Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 113 - 119<br />
<br />
TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG ĐẤT<br />
Ở TỈNH MIỀN NÚI HÀ GIANG<br />
Nguyễn Xuân Trường*<br />
Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hà Giang là một tỉnh miền núi cao nằm ở địa đầu biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Đặc điểm<br />
thổ nhưỡng khá đa dạng với nhiều loại đất điển hình của vùng núi cao. Trong những năm qua, việc<br />
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất của 3 nhóm chính (đất nông - lâm nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất<br />
chưa sử dụng) cho thấy đã có chiều hướng tích cực và hợp lý hơn. Tuy nhiên, hiện tại đất phi nông<br />
nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử dụng đất của tỉnh; đất chưa sử dụng còn nhiều và phần<br />
lớn diện tích này lại ở địa bàn đồi núi có độ dốc lớn; đất nông - lâm nghiệp tuy có diện tích lớn,<br />
nhưng phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp, trong khi đó đất có khả năng trồng lúa nước có diện<br />
tích thấp. Hướng sử dụng đất cần phải dựa trên tiềm năng đất đai, các điều kiện tự nhiên, lợi thế<br />
của từng vùng và phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Bên cạnh đó, cần có<br />
quy hoạch và định hướng sử dụng đất theo các khu vực địa lý nhằm phát huy những thế mạnh<br />
riêng của mỗi vùng.<br />
Từ khóa: Sử dụng đất; Hà Giang; đặc điểm thổ nhưỡng; tài nguyên đất<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Hà Giang là một tỉnh miền núi nằm ở địa đầu<br />
biên giới vùng cực bắc của tổ quốc. Diện tích<br />
tự nhiên của tỉnh là 794.579,5 ha, bằng 2,4%<br />
diện tích cả nước; dân số là 724.353 người,<br />
bằng 0,84 % dân số cả nước (năm 2009). Với<br />
đặc điểm địa hình chủ yếu là núi cao, tiềm<br />
năng đất đai phát triển nông nghiệp hạn chế,<br />
điều kiện môi trường tự nhiên khắc nhiệt,<br />
nhiều vùng thiếu nước trầm trọng, kể cả nước<br />
dùng cho sinh hoạt. Tụ cư và sinh kế trên<br />
vùng đất này có 22 dân tộc anh em, trong đó<br />
đông nhất là dân tộc Mông, tiếp đến là người<br />
Tày, Dao... Dân tộc Kinh chỉ chiếm 17,8 % số<br />
dân của tỉnh.<br />
Cùng với cả nước, Hà Giang đang bước vào<br />
thời kỳ hội nhập quốc tế và khu vực, sự<br />
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang<br />
được đẩy mạnh đòi hỏi sự chuyển dịch cơ cấu<br />
sử dụng các loại đất nhằm đáp ứng nhu cầu<br />
tăng cường cơ sở kết cấu hạ tầng, hình thành<br />
các khu công nghiệp, phát triển dịch vụ - du<br />
lịch, xây dựng các công trình phúc lợi xã hội<br />
và thực hiện đô thị hoá…Tuy nhiên, là một<br />
tỉnh vùng núi, tiềm năng đất phát triển nông<br />
nghiệp hạn chế, từ thực tế trên cho thấy việc<br />
đánh giá thực trạng sử dụng đất và định<br />
*<br />
<br />
hướng khai thác, sử dụng bền vững tài<br />
nguyên đất cần được nghiên cứu nhằm phục<br />
vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh<br />
trong tầm nhìn dài hạn, đồng thời đảm bảo an<br />
ninh và quốc phòng trên địa bàn có vị trí<br />
chiến lược này.<br />
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ<br />
TỰ NHIÊN TỈNH HÀ GIANG<br />
Tỉnh Hà Giang có toạ độ địa lý từ 22010' đến<br />
23023' độ vĩ Bắc và từ 104020' đến 105034' độ<br />
kinh Đông. Trung tâm tỉnh là thị xã Hà Giang<br />
cách thủ đô Hà Nội khoảng 320 km. Vị trí<br />
tiếp giáp được xác định như sau: phía bắc và<br />
tây bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung<br />
Hoa với đường biên giới có chiều dài 274 km;<br />
phía đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía nam giáp<br />
tỉnh Tuyên Quang; phía tây giáp tỉnh Lào Cai;<br />
phía tây nam giáp tỉnh Yên Bái. Nằm tựa vào<br />
dãy núi Hoàng Liên Sơn với dải Tây Côn<br />
Lĩnh và cao nguyên Đồng Văn tạo cho Hà<br />
Giang hướng nghiêng địa hình cao dần về<br />
phía tây bắc, thấp dần về phía đông nam.<br />
Độ cao trung bình của tỉnh từ 800 - 1200 m<br />
so với mặt nước biển, khu vực thấp nhất là<br />
thung lũng sông Lô (độ cao 80 - 100 m) và<br />
nơi cao nhất là đỉnh Tây Côn Lĩnh (cao<br />
2.419 m).<br />
Khí hậu Hà Giang có tính chất nhiệt đới và á<br />
nhiệt đới, mùa đông lạnh kéo dài, mùa hè<br />
<br />
Tel: 0914765087; Email: truongdhtn2009@gmail.com<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
113<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
nóng mưa nhiều; khí hậu nhìn chung mát và<br />
lạnh hơn các tỉnh vùng Đông Bắc nhưng lại<br />
ấm hơn các tỉnh vùng Tây Bắc. Nhiệt độ<br />
trung bình năm khoảng 23,20C, nhiệt độ thấp<br />
nhất vào tháng 1 là 16,20C. Tổng lượng mưa<br />
hàng năm toàn tỉnh đạt 2.400 - 2.700 mm,<br />
trong đó lượng mưa tập trung nhiều vào tháng<br />
6 và tháng 7.<br />
Chế độ thuỷ văn của Hà Giang chịu ảnh<br />
hưởng rõ rệt của yếu tố khí hậu và địa hình.<br />
Trên địa bàn tỉnh có 2 con sông lớn chảy qua<br />
là sông Lô và sông Gâm, ngoài ra đây là nơi<br />
khởi nguồn của sông Chảy, sông Con, sông<br />
Miện…Nhìn chung, đặc điểm thuỷ văn của<br />
Hà Giang tạo tiềm năng lớn nhưng nguồn<br />
nước phân bố trên địa bàn tỉnh không đều,<br />
vào mùa khô nhiều nơi bị thiếu nước nghiêm<br />
trọng, nhất là các huyện vùng cao núi đá.<br />
Tài nguyên rừng của tỉnh vào loại lớn, theo<br />
kết quả kiểm kê đất đai năm 2005 diện tích<br />
đất lâm nghiệp của tỉnh chiếm 47,6% diện<br />
tích tự nhiên. Với đặc thù là tỉnh miền núi địa<br />
hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái<br />
đất do xói mòn, bạc mầu diễn ra trên địa bàn<br />
toàn tỉnh. Trong một thời gian dài rừng bị tàn<br />
phá, địa hình chủ yếu là đồi núi, nhân dân<br />
canh tác nương rẫy trên đất dốc, các biện<br />
pháp canh tác không hợp lý nên vào mùa mưa<br />
đất bị rửa trôi làm trơ sỏi đá và gây ô nhiễm<br />
nguồn nước.<br />
Tài nguyên khoáng sản ở Hà Giang khá đa<br />
dạng, tuy nhiên trữ lượng ít, phân tán,<br />
nhiều mỏ phân bố ở vị trí khó khai thác,<br />
giao thông đi lại khó khăn, xa trung tâm và<br />
xa thị trường tiêu thụ.<br />
ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG TỈNH<br />
HÀ GIANG<br />
Kết quả điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy<br />
hoạch và Thiết kế nông nghiệp cho thấy toàn<br />
tỉnh Hà Giang hiện có 9 nhóm đất với 19 đơn<br />
vị đất và 60 đơn vị đất phụ. Cụ thể như sau:<br />
- Nhóm đất xám X (Acrisols): Nhóm đất này<br />
có diện tích lớn nhất, chiếm 74,25% diện tích<br />
tự nhiên; đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất<br />
Feralit theo phân loại phát sinh đều thuộc<br />
nhóm đất này, phân bổ ở hầu hết các huyện<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
83(07): 113 - 119<br />
<br />
trong tỉnh. Thành phần cơ giới của đất biến<br />
động từ nhẹ đến trung bình và nặng; đất có<br />
phản ứng chua và rất chua; hàm lượng mùn<br />
và đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình và<br />
khá, lân tổng số và lân dễ tiêu trong đất<br />
nghèo, kali nghèo; CEC thay đổi từ 5 - 12<br />
meq/100g đất. Nhóm đất này thích hợp với<br />
cây trồng ngắn ngày, vùng đất có địa hình cao<br />
thích hợp các cây dài ngày, tuy nhiên cần chú<br />
ý đến chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.<br />
- Nhóm đất phù sa P (Fluvisols): Có diện tích<br />
chiếm 1,6% diện tích tự nhiên của tỉnh, tập<br />
trung nhiều ở khu vực ven sông Lô và các<br />
suối khác thuộc các huyện Bắc Quang, Vị<br />
Xuyên, Bắc Mê... Phản ứng của đất thay đổi<br />
