intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Kinh tế môi trường

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh tế môi trường là môn học nghiên cứu những vấn đề môi trường bằng quan điểm và những công cụ phân tích của kinh tế học. Để giúp cho các bạn sinh viên ôn tập, luyện tập và vận dụng các kiến thức vào việc giải các bài tập lý thuyết môn học, mời các bạn cùng tham khảo tài liệu "Bài tập kinh tế môi trường" sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Kinh tế môi trường

  1. I. Dạng bài tập 1 : Bài tập kinh tế về tài nguyên thiên nhiên Một lâm trường lập kế hoạch khai thác gỗ tràm cho 2 năm 2017 và 2018. Mỗi năm lâm trường dự định khai thác 1000 m3 gỗ, giá gỗ không đổi là 8 triệu đồng/m3. a) Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây tràm năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 12%. b) Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây tràm năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 8%? c) Trong hai trường hợp hệ số chiết khấu là 12%/năm và 8%/năm, hãy giải thích trường hợp nào thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng? Bài giải: a) TH1: Nếu doanh nghiệp khai thác ngay tài nguyên đầu năm 2017 Số tiền doanh nghiệp thu được: 8*1000= 8.000 ( Triệu) Số tiền doanh nghiệp gửi ngân hàng thu được đầu 2018 là: 8000*1,12=8960(triệu) TH2: Nếu duy trì tài nguyên khai thác thời điểm đầu năm 2018 Số gỗ thu có được là: 1000*1.1=1100(m3) Số tiền bán được nếu khai thác là: 1100*8= 8800(triệu) Kết luận: Khai thác tài nguyên ngay đầu năm 2017 đem lại lợi nhuận lớn hơn. b) TH1: Nếu doanh nghiệp khai thác ngay tài nguyên đầu năm 2017 Số tiền doanh nghiệp thu được: 8*1000= 8.000 ( Triệu) Số tiền doanh nghiệp gửi ngân hàng thu được đầu 2018 là: 8000*1,08=8640(triệu) TH2: Nếu duy trì tài nguyên khai thác thời điểm đầu năm 2018 Số gỗ thu có được là: 1000*1.1=1100(m3) Số tiền bán được nếu khai thác là: 1100*8= 8800(triệu) Kết luận: Khai thác tài nguyên đầu năm 2018 đem lại lợi nhuận lớn hơn. c) Trường hợp 2 tức hệ số chiết khấu là 8% < 10% là tốc độ tăng trưởng riêng của tài nguyên. Tài nguyên được duy trì và bảo vệ vì mục đích lợi nhuận. Một số bài tập khác tham khảo:
  2. Một lâm trường lập kế hoạch khai thác gỗ xoan đào cho 2 năm 2017 và 2018. Mỗi năm lâm trường dự định khai thác 1000 m3 gỗ, giá gỗ không đổi là 7 triệu đồng/m3. a. Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây xoan đào năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 12% ? b. Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây xoan đào năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 8% ? c. Trong hai trường hợp hệ số chiết khấu là 12%/năm và 8%/năm, hãy giải thích trường hợp nào thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng? Bài tập tham khảo: Một doanh nghiệp khai thác bào ngư lập kế hoạch dự báo kinh doanh nhằm đạt lợi nhuận tối đa. Mỗi năm doanh nghiệp dự định khai thác 500 tấn bào ngư, giá bào ngư không đổi là 50 triệu đồng/ tấn. a. Biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của bào ngư năm 2017 là 6%. Hệ số chiết khấu là 8%. Bằng phương pháp tính toán hãy cho biết, để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ khai thác bào ngư ngay năm 2017 hay để sang năm 2018 mới khai thác? b. Biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của bào ngư năm 2017 là 9%. Hệ số chiết khấu là 7%. Bằng phương pháp tính toán hãy cho biết, để tối đa hóa lợi nhuận thì doanh nghiệp sẽ khai thác bào ngư ngay năm 2017 hay để sang năm 2018 mới khai thác? c. Trong hai trường hợp hệ số chiết khấu là 8%/năm và 7%/năm, hãy giải thích trường hợp nào thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ tài nguyên biển ? Bài tập tham khảo: Một lâm trường lập kế hoạch khai thác gỗ sồi Pháp cho 2 năm 2017 và 2018. Mỗi năm lâm trường dự định khai thác 1000 m3 gỗ, giá gỗ không đổi là 4 triệu đồng/m3. a. Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây sồi Pháp năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 12% ? b. Tính thời điểm khai thác gỗ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây sồi Pháp năm 2017 là 10%. Hệ số chiết khấu là 8% ? c. Trong hai trường hợp hệ số chiết khấu là 12%/năm và 8%/năm, hãy giải thích trường hợp nào thuận lợi cho việc duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng? Bài tập tham khảo:
  3. Một chủ trang trại lập kế hoạch trồng và khai thác vườn trồng theo mô hình “Nông nghiệp thuận tự nhiên”. Trong khu vườn này, chủ trang trại trồng cây cam Cao Phong ở tầng tán thứ 2 và cây đậu xanh ở tầng thảm thực vật nhằm cung cấp đạm hữu cơ cho cam. Năm 2017 chủ trang trại dự định khai thác 10 tấn cam hoặc đậu xanh, giá cam và giá đậu xanh đều là 30 triệu đồng/tấn. a. Biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây cam Cao Phong năm 2017 là 15%, tỷ lệ này của đậu xanh là 8%. Hệ số chiết khấu năm 2017 là 10%. Bằng phương pháp tính toán, hãy cho biết năm 2017, chủ trang trại sẽ khai thác cây cam hay cây đậu xanh nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ? b. Biết rằng tỷ lệ tăng trưởng riêng của cây cam Cao Phong năm 2017 là 8%, tỷ lệ này của đậu xanh là 12%. Hệ số chiết khấu năm 2017 là 10%. Bằng phương pháp tính toán, hãy cho biết năm 2017, chủ trang trại sẽ khai thác cây cam hay cây đậu xanh nhằm đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận ? c. Nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu tối đa hóa phúc lợi xã hội, doanh nghiệp sẽ chọn cách khai thác như thế nào? II. Bài tập dạng 2, bài tập ngoại ứng Ngoại ứng tiêu cực và ngoại ứng tích cực Câu hỏi Dữ liệu cần xác Ngoại ứng Tiêu cực Tích cực Ngoại ứng tích cực định 1. Mức sản MC, MEC ? 1. Tính toán : MB=MC 1. Tính toán : MB=MC lượng thị MB, MEB ? 2. Đồ thị : Vẽ đồ thị xác 2. Đồ thị : Vẽ đồ thị xác định trường ( Qp) MSB=MB+MEB định Qp Qp MSC=MC+MEC 2. Mức sản MSB ? MEB=0 ; MSB=MB MEC=0 ; MSC=MC lượng tối ưu MSC ? MSC= MC+MEC MBC= MB+MEB xã hội ( Q*) 1. Tính toán MSB=MSC 1. Tính toán MSB=MSC 2. Đồ thị : Vẽ đồ thị xác 2. Đồ thị : Vẽ đồ thị xác định định Q* Q*
  4. 3. Tổn thất phúc lợi xã hội SABC Hoặc Hoặc SABC=1/2(QP-Q*).MECQp SABC=1/2(Q*- Qp).MEBQp Bài tập 1 Một người nuôi ong kề bên một vườn táo. Người chủ vườn táo được lợi vì lẽ mỗi tổ ong thụ phấn được cho một hécta táo. Nhưng vì không có nhiều ong để thụ phấn cho toàn bộ vườn táo nên người chủ vườn táo phải hoàn tất việc thụ phấn với một chi phí là 10 đôla cho một hécta táo. Việc nuôi ong có chi phí biên là MC = 10 + 2.Q (trong đó Q là số tổ ong). Mỗi tổ ong tạo ra 12 lít mật và giá mỗi lít mật là 2 đôla. a. Người nuôi ong sẽ nuôi bao nhiêu tổ ong? b. Xác định số tổ ong có hiệu quả kinh tế đối với xã hội bằng tính toán và bằng phương pháp đồ thị ? c. Xác định khoản tổn thất đối với xã hội do ngoại ứng gây ra. BÀI GIẢI : DỮ LIỆU ĐỀ BÀI CHO : Bài tập ngoại ứng tích cực hay tiêu cực ? Tích cực : MEB = 10$/ tổ ; MSC= MC = 10 + 2.Q ; MB = 12x2 = 24$/ tổ a. Gọi số tổ ong người nuôi ông sẽ nuôi là Qp Qp được xác định khi MC=MB ; 10+2Q=24 ; Qp=7 (tổ) b. Gọi số tổ ong người có hiệu quả kinh tế là Q* Q* được xác định khi MSC=MSB MSC=MC= 10+2Q MSB= MB+MEB= 24+10=34 => 10 + 2Q=34 => Q*=12(tổ)
  5. c. Khoản tổn thất đối với xã hội do ngoại ứng gây ra là SABC SABC=1/2(Q*- Qp).MEBQp =1/2 (12-7)*10 = 25($)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2