intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Các loại dao động. Tổng hợp giao động

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu "Ôn tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Các loại dao động. Tổng hợp giao động" được biên soạn nhằm cung cấp cho các em học sinh kiến thức về định nghĩa dao động tự do, điều kiện để xem dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo là dao động tự do,... Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Các loại dao động. Tổng hợp giao động

  1. Chương 1 : Dao động điều hòa Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 Chủ đề: CÁC LOẠI DAO ĐỘNG. TỔNG HỢP DAO ĐỘNG. 1. Định nghĩa dao động tự do: Dao động tự do là dao động mà chu kỳ dao động chỉ phụ thuộc vào đặc tính của hệ mà không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. 2. Điều kiện để xem dao động của con lắc đơn và con lắc lò xo là dao động tự do: - Con lắc lò xo: Lực cản môi trường và ma sát không đáng kể - Con lắc đơn: Lực cản môi trường và ma sát không đáng kể và vị trí đặt con lắc không đổi. 3. Dao động tắt dần: - Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần ( hoặc cơ năng ) theo thời gian. - Nguyên nhân: do lực cản ( lực ma sát ) của môi trường. Lực cản ( lực ma sát ) của môi trường càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh. 4. Dao động duy trì: Nếu cung cấp thêm năng lượng cho vật dao động bù lại phần năng lượng tiêu hao do ma sát mà không làm thay đổi chu kì dao động riêng của nó, khi đó vật dao động mãi mãi với chu kì bằng chu kì dao động riêng của nó, gọi là dao động duy trì. 5. Dao động cưỡng bức: - Dao động cưỡng bức là dao động của hệ dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn gọi là lực cưỡng bức: F = F0.cos( ωt + φ). F0,  lần lượt là biên độ và tần số góc của lực cưỡng bức. ω - Tần số ngoại lực f   f 0 là tần số dao động riêng của hệ. 2π Đặc điểm: - Biên độ không đổi, tần số dao động của hệ bằng tần số của lực cưỡng bức. - Biên độ của dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ lực cưỡng bức ; độ chênh lệch giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số riêng của hệ dao động. Khi tần số của lực cưỡng bức càng gần với tần số riêng thì biên độ dao động cưỡng bức càng lớn. 6. Phân biệt dao động cưỡng bức và dao động duy trì: - Giống nhau: Đều xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực. - Khác nhau: + Trong giai đoạn ổn định thì tần số dao động cưỡng bức luôn bằng tần số ngoại lực. + Với dao động duy trì thì tần số ngoại lực luôn điều chỉnh để bằng tần số dao động tự do của hệ. 7. HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG: - Là hiện tượng biên độ của dao động cưỡng bức tăng nhanh đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức tiến đến bằng tần số riêng f0 của hệ dao động. - Điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng: f = f0 ( ω = ω0 ; T = T0 ) Đặc điểm: Khi lực cản trong hệ nhỏ thì cộng hưởng rõ nét ( cộng hưởng nhọn ), khi lực cản trong hệ lớn thì sự cộng hưởng không rõ nét (cộng hưởng tù). Tầm quan trọng của hiện tượng cộng hưởng: - Hiện tượng cộng hưởng có thể có lợi mà cũng có thể có hại. - Dựa vào cộng hưởng mà có thể dùng một lực nhỏ tác dụng lên một hệ dao động có khối lượng lớn để làm cho hệ này dao động với biên độ lớn. Dùng để đo tần số dòng điện xoay chiều, lên dây đàn. 8. Véctơ quay Fresnel: - Một dao động điều hòa có phương trình x = A.cos(t + ) có thể được biểu diễn bằng véctơ quay OM có các đặc điểm sau: + Có gốc tại gốc tọa độ O của trục Ox. + Có độ dài bằng biên độ dao động, OM = A. ω + Hợp với trục Ox một góc bằng pha ban đầu φ tại thời điểm t = 0. Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 1
  2. Chương 1 : Dao động điều hòa Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 π - Ví dụ : Biểu diễn dao động điều hòa x  3 cos(5t  )(cm) bằng 6 vectơ quay OM : 9. Tổng hợp hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số bằng phương pháp véctơ quay: Xét một vật tham gia đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số: x1 = A1.cos(t + 1) x2 = A2.cos(t + 2) - Ta biểu diễn: x1  OM1 (A1 , 1 ) và x2  OM 2 (A 2 , 2 ) ở thời điểm t = 0. - Thì vectơ tổng OM = OM1 + OM 2 biểu diễn dao động tổng hợp có dạng: x = A.cos(t + ) Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp: A1 sin φ1  A 2 sin φ 2 A  A12  A 22  2A1A 2 cos(φ 2  φ1 ) và tan φ  A1 cos φ1  A 2 cos φ 2 Độ lệch pha Δφ: - Nếu dao động 1 sớm pha hơn dao động 2 hoặc dđ 2 trễ pha so với dđ 1:  = φ1 – φ2 > 0 - Nếu dao động 1 trễ pha so với dao động 2 hoặc dđ 2 sớm pha hơn dđ 1:  = φ1 – φ2 < 0 Ảnh hưởng của độ lệch pha: - Nếu hai dao động cùng pha:  = φ1 – φ2 =  2k  Amax = A1 + A2 - Nếu hai dao động ngược pha:  = φ1 – φ2 =  (2k + 1)   A min  A1  A 2 π - Nếu hai dao động vuông pha:  = φ1 – φ2 =  (2k + 1)  A  A12  A 22 2 - Nếu độ lệch pha bất kì: Amin  A  Amax hay A1  A 2  A  A1 + A2   2   2 1  2 - Nếu A1 = A2 thì A  2A1 cos( 1 )  2A 2 cos( 1 ) ;  2 2 2 ---------------------- HẾT ------------------- Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2