từ trung tính đến chua ở các mức độ khác<br />
nhau; hàm lượng mùn và đạm tổng số ở lớp<br />
đất mặt trung bình khá; lân và kali tổng số<br />
trung bình nhưng dễ tiêu ở mức nghèo; CEC<br />
của đất thay đổi từ 5 - 10 meq/100g đất.<br />
Thành phần cơ giới của đất biến động phức<br />
tạp, thay đổi nhẹ từ trung bình đến nặng.<br />
Nhóm đất này thích hợp với cây trồng ngắn<br />
ngày, đặc biệt là các loại cây lương thực.<br />
- Nhóm đất glây GL (Gleysols): Diện tích<br />
chiếm 0,86% diện tích tự nhiên của tỉnh,<br />
nhóm đất này được hình thành ở nơi có địa<br />
hình thấp luôn giữ ẩm, có nhiều tại các huyện<br />
Bắc Quang, Vị Xuyên, Yên Minh, Xín Mần…<br />
Thành phần cơ giới của đất biến động phức<br />
tạp, chủ yếu từ trung bình đến nặng; hàm<br />
lượng mùn và đạm tổng số khá; lân tổng số và<br />
lân dễ tiêu nghèo; đất có phản ứng chua và rất<br />
chua; CEC xấp xỉ 10 meq/100g đất. Nhóm đất<br />
này chủ yếu sử dụng để gieo trồng lúa nước.<br />
- Nhóm đất đen R (Luvisols): Diện tích chiếm<br />
0,14%, được hình thành ở ven chân các dãy<br />
núi đá vôi hoặc thung lũng trong đá vôi thuộc<br />
các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Quản Bạ,<br />
Yên Minh và Vị Xuyên. Thành phần cơ giới<br />
của đất nặng, đất có phản ứng trung tính; hàm<br />
lượng mùn và đạm tổng số khá, giàu lân tổng<br />
số và dễ tiêu, kali tổng số và trao đổi nghèo;<br />
CEC của đất thay đổi từ 8 - 12 meq/100g đất,<br />
đất dễ bị khô hạn. Nhóm đất này thích hợp<br />
một số cây ngắn ngày như ngô, đậu tương…<br />
- Nhóm đất than bùn (Histosols): Có diện tích<br />
114<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
không đáng kể, tập trung ở xã Vô Điếm<br />
huyện Bắc Quang, đất có tính lầy. Thành<br />
phần cơ giới của đất nhẹ và trung bình; đất có<br />
phản ứng chua, hàm lượng mùn và đạm tổng<br />
số giàu, lân tổng số và dễ tiêu trung bình, kali<br />
nghèo. Nhóm đất này ít có ý nghĩa trong sản<br />
xuất nông nghiệp.<br />
- Nhóm đất tích vôi V (Caleisols): Chiếm<br />
0,16% diện tích tự nhiên, đất được hình thành<br />
ở thung lũng đá vôi, canxi tích luỹ nhiều<br />
trong đất, phân bố chủ yếu ở huyện Vị Xuyên.<br />
Thành phần cơ giới của đất nặng; hàm lượng<br />
mùn và đạm tổng số giàu; lân tổng số trung<br />
bình, lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và trao<br />
đổi giàu và trung bình; CEC thay đổi từ 9 - 19<br />
meq/100g đất. Nhóm đất này thích hợp với<br />
một số cây trồng ngắn ngày.<br />
- Nhóm đất đỏ F (Ferasols): Chiếm 6,04%<br />
diện tích tự nhiên, phân bố ở hầu hết các<br />
huỵên, thị xã trong tỉnh (trừ huyện Hoàng Su<br />
Phì và Xín Mần); đất được hình thành trên<br />
nền đá Macmabazơ và đá vôi, đất có thành<br />
phần cơ giới nặng, phản ứng chua và rất chua.<br />
Hàm lượng mùn và đạm tổng số ở tầng mặt<br />
giàu và khá, lân tổng số giàu nhưng lân dễ tiêu<br />
nghèo, kali tổng số trao đổi nghèo; CEC của<br />
đất thay đổi từ 5 - 10 meq/100g đất. Đất đỏ<br />
phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.<br />
- Nhóm đất mùn Alit trên núi cao AH<br />
(Alisols): Có diện tích chiếm 0,63% diện tích<br />
đất tự nhiên, xuất hiện nhiều trên các đỉnh núi<br />
có độ cao trên 1.800 m thuộc các huyện Vị<br />
Xuyên, Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đất có<br />
thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua<br />
và rất chua; hàm lượng mùn và đạm tổng số<br />
trong đất giàu, lân tổng số và dễ tiêu trung<br />
bình, kali tổng số nghèo, kali trao đổi trung<br />
bình; CEC của đất thay đổi từ 8 - 12<br />
meq/100g đất. Loại đất này thích hợp cho<br />
trồng các loại cây dài ngày.<br />
- Nhóm đất tầng mỏng E (Leptosols): Nhóm<br />
