này của ASEAN không đề cập trực tiếp tới vấn đề môi trường nhưng lộ trình tự do hoá thương mại của các nước ASEAN có những ảnh hưởng nhất định đối với môi trường thông qua mối quan hệ giữa chính sách thương mại và môi trường trong ASEAN có tính đến việc hạn chế thương mại đối với những trường hợp ngoại lệ cần thiết vì mục tiêu môi trường. Thực tế, các hợp tác về thương mại và môi trường trong ASEAN được phát triển theo các chương trình hợp tác toàn diện trong khu vực và được thể hiện trong các hiệp định, các thoả thuận, các thông cáo báo chí cấp Bộ Trưởng của ASEAN, lập trường chung các tuyến bố và các nghị quyết. Hợp tác ASEAN trong lĩnh vực môi trường bắt đầu từ năm 1977 khi Chương trình Môi trường tiểu vùng ASEAN I (ASEPI) được soạn thảo với sự giúp đỡ của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) để chuẩn bị cho Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước ASEAN lần thứ nhất. Hiện nay, cơ chế chủ yếu để thực hiện sự hợp tác môi trường ASEAN là các Hội nghị ở các cấp khác nhau: Thượng đỉnh, Bộ trưởng, Các quan chức cao cấp và các nhóm công tác.
- 19 Các quốc gia ASEAN đặc trưng bởi những vấn đề môi trường chung do vị trí địa lý của các quốc gia nằm gần kề với nhau và cùng chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề môi trường xuyên biên giới như ô nhiễm khói mù, nước, đất, suy giảm tài nguyên, vận chuyển qua biên giới các loài động thực vật quý hiếm, thương mại các sản phẩm gỗ khai thác phi pháp, và các vấn đề môi trường nảy sinh do các áp lực về tăng trưởng kinh tế và có nguồn gốc từ sự gia tăng quy mô trao đổi thương mại giữa các quốc gia trong khu vực… , trong hơn 30 năm qua, các quốc gia ASEAN đã xây dựng được 10 nội dung hợp tác bao gồm: • Các vấn đề môi trường toàn cầu • Ô nhiễm xuyên biên giới (ô nhiễm khói mù xuyên biên giới và sự di chuyên xuyên biên giới chất thải độc hại • Giáo dục môi trường • Công nghệ thân thiện môi trường. Đây là những công nghệ ít gây ô nhiễm và sử dụng nguồn tài nguyên tiết kiệm hơn, tái chế được phụ phẩm, chất dư thừa, phế thải của chúng nhiều hơn so với các công nghệ truyền thống. • Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học • Quản lý tài nguyên nước • Môi trường đại dương và ven biển • Biến đổi khí hậu • Các thành phố bền vững • Quản lý rừng bền vững • Hài hòa hóa chính sách và cơ sở dữ liệu về môi trường. Các cam kết giữa thương mại với môi trường trong khu vực ASEAN được thể hiện thông qua: • Cam kết thương mại, gồm: cam kết về thương mại hàng hóa (CEFT trước đây và ATGA sau này) và Hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) để thúc đẩy bảo vệ môi trường trong khu vực và đối với các vấn đề toàn cầu; • Các hợp tác về môi trường với các nội dung liên quan đến sử dụng các biện pháp thương mại. 2. APEC Cũng tương tự những sự hợp tác kinh tế khác, APEC cũng quan tâm tới vấn đề môi trường trong chương trình của mình. Hội nghị Thượng đỉnh APEC vào tháng 11 - 1996 tại Subic, Philippines các nguyên thủ quốc gia đã chỉ đạo cho các Bộ trưởng cần phải thiết lập các lĩnh vực tự do hoá tự nguyện sớm đặc biệt là những lĩnh vực có tác động tích cực tới thương mại đầu tư và tăng trưởng kinh tế của các thành viên của APEC và các khu vực. Các quốc gia thành viên của APEC cũng nhất trí cần phải phát triển có hiệu quả các nguồn lực mang lại sự tăng trưởng bền vững và cân đối trong từng quốc gia và khu vực. APEC đã xây dựng một nhóm công tác thực hiện bảo vệ nguồn tài nguyên biển trong lĩnh vực năng lượng và nghề cá. Tiếp tục theo định hướng trên vào tháng 11/1997 Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Vancouver đã thông qua 15 lĩnh vực sẽ được tự do hoá tự nguyện sớm, trong đó có 9 lĩnh vực ưu tiên được bắt đầu thực hiện vào năm 1999 trong đó có lĩnh vực hàng hoá và dịch vụ môi trường. Mục tiêu tự do hoá tự nguyện sớm trong lĩnh vực này nhằm đo lường, ngăn chặn, hạn chế, và khắc phục việc tàn phá môi trường đối với nước, không khí và đất, cũng như các sản phẩm liên quan đến hoạt động đó. Ngoài ra, APEC còn đưa ra chương trình hành động tập thể cho giai đoạn 2010 đến 2020. Các nước thành viên APEC sẽ trao đổi các tiêu chuẩn an toàn về đồ chơi và thu hồi thực phẩm, thoả thuận về thừa nhận lẫn nhau về thực phẩm và theo dõi các kết quả đạt được của các uỷ ban WTO với các Hiệp định TBT và SPS. Từ các diễn đàn của APEC 6, nguyện vọng lớn lao của các quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề môi 6 Đặc biệt tại Cuộc gặp gỡ các Bộ trưởng Môi trường về phát triển bền vững ở Toronto (Canada) 09 - 11/07/1997.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng 1 - Kinh tế môi trường là gì
0 p | 744 | 253
-
Tài liệu hướng dẫn giảng dạy Kinh tế môi trường
69 p | 473 | 103
-
Luật Bảo vệ môi trường: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường - TS. Nguyễn Khắc Kinh
21 p | 239 | 57
-
Kinh tế môi trường - Chủ đề: Tiếp thị môi trường
21 p | 157 | 23
-
Thiết chế quản lý Nhà nước về môi trường ở Việt Nam
5 p | 159 | 16
-
Pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và các trách nhiệm pháp lý: Phần 1
99 p | 81 | 12
-
Đánh giá thực trạng áp dụng luật bảo vệ môi trường tại làng nghề gốm Chòm Sao (Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương)
13 p | 68 | 8
-
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Châu Âu và các thách thức về môi trường mà Việt Nam phải đối mặt
10 p | 45 | 7
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Giới thiệu môn học - GV. Phạm Hương Giang
9 p | 103 | 7
-
Chợ và các vấn đề liên quan
11 p | 68 | 6
-
Bảo vệ môi trường - Những quy định trong pháp luật Việt Nam: Phần 1
124 p | 33 | 5
-
Xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam với vấn đề thực thi các cam kết về môi trường trong EVFTA
15 p | 8 | 5
-
Phát triển kinh tế làng nghề gắn với bảo vệ môi trường trường hợp huyện Gia Bình (Bắc Ninh)
9 p | 107 | 5
-
Kiến thức về Luật bảo vệ môi trường năm 2014: Phần 1
125 p | 27 | 4
-
Bàn về thị trường khoa học và công nghệ hay thị trường công nghệ
7 p | 43 | 3
-
Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường để đáp ứng những thách thức hiện nay
11 p | 26 | 3
-
Tìm hiểu về Luật bảo vệ môi trường năm 2005: Phần 1
46 p | 64 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn