Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chủ đề - Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế. Tự điện
lượt xem 2
download
Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11 "Chủ đề - Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế. Tự điện" được biên soạn nhằm cung cấp cho các em học sinh kiến thức về công của lực điện, công của lực điện trong điện trường đều, thế năng của một điện tích trong điện trường,... Mời thầy cô và các em cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chủ đề - Công của lực điện. Điện thế. Hiệu điện thế. Tự điện
- Toùm taét Lyù thuyeát Vaät lí 11 Chủ đề: CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN. ĐIỆN THẾ. HIỆU ĐIỆN THẾ. TỤ ĐIỆN. I. Công của lực điện. 1. Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong điện trường đều. - F qE độ lớn : F =qE + q>0 - E q > 0 : F E F + - q < 0 : F E - F : độ lớn không đổi, có phương // với đường sức điện, có chiều hướng từ bản dương sang bản âm nếu q > 0 và từ bản âm sang bản dương nếu q < 0. 2. Công của lực điện trong điện trường đều. Công của lực điện trường trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường đều từ điểm này đến điểm khác trong điện trường đều không phụ thuộc hình dạng đường đi, mà chỉ phụ thuộc vị trí điểm đầu và điểm cuối. Công này được tính bởi công thức: AMN = q.E.d + q: Điện tích (C). + E: Cường độ điện trường (V/m). + d: Khoảng cách giữa hình chiếu của điểm đầu và điểm cuối của đường đi lên một đường sức của điện trường (m). + A: Công của lực điện trưòng (J). 3. Công của lực điện trong sự di chuyển của điện tích trong điện trường bất kì. Công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích từ điểm này đến điểm khác trong một điện trường bất kì cũng không phụ thuộc hình dạng đường đi mà chỉ phụ thuộc vị trí của điểm đầu và điểm cuối. Đây là một tính chất chung của điện trường tĩnh điện, trường tĩnh điện là một trường thế. * Chú ý: - Công là một đại lượng vô hướng: dương, âm hoặc bằng 0. - Công của lực điện trên đường cong kín bằng 0. II. Thế năng của một điện tích trong điện trường. 1. Thế năng của một điện tích. Thế năng của một điện tích q trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm mà ta xét trong điện trường. Được đo bằng công mà điện trường sinh ra khi cho điện tích q di chuyển từ điểm mà ta xét đến điểm mốc mà ta tính thế năng (ở ). WM A M VM q Với VM là hệ số tỉ lệ không phụ thuộc vào q, chỉ phụ thuộc vào vị trí M. 2. Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường. Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì công mà lực điện tác dụng lên điện tích đó sinh ra sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường. AMN = WM – WN III. Điện thế. 1. Định nghĩa. Điện thế tại một điểm M trong điện trường là đại lượng đặc trưng riêng cho điện trường về phương diện tạo ra thế năng khi đặt tại đó một điện tích q. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên q khi q di chuyển từ M ra vô cực (AM) và độ lớn của q. VM: Điện thế tại điểm M (V). A M q: Độ lớn điện tích dịch chuyển (C). VM q AM: Công của lực điện trường làm dịch chuyển điện tích dương từ M đến vô cực (J). 2. Đơn vị điện thế là V (vôn). 3. Đặc điểm của điện thế. - Điện thế là đại lượng đại số, vô hướng. - Điện thế phụ thuộc vào cách chọn mốc điện thế, điện thế tại mốc bằng 0. Thường chọn mốc điện thế tại mặt đất hoặc ở vô cực. Toå Vaät lyù - Tin hoïc 1 Tröôøng THPT Nguyeãn Vaên Taêng
