intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các giá trị đạo đức trong việc giảng dạy môn GDCD

Chia sẻ: Namamanh Namamanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

679
lượt xem
110
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các giá trị đạo đức trong việc giảng dạy môn GDCD với mục đích là tìm ra những nguyên nhân gây suy thoái các giá trị đạo đức từ đó có thể góp phần định hướng và tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng trên, tất cả những công việc trên có chung một mục đích là hoàn thiện nhân cách con người, làm nên giá trị của con người trong cuộc sống để hướng đến một xã hội văn minh hơn trong tương lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Vận dụng các giá trị đạo đức trong việc giảng dạy môn GDCD

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP CẦN THƠ TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIỆT DŨNG. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN GDCD. ĐỀ TÀI: GIÁO VIÊN GDCD: LÊ KIM PHƯỢNG. CẦN THƠ-THÁNG 3-2014.
  2. MỤC LỤC Trang I. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………….2 1. Lý do chọn đề tài. ……………………………………………………2 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. ……………………………………..3 3. Phương pháp nghiên cứu. ……………………………………………3 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. ……………………………………3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ……………………………………………4 1. Cơ sở lí luận. ……………………………………………………….....4 2. Thực trạng và những nguyên nhân cần giáo dục đạo đức cho học sinh. ……………………………………………………………....5 3. Một số giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ hiện nay. …………………………………………………..…7 4. Hiệu quả. …………………………………………………………..…9 III. KẾT LUẬN. ……………………………………………………...10
  3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 1. Lý do chọn đề tài: “Tuổi trẻ là tương lai của đất nước”. Đó là câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng với thực tế hiện nay thì ai cũng thấy lo lắng cho tương lai ấy. Liệu nó sẽ ra sao? Và hướng đi của tuổi trẻ sẽ như thế nào trong tương lai? Nhân loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên những giá trị tinh thần. Đánh giá thực trạng đạo đức ,Nghị quyết Trung ương lần thứ Hai của Đảng khóa VIII nhấn mạnh: “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản thân và đất nước. Trong những năm tới cần tăng cường giáo dục tư tưởng đạo đức, ý thức công dân, lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh… tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hoá, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện”. Cụ thể, đạo đức trong học đường đang có nguy cơ xuống cấp.Một bộ phận học sinh rơi vào những tệ nạn xã hội, bạo lực học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện nhân cách con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm chí hành hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là bề nổi, thực tế còn nhiều hơn nữa. Một thái độ vô cảm không thể ngờ được! Phải thật sự kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường của học sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh không chỉ đánh nhau gia tăng vì nhiều lí do không đâu mà cả hiện tượng hs đánh giáo viên cũng gia tăng. Do ảnh hưởng từ những mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng như của xu thế toàn cầu hóa, và đặc biệt, do không nghiêm túc trong rèn luyện, phấn đấu, một bộ phận học sinh ở nước ta đang có những biểu hiện tiêu cực đáng lo ngại, như phai nhạt lý tưởng sống, chạy theo lối sống buông thả, lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm pháp luật ... Học thì chẳng muốn tiếp thu, Đủ trò gian dối, mịt mù lương tri, Học tập chủ yếu cốt vì, Mẹ cha gò ép, khá thì do thân.
  4. Tất cả những suy nghĩa lệch lạc đó dần dần ảnh hưởng xấu đến động cơ, ước mơ hoài bảo vươn lên trong cuộc sống của các em. Những hiện tượng đó, trước hết là nguy cơ đe dọa tương lai của chính bản thân các em, gia đình các em, đồng thời cản trở sự phát triển theo hướng lành mạnh, tiến bộ và văn minh của xã hội ta hiện nay. - Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại có thể trở thành nguy cơ đe doạ đến tiền đồ của các em và rộng hơn là tương lai của đất nước. Tôi là một giáo viên đang trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD,với tuổi nghề gần 7 năm công tác giảng dạy học sinh, tôi chứng kiến từng ngày một về sự thay đổi trong ý thức của học sinh về việc thực hiện các nghĩa vụ đạo đức, bên cạnh những việc làm tích cực thì có một thực tế rất đau lòng : tình trạng đạo đức học sinh hiện nay đang xuống cấp trầm trọng, lý do là những tác động nào? do đâu? Một bài toán rất đau đầu đối với các nhà xã hội học, các nhà đạo đức học và cả những ai quan tâm và tìm hiểu về vấn đề này. Trước các vấn nạn trên hơn lúc nào hết, tôi nhận thấy mình cần phải giáo dục cho các em học sinh ý thức như thế nào và hành động như thế nào cho đúng các chuẩn mực đạo đức trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng, với đề tài “ Vận dụng các giá trị đạo đức trong việc giảng dạy môn GDCD” , Tôi vận dụng những tri thức về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu Tổ quốc, tình yêu thương con người,..để giảng dạy các em. Tôi rất mong sẽ có một kết quả khả quan hơn từ các em học sinh của mình,ít nhất cũng lay chuyển phần nào những suy nghĩ và hành động đang tiêu cực ở các em sang một hướng tích cực hơn, từ đó để có thể nói rằng: con người đang hướng và phát triển đến một xã hội văn minh là điều thật gần với cuộc sống của mỗi chúng ta!Vâng, đó cũng là mong mỏi lớn nhất của Tôi với đề tài này. 2. Mục đích nghiên cứu. Với thực trạng các giá trị đạo đức đang suy thoái nghiêm trọng hiện nay trong xã hội, cụ thể đề tài này đề cập là vấn đề đạo đức của học sinh, mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm ra những nguyên nhân gây suy thoái các giá trị đạo đức từ đó có thể góp phần định hướng và tìm ra những giải pháp để khắc phục tình trạng trên, tất cả những công việc trên có chung một mục đích là hoàn thiện nhân cách con người, làm nên giá trị của con người trong cuộc sống để hướng đến một xã hội văn minh hơn trong tương lai. 3. Phương pháp nghiên cứu. Trước hết để có kiến thức cơ bản trình bày đề tài cũng như ứng dụng trong quá trình giảng các phạm trù đạo đức cho học sinh thì tôi sử dụng phương pháp sưu tầm tài liệu từ các sách tham khảo, sách giáo khoa, chắc lọc kiến thức cuộc sống thực tế về các mối quan hệ xã hội, sưu tầm tư liệu từ học sinh về những câu chuyện, bài thơ,ca dao, tục ngữ có vận dụng vào cuộc sống thực tiễn, tìm hiểu những nguyên nhân gây thay đổi về quan niệm sống của giới trẻ; nói chuyện, đàm thoại cùng giới trẻ( cơ bản là học sinh ) với các chủ đề: tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, …;đặt câu hỏi tình huống nhằm nghiên cứu quan niệm của học sinh; trình bày cả kinh nghiệm sống của bản thân-tức là nghiên cứu trường hợp điển hình. 4. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu. Cơ bản là đối tượng học sinh của trường, nhưng vì lần đầu tiên nghiên cứu đề tài này nên nhất định sẽ gặp những khó khăn khách quan lẫn chủ quan.
  5. + Chủ quan: Lần đầu tiên làm đề tài nên còn bị động trong việc sưu tầm những tài liệu( chưa có tính chọn lọc cao), đối tượng nghiên cứu chưa sâu( chưa có những buổi nói chuyện cụ thể với từng học sinh). +Khách quan: Do số lượng học sinh quá đông, thời lượng để giáo huấn nhân cách cho các em là rất hạn hẹp( chỉ vận dụng được ở mục biểu hiển và trách nhiệm của học sinh trong mỗi bài học ở học kì 2- lớp 10), thời gian để các em biểu hiện suy nghĩ và tình cảm của mình về các giá trị đạo đức là rất ít, do đó về mặt thực tiễn giáo viên thật sự cũng khó nắm bắt để kịp thời tư vấn và điều chỉnh các hành vi đạo đức cho học sinh, chưa hiểu sâu về những lý do dẫn đến hành động đạo đức ở các em, chưa hiểu được tâm tư, tình cảm của các em một cách bao quát trong chủ đề này. Kế hoạch nghiên cứu: + Vạch kế hoạch cho việc thực hiện đề tài với từng bước có chọn lọc cụ thể, xác định các nội dung có liên quan đến chủ đề đạo đức một cách cơ bản: thực trạng về tình bạn, tình yêu, tình cảm gia đình, tình yêu Tổ quốc, tình thương yêu con người của học sinh hiện nay. +Quy hoạch phạm vi đề tài: Nội dung của đề tài là viết về công tác giáo dục đạo đức học sinh,cụ thể là những quan niệm và biểu hiện lệch lạc về các giá trị đạo đức của học sinh trong trường học;nguyên nhân dẫn đến các hành vi làm suy thoái đạo đức của học sinh là ảnh hưởng từ đâu; từ thực trạng trên có thể định hướng, tìm ra các giải pháp để hướng các hành vi đạo đức của các em tích cực hơn; giáo viên vận dụng các giá trị đạo đức theo quan niệm hiện nay mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang thực hiện theo chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh , quan niệm đạo đức của nền đạo đức học Nho giáo có giá trị vĩnh hằng với nội dung gần gũi, được tinh lược để giáo dục cho các em xây dựng ý thức, quan niệm sống lành mạnh,từ đó làm kim chỉ nam cho các hành vi đạo đức của các em. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Cơ sở lí luận. Cơ sở lý luận của đề tài chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cùng với những quan điểm tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam về vấn đề đạo đức thanh niên và đạo đức Nho gia làm cơ sở để nghiên cứu đề tài. Bác Hồ dạy: “Thanh niên là chủ tương lai của nước nhà”. Bác ví tuổi thanh niên là mùa xuân của xã hội “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Lời dạy của Bác hết sức to lớn, tương lai của đất nước, của một con người có thành công hay không là phụ thuộc vào lúc còn trẻ, tuổi trẻ phải có quyết tâm cao trong học tập, trong làm việc, phải phát huy hết mọi giá trị đạo đức để đem đến thành công cho cuộc sống, nhưng hiện nay bên cạnh những mặt tích cực, phấn đấu nổ lực ở các em thì mặt trái của nó là lối sống thực dụng ngày một tăng, sự ích kỷ, thái độ thờ ơ với các chuẩn mực đạo đức cũng đáng báo động trong giới trẻ. 2.Thực trạng và những nguyên nhân cần giáo dục đạo đức cho học sinh. Phân tích những nguyên nhân cơ bản gây ra sự suy thoái đạo đức trong học sinh hiện nay.
  6. Bất kỳ một lỗi lầm nào cũng xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó. Đạo đức của học sinh ngày càng suy thoái, bị “tha hóa” cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau: Thứ nhất, các em có thể bị thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình một cách đúng hướng . Hiện nay trong gia đình thì tình trạng bạo lực gia đình cũng ngày một tăng lên, tình trạng con cái ngược đãi cha, mẹ, không hòa thuận với các thành viên cũng xảy ra khá phổ biến và đáng báo động. Có thể nói rằng: Gia đình là một tế bào của xã hội, là cái nôi hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trẻ mới sinh ra tâm hồn như một tờ giấy trắng, vô tư, trong sáng. Do vậy, việc nuôi nấng và chăm sóc con cái trưởng thành là việc làm không khó đối với các bậc cha mẹ nhưng việc giáo dục con cái trở thành một công dân tốt không phải dễ. Hiện nay, vấn đề “cơm áo gạo tiền” cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng sâu sắc đến việc giáo dục đạo đức con cái của các bậc cha mẹ vì đời sống vật chất góp phần chi phối đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế, việc mưu sinh kiếm sống gặp không ít khó khăn. Chẳng hạn, đối với gia đình cha mẹ sống hòa thuận, có điều kiện phát triển về kinh tế, cha mẹ có điều kiện và thời gian chăm sóc, yêu thương và quan tâm đến việc nuôi dạy con cái thì trẻ sẽ có phẩm chất đạo đức tốt. Còn đối với những gia đình thiếu về vật chất, cha mẹ phải bôn ba lo cuộc sống thì việc giáo dục con cái bị sao lãng. Bên cạnh điều kiện sống của gia đình, tấm gương đạo đức của cha mẹ cũng là ngọn đuốc soi đường và giáo dục đạo đức cho con cái. Cha mẹ có lối sống lành mạnh, hòa nhập, sống thiện, sống tốt, có lòng nhân nghĩa và biết quan tâm giúp đỡ mọi người xung quanh, hiếu thảo với ông bà cha mẹ,… thì con cái cũng học tập