intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu ôn tập Vật lí lớp 12: Chương 2 - Sóng cơ và sóng âm

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

16
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tài liệu ôn tập Vật lí lớp 12: Chương 2 - Sóng cơ và sóng âm" là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô và các em học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập. Nhằm cung cấp cho các em kiến thức về sóng cơ, sóng dọc, đặc trưng của một sóng hình sin, phương trình sóng cơ... Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu ôn tập Vật lí lớp 12: Chương 2 - Sóng cơ và sóng âm

  1. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 Chương 2: SÓNG CƠ VÀ SÓNG ÂM Chủ đề: SÓNG CƠ. GIAO THOA SÓNG. SÓNG DỪNG. 1. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường. Sóng cơ không truyền được trong chân không. 2. Sóng ngang là sóng cơ có phương dao động (của các phần tử môi trường) vuông góc với phương truyền sóng. Sóng ngang truyền được trong chất rắn và trên mặt nước. 3. Sóng dọc là sóng cơ có phương dao động (của các phần tử môi trường) trùng với phương truyền sóng. Sóng dọc truyền trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. 4. Sự truyền của một sóng hình sin là sự lan truyền của pha dao động. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng. 5. Các đặc trưng của một sóng hình sin a. Biên độ sóng A là biên độ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. b. Chu kỳ sóng T là chu kỳ dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. 1 c. Tần số sóng f: f T c. Tốc độ truyền sóng v là tốc độ lan truyền dao động trong môi trường. d. Bước sóng λ là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kỳ (hay là khoảng cách giữa hai điểm v gần nhau nhất trên phương truyền sóng dao động cùng pha với nhau):   v.T  f λ Hai phần tử liên tiếp cách nhau một nửa bước sóng thì dao động ngược pha. 2 e. Năng lượng sóng cơ là năng lượng dao động của một phần tử của môi trường có sóng truyền qua. f. Độ lệch pha: Nếu hai điểm M, N trong môi trường truyền sóng cách nguồn O những khoảng dM và dN thì d  dM MN + M và N bất kì: φ MN  2π N + M và N cùng phương truyền sóng: φ MN  2 π λ λ 6. Phương trình sóng cơ - Phương trình sóng cơ tại gốc tọa độ: u0 = A.cost. - Phương trình sóng cơ tại M cách gốc tọa độ O một khoảng x: u M  A cosω(t  t ) x x t x 2x mà: t  ; λ  v.T  u M  A cos (t  )  A cos 2(  )  A cos(t  ). v v T   - Phương trình sóng cơ là hàm tuần hoàn của thời gian và của không gian. 7. Hiện tượng giao thoa của hai sóng trên mặt nước Hai sóng được phát ra từ hai nguồn kết hợp S1, S2 trên mặt nước, gặp nhau. Ta thấy trên mặt nước xuất hiện các gợn sóng ổn định hình hypebol có tiêu điểm là nguồn S1, S2. 8. Định nghĩa hiện tượng giao thoa là hiện tượng hai hay nhiều sóng kết hợp khi gặp nhau trong không gian thì có những điểm biên độ sóng được tăng cường (cực đại giao thoa – các đường hypebol nét liền) hoặc triệt tiêu (cực tiểu giao thoa – các đường hypebol nét đứt). Các gợn sóng hình hypebol gọi là vân giao thoa. 9. Dao động của một điểm trong vùng giao thoa - Phương trình dao động tổng hợp tại M là: uM = u1M + u2M (d 2  d1 ) t d  d2  u M  2A cos cos 2(  1 )  T 2 (d 2  d1 ) - Vậy biên độ dao động của phần tử tại M: A M  2A. cos .  Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 1
  2. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 10. Vị trí các cực đại giao thoa d2 – d1 = k. với : k = 0, ±1, ±2, ….. - Những điểm tại đó dao động có biên độ cực đại là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nguyên lần bước sóng . - Quỹ tích những điểm này là các đường hypebol có tiêu điểm là S1S2, gọi là vân giao thoa cực đại. 1 11. Vị trí các cực tiểu giao thoa d 2  d1  (k  ). với : k = 0, ±1, ±2, ….. 2 - Những điểm tại đó dao động có biên độ triệt tiêu là những điểm mà hiệu đường đi của hai sóng từ nguồn truyền tới bằng một số nửa nguyên lần bước sóng . - Quỹ tích những điểm này là các đường hypebol có tiêu điểm là S1S2, gọi là vân giao thoa cực tiểu. 12. Khoảng cách giữa hai cực đại hoặc hai cực tiểu giao thoa liên tiếp (giữa hai đỉnh liên tiếp của hai λ hyperbol cùng loại) bằng . 2 d  d1 Độ lệch pha của hai sóng từ hai nguồn truyền tới tại M:   2 2 .  13. Điều kiện xảy ra hiện tượng giao thoa. Sóng kết hợp - Điều kiện để có giao thoa: hai nguồn sóng là hai nguồn kết hợp. - Hai nguồn kết hợp là hai nguồn có: + Dao động cùng phương, cùng chu kỳ ( hay tần số ). + Có hiệu số pha không đổi theo thời gian. - Hai sóng do hai nguồn kết hợp phát ra gọi là sóng kết hợp. - Hai nguồn đồng bộ là hai nguồn kết hợp nhưng có cùng pha. - Hiện tượng giao thoa là hiện tượng đặc trưng của sóng. 14. Sự phản xạ của sóng - Khi phản xạ trên vật cản cố định, sóng phản xạ cùng tần số, cùng bước sóng và luôn luôn ngược pha với sóng tới ở điểm phản xạ ( triệt tiêu lẫn nhau ). - Khi phản xạ trên vật cản tự do, sóng phản xạ cùng tần số, cùng bước sóng và luôn luôn cùng pha với sóng tới ở điểm phản xạ ( tăng cường lẫn nhau ). 15. Định nghĩa sóng dừng - Sóng truyền trên sợi dây trong trường hợp xuất hiện các nút (các điểm đứng yên) và các bụng (các điểm dao động với biên độ cực đại) gọi là sóng dừng. - Sóng tới và sóng phản xạ, nếu truyền theo cùng một phương, thì có thể giao thoa với nhau và tạo thành một hệ sóng dừng. 16. Đặc điểm của sóng dừng - Sóng dừng không truyền tải năng lượng. - Biên độ dao động của phần tử vật chất ở mỗi điểm không đổi theo thời gian. λ - Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp bằng nửa bước sóng . 2  - Khoảng cách giữa một nút và một bụng kề nhau bằng một phần tư bước sóng . 4 17. Sóng dừng trên sợi dây có hai đầu cố định - Hai đầu là hai nút sóng. - Điều kiện để có sóng dừng: là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.   ℓ= k ℓmin  khi k = 1 và λmax = 2ℓ 2 2 với: k = 1, 2, 3, …. k = số nút – 1 = số bụng = số bó (múi) Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 2
  3. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 18. Sóng dừng trên sợi dây có một đầu cố định, một đầu tự do - Đầu cố định là nút, đầu tự do là bụng. - Điều kiện để có sóng dừng: là chiều dài của sợi dây phải bằng một số lẻ một phần tư bước sóng.  1   ℓ = (2k + 1) = (k + ) ℓmin  khi k = 0 và λmax = 4ℓ 4 2 2 4 với: k = 0, 1, 2, 3, …. k = số nút – 1 = số bụng – 1 = số bó (múi) ---------------------- HẾT ---------------------- Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2