intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phương pháp giải toán Hóa học có liên quan đến hiệu suất phản ứng

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

1.292
lượt xem
211
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến “Phương pháp giải toán Hóa học có liên quan đến hiệu suất phản ứng” giúp học sinh giải bài tập về tính khối lượng hoặc thể tích của các đơn chất, hợp chất có liên quan đến hiệu suất một cách nhanh chóng; Củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng giải bài tập cho học sinh; Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phương pháp giải toán Hóa học có liên quan đến hiệu suất phản ứng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VĨNH CỬU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÓA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG Người thực hiện: Võ Thị Hiệp Lĩnh vực nghiên cứu: Quản lý giáo dục . . . . . . . . . . . . . . . . . .X . Phương pháp dạy học bộ môn . . . . . . . . . Phương pháp giáo dục . . . . . . . . . . . . . . . Lĩnh vực khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Có đính kèm: Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác Năm học: 2012-2013
  2. SƠ YẾU LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: - Họ và Tên: Võ Thị Hiệp - Ngày, tháng, năm sinh: 28/9/1967 - Nam, Nữ: Nữ - Địa chỉ thường trú: Số 145A, tổ 4, ấp 1, xã Bình Lợi, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai - Điện thoại: 0613.865022 (CQ) – 0613.971818 (NR) – 0919571975 (DĐ) - Fax: Email: hiepvothi67@gmail.com - Chức vụ: Tổ trưởng Tổ hóa học - Đơn vị công tác: Trường Trung học phổ thông Vĩnh Cửu II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ đào tạo cao nhất): Cử nhân - Năm nhận bằng: 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Hóa-Sinh III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Hóa học - Thời gian công tác: 22 năm
  3. SỞ GD VÀ ĐT ĐỒNG NAI CÔNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT VĨNH CỬU Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Đồng Nai, ngày tháng năm 2013 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2012-2013 Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÓA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU SUẤT PHẢN ỨNG Họ và Tên tác giả: Võ Thị Hiệp Đơn vị: Tổ Hóa học Lĩnh vực: Quản lý giáo dục . . . . . . . Phương pháp dạy học bộ môn . . . . . . . . . x Phương pháp giáo dục . . Lĩnh vực khác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1. Tính mới: - Có giải pháp hoàn toàn mới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 2. Hiệu quả: - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao . . . . . . . - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại các đơn vị có hiệu quả cao . . . . . . . . . . . - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3. Khả năng áp dụng: - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt Khá Đạt - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiển, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt Khá Đạt - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt Khá Đạt XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
  4. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Giúp học sinh giải bài tập về tính khối lượng hoặc thể tích của các đơn chất, hợp chất có liên quan đến hiệu suất một cách nhanh chóng; - Củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng giải bài tập cho học sinh; - Góp phần nâng cao chất lượng bộ môn. II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI 1. Thuận lợi: - Đa số học sinh hào hứng khi được hướng dẫn cặn kẽ các phương pháp giải bài tập; - Học sinh được củng cố và nâng cao về kiến thức, nâng cao khả năng tư duy hóa học; - Học sinh có hứng thú với các dạng bài tập hóa học khác nhau. 2. Khó khăn: - Mức độ tiếp thu của học sinh còn thấp, không đồng đều trong một lớp học; - Học sinh còn e ngại với một số bài tập dài, chỉ thích dạng ngắn; - Một số học sinh không thích lý luận nhiều, chỉ thích dạng trắc nghiệm. III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận: - Hóa học có những nét tư duy đặc thù của nó. Phạm trù tư duy của hóa học mang tính chất thực nghiệm pha lẫn trừu tượng. Luyện tập tư duy cho học sinh dần dần tạo cho các em phương pháp để giải các dạng toán nhất định, từ đơn giản đến phức tạp; - Thực tế trong các bài toán hóa học khi học sinh làm bài thường không sử dụng hết các dữ kiện và chưa có tư duy thích hợp cho mỗi loại bài toán nên tìm ra kết quả rất lâu. 2. Nội dung, giải pháp thực hiện các biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài A. Nội dung: - Các bài toán hóa học trong chương trình là những dạng cơ bản, đã được học sinh giải qua các chương trình đại cương, vô cơ, hữu cơ nhưng chưa áp dụng tư duy phù hợp; - Giáo viên đề cập vấn đề này để học sinh giải nhanh và chính xác, tìm ra đáp số; - Mỗi bài toán cần phân tích các dữ kiện của đề bài hoặc viết sơ đồ tóm tắt nội dung của đề bài, hoặc viết sơ đồ tóm tắt nội dung của đề bài. Qua đó, học sinh sẽ tìm ra ẩn ý được mô tả trong đề bài, từ đó tìm được hướng giải khi phân tích đề. Dựa vào dữ kiện đề bài các em phải tự đặt các câu hỏi: Muốn tìm…, ta phải…; Nếu dùng công thức…thì lại phải tìm…cuối cùng tìm được đáp số; - Viết phương trình phản ứng là một khâu quan trọng trong việc giải bài toán hóa học. Muốn viết được phương trình phản ứng thì học sinh phải học kỹ tính chất hóa học của các chất, viết đúng ký hiệu từng nguyên tố; - Thực hiện phép tính: thông qua các phương trình phản ứng thiết lập được mối tương quan toán học giữa các dữ kiện (gọi là phương trình hoặc hệ phương trình). Sử dụng các thủ thuật toán học để giải phương trình hoặc hệ phương trình đó. Sau cùng đưa kết quả toán học đó về kết quả hóa học với: khối lượng, thể tích là số dương; nguyên tử khối phù hợp với hóa trị của kim loại hoặc phi kim. Hiệu suất phải ≤ 100% * Kết luận: trong việc giải một bài toán hóa học, thông thường ta cần phải tuân theo một trình tự sau: - Phân tích đề bài;
  5. - Viết phương trình phản ứng hóa học; - Xây dựng các phương trình toán học dựa vào phương trình hóa học; - Giải các phương trình toán học để tìm được kết quả bài toán hóa học. B. Biện pháp thực hiện: 1. Một số công thức áp dụng khi giải bài toán về hiệu suất phản ứng. Tính hiệu suất theo chất phản ứng (ctg) (theo chất sẽ hết khi phản ứng xảy ra hoàn toàn) Lượng chất đầu cần lấy (theo phương trình phản ứng) mctg(LT) H% = x 100 H%= x 100 Lượng chất đầu thực tế đã lấy mctg(TT) Tính hiệu suất theo sản phẩm tạo thành: Lượng sản phẩm thực tế thu được msp(TT) H% = x 100 H%= x 100 Lượng sản phẩm LT(theo p.trình phản ứng) thu được msp(LT) Ghi chú: - Lượng lý thuyết (LT) tính theo phương trình phản ứng - Lượng thực tế (TT) là lượng đề bài cho Tính hiệu suất của cả quá trình gồm nhiều phản ứng: nếu xét cho cả quá trình gồm nhiều phản ứng liên tiếp A H B H C H D % 1  % 2 % 3 Không cần tính đuổi theo từng phản ứng mà dùng công thức: H% = H1% x H2% x H3% x … - Một số phản ứng sau đây trong đa số trường hợp được xem có hiệu suất 100%: + Phản ứng giữa chất lỏng với chất lỏng; Phản ứng xảy ra trong dung dịch + Phản ứng giữa chất khí và chất lỏng; + Phản ứng giữa chất rắn với chất lỏng; + Phản ứng giữa chất khí với chất khí và tạo thành chất rắn hoặc chất lỏng. - Một số phản ứng sau đây thường phải xét để biết hiệu suất phản ứng bằng bao nhiêu, nếu đề bài không cho thì phải xét tổng quát với hiệu suất nhỏ hơn 100%: + Phản ứng giữa chất rắn với chất rắn; + Phản ứng giữa chất rắn với chất khí. 2. Một số vấn đề chung có liên quan đến bài toán về hiệu suất phản ứng. a) Mol (n) Mol là lượng chất chứa 6,02.1023 hạt vi mô m m Biểu thức tính: n   M  ; m  n.M M n Nếu áp dụng các công thức trên cho hỗn hợp có số mol là nh , khối lượng là mh ; thì khối 2 2 mh2 lượng mol phân tử trung bình của hỗn hợp (kí hiệu M ), với M  nh2 Khi dùng % mol của mỗi chất trong hỗn hợp thì công thức lại có dạng: M  x1 M 1  x 2 M 2  .......  x n M n ; trong đó: x1 , x 2 ,....., x n là % mol của mỗi chất tương ứng trong hỗn hợp gồm n chất có khối lượng mol lần lượt là M 1 , M 2 ,......., M n và đương nhiên: x1  x 2  .....  x n  1 Thể tích mol phân tử là thể tích chiếm bởi một mol phân tử khí, hay chiếm bởi 6,02.1023 phân tử khí. b) Định luật Avogadro:
  6. Ở những điều kiện nhiệt độ, áp suất như nhau của mọi chất khí đều chứa cùng một số phân tử khí. Vận dụng khái niệm mol và kết quả thực nghiệm ta có các hệ quả quan trọng áp dụng cho chất khí để vận dụng: V - Ở điều kiện tiêu chuẩn (đktc) (00C, 1atm), V = n.22,4 (lít) hay n  22,4 - Ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất: tỉ lệ thể tích cũng là tỉ lệ về số mol, và ngược lại V = k.VB  nA = k.nB - Ở điều kiện bất kỳ: sử dụng phương trình Menđeleep: pV = nRT p: áp suất khí, đo bằng at (hoặc mmHg) V: thể tích khí, đo bằng lít T: nhiệt độ Kenvin, T = (t0C + 273)0K 22,4 R: hằng số: R  (khi áp suất đo bằng at) 273 22,4.760.10 3 R (khi p đo bằng mmHg, V đo bằng ml) 273 c) Tỉ khối chất khí: Tỉ khối của chất khí A so với khí B là tỉ số khối lượng của một thể tích khí A chia cho khối lượng của cùng một thể tích khí B ở cùng nhiệt độ, áp suất. - Biểu thức: mA d A/ B  mB Ý nghĩa: Tỉ khối cho biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần - Hệ quả: MA d A/ B  MB - Biểu thức mở rộng cho hỗn hợp. MA d hhA / hhB  MB d) Nồng độ dung dịch - Các loại nồng độ: + Nồng độ phần trăm(%): Số gam chất tan trong 100g dung dịch mct C%  .100 mdd + Nồng độ mol C M : Số mol chất tan trong 1 lít dung dịch n (mol ) C M  [ A]  A Vdd (lít ) - Biểu thức liên hệ: 10.C %.D [ A]  C M  M A : phân tử khối của chất A MA e) pH của dung dịch: - Tích số ion của nước H2 O H+ + OH− Tích số ion của H2O = [H+][OH−] = 10−14
  7. - Độ pH: Độ pH là đại lượng cho biết nồng độ ion H+ trong dung dịch được biểu diễn bằng biểu thức toán học sau: pH = - lg[H+]  [H+] = 10−pH + Nếu pH = 7: dung dịch có môi trường trung tính + Nếu pH < 7: dung dịch có môi trường axit + Nếu pH > 7: dung dịch có môi trường bazơ - Độ pOH Độ pOH là đại lượng cho biết nồng độ ion OH− trong dung dịch được biểu diễn bằng công thức sau: pOH = -lg[OH−] Từ tích số ion của H2O: [H+].[OH−] = 10−14 -lg[H+] - lg[OH−] = lg10−14 hay pH + pOH = 14 g) Công thức Faraday: Khối lượng các chất sinh ra ở các điện cực tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện I, thời gian M t điện phân và đương lượng gam của chất đó: n ItM m m: Khối lượng sản phẩm (g) Fn I: Cường độ dòng điện n: Số electron nhường hay nhận M: nguyên tử gam của chất ở điện cực F: Hằng số Faraday 3. Áp dụng: * Dạng 1: Tính hiệu suất phản ứng Bài 1: Đun 12g axit axetic với lượng dư ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11g este. Hiệu suất phản ứng este hóa là: A. 55% B. 50% C. 62,5% D. 75% Hướng dẫn Giải 0 - Viết phương trình phản ứng CH3COOH + C2H5OH H SO d CH3COOC2H5 + H2O  ,t 2 4 11 11 ← mol 88 88 - Xác định hiệu suất phản ứng: + Tính theo công thức axit 11 maxit theo phương trình = .60  7,5 g 88 maxit thực tế phản ứng theo pt maxit ban đầu = 12g H%= x 100 maxit ban đầu 7,5 H% = .100  62,5% 12 12 meste lý thuyết = .88  17,6 g + Hoặc theo công thức este: 60 meste thực tế m este thực tế = 11g H%= x 100 11 H% = .100  62,5% meste lý thuyết 17,6
  8. Bài 2: Đun một lượng dư axit axetic với 13,8g ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác). Đến khi phản ứng dừng lại, thu được 11,00g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa là bao nhiêu? A. 75% B. 62,5% C. 60% D. 41,67% Hướng dẫn Giải 0 - Viết phương trình phản ứng H SO d ,t CH3COOH + C2H5OH    CH3COOC2H5 + H2O  2 4 13,8 1  0,3 → 0,3mol 46 - Hiệu suất tính theo chất nào? Tính theo este: + Xác định lượng thực tế của m este lý thuyết = 0,3.88 = 26,4g chất đó meste thực tế = 11g + Xác định lượng lý thuyết của 11 chất đó H% = .100  41,67% 26,4 Bài 3: Đun 12g axit axetic với 13,8g ancol etylic (có H2SO4 đặc làm xúc tác) cho đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11g este. Hiệu suất của phản ứng là: A. 55% B. 50% C. 62,5% D. 75% Hướng dẫn Giải 0 Cho lượng của 2 chất tham CH3COOH + C2H5OH    CH3COOC2H5 + H2O H SO d ,t  2 4 gia nên xét: nếu phản ứng xảy 12 13,8 mol  0,2  0,3 ra hoàn toàn thì lượng nào sẽ 60 46 hết? (căn cứ vào số mol và hệ Pư: 0,2 → 0,2 → 0,2 số của chất tham gia trong phản Còn lại 0,1 mesteTT = 11g ứng) meste LT = 0,2.188 = 17,6g  Hiệu suất tính theo lượng 11 axit (hết)  H%  .100  62,5% 17,6 Bài 4: Cho hỗn hợp gồm không khí (dư) và hơi của 24g metanolđi qua chất xúc tác Cu nung nóng, người ta thu được 40ml fomalin 36% (D = 1,1g/ml). Hiệu suất của quá trình trên là: A. 50,4% B. 70,4% C. 65,5% D. 76,6% Giải Phương trình phản ứng: 1 ,t 0 CH3OH + O2 Cu HCHO + H2O  2 24  0,75 mol → 0,75mol 32 mHCHO LT = 0,75.30 = 22,5g 40.1,1.36 m HCHO TT =  15,84 g 100 m HCHOTT 15,84  H% = .100  .100  70,4% m HCHOLT 22,5 Bài 5: Dẫn hỗn hợp gồm H2 và 3,92 lít (đktc) hơi andehit axetic qua ống sứ nung nóng (chứa Ni). Hỗn hợp các chất được làm lạnh và cho tác dụng hoàn toàn với Na thấy thoát ra 1,84 lít khí (270C và 1atm). Hiệu suất của phản ứng khử andehit là bao nhiêu? A. 60,33% B. 82,44% C. 84,22% D. 75,04%
  9. Bài 6: Dẫn hơi 3g etanol đi vào trong ống sứ nung nóng chứa bột CuO (lấy dư). Làm lạnh để ngưng tụ sản phẩm hơi ra khỏi ống sứ, được chất lỏng X. Khi X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thấy có 8,1g bạc kết tủa. Hiệu suất của quá trình oxi hóa etanol bằng bao nhiêu? A. 55,7% B. 60% C. 57,5% D. 75% 0 Bài 7: Đun 57,5g etanol với H2SO4 đặc ở 170 C. Dẫn các sản phẩm khí và hơi lần lượt qua các bình chứa riêng rẽ các chất: CuSO4 khan; dung dịch NaOH; dung dịch dư brom trong CCl4. Sau khi thí nghiệm, khối lượng bình cuối cùng tăng thêm 2,1g. Hiệu suất chung của quá trình đehidrat hóa là bao nhiêu? A. 59% B. 55% C. 60% D. 70% * Dạng 2: Áp dụng hiệu suất để tính lượng chất tham gia hoặc lượng sản phẩm. Bài 1: Cho 90g axit axetic tác dụng với 69g ancol etylic có H2SO4 đặc làm xúc tác. Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thì 66% lượng axit đã chuyển thành este. Khối lượng este sinh ra là bao nhiêu gam? A. 174,2g B. 87,12g C. 147,2g D. 78,1g Hướng dẫn Giải 96 66 Đề cho: maxit = n axit =  1,5  m axitpưTT= .90  59,4 g 60 100 69 mancol = n ancol =  1,5 46 Phương trình phản ứng: 66% axit chuyển thành este chính là CH3COOH + C2H5OH → CH3COOC2H5 + H2O hiệu suất của phản ứng (H = 66%) 59,4  0,99 mol → 0,99mol 60 mCH 3COOC2 H 5  0,99.88  87,12 g Bài 2: Khối lượng axit axetic chứa trong giấm ăn thu được khi cho lên men 100 lít rượu 0 8 thành giấm ăn là bao nhiêu gam? Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8g/ml và giả sử phản ứng lên men đạt hiệu suất 80% Hướng dẫn Giải Đề cho: Vdd rượu = 100ml V .ĐR 100.8  VNC = dd   8 lít 100 100 Drượu = 0,8g/ml ĐR = 80 3 Phải tìm mrượu ng.chất  m RNC = D.VNC = 8.10 .0,8 = 640g 640 nC2 H 5OH  mol 46 - Viết phương trình phản ứng C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O 640 640 Lý thuyết: mol mol 46 46 - Công thức tính: mCH 3COOH  n.M .H % 640 mCH 3COOH  .60.80  667,83 g 46 Bài 3: Đun nóng axit axetic với ancol isoamylic (CH3)2CH−CH2−CH2−OH có H2SO4 đặc xúc tác thu được isoamyl axetat (dầu chuối). Tính lượng dầu chuối thu được từ 132,35g axit axetic đun nóng với 200g ancol isoamylic, hiệu suất phản ứng đạt 68%. Hướng dẫn Giải
  10. 132,35 Phương trình phản ứng: Đề cho: nCH COOH   2,21 mol 3 60 CH3COOH + C5H11OH → CH3COOC2H5 200 132,35 132,35 nC5 H11OH   2,27 mol mol → mol 88 60 60 Lý luận: naxit < nancol → axit hết 132,35 mLT = .130 60 132,35 68 mTT = .130.  195 g 60 100 Bài 4: Tính khối lượng metyl metacrylat thu được khi đun nóng 215g axit metacrylic với 100g ancol metylic. Giả thiết phản ứng este hóa đạt hiệu suất 60% A. 125g B. 175g C. 150g D. 200g Hướng dẫn Giải 215 Phương trình phản ứng: Đề cho: nC H COOH   2,5 mol 3 5 86 C3H5COOH + CH3OH → C3H5COOCH3 + H2O 100 2,5mol 3,125mol nCH3OH   3,125 mol 32 Phương trình phản ứng: 2,5mol → 2,5mol 60 meste TT = 2,5.100.  150 g 100 Bài 5: Đun 9,2g glixerol với 9g axit axetic có xúc tác được m gam sản phẩm hữu cơ E chỉ chứa một loại nhóm chức. Biết hiệu suất phản ứng bằng 60%. M có giá trị là bao nhiêu? A. 8,76g B. 9,64g C. 7,54g D. 6,54g Hướng dẫn Giải 9 Phương trình phản ứng: Đề cho: nCH COOH   0,15 mol 3 60 3CH3COOH + C3H5(OH)3 → (CH3COO)3C3H5 + 3H2O 0,15mol 0,1mol 9,2 nC3H 5 ( OH )3   0,1 mol 92 Phương trình phản ứng (axit 0,15mol → 0,05mol (LT) hết): 60 ME TT = 0,05.218.  6,54 g 100 Bài 6: Glixerol được điều chế bằng cách đun nóng dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH. Sau phản ứng thu được 2,3g glixerol. Hãy cho biết lượng NaOH cần dùng khi hiệu suất là 50%. A. 3g B. 6g C. 12g D. 4,6g Hướng dẫn Giải Đề cho: mC H 3 5 ( OH ) 3  2,3 g 2,3 → nC H 5 ( OH ) 3   0,025 mol Phương trình phản ứng: 3 92 H = 50% ( R COO)3C3H5 + 3NaOH → 3 R COONa + C3H5(OH)3 Từ phương trình phản ứng: 0,075mol ← 0,025mol Tính mNaOH (LT) 100 mNaOH TT = 0,075.40.  6g 50 Bài 7: Khối lượng glixerol thu được khi đun nóng 2,225kg chất béo (loại glixerol tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH (H = 80%) là bao nhiêu kg?
