intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Sóng cơ. Giao thoa sóng. Sóng dừng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Bài tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Sóng cơ. Giao thoa sóng. Sóng dừng" được biên soạn nhằm củng cố kiến thức và cung cấp cho các em học sinh một số bài tập trắc nghiệm môn Vật lí nhằm giúp các em ôn tập, luyện tập giải bài để nắm vũng được kiến thức môn học và sẵn sàng bước vào các kì thi sắp tới. Chúc các em luôn học tập thật tốt nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập Vật lí lớp 12: Chủ đề - Sóng cơ. Giao thoa sóng. Sóng dừng

  1. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 Chủ đề: SÓNG CƠ. GIAO THOA SÓNG. SÓNG DỪNG. 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ. 2.1. Sóng cơ là A. dao động lan truyền trong một môi trường. B. dao động của mọi điểm trong một môi trường. C. một dạng chuyển động đặc biệt của môi trường. D. sự chuyển động của các phần tử trong một môi trường. 2.2. Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai? Sóng cơ lan truyền được trong A. chân không. B. chất rắn. C. chất khí. D. chất lỏng. 2.3. Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng. C. trùng với phương truyền sóng. D. vuông góc với phương truyền sóng. 2.4. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường. Xét trên một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai phần tử môi trường A. dao động cùng pha là một phần tư bước sóng. B. gần nhau nhất dao động cùng pha là một bước sóng. C. dao động ngược pha là một phần tư bước sóng. D. gần nhau nhất dao động ngược pha là một bước sóng. 2.5. Trong sóng cơ, sóng dọc truyền được trong các môi trường A. rắn, khí và chân không. B. rắn, lỏng và khí. C. rắn, lỏng và chân không. D. lỏng, khí và chân không. 2.6. Khi một sóng cơ truyền từ không khí vào nước thì đại lượng nào sau đây không đổi? A. tần số của sóng. B. tốc độ truyền sóng. C. bước sóng. D. biên độ của sóng. 2.7. Trong sóng cơ, tốc độ truyền sóng là tốc độ A. cực tiểu của các phần tử môi trường. C. lan truyền dao động trong môi trường truyền sóng. B. cực đại của các phần tử môi trường. D. chuyển động của các phần tử môi trường truyền sóng. 2.8. Trong sự tuyền sóng cơ, sóng dọc không truyền được trong A. chất rắn. B. chất lỏng. C. chất khí. D. chân không. 2.9. Trong sự truyền sóng cơ, tần số dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua gọi là A. tốc độ truyền sóng. B. năng lượng sóng. C. tần số của sóng. D. biên độ của sóng. 2.10. Trong sự truyền sóng cơ, biên độ dao động của các phần tử môi trường có sóng truyền qua gọi là A. Chu kì của sóng. B. biên độ của sóng. C.tốc độ truyền sóng. D. năng lượng sóng. 2.11. Trong sự truyền sóng cơ, chu kì dao động của một phần tử môi trường có sóng truyền qua gọi là A. năng lượng sóng. B. chu kì sóng. C. tốc độ truyền sóng. D. biên độ của sóng. 2.12. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì bằng A. ba lần bước sóng. B. hai lần bước sóng. C. một bước sóng. D. nửa bước sóng. 2.13. Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đồng tính và đẳng hướng phụ thuộc vào A. bản chất môi trường và cường độ sóng. B. bản chất môi trường và năng lượng sóng. C. bản chất môi trường và biên độ sóng. D. bản chất và nhiệt độ môi trường. 2.14. Sắp xếp tốc độ truyền sóng tăng dần khi sóng truyền lần lượt qua các môi trường A. rắn, khí, lỏng. B. khí, rắn, lỏng. D. khí, lỏng, rắn. D. rắn, lỏng, khí. 2.15. Khi sóng cơ học truyền càng xa nguồn thì đại đại lượng nào sau đây càng giảm? A. bước sóng. B. tần số sóng. C. biên độ sóng. D. biên độ sóng và năng lượng sóng. 2.16. Khi một sóng truyền từ không khí vào nước thì A. bước sóng giảm và tần số tăng. B. bước sóng tăng và tần số không đổi. C. tốc độ giảm và tần số giảm. D. tốc độ tăng và tần số không đổi. 2.17. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và tần số f của sóng là f v A.   . B.   . C. λ = 2πfv. D. λ = vf. v f 2.18. Một sóng cơ có tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng  . Hệ thức đúng là f  A. v  f. B. v  . C. v  . D. v  2f.  f Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 1
  2. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 2.19. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Hệ thức liên hệ giữa chu kì và tần số của sóng là 2 1 A. T = f. B. T = . C. T = 2πf. D. T = . f f x 2.20. Sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với phương trình x  A.cos (t  ) (A  0) . Biên độ sóng là v A. x. B. A. C. v. D. ω. 2.21. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox. Công thức liên hệ giữa tốc độ truyền sóng v, bước sóng λ và chu kì T của sóng là v v A.   v.T. B.   v 2 .T. C.   2 . D.   . T T 2.22. Một sóng cơ hình sin có tần số f lan truyền trong một môi trường với tốc độ v. Bước sóng của sóng này là v v f f A.   . B.   . C.   . D.   . f 2f v 2v 2.23. Một sóng cơ hình sin có chu kì T lan truyền trong một môi trường với bước sóng . Tốc độ truyền sóng trong môi trường là T  T  A. v  . B. v  . C. v  . D. v  . 2 T  2T 2.24. Một sóng cơ hình sin truyền theo trục Ox với chu kì T. Khoảng thời gian để sóng truyền được quãng đường bằng một bước sóng là A. 4T. B. 0,5T. C. T. D. 2T. 2.25. Một sóng cơ hình sin truyền trong một môi trường có bước sóng λ. Trên cùng một hướng truyền sóng, khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất mà phần tử của môi trường tại đó dao động ngược pha nhau là   A. 2λ. B. . C. λ. D. . 4 2 2.26. Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δ của dao động tại hai điểm M và N là 2d d  2 A.   . B.   . C.   . D.   .   d d 2.27. Trên một phương truyền sóng, hai điểm A và B cách nhau một khoảng d . Biểu thức nào sau đây cho biết A và B dao động cùng pha   1 A. d  k. B. d  k . C. d  (2k  1) . D. d  (k  ). 2 2 4 2.28. Trên một phương truyền sóng, hai điểm A và B cách nhau một khoảng d . Biểu thức nào sau đây cho biết A và B dao động ngược pha   1 A. d  k. B. d  k . C. d  (2k  1) . D. d  (k  ). 2 2 4 2.29. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u  A cos(20t  x) (cm) , với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng A. 15 Hz. B. 10 Hz. C. 5 Hz. D. 20 Hz. 2.30. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u  2cos(40t  2x) (mm). Biên độ của sóng này là A. 2 mm. B. 4 mm. C.  mm. D. 40 mm. 2.31. Sóng cơ có tần số 120 Hz truyền trong một môi trường có tốc độ 60 m/s. Bước sóng của nó là A. 1 m. B. 2 m. C. 0,5 m. D. 0,25 m. 2.32. Một người quan sát sóng trên mặt hồ thấy khoảng cách giữa hai đỉnh sóng liên tiếp bằng 90 cm và có 7 đỉnh sóng qua trước mặt anh ta trong 9 giây. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là A. 0,6 m/s. B. 6 m/s. C. 1,35 m/s. D. 1,67 m/s. 2.33. Trên mặt chất lỏng có một sóng lan truyền với tốc độ là 60 cm/s, khoảng cách giữa 9 gợn lồi liên tiếp là 4 cm. Vận tốc truyền sóng trên bề mặt chất lỏng này là A. 30 Hz. B. 120 Hz. C. 60 Hz. D. 180 Hz. Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 2