- Toùm taét Lyù thuyeát Vaät lí 11 IV. Hiệu điện thế. 1. Khái niệm. Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là hiệu giữa điện thế VM và VN: UMN = VM – VN Đơn vị hiệu điện thế là: V (vôn). 2. Định nghĩa. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường trong sự di chuyển của một điện tích từ M đến N. Nó được xác định bằng thương số của công của lực điện tác dụng lên điện tích q trong sự di chuyển từ M đến N và độ lớn của q. A A UMN: Hiệu điện thế giữa 2 điểm M và N (V). U MN MN hay U q: Điện tích di chuyển (C). q q AMN: Công của lực điện khi điện tích q di chuyển từ M đến N (J). 3. Đo hiệu điện thế tĩnh điện bằng tĩnh điện kế. 4. Hệ thức giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường. Xét một điện tích dương q di chuyển dọc theo đường sức của một điện trường đều E trên quãng đường MN = d thì công của lực điện trường là AMN = F.MN.cos0o = q.E.d A Mà : UMN = MN Ed U: Hiệu điện thế (V). q U U d: Khoảng cách giữa hình chiếu của hai điểm trong điện trường E MN trên một đường sức điện (m). d d E: Cường độ điện trường (V/m). V. Tụ điện. 1. Tụ điện là gì? - Tụ điện là một hệ hai vật dẫn (gọi là hai bản của tụ điện) đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện. Tụ điện dùng để chứa điện tích (tích điện và phóng điện). - Kí hiệu : - Tụ điện phẳng gồm 2 bản kim loại phẳng (gọi là hai bản của tụ điện) đặt song song, đối diện ngăn cách nhau bởi một lớp điện môi. 2. Cách tích điện cho tụ điện. - Nối 2 bản của tụ điện vào 2 cực của nguồn điện. Bản nối với cực dương sẽ tích điện dương, bản nối với cực âm sẽ tích điện âm. - Độ lớn điện tích trên hai bản bằng nhau. Điện tích của tụ là điện tích của bản dương. VI. Điện dung của tụ điện. 1. Định nghĩa. Điện dung của tụ điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện ở một hiệu điện thế nhất định. Nó được xác định bằng thương số của điện tích của tụ điện và hiệu điện thế giữa hai bản của nó. Q C: Điện dung của tụ điện (F). C hay Q = CU U Q: Điện tích của tụ điện (C). U: Hiệu điện thế giữa 2 bản của tụ điện (V). 2. Đơn vị điện dung là F (fara). + 1 micrôfara (F) = 10–6 F. + 1 nanôfara (nF) = 10–9 F. + 1 picôfara (pF) = 10–12 F. 3. Các loại tụ điện. - Tụ điện được ứng dụng rất nhiều trong kĩ thuật điện và vô tuyến điện. Tên của tụ điện là tên của lớp điện môi hoặc công dụng của tụ điện: tụ không khí, tụ giấy, tụ mica, tụ sứ, tụ hóa học, tụ xoay. - Trên mỗi tụ điện thường có ghi 2 số liệu: điện dung và hiệu điện thế giới hạn đặt vào tụ điện. 4. Năng lượng của điện trường trong tụ điện. 1 1 1 Q2 W QU CU 2 W (J) ; Q (C) ; U(V) ; C (F). 2 2 2 C ------------------- HẾT ------------------- Toå Vaät lyù - Tin hoïc 2 Tröôøng THPT Nguyeãn Vaên Taêng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập Vật lý nguyên tử và hạt nhân
94 p | 1084 | 268
-
Tóm tắt lý thuyết Vật lý
35 p | 586 | 221
-
Dao động tắt dần - Dao động cưỡng bức - Cộng hưởng (Đặng Việt Hùng)
20 p | 1082 | 158
-
Tóm tắt lý thuyết vật lí lớp 12
24 p | 622 | 141
-
Ôn tập Vật lý 11-chương trình chuẩn - Dương Văn Đổng
145 p | 481 | 116
-
vật lý 7 cơ bản và nâng cao: phần 1
98 p | 917 | 113
-
Tóm tắt lý thuyết chương trình Vật lý 10
29 p | 1017 | 109
-
phân loại bài tập vật lí 11 nâng cao: phần 1
105 p | 671 | 80
-
Đề cương ôn tập Vật lý 6
5 p | 749 | 60
-
TÓM TẮT LÝ THUYẾT ÔN TẬP VẬT LÝ
19 p | 117 | 26
-
Giải bài tập Sai số của phép đo các đại lượng Vật lí SGK Lý 10
6 p | 750 | 18
-
chinh phục lí thuyết vật lý
101 p | 144 | 11
-
Tóm tắt lí thuyết và bài tập trắc nghiệm: Chương 5 - Dòng điện xoay chiều
11 p | 96 | 4
-
Tài liệu Chương 1 Động lực học vật rắn
24 p | 97 | 4
-
Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chương 1 - Điện tích. Điện trường
3 p | 28 | 3
-
Giải bài tập 1,2,3,4,5,6,7,8,9,10 trang 55 SGK Vật lý 12
5 p | 114 | 2
-
Tóm tắt lý thuyết Vật lí lớp 11: Chương 2 - Dòng điện không đổi
2 p | 49 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn