BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br />
<br />
TÀI LIỆU HỌC TẬP<br />
<br />
KHOA HỌC ĐẤT CƠ BẢN<br />
<br />
LÊ VĂN DŨ<br />
Khoa Nông Học<br />
<br />
Năm 2009<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1. GIỚI THIỆU KHOA HỌC ĐẤT<br />
Bài 1. Giới thiệu môn học<br />
1. Tổng quan.<br />
1. 1 Đất là một tài nguyên tự nhiên.<br />
Đất của chúng ta là một lọai tài nguyên tự nhiên có giới hạn, Việt nam chỉ có hơn<br />
33 triệu ha đất tự nhiên. Trong đó đất sử dụng trong nông nghiệp khoảng 10 triệu ha,<br />
đất lâm nghiệp khỏang hơn 11 triệu ha, còn lại là đất sử dụng với các mục đích khác.<br />
Do vấn đề tăng dân số, một phần đất, nhất là đất nông nghiệp được chuyển đổi mục<br />
đích sử dụng, như đất ở, xây dựng, công nghiệp…., nên diện tích đất nông nghiệp ngày<br />
càng giảm, nhất là tỉ lệ diện tích đất/ đầu người.<br />
1.2 Các quan điểm về khoa học đất<br />
- Pedology (phát sinh học đất): ngành khoa học nghiên cứu các yếu tố và tiến trình<br />
hình thành đất, bao gồm việc mô tả, giải thích các phẩu diện đất, cá thể đất và các lọai<br />
đất trên bề mặt vỏ quả đất. Từ pedology được sử dụng đồng nghĩa với khoa học đất và<br />
với một tên khác là phát sinh học đất. Vì vậy, phát sinh học đất xem đất là một thực thể<br />
tự nhiên.<br />
- Edaphology (thổ nhưỡng học): là ngành khoa học nghiên cứu những ảnh hưởng<br />
của đất đến sinh vật, đặc biệt là cây trồng. Các môn học như độ phì nhiêu đất đai, bảo<br />
tồn đất nẳm trong quan điểm này<br />
1.3 Các định nghĩa về đất. Từ các quan điểm trên nên có 1 số định nghĩa về đất. Đối<br />
với nông nghiệp thường định nghĩa đất theo quan điểm thổ nhưỡng học.<br />
2.Vai trò của đất<br />
Trong bất cứ một hệ sinh thái nào, đất cũng đều có 5 vai trò quan trọng nhất. Các vai<br />
trò đó là:<br />
2.1.Môi trường sinh trưởng của thực vật<br />
a. Giúp thực vật đứng vững: Đất là nơi bộ rễ cây trồng ăn sâu vào, và giữ cây đứng<br />
vững.<br />
b. Cung cấp O2 và thải khí CO2 của rễ cây: Sự phát triển của rễ cây phụ thuộc vào tiến<br />
trình hô hấp để nhận năng lượng. Do rễ hô hấp nên sẽ nhận khí O2 và thải khí CO2 vào<br />
đất, đây là vai trò quan trọng của đất đối với rễ.<br />
c. Giữ nước và cung cấp nước: Một vai trò quan trọng khác là đất luôn có độ rỗng nhất<br />
định nên có khả năng giữ lại được nước và cung cấp cho cây trồng.<br />
d. Điều chỉnh ẩm độ và nhiệt độ: Khi ẩm độ đất thay đổi, nhiệt độ đất cũng thay đổi<br />
một phần, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của rễ.<br />
2<br />
<br />
e. Nơi chứa một số chất gây độc: có nhiều nguyên nhân có thể hình thành nên các chất<br />
gây độc cho rễ. Các chất độc này có thể tạo ra bởi con người, rễ cây, vi sinh vật hay do<br />
các phản ứng hóa học tự nhiên.<br />
f. Cung cấp các chất dinh dưỡng: đất cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng dưới<br />
dạng các ion. Con người và động vật sẽ sử dụng các ion này làm thức ăn, vì vây có thể<br />
nói các chất khoáng con người sử dụng gián tiếp thông qua đất. Một vai trò cơ bản của<br />
đất trong sự sinh trưởng phát triển của cây trồng là đất có khả năng cung cấp liên tục<br />
các chất dinh dưỡng cho cây trồng.<br />
Có khoảng 92 nguyên tố hóa học trong tự nhiên cây trồng có thể hấp thu, trong đó 18<br />
nguyên tố là tối cần thiết.<br />
Các nguyên tố cần thiết được phân loại thành các nhóm sau:<br />
Các nguyên tố cây trồng sử dụng với lượng lớn (>0.1% trọng<br />
lượng chất khô)<br />
<br />
Các nguyên tố cây trồng<br />
sử dụng một lượng nhỏ<br />
(