Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU <br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Mục tiêu giáo dục tiểu học là đào tạo ra con người chủ động, sáng tạo, <br />
sớm thích nghi với lao động, hoà nhập thế giới và góp phần phát triển cộng <br />
đồng. Cùng với các thành tố khác, kiểm tra, đánh giá là một khâu then chốt của <br />
quá trình đổi mới giáo dục phổ thông. Vì vậy, để thực hiện tốt mục tiêu giáo <br />
dục, bên cạnh việc đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học,.... thì <br />
kiểm tra, đánh giá cũng phải thực sự đổi mới theo hướng phát triển trí thông <br />
minh, sáng tạo, tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và cần thực hiện <br />
trong cả quá trình giáo dục.<br />
Trong những năm học gần đây, việc kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học <br />
liên tục đổi mới, cụ thể: Thông tư 32 (năm 2009); Thông tư 30 (năm 2014) và <br />
Thông tư 22 sửa đổi, bổ sung Thông tư 30 (năm 2016). Mục đích của việc đổi <br />
mới trong kiểm tra, đánh giá nhằm giúp giáo viên điều chỉnh, đổi mới phương <br />
pháp, hình thức tổ chức hoạt động dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, <br />
tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa <br />
thể tự vượt qua của học sinh để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định đúng <br />
những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp <br />
thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học <br />
sinh; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục tiểu học. Đồng thời, giúp học sinh <br />
có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao <br />
tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ. <br />
Công tác đổi mới trong kiểm tra, đánh giá học sinh luôn được Bộ Giáo dục <br />
Đào tạo, các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao. Tại Phòng GD&ĐT <br />
Krông Ana, tháng 12 năm 2014 đã tổ chức thành công chuyên đề Xây dựng Thư <br />
viện đề kiểm tra cho các trường tiểu học trong huyện, giúp các đơn vị ra đề có <br />
chất lượng và lưu trữ hiệu quả; tháng 11/2016 tổ chức tập huấn Thông tư <br />
22/2016/TTBGDĐT quy định về kiểm tra đánh giá học sinh tiểu học. Vinh dự <br />
hơn giữa tháng 12/2016, bản thân tôi được tham gia tập huấn “Nâng cao năng lực <br />
ra đề kiểm tra các môn học theo Thông tư 22” tại thành phố Hồ Chí Minh do Bộ <br />
Giáo dục và Đào tạo triển khai. Sau khi tiếp thu, tôi đã nhanh chóng vận dụng <br />
ngay tại cơ sở chỉ đạo giáo viên thực hiện ra đề kiểm tra học kì I theo bốn mức <br />
độ.<br />
Mặc dù đã được tập huấn, chuyên đề nhiều về công tác ra đề song phần <br />
lớn với môn Toán, Tiếng Việt giáo viên thực hiện rất thành thạo, còn đối với <br />
các môn ít tiết như Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tin học, Tiếng Anh, Tiếng Êđê <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 1 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
giáo viên còn lúng túng; chưa biết cách lập ma trận trước khi ra đề; kĩ năng xây <br />
dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì chưa đúng các mức độ, tỉ lệ theo quy định; <br />
hình thức các câu hỏi đơn điệu, trùng lặp,... Chính vì những lí do trên, năm học <br />
này tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu <br />
hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo Thông tư 22/2016. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
Đề tài đưa ra một số giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng xây <br />
dựng câu hỏi, đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lí theo bốn mức độ cho đội <br />
ngũ giáo viên trong nhà trường.<br />
Giúp giáo viên xác định được mức độ của từng câu hỏi; có kĩ năng xây <br />
dựng các dạng hình thức câu hỏi trắc nghiệm khách quan, câu hỏi tự luận theo 4 <br />
mức độ; biết thiết kế ma trận đề và hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì phù hợp <br />
với đối tượng học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học. <br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Kĩ năng xây dựng câu hỏi theo các mức độ và ra đề kiểm tra định kì theo <br />
Thông tư 22/2016 môn Lịch sử và Địa lí. <br />
4. Giới hạn của đề tài <br />
Nghiên cứu thực trạng kĩ năng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra định kì <br />
môn Lịch sử và Địa lí của đội ngũ giáo viên tại trường Tiểu học Trần Phú năm <br />
học 20152016 đến nay.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu;<br />
Phương pháp điều tra;<br />
Phương pháp thử nghiệm;<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh;<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Kiểm tra, đánh giá là một công đoạn không thể thiếu trong quá trình dạy <br />
học. Kiểm tra, đánh giá chính xác sẽ có tác dụng giúp giáo viên nắm được cụ thể <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 2 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