và có những phẩm chất tốt đẹp của cha mẹ vì “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”. Ngược lại, nếu các em sống trong gia đình mà cha mẹ gây cãi, đánh nhau, rượu chè cờ bạc, hút chích ma túy, cá độ, đá gà,… cũng ảnh hưởng xấu đến việc hình thành nhân cách và đạo đức của các em. Tuy nói “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nhưng những trường hợp con cái có những biểu hiện đạo đức tốt trong gia đình thiếu văn hóa hoặc vô văn hóa thì rất hiếm. Hơn nữa, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ cũng quyết định quá trình hình thành đạo đức của các em. Cha mẹ có cuộc sống hôn nhân hạnh phúc, quan tâm, thương yêu giúp đỡ và chia sẽ lẫn nhau những khó khăn trong cuộc sống, luôn tạo ra một niềm tin và định hướng cho con cái phát triển. Ngược lại, cuộc sống hôn nhân của cha mẹ không hạnh phúc, đỗ vỡ sẽ tạo ra một áp lực lớn về tinh thần cho con cái, làm cho con cái chán nản, bi quan trong cuộc sống, dễ rơi vào tệ nạn xã hội, đạo đức bị suy thoái. Thứ hai, giáo dục của nhà trường góp phần hoàn thiện đạo đức và nhân cách của học sinh Tình trạng hs bạo lực trong học đường; không kính trọng thầy cô, xem thường bạn bè, mọi người xung quanh; không hiếu thảo với ông bà cha mẹ; thiếu tính nhân đạo; các em mê games bỏ học hoặc tự tử vì games; … Từ đó làm suy thoái những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Vì vậy việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức trong học sinh phổ thông là vô cùng quan trọng và là điều rất cấp thiết để thúc đẩy sự hoàn thiện con người nói riêng và đẩy nhanh sự phát triển của đất nước nói chung.
  7. Nói về bản chất con người,C. Mác cho rằng: “ Bản chất con người không phải là cái gì trừu tượng, cố hữu, trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”- có nghĩa là: con người sinh ra chưa có bản chất, mà bản chất của mỗi cá nhân được hình thành là do sự tác động của tất cả các mối quan hệ xã hội, trong đó nhà trường là môi trường tác động rất lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh,và Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên”. Do vậy, bên cạnh sự giáo dục đạo đức ở gia đình, việc giáo dục đạo đức ở nhà trường cũng rất quan trọng. Thực tế cho thấy, hiện nay, học sinh ở các cấp học đều có những biểu hiện suy thoái về đạo đức.Các em thường vi phạm nội quy nhà trường, mức độ ngày một gia tăng: cụ thể hs hay nhuộm những màu tóc không giống tóc của người Việt, làm mất lòng tự trọng của dân tộc, tình trạng không phù hiệu, hay mang dép lê, mặc quần đáy ngắn, nội y phản cảm, kiểu tóc không gọn gàng, thiếu lịch sự,..tất cả các biểu hiện đó chứng tỏ các em chưa có sự tinh lọc trong việc chạy theo các trào lưu mà các em cho đó là văn hóa của giới trẻ, một sự lầm lẫn cực kỳ nguy hiểm, bởi vì thông qua cách ăn mặc, kiểu tóc, tính cách giao tiếp,..phần lớn sẽ nói lên được suy nghĩ của các em, những suy nghĩ lệch lạc dẫn đến những hành động vô văn hóa thậm chí một số hs còn biểu hiện hành vi hung hăng, không xem trọng người khác trong giao tiếp. Nguyên nhân cơ bản là do có những quan niệm lệch lạc : nhà trường chỉ chú trọng dạy chữ mà chưa cần quan tâm sâu sắc đến việc dạy học sinh cách ứng xử, gần đây mới lồng ghép các kỹ năng sống. Một phần do thời lượng chương trình không cho phép giáo viên bộ môn dừng lại để uốn nắn học sinh nhiều. Nhưng theo tôi, giáo viên vẫn có đủ thời gian để dạy cho các em điều hay lẽ phải. Một phần do nhận thức sai lệch khi cho rằng, giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm hay giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn, Giáo dục công dân mà quên rằng đây là trách nhiệm chung của tất cả các giáo viên đứng lớp. Thông qua các tiết dạy, giáo viên vừa trang bị kiến thức, vừa trang bị kỹ năng sống và vừa giáo dục đạo đức trong học sinh. Bên cạnh sự giáo dục của gia đình, nhà trường, để học sinh ngày càng hoàn thiện về đạo đức và nhân cách thì không thể thiếu sự quan tâm giáo dục của xã hội. Thứ ba, sự giáo dục đạo đức của xã hội là quá trình hoàn thiện đạo đức của học sinh Quá trình toàn cầu hóa hiện nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thì theo đó là những mặt trái của nó đã làm cho những giá trị đạo đức của con người đang đứng trước nguy cơ suy thoái trầm trọng. Việc giao lưu văn hóa ngoại không được học sinh biết cách chon lọc làm ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. Khoa học công nghệ phát triển, học sinh tiếp xúc với internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, internet có nhiều điểm tiêu cực như có những hình ảnh, phim ảnh không phù hợp với những giá trị đạo đức của con người Việt Nam. Học sinh xem nhưng thiếu người định hướng và giáo dục nên sẽ dễ nhận thức sai lầm kéo theo hành vi sai và phạm tội. Mặt khác, xã hội ngày nay phát triển đa dạng, phong phú. Những mặt trái của sự phát triển nền kinh tế thị trường để lại hậu quả suy thoái về đạo đức. Con người vì lợi nhuận bất chấp thủ đoạn hại nhau, vì lợi sẵn sàng giết nhau,… Môi trường sống xung quanh cùng với những tệ nạn xã hội đang diễn ra tràn lan và ngày càng xâm nhập sâu vào học đường cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái về đạo đức, hs có quyền tham gia nhiều cộng đồng với nhiều môi trường tác động khác nhau điều này tùy thuộc vào khả năng ở các em, ví dụ các
  8. em có thể tham gia vào cộng đồng dân cư, cộng đồng thể thao, cộng đồng nghệ thuật,…điều quan trọng là các loại hình cộng đồng đó có hướng giáo dục tích cực cho các em hay không, tại vì có những cộng đồng chỉ chú trọng mặt thể chất, lợi ích kinh tế sinh ra tính đố kị, tranh giành nhau thiếu ý thức pháp luật và đạo đức, ví dụ: một số trang cộng đồng bán hàng qua mạng In ternet không rõ nguồn gốc, cộng đồng Games- ở đó có các trò chơi bạo lực, tiêu cực. Do vậy, chúng ta cần tạo một môi trường xã hội thật sự trong sạch, lành mạnh và phát triển để giáo dục đạo đức học sinh ngày càng tốt đẹp hơn. 2. Một số giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức trong giới trẻ hiện nay. Vấn đề thứ nhất- đối với gia đình phải quan tâm nhiều hơn và phải liên kết với nhà trường trong việc giáo dục con cái. Gia đình là cái nôi, là nền tảng hình thành nhân cách và hoàn thiện đạo đức cho con cái. Thời gian các em tiếp xúc với gia đình nhiều hơn thời gian các em ở bên ngoài xã hội.Tuy nhiên trong thời buổi công nghiệp hóa hiện nay, thời gian để cha mẹ tiếp xúc, goái dục con cái là rất ít. Do vậy, cha mẹ cần phải quan tâm giáo dục con cái sâu sát hơn, có kế hoạch hơn trong việc theo dõi tình hình học tập và biểu hiện hành vi của con mình, đồng thời cha, mẹ cũng phải là người bạn thân nhất làm chỗ dựa tâm lí thật vững chắc cho các em, để các em có thể chia sẽ tất cả những niềm vui , nỗi buồn trong cuộc sống, khi khó khăn xảy ra thì các em không bị hụt hẫn về mặt tình cảm trước cha, mẹ. Con cái sẽ trưởng thành hơn và trở thành công dân tốt cho xã hội nếu cha,mẹ giáo dục đúng hướng ngay từ nhỏ. Học sinh cần thấy được tình yêu thương của mọi thành viên trong gia đình dành cho các em, cảm nhận được tình yêu của cha, mẹ đối với con cái là vô bờ bến và ,con cái phải biết phụng dưỡng ông, bà, cha, mẹ là quy luật tất yếu của xã hội loài người; anh ,chị em phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau.(SGK-GDCD lớp 10-trang 82). “Cha, mẹ thương con như biển hồ lai láng”-Tục ngữ. “ Anh em như thể tay chân, rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”. Trong cuộc sống chúng ta luôn có những khó khăn vì nhiều lí do khác nhau. Cha mẹ phải chăm lo cuộc sống vật chất và tinh thần cho gia đình nên đôi lúc không thể có được thời gian theo sát con cái, để có những biện pháp giáo dục thích hợp hướng con mình theo cái tốt, cái thiện. Do vậy, cha mẹ muốn con trở thành công dân tốt phải tạo sự gắn kết với nhà trường (đặc biệt là thường xuyên liên lạc với giáo viên chủ nhiệm) để hiểu nhiều hơn về con và có giải pháp khắc phục hữu hiệu. Thứ hai, phải tạo một môi trường sống, môi trường giao tiếp và học tập tốt ở gia đình, nhà trường và xã hội. Đây là một trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển nhân cách ở trẻ. Có môi trường sống, làm việc và học tập tốt, học sinh sẽ ít có cơ hội trở thành người xấu, không thể phạm tội. Hiện nay, môi trường sống xung quanh rất phức tạp, luôn diễn ra những tệ nạn xã hội ảnh hưởng không tốt đến việc hình thành tư tưởng, đạo đức lối sống của học sinh. Do vậy, bản thân của các bậc phụ huynh, giáo viên phải nắm được những hoạt động văn hóa, các trò chơi giải trí và người thân xung quanh các em và nhà trường. Vì chính môi trường xã hội gần gũi này trực tiếp ảnh hưởng và góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nếu môi trường xung quanh phức tạp thì chúng ta sẽ có những biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn những hậu quả xấu xảy ra đối với học sinh. Ví dụ: Một học sinh ham chơi, ít được ba, mẹ có thời gian quan tâm, đây cũng là đối tượng hs mà nhiều giáo viên
  9. chủ nhiệm khá đau đầu, tuy nhiên nếu chúng ta hiểu rõ hoàn cảnh của hs này thì điều đầu tiên, tôi thiết nghĩ là phải có những buổi nói chuyện riêng với hs đó, phân tích tác động xấu của hành vi mê chơi hơn học tập, giáo viên giao tiếp phải có thái độ hòa nhã để hs cảm thấy có chỗ dựa về mặt tâm lí, gióa viên cần kết hợp với gia đình đúng lúc, kêu gọi cha, mẹ hãy dành thời gian quan tâm đến con em mình nhiều hơn, nếu hs chịu lắng nghe thì kết quả sẽ khả quan hơn nhiều. Thứ ba, những người giáo dục phải gương mẫu, hiểu sâu hơn về tâm sinh lý của học sinh và có tâm huyết với việc giáo dục học sinh thành công dân tốt. Cha mẹ, giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, có những hình thức khen thưởng và xử phạt công bằng giữa các thành viên, không phân biệt đối xử giữa các con và các học sinh; phải biết cách khen, chê đúng lúc, nên khen nhiều hơn chê để động viên và khích lệ trẻ. Cha mẹ và Thầy Cô phải đặt mình vào vị trí của học sinh, phải hiểu được tâm sinh lý của học sinh để có những phương pháp giáo dục đúng đắn phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Nếu chúng ta hiểu biết được những nguyên nhân do đâu mà hs của ta trở nên hư hỏng như thế này, nếu nhìn một cái nhìn toàn cảnh, ngoài nguyên nhân chính là do mặt trái của sự phát triển kinh tế thị trường đưa tới, trong đó có sự quan tâm chưa đúng cách của các thế hệ đi trước của chúng ta. Về phía giáo viên để tiếp thêm động lực giúp các giáo viên thể hiện hết tâm huyết của mình trong việc giáo dục học sinh, tôi xin dẫn ra đây một câu nói có ý nhắc nhở gíao viên chúng ta trong sự nghiệp trồng người. “ Không có những học sinh không tốt, mà chỉ có nhà giáo dục tồi”-Nhà giáo dục học BIELINXKI- NGA. Vâng, một câu nói nghe qua hơi khó chấp nhận nhưng suy nghĩ kĩ đó là một chân lí. Thứ tư, chúng ta phải giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ nhỏ và giáo dục phải thường xuyên; phải theo dõi các mối quan hệ của học sinh và giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, lý tưởng sống cho học sinh . Việc giáo dục đạo đức cho một học sinh trở thành một công dân tốt thì nhà trường phải chú trọng ngay từ khi trẻ mới hình thành nhận thức, đó là những lúc ở nhà và việc giáo dục đạo đức ở trẻ bắt đầu từ các cấp học.Một câu chuyện của nền giáo dục Nhật Bản mà tôi mới đọc ở phóng sự trên trang web: eva. Com gần đây như sau: Nhật Bản là một đất nước rất chú trọng phát triển chính sách giáo dục để tạo ra nguồn nhân lực bậc nhất thế giới, ngay từ cấp tiểu học, Nước Nhật đã có những chính sách rất ưu đãi, chẳn hạn bửa cơm trưa đối với các lớp bán trú là phụ huynh không phải trả phí, mà ở đó các em còn được giáo dục một nhân cách rất tự hào, cao thượng trong bửa ăn của người Nhật đó là: Các em hs tự bưng khay cơm của mình về chỗ ngồi, ở đây sẽ có một đội hs trực nhật múc cơm cho các bạn, đôi lúc có những hs bất cẩn làm rớt thức ăn, ngay lúc đó những hs và giáo viên có thề giúp các em lấy phần thức ăn khác mà không phàn nàn, sau đó các em trở về chỗ ngồi chờ khi tất cả ổn định thì mới bắt đầu bữa cơm, trong bửa ăn thì mọi người tập trung, im lặng, chú ý không để thức ăn bị thừa; hoặc chúng ta thấy sau thảm họa kép động đất, sóng thần vào tháng 3-năm 2011 ở Nhật vừa qua, ở các trại tập trung phát đồ cứu tế không bao giờ có cảnh chen lấn, cướp giật mà tất cả phải theo một trật tự ứng xử- đó là văn hóa xếp hàng, tại sao họ làm được điều đó trong khi cái chết ở trước mắt người Nhật, thật đơn giản bởi vì người Nhật có một tinh thần rất quả cảm và họ đã được gióa dục khi còn tấm bé.Qua câu
  10. chuyện của nước Nhật chúng ta quay về với thực tại của đất nước Việt Nam mến yêu của chúng ta, Việt nam có một bề dày lịch sử gần bốn ngàn năm văn hiến, với từng ấy thời gian ,người Việt đã xây dựng cho mình với biết bao truyền thống đáng tự hào: -Trong lao động: có đức tính cần cù, thông minh, sáng tạo. - Trong học tập:Hiếu học; tôn sư trọng đạo. - Trong cách cư xử: Nhân nghĩa, uống nước nhớ nguồn. - Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm: Đoàn kết, kiên cường, bất khuất, gan dạ, dũng cảm…Đó là những giá trị mà cha, ông chúng ta đã dày công xây dựng nên, vậy thế hệ trẻ hôm nay cần giữ gìn và phát huy mạnh mẽ hơn nữa về những truyền thống của người Việt, để khi bạn bè quốc tế nhìn nhận và đánh giá về hình tượng của người Việt thì chúng ta cũng có nhiều điều đáng tự hào, tự tôn dân tộc. Đối với học sinh Trung học phổ thông, đây là giai đoạn các em phát triển khá hoàn thiện về mọi mặt, nhận thức đã sâu sắc và chín chắn hơn, tuy nhiên các em vẫn còn những suy nghĩ bồng bột, nông cạn nên dễ rơi vào những cám dỗ trong cuộc sống, sa vào cạm bẫy xã hội và trở thành tội phạm mà bản thân các em không hay biết, hoặc biết nhưng vẫn làm do không hiểu mức độ nặng nhẹ của sự việc, hoặc do không biết làm như thế là phạm pháp. Do vậy việc dạy chữ và dạy người cho học sinh phải xuyên suốt từ cấp thấp đến cấp cao, không gián đoạn. Đặc biệt, trong nhà trường phải đưa các chuẩn mực đạo đức giáo dục một cách sâu, rộng cho các em và các em phải ý thức được thực hiện hành vi đạo đức là những việc làm thiết yếu, phải biến nó thành thói quen đạo đức. Cụ thể phải giáo dục cho học sinh một số chuẩn mực đạo đức sau đây: _ Quan niệm về đạo đức (SGK –GDCD 10-trang 62); Một số phạm trù đạo đức- ( SGK-CD10- trang 67), giáo dục cho hs về các đức tính: Nhân nghĩa, hòa nhập, hợp tác:“Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực của xã hội mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng và xã hội”-khái niệm đạo đức. Quan niệm về tình yêu ( SGK-CD10 –trang 76). “Tình yêu là sự rung cảm và quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nhiều mặt…làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, tự nguyện sống vì nhau và sẵn sang hiến dâng cuộc sống của mình cho nhau” Quan niệm về tình yêu Tổ Quốc( SGK-CD 10- trang 95). “Lòng yêu nước là tình yêu quê hương đất nước với tinh thần sẵn sang đem hết khả năng của mình để phục vụ lợi ích của Tổ Quốc”. Giáo viên có thể lồng ghép những mẫu truyện để giáo dục học sinh hoặc những quan niệm đạo đức của Nho giáo không lỗi thời để giáo dục các em, ví dụ: + “ Tiên học lễ, hậu học văn”-của KHỔNG TỬ- Giá trị của một con người điều trước tiên thể hiện ở chữ “Lễ”,phải biết khuôn phép, cư xử đúng chuẩn mực đạo đức, thể hiện mình là một người có văn hóa; sau đó giá trị của con người mới được xét đến ở chữ “ Văn”- tức trình độ tri thức mà con người tiếp thu được từ cuộc sống. + Tình yêu thương con người, Khổng Tử cho rằng: “Nếu tâm của con người luôn hướng về nhân thì không bao giờ con người nghĩ đến chuyện phản loạn, miệng không nói điều sàm bậy và thân không dấn vào việc ác, tà”.Trích “ Đạo đức học phương Đông” –đoạn 2,3 trang 39 của PTS Vũ Tình. Cho nên các học sinh của chúng ta phải luôn suy xét lại những
  11. hành động của mình xem có vi phạm chuẩn mực đạo đức hay không, tránh những việc làm vô lương tâm và cắn rứt lương tâm, học sinh hiểu được khái niệm lương tâm và vận dụng vào hành động “ Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội”. _Về mặt kỹ năng: Yêu cầu các em hành động vì cộng đồng, giáo dục các em về cách ứng xử đối với tất cả các mối quan hệ xã hội: Trong gia đình thì biết thương yêu, giúp đỡ các thành viên; đến trường thì giúp đỡ, hòa thuận với bạn bè, lễ phép với thầy, cô; Ngoài xã hội thì là một công dân sống có trách nhiệm, tuân thủ pháp luật;...giáo viên cần thảo luận, đàm thoại, đặt câu hỏi tình huống để hs có thể giải quyết vấn đề một cách có sáng tạo.Ví dụ: Trong lớp học của em có một bạn gia cảnh nghèo khó, bạn ấy sắp phải nghỉ học vì gia đình không thể lo cho bạn được, em sẽ làm gì khi biết sự việc trên? Hs cần có thái độ quan tâm, động viên, an ủi, đóng góp giúp đỡ cho bạn của mình, và tìm cách để mọi người có thể giúp đỡ cho bạn tiếp tục việc học.Nói chung, học sinh phải biết yêu thương và đùm bọc những người không may mắn, không nơi nương tựa- “Lá lành đùm lá rách”;vào mùa mưa , lũ thì đồng bào các tỉnh miền trung, miền bắc của chúng ta thường rơi vào cảnh mất trắng nhà cửa, không có đủ miếng ăn, những khi đó hs cần được giáo dục sự tự ý thức giúp đỡ đồng bào vượt qua cơn hoạn nạn, hs cần được đi thực tế về thăm viếng các nghĩa trang liệt sĩ, thăm các bà mẹ Việt Nam anh hung để tiếp nhận và khắc ghi đạo lí “ uống nước nhớ nguồn”,… _Giúp các em tìm ra những giá trị đích thực của cuộc sống: Các em học tập vì mục đích gì? Học cho ai? Học để làm gì? Giáo viên phải giúp học sinh của mình trả lời được những câu hỏi trên thì các em sẽ định hướng được việc làm và quá trình học tập của bản thân một cách đúng đắn, giáo viên có thể nêu những tấm gương sống có hoài bão, có lý tưởng để các em noi theo: Câu chuyện về BS Đặng Thùy Trâm, Thầy giáo khuyết tật Nguyễn Ngọc Ký, Võ Thị Sáu,..qua những câu chuyện có thể gợi dậy tâm huyết còn tiềm tàng trong bản thân các em mà chưa được bộc lộ và phát huy. 3. Hiệu quả. Sau khi vận dụng các giá trị đạo đức vào việc giảng dạy ý thức, hành vi, hành động cho học sinh, qua kiểm tra sơ bộ về tình trạng tiếp thu kiến thức thì nhận thấy rằng: + Kết quả kiểm tra số điểm khá, giỏi, số lượng hs điểm trung bình tương đối thấp.Tuy nhiên kết quả này không đồng đều ở các lớp, vì thực tế quá trình tiếp thu kiến thức phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự ý thức học tập ở học sinh.( đối với các lớp 10A, lớp 10b1, 10b5 thì kết quả tốt hơn nhiều so với các lớp 10b2, 10b3, 10b4, 10b6, 10b7). + Đối với phần câu hỏi hiểu, nhận biết thì hs đa số làm bài khá tốt nhưng câu hỏi vận dụng cao thì các em trả lời chưa được tốt.( chỉ số ít hs làm được). + Phần kiến thức liên hệ thực tế thể hiện qua việc làm của các em như là: phải giúp đỡ ông, bà, cha, mẹ; biết lễ phép với thầy, cô; quan tâm giúp đỡ bạn bè, biết đoàn kết trong tập thể thì các em làm khá tốt, nhưng với những hành động đòi hỏi vì quyền lợi của cộng đồng, tập thể thì các em tỏ ra ý thức chưa tốt trong vấn đề này. Ví dụ như: giờ lao động của tập thể lớp, tham gia các phong trào của trường đề ra, hay bất cứ một phong trào nào của xã hội kêu gọi: thăm viếng nghĩa trang, vệ sinh đường phố, mittinh,..thì các em không xung phong, không tự giác cao, đợi thầy, cô, Đoàn thanh niên nhắc nhở là phần nhiều, điều này chứng tỏ bên cạnh những việc làm tích cực thì các em còn có thái độ thờ ơ với các sự kiện mang tính chất thiết thực của cuộc sống, các em sống thiếu lý tưởng, hoài bão.
  12. Nhìn chung, kết quả học tập của hs là khả quan nhưng số lớp dạy quá nhiều, hs mỗi lớp thì đông, thời gian chủ yếu là giảng dạy tri thức nên giáo viên không có thời gian cũng như không có điều kiện để tiếp xúc nhiều với các em, chưa phát hiện và kịp thời điều chỉnh các hành vi lệch lạc cho các em, đó cũng là một thiếu sót lớn của trường học, của giáo viên. III. KẾT LUẬN. Việc xây dựng nhân cách của một con người có thành công hay không phần lớn là nhờ yếu tố giáo dục các chuẩn mực đạo đức trong cuộc sống hằng ngày, và điều quan trọng là cá nhân đó có tinh thần tự giác tiếp thu, học từ các môi trường xã hội khác nhau hay không, đó là vấn đề tự ý thức của cá nhân trong việc tự học, tự rèn. Còn về phía gia đình, nhà trường, xã hội phải thể hiện hết trách nhiệm của mình, phải tạo những điều kiện thuận lợi nhất để con em mình, học sinh của mình và mọi công dân có được một môi trường sống, học tập và sinh hoạt an toàn, họ có thể dựa trên các nguyên tắc đạo đức làm nền tảng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội là điều tốt đẹp nhất mà con người cần có được, đó là giá trị của đạo đức. Để thực hiện có kết quả khả quan cho đề tài này, ngoài tâm huyết của giáo viên đứng lớp giảng dạy còn có sự giúp sức,kết hợp chặt chẽ từ phía gia đình của học sinh, sự quan tâm hỗ trợ giáo dục của các cộng đồng, ban, ngành đoàn thể của xã hội, và đặc biệt là sự chú ý lắng nghe, tiếp thu kiến thức văn hóa có chọn lọc cao từ các em học sinh, đó là yếu tố chính mang lại giá trị về mặt nhân phẩm của các em. Tóm lại, đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống hằng ngày của con người, là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho mỗi cá nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Trong cuộc sống, đạo đức là chuẩn mực cơ bản để điều chỉnh hành vi của con người bên cạnh những chuẩn mực khác, ai cũng phải suy nghĩ về những vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường,cách thức hoạt động nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng sao cho có lợi nhất, cá nhân phải biết đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích của bản thân thì mới được xã hội đánh giá cao, từ đó bảo đảm cho sự tồn tại, phát triển của chính mình và cộng đồng, xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ,người có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nếu một cá nhân có trình độ và năng lực chuyên môn rất cao nhưng không có đạo đức tốt sẽ gây ra nhiều thảm họa và tệ nạn xã hội, rơi vào nạn tham ô, lãng phí, hoặc vì lợi ích của bản thân bất chấp thủ đoạn bất lương và những việc làm phi pháp nhằm công kích hại người khác. Ngược lại, người có đủ tài đức khi làm bất kì việc gì họ cũng nghĩ đến lợi ích chung, đặt lợi ích của tập thể và xã hội lên cao; tạo sự dung hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội. Học sinh là thế hệ trẻ và chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực cơ bản nhất thúc đẩy sự thành bại của mỗi quốc gia. Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh, lý tưởng sống cho học sinh là rất quan trọng và cấp thiết. Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước trong thời kỳ mới. Để tìm hiểu về những giải pháp khắc phục tình trạng suy thoái đạo đức hiện nay thì tôi thiết nghĩ ngành giáo dục và các ngành, các cấp của xã hội cần có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về những nguyên nhân gây ra tình trạng trên, từ những nguyên nhân làm nền tảng để có thể định hướng đúng đắn hơn về các hành vi, hành động cho học sinh, chúng ta có thể yêu cầu học sinh thực hiện những chuẩn mực đạo đức mà các em cảm thấy rất vui và tự hào về hành vi, hành động của mình chứ không quay lưng, thờ ơ, tỏ thái độ vô cảm như
  13. thực tại. Điều đó có trở thành hiện thực hay không sẽ phụ thuộc rất lớn vào các nhà nghiên cứu của xã hội, sự kết hợp của mọi cơ quan, ban ngành để tìm ra tiếng nói chung và hiệu quả cho vấn đề khôi phục các giá trị đạo đức của người VIỆT NAM được học sinh thực hiện tốt. Đây là một đề tài mang tính chất thời sự, nhạy cảm, nhưng với thiển ý của tôi sẽ không tránh khỏi sự va chạm, với phạm vi nghiên cứu hẹp nên chưa có những giải pháp thật hiệu quả.Vì vậy, khi các thầy, cô có tham khảo đề tài này, tôi cũng xin được mạo muội xin ý kiến đóng góp chân thành từ các thầy, cô để tôi có thể dạy học trò mình tốt hơn, cũng như khi có điều kiện nghiên cứu đề tài này ở cấp độ cao hơn thì tôi cũng có những bài học kinh nghiệm đáng quý vậy, tôi thật chân thành cảm ơn các thầy cô đã để mắt xem qua! Thật cảm ơn! NGUYỄN VIỆT DŨNG- THÁNG 3- 2014. NGƯỜI VIẾT LÊKIMPHƯỢNG.
  14. Bạo lực học đường vẫn tái diễn vì kiểu phạt “giơ cao đánh khẽ”? (Dân trí) - Vấn đề này đã được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần, thậm chí đã được xử lý. Nhưng có vẻ mức độ xử lý chưa nghiêm, chưa đủ độ răn đe nên mới đây trên internet lại xuất hiện thêm clip đau lòng ghi lại cảnh một nhóm nữ sinh đánh bạn dã man... >> Đau lòng clip nữ sinh đánh bạn kiểu giang hồ Rất nhiều bậc phụ huynh, thầy cô giáo đã rất bất an và bất lực trước vấn nạn bạo lực trong giới học đường, vì họ không thể quản lý sát sao con em, học sinh 24/24 giờ. Vì vậy, qua Dân trí họ nói lên suy nghĩ cũng như mong muốn ngành giáo dục, cơ quan công an, bộ Thông tin truyền thông nhanh chóng tìm ra giải pháp ngăn chặn triệt để hiện tượng côn đồ này. Bạo lực học đường tiếp tục là vấn đề đau đầu trong năm 2011? Xin trích đăng một số ý kiến điển hình của bạn đọc gửi về Dân trí: “Nghe lâu lắm rồi mà sao đến giờ ngành giáo dục vẫn không có biện pháp giải quyết triệt để. Pháp luật phải nhúng tay vào để dẹp bớt những hành vi trên vốn ngày càng lan tràn. Tại sao không có các biện pháp trừng phạt như bắt lao động công ích trong một thời gian, hay cho đi cải tạo nhân phẩm đối với những dạng học sinh như vậy?” - Trieu Vuong: bangnhan2@gmail.com “Lại là bạo lực học đường! Đây là vấn đề nhức nhối không chỉ của gia đình mà của toàn xã hội. Không còn đâu là những nữ sinh ngây thơ đáng yêu, cái tuổi học trò tràn đầy niềm vui bên bạn bè nữa, thay vào đó là những "nữ tặc" hành xử như những tay anh chị trong chốn giang hồ. Phải làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường, phải làm sao để các bạn nữ sinh nói không với bạo lực? Ôi