  11. A. 0,1472kg B. 1,424kg C. 1,472kg D. 0,712kg Bài 8: Glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư tách được 40g kết tủa. Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 75%, khối lượng glucozơ cần dùng là bao nhiêu? A. 24g B. 40g C. 50g D. 48g Bài 10: Dùng 340,1kg xenlulozơ và 420kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%. A. 0,75 tấn B. 0,6 tấn C. 0,85 tấn D. 0,5 tấn Bài 11: Xenluzơ là chất dễ cháy và gây nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và HNO3 với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (D = 1,52g/ml) cần dùng là bao nhiêu lít? A. 14,390 lít B. 15,000 lít C. 1,439 lít D. 24,390 lít Bài 12: Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra được hấp thu hết bởi nước vôi trong thu được 10g kết tủa, và khối lượng dung dịch giảm 3,4g. a có giá trị là: A. 13,5g B. 15,0g C. 20,0g D. 30,0g 0 Bài 13: Cho 16 lít ancol etylic 8 lên men để điều chế axit axetic. Biết hiệu suất quá trình lên men là 92%, khối lương riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/cm3, khối lượng riêng của axit axetic là 0,8g/cm3 thì thể tích axit axetic điều chế được là: A. 1500ml B. 1650ml C. 1536ml D. 1635ml Bài 14: Muốn điều chế 100 lít rượu vang 100 thì cần lên men một lượng glucozơ chứa trong nước quả nho là bao nhiêu (biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8g/cm3, hiệu suất lên men đạt 95%)? A. 16.421g B. 14.820g C. 13.136g D. 15.600g * Dạng 3: Chuỗi phản ứng có liên quan đến hiệu suất phản ứng. Trường hợp 1: Chuỗi phản ứng với hiệu suất của toàn bộ quá trình Trường hợp này chỉ tính 1 lần hiệu suất phản ứng theo đề bài Các bước thực hiện: - Viết chuỗi phản ứng hoặc các phương trình hóa học, chú ý cân bằng phản ứng - Xác định chiều của phản ứng (tìm chất tham gia hoặc sản phẩm tạo thành) - Xác định lượng thực tế đã cho - Áp dụng đúng công thức tính hiệu suất để tính lượng chất cần thiết với: mspLT .H mctg LT .100 m spTT  (1); mctgTT  (2) 100 H Bài 1: Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí CO2 sinh ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 750g kết tủa. Biết hiệu suất của cả quá trình là 80%. Tính khối lượng tinh bột đã dùng (m) Hướng dẫn Giải - Viết chuỗi phản ứng (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2 (H =80%) - Hiệu suất của toàn bộ quá 7,5 mol ← 7,5 mol trình 2n CO2 + Ca(OH)2dư → CaCO3↓ + H2O
  12. 750 7,5mol ←  7,5 mol - Xác định lượng chất tham gia 100 7,5.162n  m(C6 H10O5 ) n ( LT )   607,5 g - Áp dụng công thức (2) 2n 607,5.100 mTT   759,375 g 80 Bài 2: Từ một loại nguyên liệu chứa 80% tinh bột, người ta sản xuất ancol etylic bằng phương pháp lên men. Sự hao hụt trong toàn bộ quá trình là 20%. Từ ancol etylic pha thành cồn 900. Tình thể tích cồn thu được từ 1 tấn nguyên liệu, biết rằng khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml Hướng dẫn Giải - Chuỗi phản ứng (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH Nguyên liệu chứa tinh bột (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH + 2nCO2 (H =80%) 162n 2n.46 80 10 3. kg ? 100 - Từ m R  VRNC  V96 0 mC 2 H 5 OH 80 2 n.46  m R  10 3. .  454,32kg 100 162n m 454,32.10 3 VRNC  R   567,9.10 3 ml D 0,8 V .100 567,9.10 3.100 V960  NC   591562,5 ml = 591,56 lít 96 96 Bài 3: Từ nguyên liệu vỏ bào, mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ) người ta có thể sản xuất ancol etylic với hiệu suất 70%. Từ ancol etylic có thể sản xuất cao su Buna với H = 75%. Tính khối lượng nguyên liệu cần để sản xuất 1 tấn cao su Buna. Hướng dẫn Giải 0 150 C , Al O Từ phương trình: 2C2H5OH     CH2=CH−CH=CH2+H2+H2O  2 3 0 Na, t , xt nCH2=CH−CH=CH2   −CH2−CH=CH−CH2−n  1000.92 100 mC 2 H 5OH  .  2271,6 kg 54 75 Sơ đồ (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH (H = 70%) 162n 2n.46 m1 ? 2271,6kg 2271,6.162n 100  m1  .  5714,27kg 2n.46 70 m .100 5714,27.100 m2( ng .lieu)  1   11428,54kg 50 50 Trường hợp 2: Chuỗi phản ứng với hiệu suất của từng phản ứng Các bước thực hiện: - Xác định chuỗi phản ứng; - Xác định chiều của phản ứng (tính chất tham gia hay sản phẩm); - Xác định hiệu suất của từng giai đoạn (H1, H2, H3, ....); - Xác định lượng chất thực tế;