năng lực học tập của từng em, từ đó có biện pháp cụ thể, thích hợp bồi dưỡng <br />
từng nhóm đối tượng học sinh, nâng cao chất lượng học tập của môn học. Đề <br />
kiểm tra chính là phương tiện giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, <br />
đánh giá học sinh. <br />
Việc dạy Lịch sử và Địa lí ở tiểu học nhằm cung cấp cho học sinh những <br />
kiến thức cơ bản về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu của đất nước Việt <br />
Nam qua các thời kì từ khoảng năm 700 TCN đến sau 1975 (đối với phân môn <br />
Lịch sử); đồng thời giúp các em nắm bắt được các hiện tượng tự nhiên, các lĩnh <br />
vực kinh tế xã hội của Việt Nam và một số nước trên thế giới (đối với phân <br />
môn Địa lí). Thông qua những kiến thức cơ bản, giáo viên bước đầu hình thành <br />
cho học sinh một số kĩ năng: Quan sát sự vật, hiện tượng; thu thập, tìm kiếm tư <br />
liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn thông tin khác nhau; Biết đặt câu hỏi trong quá <br />
trình học tập và chọn thông tin để giải đáp; Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, <br />
hiện tượng lịch sử và địa lí; Trình bày lại kết quả học tập của mình bằng lời <br />
nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ, bảng thống kê; Vận dụng các kiến thức đã học vào <br />
thực tiễn đời sống để giải quyết một số tình huống cụ thể. Qua đó giáo dục học <br />
sinh luôn có ý thức tôn trọng, bảo vệ các cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa của <br />
dân tộc và môi trường xung quanh; biết yêu thiên nhiên, con người, quê hương, <br />
đất nước. <br />
Do đó, khi đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn Lịch sử và Địa <br />
lí không đòi hỏi các em phải học thuộc lòng từng câu, từng chữ trong sách giáo <br />
khoa mà chỉ chú trọng việc trình bày các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, <br />
hiện tượng địa lí bằng chính ngôn ngữ của học sinh một cách chính xác và sinh <br />
động dưới nhiều hình thức khác nhau (nói, viết, vẽ,...). Chính vì vậy, việc xây <br />
dựng câu hỏi theo bốn mức độ và thiết kế ma trận, đề kiểm tra theo Thông tư <br />
22/2016BGDĐT giúp cho các đơn vị giáo dục cũng như giáo viên chủ động và <br />
thuận lợi hơn trong việc đánh giá kết quả học tập của từng học sinh một cách <br />
chính xác, sát thực. Và để công tác kiểm tra, đánh giá của người dạy thực sự <br />
khuyến khích và thúc đẩy được sự tự kiểm tra đánh giá của người học thì yêu <br />
cầu người giáo viên cần biết cách xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra theo các <br />
mức độ để phân hóa đối tượng học sinh; biết ra đề kiểm tra đảm bảo về tính <br />
nội dung, tính khoa học, đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng môn <br />
học, phù hợp với các hình thức kiểm tra và mục đích đánh giá. <br />
2. Thực trạng<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 3 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Trường Tiểu học Trần Phú có 100% học sinh học 2 buổi/ngày; đội ngũ <br />
giáo viên nhiệt tình, tự giác, làm việc có tinh thần trách nhiệm, có nhiều kinh <br />
nghiệm trong giảng dạy cũng như công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập <br />
của học sinh. <br />
Bản thân là Phó Hiệu trưởng phụ trách các hoạt động chuyên môn trong <br />
nhà trường, hàng năm chỉ đạo và trực tiếp thẩm định đề kiểm tra định kì các môn <br />
học của giáo viên. Các tổ chuyên môn cơ bản thực hiện đúng quy trình ra đề, khi <br />
nộp đề về nhà trường thẩm định có đầy đủ từ ma trận đề, đề kiểm tra và hướng <br />
dẫn đánh giá.<br />
Năm học 2014 2015, được sự quan tâm, chỉ đạo của Phòng Giáo dục và <br />
Đào tạo, lãnh đạo nhà trường, bản thân đã thực hiện thành công chuyên đề Xây <br />
dựng Thư viện đề kiểm tra và được chia sẻ, nhân rộng thực hiện đến các đơn vị <br />
trong huyện. Đa số giáo viên đã xác định được vai trò của Thư viện đề kiểm tra <br />
đối với công tác kiểm tra, đánh giá học sinh, vì vậy đã thực sự đầu tư thời gian, <br />
kiến thức cho chất lượng đề kiểm tra. Và thông qua kết quả kiểm tra, đánh giá <br />
không những giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập mà còn giúp giáo <br />
viên thực hiện tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học phù hợp đối tượng <br />
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cũng còn một số khó khăn sau:<br />
Tại phân hiệu Buôn Trấp, 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, việc <br />
nắm bắt kiến thức các môn học, bài học còn rất nhiều hạn chế. Các tổ khối <br />
chưa “phân hóa” đề kiểm tra theo đối tượng học sinh giữa hai điểm trường <br />
(nghĩa là cả khối chỉ thực hiện 01 đề chung) nên việc kiểm tra, đánh giá học sinh <br />
đạt kết quả chưa cao.<br />
Đội ngũ giáo viên tuy có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy <br />
song một số giáo viên lớn tuổi ngại đổi mới, kĩ năng ứng dụng công nghệ thông <br />