  15. yêu biết bao dáng yêu kiều thướt tha đầy nữ tính của những nữ sinh. Nhưng không biết khi nào chúng ta có thể thấy lại được điều đó” - Ngọc Anh: gautruchungyen@gmail.com. “Trào lưu học sinh đánh nhau hội đồng rồi quay phim, đăng tải lên mạng ngày càng có vẻ là một xu hướng của tuổi teen. Tất nhiên việc này từ xưa đã có nhưng giờ lại nổi lên và công khai. Việc truy tìm và xử lý những người đánh bạn rồi những người tải đoạn phim lên trên mạng dường như không có tính răn đe, nên hành động này càng ngày càng phổ biến khắp các tỉnh thành trong cả nước. Thiết nghĩ Bộ Giáo dục ĐT, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông nên phải có phương án giải quyết triệt vấn nạn này" - Phải xử thật nặng và có những quy định nghiêm túc: hopet640@yahoo.com. “Tại sao những Clip bạo lực như thế chỉ được đưa lên rồi dùng những lời lẽ nào là đau xót, hay phẫn nộ, tức giận của dư luận? Phải thật mạnh tay xử lý nặng những hành vi trên, vì vấn đề bạo lực học đường đã như là một vết chém quá lớn vào nền đạo đức, giáo dục, văn hóa của chúng ta. Đây là những hành vi xúc phạm đến quyền thân thể cũng như nhân phẩm con người một cách nghiêm trọng. Các cơ quan pháp luật không thể cứ để cho những hình ảnh bạo lực thế này ngày một nhiều trên mạng ? Tại sao xử lý hình sự đối với những kẻ cướp bóc hoặc giết người mà lại không có những chế tài đối với những hành vi mất đạo đức trên? Những kẻ có những hành vi bạo lực như vậy thật không xứng đáng ngồi trên ghế nhà trường, chỗ dành cho họ phải là những trại giam hay trường giáo huấn kìa? Thật không thể hiểu các bạn trẻ bây giờ và cũng thật ngạc nhiên trước sự vào cuộc còn chưa thực sự mạnh mẽ của các bên chức năng” - Trần Ngọc: tranngoc010388@gmail.com. “Trong 2 năm vừa qua, tình trạng học sinh đánh nhau và quay clip để tung lên mạng ngày càng nhiều đã gây nhức nhối trong xã hội. Cũng có xử lý nhưng chưa thỏa đáng đối với các em, vì vậy tôi có đề xuất là chụp hình các em vi phạm tung lên các trang thông tin trên toàn quốc. Buộc phải lao động công ích 1 năm, bất kể con gái hay con trai, nhà giàu hay nghèo cũng đừng bao che. Cha mẹ có xin để dạy dỗ lại cũng không chấp nhận, có vậy mới chấm dứt tình trạng này” - Trần Ngọc: nuongchieu@yahoo.com.vn. Bạo lực học đường ngày càng diễn biến phức tạp. Một số ít quay clip tung lên mạng chúng ta thấy được mà thôi. Tôi là phụ huynh có con mới học lớp 7 thôi nhưng rất lo sợ việc này, chính vì vậy tôi phải chở đi hằng ngày (tốn công và mất việc làm) cho dù nhà cách trường chưa đầy 1km, không cho dùng đi động tránh tụ tập lúc rảnh. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời. Theo tôi nghĩ Bộ GDĐT nên đưa vào chương trình cho học sinh học thêm môn Kỹ năng sống (có chứng nhận) vào những năm đầu cấp 2 - Đông:dongdtc@gmail.com. “Theo tôi nghĩ đã xảy ra rất nhiều vụ bạo lực dã man của học sinh tương tự như clip trên, mà hình ảnh rất rõ nét. Biết được thông tin và nơi xảy ra vụ việc sao không thấy pháp luật can thiệp? Chúng ta nên xem đây là những vụ trọng án, là vô đạo đức, là vô giáo dục của một số học sinh gần như không có tính con người. Thiết nghĩ đã đến lúc cơ quan chức năng nên vào cuộc truy bắt và xử thật nghiêm khắc đối với những mầm mống làm đau lòng bao người và làm gương cho nhiều thế hệ học sinh sau này!” - Manh Hiep:manhhiephp@gmail.com. "Việc nữ sinh đánh nhau rồi đưa lên mạng tôi đã nghe hơn cả 100 lần rồi, nhưng kể cả các cơ quan pháp luật mà cũng không có biện pháp gì hiệu quả với những đứa trẻ có thú tính côn đồ như vậy, thì những người dân như tôi có thể làm gì..? Giả sử bạn vô tình gặp hoàn cảnh như vậy bạn sẽ làm gì? Nếu bạn không đủ sức thì nhóm côn đồ này sẽ đánh bạn luôn...còn nếu bạn đủ sức chống trả thì theo bản năng đôi khi gây ra án mạng… kết quả là bạn cũng vô tù. Vậy đừng bao giờ trách người dân vô cảm mà hãy hỏi rằng pháp luật đã làm gì để ngăn cản?
  16. Tôi thấy những việc đánh nhau sau đó được xử lý bằng cách đình chỉ học, hạ hạnh kiểm ..v.v..Nhưng thử hỏi nhóm côn đồ này có muốn học đâu mà đình chỉ? có đạo đức đâu mà hạ hạnh kiểm? vì vậy mà có lẽ đánh nhau đã thành phong trào của những nữ sinh mất tính người. Hy vọng là pháp luật có thêm những điều luật nghiêm khắc để xử lý những học sinh côn đồ này, trước khi con của tôi và con của các bạn trở thành nạn nhân” - Thanh Truc: truc6148@yahoo.com.vn……….
  17. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. SGK môn GDCD lớp 10. 2. Nghị quyết Trung ương lần thứ Hai của Đảng khóa VIII về “ Thực trạng đạo đức của thanh niên Việt Nam hiện nay”. 3. Nguyễn Hiến Lê (1990), Luận ngữ và Khổng Tử, NXB Văn hóa, Hà Nội. Phạm Đình Nghiệp (2000), Giáo dục tư tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ Việt Nam trong tình hình mới, NXB Thanh niên, Hà Nội. 4. Vũ Tình (1998), Đạo đức học Phương Đông cổ đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 5. Ca dao- thành ngữ Việt Nam. 6. Các bài viết và bài kiểm tra của học sinh. 7. Các bài viết về Hồ Chí Minh giáo dục đạo đức cho thanh niên. 8. Các phóng sự về giáo dục tham khảo ở các báo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1