intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập môn Kinh tế môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:9

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu ôn tập môn "Kinh tế môi trường" trình bày các nội dung chính sau đây: Khái niệm, nguyên nhân và những thiệt hại về kinh tế do suy thoái, sự cố, ô nhiễm môi trường gây ra; mối quan hệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội; các đặc trưng cơ bản của môi trường; khái niệm, nội dung và 9 nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập môn Kinh tế môi trường

  1. 1. Khái niệm, nguyên nhân và những thiệt hại về kinh tế do suy thoái, sự cố, ô nhiễm môi trường gây ra. 2. Mối quan hệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội. - Môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình sử dụng và cải thiện các điều kiện đó. Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn, là đối tượng của sự phát triển. Phát triển là nguyên nhân tạo nên mọi biến đổi tích cực và tiêu cực đối với môi trường. Hệ thống kinh tế - xã hội lấy nguyên, nhiên liệu, năng lượng từ môi trường để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng. Trong sản xuất, tiêu dùng sinh ra các phế thải lại đổ vào môi trường. Môi trường có khả năng tự phục hồi hoặc đồng hóa các chất thải thành những chất có ích hoặc vô hại về mặt sinh thái. Từ đó tác động ngược trở lại hệ thống kinh tế qua các điều kiện tự nhiên như không khí, nước đất, các nhân tố môi trường và tài nguyên… 3. Các đặc trưng cơ bản của môi trường. 4. Khái niệm, nội dung và 9 nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững - Khái niệm: Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng người này không làm thiệt hại đến lợi ích cộng đồng người khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe dọa đến sự sống hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các sinh vật khác. - Nội dung: + Tăng trưởng kinh tế; + Bảo đảm công bằng xã hội; + Bảo vệ môi trường + Tôn trọng các quyền con người - 9 nguyên tắc: + Nguyên tắc 1: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng + Nguyên tắc 2: Cải thiện chất lượng cuộc sống con người + Nguyên tắc 3: Bảo vệ sự sống và tính đa dạng của Trái đất + Nguyên tắc 4: Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm nguồn tài nguyên không tái tạo + Nguyên tắc 5: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất + Nguyên tắc 6: Thay đổi thái độ và thói quen của mỗi người + Nguyên tắc 7: Để cho các cộng đồng tự quản lý môi trường của mình + Nguyên tắc 8: Tạo ra một cơ cấu quốc gia thống nhất thuận lợi cho sự phát triển và bảo vệ môi trường. + Nguyên tắc 9: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu 5. Khái niệm và nội dung cơ bản tăng trưởng xanh - Khái niệm: Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng dựa trên quá trình thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế nhằm tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
  2. nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. - Nội dung: + Thứ nhất, xanh hoá sản xuất; thực hiện một chiến lược công nghiệp hoá sạch thông qua rà soát, điều chỉnh những quy hoạch ngành hiện có; sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên; khuyến khích phát triển công nghệ xanh, nông nghiệp xanh. + Thứ hai, xanh hoá lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững; kết hợp lối sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại. 6. Tài nguyên là gì? Phân loại tài nguyên ? Nội dung và ý nghĩa việc phân loại tài nguyên theo khả năng tái tạo - Tài nguyên bao gồm các nguồn nguyên, nhiên liêu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong vũ trụ mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình. Nói cách khác tài nguyên là tất cả những gì trên Trái đất và trong vũ trụ con người có thể sử dụng - Người ta có thể phân loại tài nguyên theo nhiều cách khác nhau: + Phân loại theo bản chất của tài nguyên: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn + Phân loại theo mục đích sử dụng: Tài nguyên vật chất, phi vật chất, thông tin + Phân loại theo khả năng tái tạo và không tái tạo - Nội dung phân loại tài nguyên theo khả năng tái tạo: + Tài nguyên tái tạo được là những tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục nếu được quản lý một cách khôn ngoan (khai thác hợp lý, khai thác đi đôi với bảo vệ và tạo điều kiện phát triển) + Tài nguyên không tái tạo được (không thể phục hồi) là những tài nguyên mà việc sử dụng chúng tất yếu dẫn đến cạn kiệt. Đối với loại tài nguyên này, sau khi sử dụng chúng bị biến đổi và không thể phục hồi lại được tính chất ban đầu. - Ý nghĩa: Trên cơ sở nhận thức về khả năng tái tạo, các quy luật, điều kiện của quá trình tái tạo sẽ giúp con người xây dựng, hoạch định các chính sách, kế hoạch khai thác tài nguyên một cách hiệu quả nhất mà không gây ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững. Bên cạnh đó còn tạo cơ sở để lập ra các chương trình, dự án phát triển, bảo vệ tài nguyên trong hiện tại, tương lai. Là lời cảnh báo nhấn mạnh vai trò, trách nhiệm của con người, đặt ra giới hạn đối với lòng tham vô hạn của con người với việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên. 7. Nguyên tắc sử dụng tài nguyên và môi trường trong phát triển bền vững. - Nguyên tắc thứ nhất: Mức khai thác sử dụng tài nguyên tái tạo phải luôn nhỏ hơn mức tái tạo tự nhiên của tài nguyên. Trong nguyên tắc này, người ta không đề cập đến tài nguyên không tái tạo bởi vì ngồn tài nguyên này sẽ cạn kiệt theo thời gian. Nếu việc khai thác tài nguyên đảm bảo theo nguyên tắc này thì tài nguyên tái tạo sẽ tăng lên theo thời gian. Lượng tăng đó sẽ bù lại lượng giảm tài nguyên không tái tạo. - Nguyên tắc thứ hai: Luôn giữ cho mức thải của môi trường nhỏ hơn khả năng đồng hóa của môi trường. Cải tiến công nghệ, tăng hiệu suất sử dụng tài nguyên là một biện pháp tích cực để giảm bớt nhu cầu về tài nguyên đầu vào cho quá trình sản xuất và giảm được mức thải ra môi trường.
  3. 8. Đường cong tăng trưởng của tài nguyên ? Ý nghĩa của năng suất cực đại bền vững (MSY) trong hoạt động khai thác tài nguyên có khả năng tái tạo. - Đường cong biểu thị sự tăng trưởng của tài nguyên tái tạo theo thời gian được gọi là đường cong tăng trưởng Vẽ đồ thị: Giáo trình T30 + Sự tăng trưởng của một nguồn tài nguyên được hiểu theo 2 cách:  Sự thay đổi về trữ lượng theo thời gian  Sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng (hay tỷ lệ tăng trưởng) theo trữ lượng - Ý nghĩa MSY: Nếu từ trữ lượng X ta lấy một lượng bằng MSY thì tài nguyên tự tái sinh được và sau một khoảng thời gian nào đó ta lại thu hoạch tiếp một lượng MSY khác. Cứ như vậy, ta thu hoạch được lượng tài nguyên lớn nhất theo mỗi chu kỳ. Cần lưu ý rằng, điều này chỉ có thể xảy ra nếu ta để tài nguyên tự phục hồi. Khoảng thời gian để thu hoạch lần khác tùy thuộc vào khả năng phục hồi của tài nguyên. Với cách thu hoạch hợp lý đó thì vốn dự trữ tài nguyên mới được duy trì và lượng thu hoạch là lớn nhất. 9. Lý thuyết mức khai thác tài nguyên tái tạo •H : là mức khai thác tài nguyên •X : là trữ lượng tài nguyên •E : là tỷ lệ khai thác tài nguyên hay mức cố gắng khai thác E là tất cả những yếu tố ảnh hưởng đến mức khai thác H như: trang thiết bị máy móc, số lượng công nhân, trình độ tay nghề… •Mối quan hệ giữa E, X, H được thể hiện qua biểu thức: E=H/X - Vẽ đồ thị Giáo trình trang 33 - Khi mức cố gắng về thu hoạch càng cao thì H càng lớn, nghĩa là trữ lượng tài nguyên bị khai thác càng lớn. Mối quan hệ giữa mức cố gắng, mức thu hoạch, mức tăng trưởng và trữ lượng tài nguyên được biểu thị qua đồ thị. Với mức thu hoạch dọc theo đường E.X phía bên trái X* thì mức thu hoạch sẽ nhỏ hơn năng suất có thể có của hệ do đó trữ lượng tăng. Ngược lại nếu mức thu hoạch nằm phía bên phải X* thì trữ lượng giảm 10. Lý thuyết chi phí và thu nhập trong khai thác tài nguyên tái tạo TC (Total Cost): là tổng chi phí cho việc khai thác tài nguyên •W: là chi phí cho 1 đơn vị mức cố gắng khai thác (const) TC= W.E •TR (Total revenue): là tổng thu nhập •P: là giá tài nguyên (const) TR= P.H •Mà H=E.X nên TR = f(E) - Vẽ đồ thị 2.5a T35.
  4. Lợi nhuận cực đại khi MC=MR, có nghĩa là độ nghiêng của 2 đường bằng nhau từ đó ta có mức cố gắng Epi Khi giá của một đơn vị cố gắng tăng lên quá cao đến nỗi đường TC nằm trên đường TR, nghĩa là không thể khai thác tài nguyên này. Trái lại nếu W=0 thì đường biểu thị tổng chi phí (TC) trùng với trục hoành và khi đó MSY sẽ trùng với cực đại hóa lợi nhuận 11. Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên ? Nguyên nhân và giải pháp ? Mở cửa và tối đa hóa lợi nhuận đối với sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. - Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên là trạng thái một nguồn tài nguyên nào đó bị khai thác hoặc tàn phá nặng nề vượt quá mức độ tự tái tạo của nguồn tài nguyên đó dẫn tới việc trữ lượng gần như cạn kiệt. - Nguyên nhân: Sự cạn kiệt tài nguyên nói chung ( tái tạo, không tái tạo) và sự tuyệt chủng nói riêng với các nguồn tài nguyên có khả năng tái tạo ( sinh vật ) có thể do nguyên nhân tự nhiên hoặc do con người gây ra. Ngày nay có thể khẳng định việc cạn kiệt tài nguyên chủ yếu là do con người gây ra, đó là hậu quả của việc khai thác quá mức, canh tác kém… + Chi phí thu hoạch thấp nhưng giá thành phẩm cao + Hệ số chiết khấu của người săn bắn và săn bắn trộm tăng lên - Giải pháp: Nếu sử dụng các mô hình toán học để đưa ra giải pháp thì cần tăng chi phí khác thác C để mức cố gắng khai thác E giảm. + Sử dụng các chính sách, thiết chế thì cần đưa ra các công cụ kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc kiểm soát nạn phá rừng; giảm tiêu thụ dầu, khoáng và nguyên liệu; thăm dò và sử dụng nhiều hơn các nguồn năng lượng tái tạo;… + Điều tiết hệ số chiết khấu đảm bảo phần nào tương quan với tỷ lệ tăng trưởng tài nguyên - Giải pháp mở cửa tương ứng 2 trường hợp: + Tài nguyên không có chủ sở hữu hoặc nếu có thuộc sở hữu của một cộng đồng. Khi tài nguyên không có chủ sở hữu. Bất kể ai cũng có quyền khai thác tài nguyên, tương ứng với giải pháp mở cửa phải tăng E > Eπ và tăng đến EOA-tại đó TR=TC =>Trữ lượng X giảm, tăng nguy cơ cạn kiệt tài nguyên + Tài nguyên có sở hữu cộng đồng: phải tăng E tới Eoa, dẫn tới giảm trữ lượng X, tăng nguy cơ cạn kiệt - Tối đa hóa lợi nhuận với sự cạn kiệt tài nguyên + Điều kiện cực đại hóa lợi nhuận: F’(x)- (C’(x)xF(x))/P-C(x))=S Trong đó: F’(X) là tỷ lệ tăng trưởng riêng của loài (=dF/dX) P là giá tài nguyên, coi như không đổi C(X) là chi phí khai thác C’(X) = dC(X)/dX S lãi suất, tỉ lệ chiết khấu P giá tài nguyên Khi C’(X) = 0, F’(X) = S: việc khai thác tài nguyên vào bất kỳ thời điểm nào cũng đem lại lợi ích như nhau
  5. Khi F’(X) > S: khai thác sau, tài nguyên càng được duy trì và phát triển KhiF’(X) < S: khai thác ngay, trữ lượng tài nguyên bị suy giảm, dần dẫn đến cạn kiệt 12. Ngoại ứng, ô nhiễm môi trường là một ngoại ứng, ngoại ứng và ô nhiễm tối ưu - Khái niệm ngoại ứng: Ngoại ứng là ảnh hưởng của hoạt động xảy ra ở bên trong một hệ lên các yếu tố khác ở bên ngoài hệ đó. Nói cách khác: Ngoại ứng là những ảnh hưởng của một hoạt động đến các lợi ích hay các chi phí nằm bên ngoài thị trƣờng. - Phân loại ngoại ứng: + Ngoại ứng tích cực hay ngoại ứng(+) là ngoại ứng mang lại lợi ích cho bên ngoài. + Ngoại ứng tiêu cực hay ngoại ứng(-) là ngoại ứng gây ra thiệt hại (chi phí) cho bên ngoài. - Mức ô nhiễm khi sản xuất với sản lượng đạt hiệu quả kinh tế xã hội tối đa là mức ô nhiễm tối ưu 13. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm : Nội dung và các hạn chế của Định lý Coase ; Thuế ô nhiễm tối ưu (Pigou) và nguyên nhân cản trở việc áp dụng; chi phí giảm nhẹ ô nhiễm? các hình thức giảm nhẹ ô nhiễm; Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng, sự hình thành và các lợi ích của thị trường giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng –Nội dung định lý Coase: Khi các bên có thể mặc cả mà không phải chi phí gì thêm và để làm cho cả hai bên cùng có lợi, cơ chế thị trường sẽ làm cho hoạt động chống ô nhiễm trở nên có hiệu quả bất kể quyền tài sản được ấn định như thế nào. - Những hạn chế: Hạn chế thứ nhất: Thị trường thực tế thường là thị trường cạnh tranh không hoàn hảo nên việc xác định đường MNPB là rất khó khăn. Hạn chế thứ hai: Trong lý thuyết Coase, chủ sở hữu tài nguyên được xác định rõ nhưng trên thực tế, quyền sở hữu tài nguyên môi trường thường không được xác định rõ ràng nên khó thực hiện quá trình thoả thuận. Hạn chế thứ ba: Chi phí dịch vụ đàm phán (tiền thuê phiên dịch, thuê trung gian đàmphán, thuê làm biên bản thoả thuận…) lớn hơn tiền đền bù thì khó thực hiện đàm phán. Hạn chế thứ tư: Khi không xác định được người gây ô nhiễm hoặc người bị ô nhiễm thì quá trình đàm phán cũng không thể thực hiện được. Hạn chế thứ năm: Thoả thuận có thể bị lợi dụng (trường hợp người gây ô nhiễm ăn theo). - Thuế ô nhiễm tối ưu (pigou): Đánh thuế ô nhiễm là một công cụ nhằm đưa chi phí cá nhân bằng chi phí xã hội. Có nguyên tắc là ai gây ô nhiễm, người đó chịu thuế, thuế tính trên từng đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm - Nguyên nhân ngăn cản thực hiện: + T1: Nhà sản xuất cho rằng thuế Pigou thiếu sự đảm bảo công bằng trong cách tính thuế + T2: Thiếu các thông tin về hàm thiệt hại + T3: Trạng thái quản lý thay đổi
  6. + T4: Thuế ô nhiễm đánh vào từng đơn vị sản phẩm được sản xuất mà không căn cứ vào lượng chất thải ra môi trường. Do đó không tạo ra động cơ khuyến khích doanh nghiệp sản xuất sạch hơn hoặc tìm kiếm giải pháp xử lý hay huỷ bỏ chất thải. - Tùy thuộc vào mức ô nhiễm mong muốn có thể sử dụng 2 biện pháp là cắt giảm sản lượng hoặc đầu tư nâng cao công nghệ xử lý, chống ô nhiễm. - Các hình thức giảm nhẹ ô nhiễm: + Đề ra các tiêu chuẩn môi trường + Thu thuế môi trường + Trợ cấp lắp đặt các thiết bị công nghệ giảm ô nhiễm - Giấy phép phát thải là biện pháp can thiệp của nhà nước nhằm điều chỉnh mức ô nhiễm. Căn cứ vào mức thải quy định cho từng khu vực, nhà nước cho phép thải thông qua các giấy phép được thải mà ta gọi là cô ta ô nhiễm. Như vậy số lượng cô ta ô nhiễm sẽ được quy định và do đó một người muốn phát thải phải mua cô ta, và có quyền bán lại cô ta. Từ đó hình thành nên thị trường cô ta ô nhiễm. - Lợi ích: + Người gây ô nhiễm có thể tối thiểu hóa chi phí giảm nhẹ ô nhiễm + Nhà nước thu được thêm các dòng tiền từ thị trường cô ta ô nhiễm + Cơ hội không có người gây ô nhiễm 14. Quản lý môi trường, khái niệm, tầm quan trọng. Quản lý Nhà nước về môi trường; Quản lý môi trường trong tổ chức doanh nghiệp và mô hình PDCA; quản lý môi trường của cộng đồng, đặc điểm của mô hình quản lý môi trường của cộng đồng. - QLMT là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế - xã hội quốc gia. - Tầm quan trọng: + Kiểm soát hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên, ô nhiễm môi trường + Ứng phó tiến tới thích ứng với biến đổi khí hậu + Xóa bỏ bất công xã hội: Người nghèo, các quốc gia nghèo + Giúp cho các quốc gia, cộng đồng, dân tộc và cá nhân hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề môi trường - Quản lý nhà nước về môi trường là tất yếu khách quan + Xác định rõ chủ thể thực thi là Nhà nước + NN bằng chức trách, quyền hạn và nhiệm vụ đưa ra các biện pháp( luật pháp, chính sách; kinh tế, kỹ thuật…) + NN có thể giám sát, thực thi hiệu quả ( giáo dục, hành chính..) + Đưa ra chiến lược, hành động các chương trình quốc gia BVMT + Đấu tranh, thực hiện cam kết quốc tế về môi trường Nội dung QLNN về Môi trường (Luật Bảo vệ Môi trường 2020)
  7. • Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp quy về BVMT, ban hành hệ thống TCMT; • Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách BVMT, kế hoạch phòng, chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường; ứng phó biến đổi khí hậu • Xây dựng, quản lý các công trình BVMT và các công trình có liên quan đến BVMT; • Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quản trắc nguồn thông tin dữ liệu và phân tích môi trường, đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến môi trường; • Thẩm định các báo cáo ĐTM của các dự án và các cơ sở kinh doanh. - Quản lý môi trường của doanh nghiệp: - Quản lý môi trường trong cộng đồng: Quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là sự chia sẻ quyền và trách nhiệm với cộng đồng địa phương trong việc quản lý môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà cộng đồng đó được hưởng lợi. •Đặc điểm của mô hình: - Tự quản, Tự nguyện và đồng thuận, Bình đẳng - Tôn trọng, tận dụng những tri thức truyền thống