tin hạn chế. Một số giáo viên còn lúng túng, chưa biết cách lập ma trận trước <br />
khi ra đề, kĩ năng xây dựng câu hỏi chưa đúng các mức độ và tỉ lệ theo quy định. <br />
Vì vậy, công tác ra đề kiểm tra một số tổ khối thực hiện chưa đúng quy trình và <br />
kiểm tra định kì thường lựa chọn đề của tổ trưởng tổ chuyên môn là chủ yếu.<br />
Khi đánh giá thường xuyên, một số giáo viên chưa biết cách phân hóa đối <br />
tượng học sinh. Trong các tiết học, giáo viên chưa chú trọng đưa thêm hệ thống <br />
câu hỏi “mở” nhằm phát huy tối đa năng lực học tập của những học sinh năng <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 4 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
khiếu nên đa phần các em chưa giải quyết được câu hỏi mức 4 trong bài kiểm <br />
tra định kì. Một số giáo viên chưa biết cách lựa chọn nội dung kiến thức trọng <br />
tậm để kiểm tra nên đề kiểm tra định kì thường mắc lỗi “nhiều về số câu, thiếu <br />
về nội dung” hoặc câu hỏi và bài tập đồng dạng, lặp lại kiến thức. <br />
Từ những thực trạng trên, hàng năm nhà trường luôn quan tâm việc bồi <br />
dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi, đề kiểm tra theo các mức độ, đảm bảo chính <br />
xác cả về cấu trúc, nội dung và hình thức cho đội ngũ giáo viên. Bởi thông qua <br />
bồi dưỡng, giáo viên được học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm; từ đó có kĩ năng <br />
tốt trong quá trình làm đề, mang lại hiệu quả cao trong đổi mới kiểm tra, đánh <br />
giá và tạo động lực thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nâng cao kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ cho đội ngũ giáo <br />
viên<br />
trong nhà trường. <br />
Giúp giáo viên thiết lập được ma trận đề, sử dụng hiệu quả ma trận đề <br />
để ra hoàn chỉnh các đề kiểm tra định kì môn Lịch sử và Địa lí theo Thông tư <br />
22/2016/TTBGDĐT nhằm đánh giá đúng năng lực học tập của các đối tượng <br />
học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br />
b.1. Xác định những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong quá trình <br />
ra đề kiểm tra định kì<br />
Thực tế, việc ra đề kiểm tra định kì theo các mức độ của tất cả các môn <br />
học nói chung và môn Lịch sử Địa lí nói riêng đã được triển khai thực hiện <br />
trong nhiều năm qua. Cụ thể: Thông tư 32/2009 ra đề theo 4 mức độ; Thông tư <br />
30/2014 ra đề theo 03 mức độ: Thông tư 22/2016 ra đề theo 4 mức độ. Và bản <br />
chất mức độ 2 của Thông tư 30/2014 tương đồng với mức 2 và mức 3 của <br />
Thông tư 22/2016. Song điều khó khăn nhất của giáo viên trong quá trình làm đề <br />
vẫn là xác định nhầm lẫn mức độ giữa các câu hỏi (mức 2 với mức 3 hoặc mức <br />
3 với mức 4). Chính vì thế, đề kiểm tra định kì của giáo viên xây dựng chưa đảm <br />
bảo tỉ lệ số câu, số điểm và các mức độ theo quy định; phần lớn các đề kiểm tra <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 5 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
chưa có câu hỏi mức độ 4. Vì vậy, công tác bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi, <br />
đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên đảm bảo tính khoa học, chất lượng luôn là <br />
vấn đề đơn vị chúng tôi quan tâm.<br />
Mặc dù, Thông tư 22/2016BGDĐT có hiệu lực ngày 06/11/2016 và đầu <br />
tháng 02/2017 việc tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra theo TT22/2016 từ <br />
cấp tỉnh đến cấp huyện, trường mới thực hiện xong. Nhưng tại đơn vị TH Trần <br />
Phú, ngay đầu tháng 10 chúng tôi đã triển khai sớm đến toàn thể đội ngũ giáo <br />
viên nắm bắt tinh thần chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo về các điểm mới <br />
trong đánh giá định kì và ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016.<br />
Đầu tiên, yêu cầu giáo viên tự nghiên cứu Thông tư 22/2016 trên các <br />
trang mạng, Website, báo, đài,... <br />
Khi Thông tư chính thức có hiệu lực (ngày 06/11/2016), tiến hành tổ <br />
chức tập huấn cấp trường phân tích cụ thể điểm giống và khác nhau khi đánh <br />
giá định kì, chú trọng việc thiết kế đề kiểm tra định kì theo các mức độ. <br />
Vì giữa hai Thông tư 30 và 22 có nhiều “điều”, “khoản” được sửa đổi, bổ <br />
sung nên khi triển khai Thông tư 22/2016, tôi định hướng cho giáo viên hiểu kĩ <br />
nội dung Điều 10 về “đánh giá định kì” như sau: <br />
+ Khoản 1. Thông tư nêu rõ khái niệm về đánh giá định kì.<br />
+ Khoản 2. Sửa đổi đánh giá định kì về học tập: cách đánh giá từng môn <br />
học <br />
và hoạt động giáo dục; thời điểm làm bài kiểm tra định kì (bổ sung thêm số lần <br />
kiểm tra đối với hai môn Toán, Tiếng Việt lớp 4 và 5); cách thiết kế đề kiểm tra <br />
định kì theo các mức độ.<br />
+ Sự khác biệt giữa Thông tư 30/2014 và TT22/2016 là:<br />
Nội dung Thông tư 30/2014 Thông tư 22/2016<br />
1. Đánh Vào cuối học kì I và cuối năm Vào giữa học kì I, cuối học kì <br />