  13. - Áp dụng công thức hiệu suất phản ứng. 100 100 100 mctgTT  mctg LT . . . ....... H1 H 2 H 3 H H H m spTT  mspLT . 1 . 2 . 3 ....... 100 100 100 Bài 1: Để tổng hợp 120kg poli (metyl metacrylat) thì khối lượng axit và ancol tương ứng cần dùng là bao nhiêu? Biết hiệu suất của quá trình este hóa và quá trình trùng hợp lần lượt theo thứ tự là 60% và 80%. Hướng dẫn Giải xt - Viết phương * CH3OH + CH2=C−COOH  CH2=C−COOCH3 + H2O  tình phản ứng ‫׀‬ ‫׀‬ CH3 CH3 32 86 H = 60% CH3 CH3 ‫׀‬ ‫׀‬ nCH2=C → −CH2−C H = 80% ‫׀‬ ‫׀‬ COOCH3 COOCH3 n - Tính lượng chất COOCH3 COOCH3 CH3OH ‫׀‬ ‫׀‬ tham gia: 60% 80%  CH2=C   −CH2−C  CH3OH; axit CH2=C−COOH ‫׀‬ ‫׀‬ ‫׀‬ CH3 CH3 n CH3 mmonome  m po lim e 120 100 100 * mCH OH  .32. .  80 kg = 120kg 3 100 80 60 120 100 100 maxit  .86. .  215 kg 100 80 60 Bài 2: Cho 0,5 tấn benzen phản ứng với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc. Lượng nitrobenzen sinh ra được khử thành m tấn anilin. Biết hiệu suất của mỗi giai đoạn là 78%. Tính m. Hướng dẫn Giải H  78% Sử dụng sơ đồ: C6H6   C6H5NO2   C6H5NH2 H  78% 78g 123g 0,5kg ?kg 0,5.123 78 78 m . .  0,3627 kg 78 100 100 Một số bài tập: Bài 1: Từ gỗ (C6H10O5)n người ta điều chế cao su Buna theo sơ đồ chuyển hóa (với hiệu suất của từng phản ứng) như sau: Gỗ hs 35%  C6H12O6 hs80%  C2H5OH hs 60% C4H6 hs80%  cao su Buna      (1) (2) (3) (4)
  14. Khối lượng gỗ cần để sản xuất 1,5 tấn cao su Buna là: A. 1,5 tấn B. 18,6 tấn C. 33,45 tấn D. 37,2 tấn Bài 2: Để tổng hợp 240kg poli (metyl metacrylat) thì lượng axit và ancol tương ứng là bao nhiêu? Nếu hiệu suất của quá trình este hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80% A. 430kg và 160kg B. 344kg và 160kg C. 430kg và 128kg D. 344kg và 128kg Bài 3: Da nhân tạo PVC được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau: Metan H 15%  Axetylen H   Vinyl clorua H   PVC   1  95%  2  90%  3 Để điều chế 1 tấn PVC cần một thể tích khí thiên nhiên (đktc) là bao nhiêu? A. 5388,42m3 B. 5883,24m 3 C. 5838,42m3 D. 5499,24m3 Bài 4: Da nhân tạo được điều chế từ khí thiên nhiên metan. Nếu hiệu suất của toàn quá trình là 20% thì để điều chế 1 tấn PVC phải cần một thể tích metan (đktc) là: A. 3500m3 B. 3560m3 C. 3584m3 D. 5500m3 Bài 5: Từ 1680m3 axetilen (đktc) người ta điều chế V m 3 C2H4. Từ V m 3 C2H4 này đem trùng hợp thu được m tấn chất dẻo PE. Nếu biết hiệu suất mỗi giai đoạn đều là 60% thì m có giá trị là: A. 0,576 tấn B. 0,675 tấn C. 0,765 tấn D. 0,756 tấn 3 0 Bài 6: Cho 1680 m axetilen (đktc) tác dụng với HCl (t , xúc tác thích hợp) thu được a gam vinyl clorua. Trùng hợp lượng vinyl clorua này thu được b (kg) PVC. Nếu hiệu suất của mỗi giai đoạn phản ứng đều là 75% thì giá trị của b là: A. 2637kg B. 2736kg C. 3276kg D. 3627kg Bài 7: Từ mùn cưa chứa 50% xenlulozơ, người ta sản xuất ancol etylic với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Tính khối lượng mùn cưa cần để sản xuất 1 tấn ancol etylic A. 5000kg B. 1761kg C. 5029kg D. 3720kg Bài 8: Từ m tấn mùn cưa (chứa 50% xenlulozơ), người ta sản xuất được 1,5 tấn ancol etylic với hiệu suất của quá trình là 70%. Giá trị m là: A. 5,031 tấn B. 5,301 tấn C. 7,5765 tấn D. 7,54658 tấn Bài 9: Nếu toàn bộ quá trình điều chế HNO3 có hiệu suất là 80% thì từ 1 mol NH3 thu được một lượng HNO3 là: A. 63g B. 50,4g C. 78,75g D. 56,7g Bài 10: Dùng 56m3 NH3 (đktc) để điều chế HNO3 theo sơ đồ: NH3→NO→NO2→HNO3. Hiệu suất của toàn bộ quá trình là 92%. Khối lượng dung dịch HNO3 40% thu được là: A. 36,225kg B. 362,25kg C. 3622,5kg D. 3740kg Bài kiểm tra đề nghị: Bài 1: Đun 6g axit axetic với lượng dư ancol etylic (có H2SO4 làm xúc tác), thu được 5,28g este. Hiệu suất của phản ứng este hóa đạt: A. 70% B. 60% C. 75% D. 80%
  15. Bài 2: Nung nóng 66,2g Pb(NO3)2 thu được 58,4g chất rắn. Hiệu suất của quá trình phân hủy là: A. 40% B. 50% C. 70% D. 83,7% Bài 3: Đun nóng 4,45kg chất béo (loại glixeryl tristearat) có chứa 20% tạp chất với dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất phản ứng đạt 80% thì lượng glixerol thu được là: A. 0,3128kg B. 0,2984kg C. 0,2944kg D. 0,2885kg Bài 4: Lên men 10,8kg glucozơ chứa 20% tạp chất thu được 3,68kg ancol eylic. Hiệu suất của quá trình lên men là: A. 66,67% B. 75% C. 83,3% D. 92,33% Bài 5: Từ 0,81 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (hao hụt trong sản xuất là 12%). M có giá trị là: A. 1,865 tấn B. 1,3068 tấn C. 1,4875 tấn D. 1,278 tấn Bài 6: Để sản xuất 1,25 tấn chất dẻo PE (chứa 80% polietilen) với hiệu suất phản ứng là 85%, cần m kg etilen. M có giá trị là: A. 1176,47kg B. 1000kg C. 1470,588kg D. 1800kg Bài 7: Trùng hợp 6,16 lít propilen (27,30C, 1atm) với hiệu suất trùng hợp là 80%, thu được m gam polime. Giá trị của m là: A. 8,4g B. 10,5g C. 6,72g D. 13,125g Bài 8: Đun nóng 20g ancol metylic với 43g axit metacrylic (H2SO4 đặc làm xúc tác) thu được m gam este E với hiệu suất phản ứng là 60%. Giá trị của m là: A. 30g B. 37,5g C. 83,3g D. 104,2g Bài 9: Thủy phân 405g tinh bột (20% tạp chất) với hiệu suất của phản ứng là 75% thu được a gam glucozơ. Giá trị của a là: A. 405g B. 360g C. 270g D. 180g Bài 10: Khi trùng ngưng 7,5g glyxin với hiệu suất 80%, ngoài glyxin còn dư còn thu được a gam polime và 1,44g H2O. a có gía trị là: A. 4,28g B. 4,56g C. 5,46g D. 6,54g * Dạng 4: Một số bài tập về hiệu suất phản ứng có liên quan đến chất khí. Bài 1: Điều chế NH3 từ đơn chất. Thể tích NH3 tạo ra là 67,2lit. Biết hiệu suất phản ứng là 25%. Thể tích N2 (lit) cần là: A. 13,44 B. 134,4 C. 403,2 D. Tất cả đều sai Bài 2: Để điều chế 4 lít NH3 từ N2 và H2 với hiệu suất 50% thì thể tích H2 cần dùng ở cùng điều kiện là bao nhiêu? A. 4 lít B. 6 lít C. 8 lít D. 12 lít Bài 3: Cho 4 lít N2 và 14 lít H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 16,4 lít (thể tích các khí được đo ở cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là A. 50% B. 30% C. 20% D. 40%
  16. Bài 4: Cho 5 mol N2 và 14 mol H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có thể tích bằng 13,4 mol. Hiệu suất phản ứng là A. 60% B. 50% C. 30% D. 40% Bài 5: Cho 2,5 mol N2 và 7 mol H2 vào bình phản ứng, hỗn hợp thu được sau phản ứng có tỉ khối so với H2 là 6,269. Hiệu suất phản ứng là A. 60% B. 55% C. 40% D. 30% Bài 6: Cho 5 mol hỗn hợp X gồm H2 và N2 vào bình kín phản ứng sau một thời gian thu được 3,68 mol hỗn hợp khí Y. Tính hiệu suất của phản ứng biết tỉ khối của X so với H2 là 3,6. A. 22% B. 44% C. 66% D. 88% Bài 7: Hỗn hợp X (gồm H2 và N2 ) có d X / H = 3,889. Đun nóng X có xúc tác một thời 2 gian thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,581. Hiệu suất của phản ứng là A. 34% B. 48% C. 58% D. 68% Bài 8: Hỗn hợp X (gồm H2 và N2 ) có d X / H = 4,25. Đun nóng X có xúc tác một thời gian 2 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 7,59. Hiệu suất của phản ứng là A. 66% B. 77% C. 88% D. 99% Bài 9: Hỗn hợp X (gồm H2 và N2 ) có d X / H =3,6. Đun nóng X có xúc tác một thời gian 2 thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 là 4,5. Hiệu suất của phản ứng là A. 20% B. 30% C. 40% D. 50% Bài 10: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 00C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0 0C. Biết rằng có 60% hiđro tham gia phản ứng, áp suất trong bình sau phản ứng là A. 10 atm B. 8 atm C. 9 atm D. 8,5 atm Bài 11: Trong một bình kín chứa 10 lít nitơ và 10 lít hiđro ở nhiệt độ 00C và 10 atm. Sau phản ứng tổng hợp NH3, lại đưa bình về 0 0C. Nếu áp suất trong bình sau phản ứng là 9 atm thì phần trăm các khí tham gia phản ứng là: A. N2 : 20% , H2 : 40% B. N2 : 30% , H2 : 20% C. N2 : 10% , H2 : 30% D. N2 : 20% , H2 : 20%. Bài 12: Một hỗn hợp gồm 8 mol N2 và 14 mol H2 được nạp vào một bình kín có dung tích 4 lít và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 10/11 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là: A. 17,18% B. 18,18% C. 36,36% D. Đáp án khác Bài 13: Một hỗn hợp gồm 2 mol N2 và 4 mol H2 được nạp vào một bình kín có dung tích 6 lít và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 2/3 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là: A. 50% B. 75% C. 80% D. 85% Bài 14: Một hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 là 6,2 được nạp vào một bình kín có dung tích 8 lít và giữ ở nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì áp suất bằng 92/125 áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng là:
  17. A. 46% B. 56% C. 66% D. Đáp án khác 0 0 Bài 15: Cho hỗn hợp N2 và H2 vào một bình kín có t = 15 C, áp suất p 1. Tạo điều kiện để phản ứng xảy ra. Tại thời điểm t0 = 6630C, p = 3p 1. Hiệu suất của phản ứng này là: A. 20% B. 15% C. 15,38% D. 35,38% Bài 16: Cho hỗn hợp N2 và H2 vào bình phản ứng có nhiệt độ không đổi. Sau thời gian phản ứng, áp suất khí trong bình giảm 5% so với áp suất ban đầu. Biết ti lệ số mol của nitơ đã phản ứng là 10%. Thành phần phần trăm về số mol của N2 và H2 trong hỗn hợp đầu là: A. 15% và 85% B. 82,35% và 77,5% C. 25% và 75% D. 22,5% và 77,5%. Bài 17: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 50%. B. 40%. C. 25%. D. 36%. Bài 18: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với He bằng 3,1. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 3,875. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là A. 50%. B. 40%. C. 25%. D. 36%. Bài 19: Một bình kín dung tích 112 lít trong đó chứa N2 và H2 theo tỉ lệ thể tích 1:4 và áp suất 200atm với một ít chất xúc tác thích hợp. Nung nóng bình một thời gian sau đóđưa nhiệt độ về 00C thấy áp suất trong bình giảm 10% so với áp suất ban đầu. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là: A. 70% B. 80% C. 25% D. 50% Bài 20: Hỗn hợp A gồm N2 và H2 theo tỉ lệ 1:3 về thể tích. Tạo phản ứng giữa N2 và H2 tạo ra NH3. Sau phản ứng được hỗn hợp khí B. Tỉ khối hơi của A đối với B là 0,6. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là: A. 80% B. 50% C. 70% D. 85% IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Qua đúc kết kinh nghiệm giảng dạy ở trên và qua khảo sát chất lượng bộ môn, các tiết bài tập, ôn tập tại lớp, bài tập về nhà, kiểm tra, thi học kỳ,…được áp dụng cho từng đối tượng học sinh thì kết quả thu được rất khả quan - Khi chưa được hướng dẫn: học sinh giải được bài tập ít, chậm và mất nhiều thời gian TT LỚP SĨ SỐ Điểm từ 8→10 Điểm từ 7→
  18. 2 12A7 40 5 (12,5%) 12 (30,0%) 15 (37,5%) 8 (20,0%) 3 11A5 40 4 (10,0%) 14 (35,0%) 15 (37,5%) 7 (17,5%) V. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Bài tập về hiệu suất phản ứng là loại bài tập xuyên suốt trong chương trình hóa học ở các khối lớp 10, 11, 12. Trong loại bài tập này, giáo viên nên sử dụng thường xuyên các dạng bài tập tìm hiệu suất phản ứng, tính lượng chất tham gia hoặc lượng sản phẩm tạo thành khi biết hiệu suất phản ứng, nhằm giúp cho học sinh ngày càng quen thuộc và có phương pháp giải nhanh chóng để tìm kết quả. - Trong loại bài tập này, chúng ta cần lưu ý: + Yêu cầu học sinh nắm vững tính chất hóa học của các chất; + Viết được phương trình phản ứng hoặc chuỗi biến hóa; + Xác định được yêu cầu của mỗi loại bài (tính hiệu suất hoặc áp dụng hiệu suất để tính lượng chất tham gia hoặc sản phẩm). - Trong mỗi tiết dạy cần tận dụng thời gian để củng cố kiến thức, cho học sinh làm hết bài tập trong sách giáo khoa và một số bài tập tương tự; - Tăng cường số lượng bài tập trên lớp, phân tích đề bài và phân hóa bài tập theo từng đối tượng học sinh (giỏi, khá, trung bình); - Thông qua các bài tập giúp học sinh nắm vững kiến thức bộ môn, rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo, tìm ra cách giải nhanh chóng và tối ưu cho mỗi loại; - Thông qua loại bài tập giúp học sinh có nhiều hứng thú học tập, yêu thích bộ môn và vận dụng hiệu suất vào một số quá trình sản xuất sau này (ví dụ tính lượng nguyên liệu cần lấy, hoặc lượng sản phẩm sinh ra dựa vào hiệu suất để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, chất lượng tốt. Các bài tập liên quan đến hiệu suất phản ứng chỉ là một phần nhỏ trong bài tập hóa học, nhưng đều có trong chương trình hóa học lớp 10, 11, 12. Căn cứ vào tình hình học tập của học sinh và công tác giáo dục hiện nay, thông qua đề tài này, có thể giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo trong việc giải bài tập và yêu thích bộ môn hóa học. Tài liệu tham khảo: 1. Sách giáo khoa bộ môn hóa học lớp 10, 11, 12 - Nhà xuất bản Giáo dục; 2. Sách bài tập hóa học lớp 10, 11, 12 - Nhà xuất bản Giáo dục; 3. Trắc nghiệm khách quan hóa học 12 - Quan Hán Thành - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam; 4. Bài tập trắc nghiệm 10, 11, 12.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2