  3. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 2.34. Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox. Phương trình dao động của phẩn tử tại một điểm trên phương truyền sóng là u  4cos(20t  ) (u tính bằng mm, t tính bằng s). Biết tốc độ truyền sóng bằng 60 cm/s. Bước sóng của sóng này là A. 6 cm. B. 5 cm. C. 3 cm. D. 9 cm. 2.35. Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. Hai phần tử dây tại M và O dao động lệch pha nhau   3 2 A. . B. . C. . D. . 4 3 4 3 2.36. Trên một sợi dây dài đang có sóng ngang hình sin truyền qua theo chiều dương của trục Ox. Tại thời điểm t0, một đoạn của sợi dây có hình dạng như hình bên. hai phần tử tại M và Q dao động lệch pha nhau   A. . B. . C. . D. 2. 3 4 2.37. Sóng ngang truyền trên một sợi dây rất dài có tần số 500 Hz và tốc độ truyền sóng là 1 km/s. Hai điểm gần nhau nhất trên sợi dây cách nhau 25 cm luôn dao động lệch pha nhau     A. . B. . C. . D. . 2 4 3 6 2.38. Một sóng cơ phát ra từ nguồn O lan truyền trên mặt nước với tốc độ 2 m/s. Hai điểm M, N gần nhau nhất trên mặt nước luôn dao động ngược pha nằm trên cùng đường thẳng qua O, cùng ở một phía so với O và cách nhau 40 cm. Tần số sóng đó là A. 0,4 Hz. B. 1,5 Hz. C. 2 Hz. D. 2,5 Hz. 2.39. Một sóng truyền dọc trục Ox theo phương trình u = Acosπ(t + x), trong đó x tính bằng cm, t đo bằng giây. Bước sóng của sóng này bằng A. 0,5 cm. B. 2 cm. C. 19,7 cm. D. 1 cm. t x 2.40. Cho một sóng ngang có phương trình là u  8cos 2(  ) mm; trong đó x tính bằng cm; t tính 0,1 50 bằng s. Tần số của sóng là A. 01 Hz. B. 50 Hz. C. 10 Hz. D. 20 Hz. 2.41. Phương trình dao động của sóng tại nguồn O là u0 = 2cos(100πt) cm. Tốc độ truyền sóng là 10 m/s. Coi biên độ sóng là không đổi khi truyền đi. Tại điểm M cách nguồn O một khoảng 0,3 m trên phương truyền sóng dao động theo phương trình A. u M  2cos(100t  3) cm. B. u M  2 cos(100t  0,3) cm.  2 C. u M  2 cos(100t  ) cm. D. u M  2 cos(100t  ) cm. 2 3 2.42. Một sóng cơ lan truyền dọc theo một đường thẳng. Phương trình dao động của nguồn sóng O là  T u0 = Acos(ωt). Một điểm M cách nguồn O bằng dao động với li độ u = 2 cm ở thời điểm t  . Biên độ 3 4 sóng bằng 4 A. 2 cm. B. cm. C. 4 cm. D. 2 3 cm. 3 2: GIAO THOA SÓNG CƠ. 2.1. Giao thoa sóng là hiện tượng A. giao nhau của hai sóng tại một điểm trong môi trường. B. các sóng triệt tiêu khi gặp nhau. C. gặp nhau của hai sóng kết hợp, trong đó có những điểm sóng được tăng cường hoặc triệt tiêu nhau. D. tổng hợp của hai sóng kết hợp truyền trong môi trường. 2.2. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng phương, cùng A. tần số và có hiệu số pha không đổi theo thời gian. B. biên độ nhưng khác tần số. C. biên độ và hiệu số pha thay đổi theo thời gian. D. pha ban đầu nhưng khác tần số. Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 3
  4. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 2.3. Hai nguồn kết hợp là hai nguồn dao động cùng A. phương, cùng tần số, ngược pha. B. phương, cùng biên độ, cùng pha. C. phương, cùng biên độ, ngược pha. D. biên độ, cùng tần số, cùng pha. 2.4. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt chất lỏng với hai nguồn có cùng phương trình dao động u 0  A cos ωt đặt ở S1, S2. Khoảng cách giữa hai điểm có biên độ dao động cực đại ( hoặc hai điểm có biên độ dao động cực tiểu) trên đoạn S1S2 bằng    A. k. B. k . C. k . D. (2k  1) . 4 2 2 2.5. Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước, khoảng cách giữa hai cực đại liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm sóng bằng A. hai lần bước sóng. B. một bước sóng. C. một nửa bước sóng. D. một phần tư bước sóng. 2.6. Hai nguồn sóng kết hợp tại S1 và S2 dao động theo phương trình u1 = u2 = Acos(ωt). Giả sử biên độ sóng không đổi. Một điểm M cách S1 và S2 lần lượt là d1 và d2. Biên độ dao động tổng hợp tại M là (d 2  d1 ) (d 2  d1 ) A. AM  2A cos . B. A M  2 cos .   (d 2  d1 ) (d 2  d1 ) C. AM  2A cos . D. AM  A cos .   2.7. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng λ. Cực đại giao thoa tại các điểm có hiệu đường đi từ hai sóng từ nguồn truyền tới đó bằng 1 A. (k  ) với k = 0, ± 1, ±2, … B. k với k = 0, ± 1, ±2, … 4 1 3 C. (k  ) với k = 0, ± 1, ±2, … D. (k  ) với k = 0, ± 1, ±2, … 2 4 2.8. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng có bước sóng  . Cực tiểu giao thoa tại các điểm có hiệu đường đi của hai song từ nguồn truyền tới đó bằng 1 A. (k  ) với k = 0, ±1, ±2, … B. k với k = 0, ±1, ±2, … 4 1 3 C. (k  ) với k = 0, ±1, ±2, … D. (k  ) với k = 0, ±1, ±2, … 2 4 2.9. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm A và B dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Trên đoạn thẳng AB, khoảng cách giữa hai cực tiểu giao thoa liên tiếp là 0,5 cm. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là A. 1,0 cm. B. 4,0 cm. C. 2,0 cm. D. 0,25 cm. 2.10. Trong thí nghiệm giao thoa sóng ở mặt nước, hai nguồn kết hợp đặt tại hai điểm S1 và S2 dao động cùng pha theo phương thẳng đứng. Sóng truyền trên mặt nước có bước sóng là 4 cm. Trên đoạn thẳng S1S2 khoảng cách giữa hai cực đại giao thoa liên tiếp là A. 8 cm. B. 2 cm. C. 1 cm. D. 4 cm. 2.11. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S1 và S2 dao động cùng tần số 40 Hz, tốc độ truyền sóng là 0,5 m/s. Khoảng cách giữa hai điểm cực đại giao thoa cạnh nhau trên đoạn thẳng S1S2 là A. 0,86 cm. B. 0,625 cm. C. 1,25 cm. D. 0,35 cm. 2.12. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp dao động cùng tần số 100 Hz, khoảng cách giữa hai gợn sóng liên tiếp nằm trên đường nối hai tâm dao động là 2 cm. Vận tốc sóng là A. 1 m/s. B. 2 m/s. C. 4 m/s. D. 3 m/s. 2.13. Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1 cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm cách S1 và S2 lần lượt là 6 cm và 12 cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực tiểu là A. 5. B. 3. C. 6. D. 4. Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 4
  5. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 2.14. Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng 1 cm. Trong vùng giao thoa, M là điểm cách S1 và S2 lần lượt là 9 cm và 12 cm. Giữa M và đường trung trực của đoạn thẳng S1S2 có số vân giao thoa cực đại là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. 2.15. Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp A và B dao động cùng pha, cùng tần số 16 Hz. Tại điểm M cách A, B lần lượt là 23,6 cm và 16 cm sóng có biên độ cực đại, giữa M và trung trực của AB còn có 2 dãy cực đại khác. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước bằng A. 0,4 m/s. B. 0,04 m/s. C. 0,6 m/s. D. 0,3 m/s. 2.16. Trong thí nghiệm về giao thoa sóng trên mặt nước, hai nguồn kết hợp S 1 và S2 dao động cùng pha, cùng tần số 26 Hz. Hai điểm S1 và S2 gần như đứng yên, cách nhau 11 cm, giữa chúng còn 10 điểm đứng yên không dao động. Tốc độ truyền của sóng này là A. 0,29 m/s. B. 0,57 m/s. C. 0,26 m/s. D. 0,52 m/s. 2.17. Trên mặt nước, có sự giao thoa của hai nguồn sóng nước giống nhau, ở cách nhau 8 cm và có bước sóng 1,2 cm. Số đường cực đại đi qua đoạn thẳng nối hai nguồn là A. 11. B. 12. C.13. D. 14. 2.18. Dùng một âm thoa phát ra âm có tần số 100 Hz để tạo ra tại hai điểm A và B cách nhau 2,5 cm trên mặt nước hai nguồn sóng có cùng biên độ, cùng pha. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 75 cm/s. Số điểm dao động với biên độ cực đại trong đoạn AB là A. 3 B. 4 C. 6 D. 7 2.19. Thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước, với hai nguồn kết hợp S1 và S2 cùng pha, cách nhau 16 cm và dao động với chu kì 0,2 s và tốc độ truyền sóng trong môi trường là 40 cm/s. Số cực tiểu giao thoa trong khoảng S1S2 là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 3: SÓNG DỪNG. 2.1. Tại điểm phản xạ thì sóng phản xạ A. luôn ngược pha với sóng tới. B. cùng pha với sóng tới nếu vật cản là cố định. C. ngược pha với sóng tới nếu gặp vật cản cố định. D. ngược pha với sóng tới nếu gặp vật cản tự do. 2.2. Khi có sóng dừng trên dây đàn hồi thì A. tất cả các điểm trên dây điều dừng lại không dao động. B. nguồn phát sóng ngừng dao động còn các điểm trên dây vẫn dao động. C. trên dây có các bụng dao động mạnh xen kẽ với các nút đứng yên. D. trên dây chỉ còn sóng phản xạ, còn sóng tới bị triệt tiêu. 2.3. Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây với hai đầu cố định là chiều dài sợi dây phải bằng A. nửa bước sóng. B. gấp đôi bước sóng. C. số nguyên lần nửa bước sóng. D. số nguyên lần bước sóng. 2.4. Để có sóng dừng trên một sợi dây với một đầu cố định, một đầu tự do thì chiều dài dây luôn bằng A. một phần tư bước sóng. B. một số nguyên lần nữa bước sóng. C. một số lẽ lần một phần tư bước sóng. D. bước sóng. 2.5. Một sợi dây căng ngang đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng λ. Khoảng cách giữa hai nút liên tiếp hoặc hai bụng liên tiếp là   A. . B. 2λ. C. λ. D. . 4 2 2.6. Trong hệ sóng dừng trên một sợi dây, khoảng cách giữa một nút và một bụng liên tiếp bằng A. một bước sóng. B. hai bước sóng. C. một phần tư bước sóng. D. một nửa bước sóng. 2.7. Ứng dụng quan trọng nhất của sóng dừng là xác định A. bước sóng. B. tốc độ truyền sóng. C. tần số sóng. D. biên độ sóng. 2.8. Trên một sợi dây đang có sóng dừng, khoảng cách ngắn nhất giữa một nút và một bụng là 2 cm. Sóng truyền trên dây có bước sóng là A. 2 cm. B. 1 cm. C. 8 cm. D. 4 cm. 2.9. Bước sóng lớn nhất của sóng dừng trên dây đàn hồi dài 2 m bị kẹp chặt ở hai đầu là A. 4 m. B. 2 m. C. 1 m. D. 3 m. Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 5