giá định học, giáo viên chủ nhiệm họp với I, giữa học kì II và cuối năm học, <br />
kì về các giáo viên dạy cùng lớp, thông giáo viên căn cứ vào quá trình <br />
từng môn qua nhận xét quá trình và kết quả đánh giá thường xuyên và chuẩn <br />
học học tập, hoạt động giáo dục khác KTKN để đánh giá học sinh đối <br />
để đánh giá học sinh đối với từng với từng môn học, hoạt động <br />
môn học, hoạt động giáo dục giáo dục thuộc 1 trong 3 mức sau: <br />
thuộc 1 trong 2 mức sau: Hoàn thành tốt<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 6 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
<br />
Hoàn thành Hoàn thành<br />
Chưa hoàn thành Chưa hoàn thành<br />
Các môn học làm bài kiểm tra <br />
Các môn học làm bài kiểm tra <br />
định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa định kì: Tiếng Việt, Toán, Khoa <br />
2. Các học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại <br />
học, Lịch sử và Địa lí, Ngoại <br />
môn học ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc.<br />
làm bài Thời điểm kiểm tra: cuối học Thời điểm kiểm tra: <br />
kiểm tra kì I và cuối năm học. + Cuối học kì I và cuối năm <br />
định kì và học: tất cả các môn học trên.<br />
thời điểm + Giữa học kì I và giữa học kì <br />
kiểm tra II: Đối với lớp 4, lớp 5 có thêm <br />
bài KTĐK môn Tiếng Việt và <br />
Toán <br />
Gồm 03 mức độ: Gồm 04 mức độ:<br />
3. Đề Mức 1: Nhận biết Mức 1: Nhận biết<br />
kiểm tra Mức 2: Hiểu và vận dụng Mức 2: Hiểu <br />
định kì Mức 3: Vận dụng cao Mức 3: Vận dụng <br />
Mức 4: Vận dụng cao / sáng tạo<br />
<br />
Cuối học kì I, tôi mạnh dạn chỉ đạo các khối lớp thiết kế ma trận và xây <br />
dựng đề kiểm tra định kì các môn học (kể cả môn Lịch sử và Địa lí lớp 4, 5) theo <br />
bốn mức độ. <br />
Từ những việc làm trên đã giúp giáo viên hiểu rõ bản chất của từng mức <br />
độ nhận thức và hạn chế việc xác định nhầm lẫn mức độ các câu hỏi, bài tập <br />
trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.<br />
b.2. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi theo bốn mức độ <br />
Đề bài kiểm tra định kì phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng, từng bước định <br />
hướng phát triển năng lực và đảm bảo phù hợp với đối tượng học sinh của đơn <br />
vị. Vì thế, tùy theo yêu cầu của từng Chuẩn để đặt câu hỏi ở các mức độ thích <br />
hợp.<br />
Đầu tiên, cho giáo viên nắm được 6 bước xây dựng câu hỏi theo các <br />
mức độ:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 7 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
1. Xác định mục tiêu đanh gia (VD: nh<br />
́ ́ ằm đánh giá Chuẩn nào? Yêu cầu <br />
cần đạt mỗi chuẩn đó là gì?).<br />
2. Xác định mức độ cần đánh giá (Mức 1: nhận biết; Mức 2: hiểu; Mức <br />
3: vận dụng ở mức độ đơn giản; Mức 4: vận dụng ở mức cao).<br />
3. Lựa chọn tình huống, bối cảnh (trường hợp mức độ vận dụng).<br />
4. Lựa chọn hình thức câu hỏi(như các dạng: Đúng – Sai; nhiều lựa chọn; <br />
ghép nối; điền khuyết; trả lời ngắn; tự luận; …)<br />
5. Biên soạn câu hỏi; hướng dẫn đánh giá và đáp án.<br />
6. Điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp nếu thấy cần thiết (nghĩa là: tăng hoặc <br />
giảm độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng hoặc giảm thông tin, độ nhiễu, yêu <br />
cầu,….)<br />
Hướng dẫn giáo viên nắm được nội dung của từng mức độ và cách sử <br />
dụng một số từ/cụm từ/động từ để hỏi trong từng mức độ. Cụ thể:<br />
Các Sử dụng các từ/ cụm từ / <br />
Nội dung<br />
mức độ động từ để hỏi<br />
Nhớ, nhận ra được, nhắc lại Ai, cái gì, ở đâu, khi nào, thế <br />
Mức 1<br />
được những kiến thức, kĩ nào; nêu, mô tả, kể tên, liệt kê; <br />
năng đã học. bài tập điền từ (đã cho sẵn từ <br />
trước),…<br />
Hiểu biết kiến thức, kĩ năng Trình bày, nêu, phân biệt, điền <br />
đã học để trình bày, giải thích, từ vào chỗ chấm (không cho từ <br />
Mức 2 so sánh, … được kiến thức đó. trước), bài tập đúngsai, nêu <br />
những việc nên hoặc không nên <br />
làm, tìm ví dụ minh họa, so sánh, <br />
giải thích (đơn giản).<br />
Vận dụng KTKN đã học để Dự đoán, suy luận, vẽ sơ đồ, <br />
giải quyết những tình huống lập niên biểu, giải thích (ở mức <br />
Mức 3<br />
đơn giản, quen thuộc, tương khó hơn theo cách hiểu riêng của <br />
tự trong học tập, cuộc sống. cá nhân: vì sao nói, vì sao,..)<br />
Mức 4 Vận dụng các kiến thức, kĩ Bình luận, đánh giá hoặc giải <br />
năng đã học để giải quyết tình quyết tình huống bằng cách liên <br />
huống mới, phức tạp hoặc hệ với thực tiễn,…<br />
đưa ra những phản hồi hợp lí <br />
trong học tập, cuộc sống một <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 8 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
cách linh hoạt.<br />
Từ bảng gợi ý trên, tôi đưa ra một số ví dụ yêu cầu giáo viên xác định <br />
mức độ của mỗi câu hỏi dưới đây:<br />
* Phần Lịch sử: <br />
Câu 1. Đánh dấu X vào o chỉ mốc thời gian ra đời của nước Văn Lang<br />