  8. - Tính hợp lí về sinh thái và phát triển bền vững - Giải quyết xung đột trên hòa giải 15. Anh hưởng của quản lý môi trường trong hoạt động kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp và giải pháp. - Tác động tích cực vấn đề quản lý môi trường trong kinh doanh quốc tế tới hoạt động của doanh nghiệp • Thuận lợi trong việc tiếp cận thị trường • Thuận lợi trong việc tiếp cận nguồn vốn, khoa học công nghệ ưu đãi giải quyết các vấn đề môi trường • Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tương lai • Làm thuận lợi quá trình tự do hoá thương mại - Tác động tiêu cực vấn đề quản lý môi trường trong kinh doanh quốc tế tới hoạt động của doanh nghiệp •Tạo ra rào cản trong thương mại quốc tế •Hạn chế khả năng cạnh tranh •Thách thức đối với các nước đang phát triển •Thách thức đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ - Các giải pháp dành cho doanh nghiệp • Chủ động thực hiện hoạt động QLMT trong doanh nghiệp trên các phương diện: Chiến lược, kế hoạch, quản lý, phương tiện kỹ thuật, công nghệ, con người, sản phẩm. • Tận dụng tối đa các nguồn lực ưu đãi dành cho QLMT như ưu đãi tài chính của Nhà nước, tổ chức quốc tế • Tận dụng các ưu thế của công tác QLMT trong nước dần tiếp cận tới các chuẩn mực quốc tế đối với các vấn đề môi trường hướng tới mục tiêu hội nhập quốc tế gắn với mục tiêu PTBV 16. Ưu nhược điểm của các công cụ quản lý môi trường : mệnh lệnh và kiểm soát ; kinh tế ; giáo dục và truyền thông ; khoa học kỹ thuật Công cụ Ưu điểm Nhược điểm
  9. Công cụ mệnh lệnh và kiểm soát –Bình đẳng đối với mọi –Đòi hỏi nguồn nhân lực người gây ON và sử dụng và tài chính lớn để có thể TN-MT vì tất cả đều phải giám sát được mọi KV, tuân thủ những quy định mọi hoạt động nhằm xác chung. định KV bị ON và các đối –Có khả năng QL chặt chẽ tượng gây ON. các loại CTNH và các TN –Để đảm bảo hiệu quả quý hiếm thông qua các quản lý, hệ thống pháp luật quy định mang tính cưỡng về môi trường phải đầy đủ chế cao. và có hiệu lực thực tế. Công cụ kinh tế Tác động trực tiếp, tức thì Nhiều khi gây ra tác dụng đến việc quản lý môi phụ, tạo tâm lý không trường. Khiến cho các nhà công bằng đối với người sản xuất phải cân nhắc đễn chịu các khoản phí, lệ phí. việc khai thác, sử dụng Có thể gây mất cân bằng hiệu quả hơn các nguồn tài kinh tế nguyên, nâng cao công nghệ kỹ thuật xử lý chất ô nhiễm Công cụ giáo dục và Có tác động bền vững, lâu Phải tốn nhiều thời gian truyền thông dài mới thấy được hiệu quả cùng với đó là nhiều khoản chi phí phát sinh Công cụ khoa học kỹ thuật Cơ quan chức năng có –Việc thực hiện các công được thông tin đầy đủ, cụ kỹ thuật quản lý môi chính xác về hiện trạng và trường đòi hỏi thời gian và diễn biến chất lượng môi kinh phí lớn. trường, –Phải cú một đôi ngũ các Có những biện pháp phù nhà khoa học, kỹ thuật hợp để xử lý, hạn chế viên có đầy đủ trình độ những tác động tiêu cực chuyên môn đối với môi trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0