  6. Chương 2 : Sóng cơ học Tài liệu Ôn tập Vật lí 12 2.10. Một dây đàn hồi dài 0,6 m, hai đầu cố định. Người ta tạo ra sóng dừng trên dây với 3 bụng sóng. Bước sóng trên dây là A. 0,6 m. B. 0,2 m. C. 0,4 m. D. 0,3 m. 2.11. Trên một sợi dây dài 1,2 m có một hệ sóng dừng, kể cả hai đầu dây thì trên dây có tất cả 4 điểm không dao động. Biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 80 m/s. Tần số sóng bằng A. 32 Hz. B. 64 Hz. C. 200 Hz. D. 100 Hz. 2.12. Một sợi dây dài 60 cm có hai đầu A và B cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 3 bụng sóng không kể A và B. Sóng truyền trên dây có bước sóng là A. 30 cm. B. 40 cm. C. 90 cm. D. 120 cm. 2.13. Trên một sợi dây dài 1,5 m có sóng dừng được tạo ra, ngoài hai đầu dây người ta thấy trên dây còn có 4 điểm không dao động. Biết tốc độ truyền sóng trên sợi dây là 45 m/s. Tần số sóng bằng A. 45 Hz. B. 60 Hz. C. 75 Hz. D. 90 Hz. 2.14. Một sợi dây đàn hồi dài 30 cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 3 bụng sóng. Sóng trên dây có bước sóng là A. 20 cm. B. 40 cm. C. 10 cm. D. 60 cm. 2.15. Một sợi dây chiều dài ℓ có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng với 5 bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 40 cm. Giá trị của ℓ là A. 100 cm. B. 200 cm. C. 220 cm. D. 110 cm. 2.16. Một sợi dây AB dài 1,2 m đầu B cố định, đầu A gắn với nguồn dao động với tần số 50 Hz. Đầu A dao động với biên độ nhỏ được xem như là một nút. Tốc độ truyền sóng trên dây là 20 m/s. Số nút sóng trên dây là A. 4. B. 6. C. 7. D. 8. 2.17. Trên một sợi dây đàn hồi dài 100 cm, hai đầu A, B cố định, có một sóng truyền với chu kì là 0,02 s và tốc độ là 25 m/s. Số bụng sóng trên dây là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 2.18. Một sợi dây dài 40 cm có hai đầu cố định trên dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 20 cm. Số nút sóng, số bụng sóng có trên dây là A. 4 nút, 4 bụng. B. 5 nút, 5 bụng. C. 4 nút, 5 bụng. D. 5 nút, 4 bụng. 2.19. Một sợi dây dài ℓ có một đầu cố định, một đầu tự do. Trên dây đang có sóng dừng với 6 bụng sóng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 20 cm. Giá trị của ℓ là A. 65 cm. B. 55 cm. C. 110 cm. D. 130 cm. 2.20. Một sợi dây dài 50 cm có một đầu cố định, một đầu tự do trên dây đang có sóng dừng. Sóng truyền trên dây có bước sóng là 40 cm. Số nút sóng, số bụng sóng có trên dây là A. 2 nút, 2 bụng. B. 2 nút, 3 bụng. C. 3 nút, 3 bụng. D. 3 nút, 2 bụng. 2.21. Sóng dừng trên dây dài 11 cm với một đầu cố định, một đầu tự do, tần số sóng bằng 25 Hz và tốc độ sóng bằng 100 cm/s. Số nút sóng, số bụng sóng có trên dây là A. 5 bụng, 5 nút. B. 6 bụng, 5 nút. C. 6 bụng, 6 nút. D. 5 bụng, 6 nút. 2.22. Một sợi dây đàn hồi dài 1,2 m có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Không kể hai đầu dây, trên dây còn quan sát được hai điểm mà phần tử dây tại đó đứng yên. Biết sóng truyền trên dây với tốc độ 8 m/s. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là A. 0,075 s. B. 0,05 s. C. 0,025 s. D. 0,10 s. 2.23. Một sợi dây đàn hồi dài 90 cm có một đầu cố định và một đầu tự do, đang có sóng dừng. Kể cả hai đầu dây cố định, trên dây có 8 nút. Biết khoảng thời gian giữa 6 lần liên tiếp sợi dây duỗi thẳng là 0,25 s. Tốc độ truyền sóng trên dây là A. 2,6 m/s. B. 1,2 m/s. C. 2,9 m/s. D. 2,4 m/s. 2.24. Một sợi dây đàn hồi dài 30 cm có hai đầu cố định. Trên dây đang có sóng dừng. Biết sóng truyền trên dây với bước sóng 20 cm và biên độ dao động của điểm bụng là 2 cm. Số điểm trên dây mà phần tử tại đó dao động với biên độ 6 mm là A. 8. B. 6. C. 3. D. 4. ---------------------- HẾT ---------------------- Tổ Vật lí – Trường THPT Nguyễn Văn Tăng 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2