<br />
<br />
Năm 1000 Năm 700 CN Năm 938<br />
o o o o <br />
Câu 2. Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùng đất Đại La làm kinh đô ?<br />
Câu 3. Trong các nhân vật lịch sử thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật <br />
nào? Vì sao ?<br />
Câu 4. Em có suy nghĩ gì về hành động bóp nát quả cam của Trần Quốc <br />
Toản?<br />
* Phần Địa lí:<br />
Câu 1. So sánh một số đặc điểm tự nhiên của Tây Nguyên và dãy Hoàng <br />
Liên Sơn theo bảng sau:<br />
<br />
Địa danh Địa hình Khí hậu<br />
<br />
Dãy Hoàng Liên Sơn ……………………….. ………………………..<br />
……………………….. ………………………..<br />
<br />
Tây Nguyên ……………………….. ………………………..<br />
……………………….. ………………………..<br />
Câu 2. Theo em, nếu rừng rậm Amazon mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào <br />
đến sự biến đổi khí hậu của trái đất ?<br />
Câu 3. Khoanh vào chữ cái đặt trước ý đúng các câu dưới đây.<br />
1. Một số dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên là: <br />
A. Dân tộc Thái, Dao, Mông C. Dân tộc Bana, Êđê, Giarai<br />
B. Dân tộc Kinh, XơĐăng, Cơho D. Dân tộc Mông, Tày, Nùng<br />
2. Châu Mĩ nằm ở bán cầu nào ?<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú 9 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
A. Bán cầu Bắc C. Bán cầu Tây<br />
B. Bán cầu Nam D.Bán cầu Đông<br />
Câu 4. Ở địa phương em không có những hoạt động sản xuất nào mà ở <br />
Tây Nguyên có ? Hãy giải thích tại sao ở địa phương em lại không có những <br />
hoạt động sản xuất đó ?<br />
Câu 5. Theo em, nếu rừng rậm Amazon mất đi sẽ ảnh hưởng như thế nào <br />
đến sự biến đổi khí hậu của trái đất ? Em sẽ làm gì để góp phần giảm biến đổi <br />
khí hậu trên toàn cầu ?<br />
Giáo viên sẽ dễ dàng xác định và giải thích được: <br />
Mức độ Phân môn Phân môn Lí do để xác định ?<br />
câu hỏi Lịch sử Địa lí<br />
Mức 1: Câu 1 Câu 3 HS đọc CH và điền ngay được<br />
Mức 2: Câu 2 Câu 1 và 2 HS chỉ vận dụng kiến thức đã <br />
học để trả lời hoặc giải thích<br />
Mức 3: Câu 3 / HS dựa vào kiến thức đã học <br />
để tự lựa chọn và giải thích theo <br />
cách riêng của bản thân<br />
Mức 4: Câu 4 Câu 4 và 5 HS giải quyết tình huống bằng <br />
cách vận dụng kiến thức đã học và <br />
hiểu biết thực tiễn<br />
<br />
Câu hỏi, bài tập trong đề kiểm tra thường tồn tại dưới dạng trắc nghiệm <br />
khách quan hoặc tự luận. Vì vậy, tôi chú trọng bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng <br />
xây dựng các dạng hình thức câu hỏi, bài tập như sau:<br />
* Đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan<br />
Trắc nghiệm khách quan là dạng câu hỏi có thể dùng cho mọi yêu cầu ở <br />
mọi trình độ nhận thức. Khi xây dựng câu hỏi trắc nghiệm, tôi định hướng cho <br />
giáo viên nắm bắt được:<br />
Xây dựng đa dạng hình thức trắc nghiệm như: điền khuyết, ghép đôi, <br />
đúng sai, nhiều lựa chọn ...).<br />
Cấu trúc câu hỏi nhiều lựa chọn có ba phần: câu lệnh, câu dẫn và các <br />
phương án lựa chọn. Trong đó:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
10 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
+ Câu lệnh (yêu cầu của câu hỏi) và câu dẫn (nội dung câu hỏi) phải rõ <br />
ràng; câu lệnh nêu trước câu dẫn.<br />
+ Câu dẫn nên dùng ở thể khẳng định, tránh ở thể phủ định.<br />
+ Mỗi câu hỏi thiết kế 04 phương án lựa chọn và sử dụng chữ cái “in hoa” <br />
kí hiệu mở đầu cho mỗi phương án (A, B, C, D). Độ dài của các phương án lựa <br />
chọn phải tương đồng nhau. Tránh xây dựng các phương án gây độ nhiễu quá <br />
nhiều với học sinh, hạn chế đưa ra phương án "Tất cả các đáp án trên đều <br />
đúng”.<br />
Ví dụ về phân môn Địa lí (lớp 4): Khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời <br />
đúng cho câu hỏi sau: <br />
Đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm gì ?<br />
A. Vựa lúa lớn nhất cả nước. <br />
B. Vựa trái cây lớn nhất cả nước. <br />
C. Nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước.<br />
D. Tất cả các ý trên đều đúng. => Đây là phương án hạn chế sử dụng.<br />
Câu hỏi ghép đôi: thông tin cột A ít hoặc nhiều hơn thông tin ở cột B<br />
Ví dụ: Nối hoạt động ở cột A với một ý ở cột B sao cho phù hợp (phân <br />
môn Địa lí, lớp 4)<br />
A B<br />
a) Khai thác dầu khí sản xuất <br />
1. Hoạt động nông nghiệp<br />
điện, phân bón,.....<br />
2. Hoạt động công nghiệp b) Chợ nổi trên sông <br />
c) Vựa lúa, vựa trái cây và nuôi <br />
3. Nét độc đáo của đồng trồng thủy sản lớn nhất cả nước.<br />
bằng sông Cửu Long d) Trồng nhiều cây công <br />
nghiệp: chè, cà phê, cao su,…<br />
<br />
Câu hỏi điền khuyết: <br />
Nếu cho biết trước từ ngữ: đây là câu hỏi ở mức 1; số từ đưa ra để lựa <br />
chọn điền nhiều hơn chỗ trống để gây nhiễu cho học sinh.<br />
Nếu không cho trước từ ngữ: đây là câu hỏi ở mức 2.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
11 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Câu hỏi điền đúng sai (Đ/S), nên không nên (N/K): không nên xây <br />
dựng nội dung của 01 bài học; nên dàn trải mỗi phương án là nội dung của 01 <br />
bài học.<br />
Ví dụ: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống :<br />
Trung du Bắc Bộ là một vùng núi với các đỉnh nhọn, sườn thoải. <br />
Một số dân tộc sống lâu đời ở Hoàng Liên Sơn là Thái, Dao, Mông. <br />
Điều kiện thuận lợi để Tây Nguyên trồng được nhiều cây công nghiệp là <br />
đất đỏ ba dan màu mỡ, tơi xốp.<br />
Đồng bằng Bắc Bộ do sông Hồng và sông Ba bồi đắp. <br />
* Đối với câu hỏi tự luận<br />
Câu hỏi tự luận thường dùng để yêu cầu học sinh nhớ và trình bày lại các <br />
khái niệm, thông tin đã học (mức 2); giải thích những khái niệm, vấn đề quen <br />
thuộc (mức 3) đến tình huống tương đối phức tạp (mức 4). Do đó, khi xây dựng <br />
câu hỏi tự luận, tôi định hướng cho giáo viên rằng:<br />
Câu hỏi diễn đạt dễ hiểu về yêu cầu và nội dung kiến thức cần đánh <br />
giá, tránh làm cho học sinh lạc đề.<br />
Tăng cường câu hỏi mở, câu hỏi phát huy năng lực tư duy, năng lực giải <br />
quyết vấn đề của học sinh.<br />
Câu hỏi mức 3: yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải <br />
thích những vấn đề quen thuộc theo cách hiểu, quan điểm của cá nhân. <br />
Câu hỏi mức 4: nội dung câu hỏi phải yêu cầu học sinh vừa vận dụng <br />
kiến thức kĩ năng đã học, vừa vận dụng kiến thức kĩ năng hiểu biết từ thực tế <br />
để giải quyết một vấn đề được đặt ra. Vì thế, câu hỏi mức 4 thường ra dưới <br />
dạng tình huống, đồng thời khuyến khích ra câu hỏi có nội dung tích hợp kiến <br />
thức về lịch sử, địa lí địa phương.<br />
Ví dụ 1: Trong các nhân vật lịch sử thời Trần, em yêu thích nhất nhân vật <br />
nào ? Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 6 câu) thể hiện hành động hoặc việc <br />
làm tiêu biểu của nhân vật đó.<br />
Ví dụ 2: Ninh Bình là một tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp. Nếu em <br />
là hướng dẫn viên du lịch thì em sẽ giới thiệu như thế nào ? (Viết khoảng 4 5 <br />
câu) <br />
Ví dụ 3: Vì sao ở nước ta thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông ? Ở địa <br />
phương em đã có những biện pháp gì nhằm hạn chế các tai nạn giao thông đó ?<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
12 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
b.3. Bồi dưỡng kĩ năng xây dựng hoàn chỉnh đề kiểm tra định kì<br />
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh làm bài kiểm tra <br />
theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học <br />
tập. Môn Khoa học kiểm tra định kì được thực hiện 2 lần/năm. Khi ra đề, giáo <br />
viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo <br />
dục Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì <br />
phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học. <br />
Đề kiểm tra định kì thông thường được kết hợp cả hai hình thức: trắc <br />
nghiệm và tự luận. Theo Thông tư 22/2016/TTBGDĐT ngày 26/8/2016, đề kiểm <br />
tra định kì môn Lịch sử và Địa lí được chia tỉ lệ như sau:<br />
Chia theo cấu trúc đề<br />
Môn học Trắc Tự luận Chia theo các mức độ<br />
nghiệm<br />
Phần Lịch sử Mức 1&2: khoảng 60%<br />
30% 20%<br />
(50%) Mức 3: khoảng 20 <br />
25%<br />
Lịch sử Mức 4: khoảng 10 <br />
và Địa lí Phần Địa lí 15%<br />
30% 20% (Trong đó: Mức 4 có thể ở <br />
(50%)<br />
phần Địa lí hoặc phần Lịch <br />
sử hoặc tích hơp cả <br />
ĐL&LS)<br />
Trong đó: Đề kiểm tra chỉ nên sử dụng một câu hỏi mức 4 (có thể phần <br />
Lịch sử; hoặc phần Địa lí, hoặc lồng ghép cả nội dung Lịch sử và Địa lí); câu hỏi <br />
mức 3 chỉ nên sử dụng 01 câu/phần. Vì vậy, căn cứ tình hình thực tế của từng <br />
khối lớp, hướng dẫn giáo viên linh động xây dựng tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và <br />
tự luận sao cho phù hợp.<br />
Việc xây dựng đề kiểm tra định kì được thực hiện theo quy trình 6 bước <br />
như sau:<br />
Bước 1: Xác định mục tiêu kiểm tra <br />
Cần xác định rõ bài kiểm tra dùng để đánh giá kết quả học tập của học <br />
sinh sau một học kì hay sau cả năm học.<br />
Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
13 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Việc xác định các nội dung cần đánh giá để đưa vào đề kiểm tra phải dựa <br />
trên những mục tiêu giáo dục đã được cụ thể hóa bằng các chuẩn kiến thức, kĩ <br />
năng ghi trong chương trình từng môn học. Đây là việc làm công phu đòi hỏi <br />
người ra đề phải quán triệt các mục tiêu cụ thể của từng bài, từng chủ đề của <br />
chương trình. Khi ra đề, giáo viên cần bám vào Chuẩn kiến thức, kĩ năng; <br />
Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, để xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù <br />
hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.<br />
+ Đề kiểm tra học kì I: ra kiến thức, kĩ năng các bài đã học trong kì I.<br />
+ Đề kiểm tra cuối năm học: ra kiến thức, kĩ năng các bài đã học trong kì <br />
II.<br />
Nội dung kiểm tra cần xác định kiến thức, kĩ năng trọng tâm cốt lõi cần <br />
kiểm tra. Việc xác định nội dung kiểm tra được thực hiện như sau:<br />
+ Hệ thống các mạch nội dung kiến thức và kĩ năng cần kiểm tra.<br />
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử và <br />
Địa lí khối lớp 4 như sau :<br />
Phần Lịch sử Phần Địa lí<br />
Buổi đầu dựng nước và giữ nước Một số đặc điểm về thiên <br />
(khoảng từ năm 700 TCN đến năm nhiên và hoạt động sản xuất của <br />
179 TCN) con người ở :<br />
Hơn 1000 năm đấu tranh giành độc + Dãy Hoàng Liên Sơn<br />
lập (từ năm 179 TCN đến năm 938) + Trung du Bắc Bộ<br />
Buổi đầu độc lập (từ năm 938 đến + Tây Nguyên<br />
năm 1009) + Đồng bằng Bắc Bộ<br />
Nước Đại Việt thời Lý (từ năm <br />
1009 đến năm 1226)<br />
Nước Đại Việt thời Trần (từ năm <br />
1226 đến năm 1400)<br />
+ Xác định các mức độ ứng với các lĩnh vực kiến thức, kĩ năng cần kiểm <br />
tra của từng phần lịch sử và địa lí.<br />
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra<br />
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan <br />
trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Hay <br />
nói cách khác: Ma trận đề sẽ là “bản đồ” cho các đề kiểm tra. <br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
14 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Khung ma trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu <br />
cầu cần đạt của các mạch kiến thức cần kiểm tra theo 4 mức độ; tỉ lệ số điểm, <br />
số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ tương ứng từng mạch kiến thức; tổng <br />
số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây dựng khung ma trận, giáo viên cần <br />
căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn 5842/BGDĐT và mức độ nhận <br />
thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng đơn vị để xây dựng số lượng <br />
câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ. <br />
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, tôi chỉ đạo các khối <br />
trưởng thiết kế khung ma trận theo hướng “mở” nhằm đảm bảo mỗi khung ma <br />
trận có thể xây dựng được nhiều đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra theo <br />
từng giai đoạn. Vì vậy, việc thiết lập ma trận đề được tiến hành theo trình tự <br />
sau:<br />
Lập bảng hai chiều, chiều dọc ghi lĩnh vực nội dung (kiến thức, kĩ năng) <br />
cần kiểm tra; chiều ngang là các cấp độ nhận thức cần đánh giá (mức độ 1 <br />
nhận biết, mức độ 2 thông hiểu, mức độ 3 vận dụng, mức độ 4 vận dụng <br />
cao). <br />
Liệt kê nội dung các mạch kiến thức cần kiểm tra.<br />
Chia tỉ lệ số câu, số điểm và lựa chọn các dạng hình thức câu hỏi tương <br />
ứng với từng nội dung các mạch kiến thức, kĩ năng kiểm tra . <br />
Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.<br />
Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.<br />
<br />
<br />
Mức 3 Tổng<br />
Số câu Mức 1 Mức 2 Mức 4<br />
Mạch (Vận <br />
và số (Biết) (Hiểu) (V. dụng cao)<br />
nội dung dụng) <br />
điểm<br />
KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL KQ TL<br />
I. LỊCH SỬ Số câu<br />
1. ………… Số điểm<br />
Số câu<br />
2. ………<br />
Số điểm<br />
3. Số câu<br />
……………… Số điểm<br />
II. ĐỊA LÍ Số câu<br />
1. ………. Số điểm<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
15 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Số câu<br />
2. ………..<br />
Số điểm<br />
Số câu<br />
3…..<br />
Số điểm<br />
Tổng: Số câu<br />
Số điểm<br />
<br />
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận<br />
Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học <br />
(khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và <br />
yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở <br />
mỗi giai đoạn kiểm tra. Vì thế, viên soạn câu hỏi cần đảm bảo nguyên tắc loại <br />
câu hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi theo ma trận đề đã thiết <br />
kế. Cách biên soạn cụ thể các loại câu hỏi (trắc nghiệm / tự luận) dựa vào phần <br />
trình bày mục 3.b.3.<br />
Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù <br />
hợp đối tượng học sinh và thời gian kiểm tra. <br />
Nội dung các câu hỏi cần nên sắp xếp theo độ khó dần nhưng cũng không <br />
sắp xếp cứng nhắc theo thứ tự từ mức 1 đến mức 2, 3 và 4.<br />
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)<br />
Căn cứ vào nội dung các câu hỏi, bài tập, giáo viên xây dựng hướng dẫn <br />
chấm cụ thể, chi tiết, dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.<br />
Câu hỏi trắc nghiệm: ghi rõ từng phương án lựa chọn hoặc thể hiện cả <br />
nội dung của phương án đó.<br />
Câu hỏi tự luận: thể hiện rõ nội dung chính cần trả lời, thang điểm chi <br />
tiết. Tránh trường hợp ghi chung chung gây khó khăn cho giáo viên khác khi <br />
chấm.<br />
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra<br />
Sau khi biên soạn xong cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: tính <br />
chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần <br />
đánh giá và thời gian dự kiến làm bài. Nếu thấy chưa phù hợp, giáo viên có thể <br />
tăng (giảm) độ khó trong câu hỏi bằng cách tăng (giảm) thông tin, yêu cầu, độ <br />
nhiễu,… cho phù hợp với đối tượng học sinh của các khối lớp.<br />
<br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
16 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.<br />
Ví dụ: Minh họa ma trận đề và đề kiểm tra cuối học kì I môn Lịch sử <br />
Địa lí Lớp 5 (Xem phần minh họa trang 19 đến 22).<br />
b.4. Bồi dưỡng cách sử dụng và lưu trữ đề kiểm tra định kì<br />
Không những chỉ tập trung bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề <br />
kiểm tra định kì cho giáo viên, chúng tôi còn coi trọng bồi dưỡng cách sử dụng <br />
và lưu trữ đề kiểm tra nhằm giúp giáo viên không mất nhiều thời gian trong quy <br />
trình ra đề. Cụ thể:<br />
Hàng năm, giáo viên bám vào ma trận để cập nhật thêm nội dung câu hỏi <br />
các mức độ; điều chỉnh, bổ sung tỉ lệ, số câu, số điểm sao cho phù hợp với đối <br />
tượng học sinh nhằm hoàn thành bộ đề mới. Tuyệt đối không được sử dụng lại <br />
y nguyên đề kiểm tra của các năm học trước.<br />
Sau khi duyệt xong đề của các thành viên, tổ trưởng tổ chuyên môn chọn <br />
02 đề có chất lượng trình lên lãnh đạo nhà trường thẩm định (trong đó: 01 đề <br />
chính thức và 01 đề dự phòng). Tổ thẩm định đề kiểm tra cấp trường tiếp tục <br />
hoàn chỉnh, đóng dấu và in ấn ”đề chính thức” để tổ chức kiểm tra đúng thời <br />
gian quy định. <br />
Nhằm đảm bảo tính khoa học và mang tính lưu trữ lâu dài, đề kiểm tra <br />
định kì sau khi được thẩm định sẽ được lưu trữ như sau:<br />
+ Đối với nhà trường: Bộ phận chuyên môn có trách nhiệm tổng hợp, kết <br />
nối đề kiểm tra định kì tất cả các môn học của các khối và lưu theo đợt: bằng <br />
văn bản có chữ kí, đóng dấu (cuối năm đóng thành tập) và lưu trong ổ đĩa. <br />
+ Đối với tổ chuyên môn: Thẩm định và lưu toàn bộ đề kiểm tra định kì <br />
của các giáo viên giảng dạy môn Lịch sử và Địa lí trong tổ, sắp xếp theo thứ tự <br />
từng giai đoạn kiểm tra tại hồ sơ tổ chuyên môn.<br />
b.5. Phối hợp tổ trưởng tổ chuyên môn tăng cường bồi dưỡng kĩ năng <br />
xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên<br />
Việc bồi dưỡng kĩ năng xây dựng đề kiểm tra cho đội ngũ giáo viên không <br />
chỉ thực hiện ngày một ngày hai mà kĩ năng đó cần được bồi dưỡng thường <br />
xuyên trong công tác dạy học.<br />
Bên cạnh việc phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc bồi dưỡng <br />
năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, chúng tôi cũng coi trọng việc phát <br />
huy vai trò của tổ chuyên môn trong công tác bồi dưỡng kĩ năng ra đề kiểm tra <br />
Người thực hiện: Đinh Thị Minh Phượng Trường TH Trần Phú <br />
17 <br />
Kinh nghiệm bồi dưỡng kĩ năng xây dựng câu hỏi và ra đề kiểm tra môn Lịch sử Địa lí theo <br />
TT22/2016<br />
<br />
cho giáo viên. Để làm tốt công tác này, bản thân đã định hướng cho tổ trưởng các <br />
tổ chuyên môn lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng tháng. Nội dung sinh <br />
hoạt tổ chuyên môn cần đáp ứng nhu cầu dạy học của giáo viên và học sinh <br />
trong từng thời điểm. Trong đó, việc kiểm tra đánh giá học sinh cần được xem là <br />
một yếu tố quan trọng góp phần thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm <br />
tra của Tổ thẩm định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên). Tổ trưởng tổ <br />
chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của <br />
giáo viên; các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, <br />
tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra.<br />
Mặt khác, công tác bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên vẫn được duy <br />
trì thường xuyên hàng năm. Trong Thông tư số 26/2012/TTBGDĐT ngày 10 <br />
tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có các Modul 24, 25, <br />
27 và 28 liên quan đến công tác kiểm tra đánh giá học sinh không còn phù hợp <br />
với thời điểm hiện tại. Vì thế, chúng tôi đã hướng dẫn, tư vấn cho những giáo <br />
viên đăng kí học các môdul trên tự cập nhật các điểm mới trong kiểm tra, đánh <br />
giá sao cho phù hợp với giai đoạn hiện nay. Đồng thời, qua các buổi sinh hoạt <br />
chuyên môn, nhà trường sẽ tạo điều kiện cho giáo viên được chia sẻ kinh <br />
nghiệm, giải đáp thắc mắc, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và kĩ năng ra đề <br />
kiểm tra định kì,... <br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Các giải pháp, biện pháp đề tài đưa ra dễ thực hiện, đem lại hiệu quả <br />
thiết thực trong việc nâng cao chất lượng xây dựng câu hỏi và đề kiểm tra đúng <br />
theo các mức độ phù hợp với tình hình của đơn vị và có khả năng áp dụng phù