đất đất này có khoảng 300 ha, chiếm 0,03%<br />
diện tích tự nhiên, là sản phẩm của quá trình<br />
xói mòn đất, tầng đất mỏng dưới 30 cm, phân<br />
bố ở Bắc Mê. Thành phần cơ giới của đất nhẹ<br />
và trung bình, đất có phản ứng chua; hàm<br />
lượng mùn và đảm tổng số trung bình và<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
83(07): 113 - 119<br />
<br />
nghèo, lân nghèo, kali nghèo. Đây là nhóm<br />
đất xấu, phục hồi đất bằng trồng rừng tạo<br />
thảm thực vật che phủ đất.<br />
Nhìn chung đất Hà Giang dễ bị xói mòn rửa<br />
trôi mạnh, đất thường xuyên bị khô hạn, đất<br />
chua, nghèo dinh dưỡng dễ tiêu, đất bị quá<br />
trình Feralit mạnh, tích luỹ sắt, nhôm lớn. Đất<br />
thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây<br />
công nghiệp chế biến, cây ăn quả lâu năm,<br />
cây dược liệu…<br />
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT Ở<br />
HÀ GIANG<br />
Theo mục đích sử dụng<br />
Tỉnh Hà Giang có tổng diện tích tự nhiên lớn<br />
thứ 2 trong vùng Đông Bắc. Theo số liệu<br />
thống kê năm 2006, diện tích tự nhiên của<br />
tỉnh có 794.579,5 ha, trong đó có 527.312,0<br />
ha đất nông - lâm nghiệp, chiếm 66,3% diện<br />
tích tự nhiên. Trong đó, diện tích các loại đất<br />
sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp<br />
là 148.019,2 ha chiếm 18,6 % diện tích tự<br />
nhiên; đất sử dụng vào mục đích lâm nghiệp<br />
là 378.262,0 ha, chiếm 47,6% diện tích tự<br />
nhiên tỉnh Hà Giang. Đất phi nông nghiệp<br />
22.253,2 ha, chiếm 4,1% diện tích đang sử<br />
dụng và 2,8 % diện tích tự nhiên.<br />
Đất chưa sử dụng bao gồm đất bằng chưa sử<br />
dụng, đất đồi núi chưa sử dụng và núi đá không<br />
có rừng cây. Năm 2006, đất chưa sử dụng còn<br />
tương đối lớn với diện tích là 244.646,2 ha,<br />
chiếm 30,8% diện tích tự nhiên. Trong đó phần<br />
lớn là đất đồi núi chưa sử dụng với diện tích<br />
197.142,7 ha, chiếm 24,8% tổng diện tích tự<br />
nhiên, phần còn lại là đất bằng chưa sử dụng và<br />
núi đá không có rừng cây. Diện tích đất chưa sử<br />
dụng trên địa bàn tỉnh còn khá nhiều, tập trung<br />
ở các huyện vùng cao núi đất và vùng cao núi<br />
đá, trong đó phần lớn có khả năng cải tạo,<br />
khai thác đưa vào sản xuất nông nghiệp và<br />
trồng rừng góp phần phủ xanh đất trống đồi<br />
núi trọc, nâng cao hệ số sử dụng đất và bảo vệ<br />
môi trường.<br />
Trong diện tích đất nông nghiệp thì chủ yếu là<br />
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm<br />
có diện tích nhỏ 29.021,7 ha (năm 2006).Điều<br />
này phản ánh thực trạng sản xuất nông nghiệp<br />
115<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
chưa phát huy được thế mạnh của một tỉnh<br />
<br />
83(07): 113 - 119<br />
<br />
miền núi là phát triển cây công nghiệp<br />
<br />
Bảng 1. Thực trạng sử dụng đất tỉnh Hà Giang năm 2006 và kế hoạch năm 2010<br />
LOẠI ĐẤT<br />
<br />
TT<br />
<br />
TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN<br />
I.<br />
1.1.<br />
1.2.<br />
<br />
ĐẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP<br />
Đất sản xuất nông nghiệp<br />
Đất lâm nghiệp có rừng<br />
<br />
1.3.<br />
1.4.<br />
<br />
Đất nuôi trồng thủy sản<br />
Đất nông nghiệp khác<br />
<br />
II.<br />
2.1.<br />
<br />
ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP<br />
Đất ở<br />
<br />
2.2.<br />
<br />
Đất chuyên dùng<br />
<br />
2.3.<br />
2.4.<br />
<br />
Đất tôn giáo, tín ngưỡng<br />
Đất nghĩa trang, nghĩa địa<br />
<br />
2.5.<br />
<br />
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng<br />
<br />
III.<br />
3.1.<br />
<br />
ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG<br />
Đất bằng chưa sử dụng<br />
<br />
3.2.<br />
3.3.<br />
<br />
Đất đồi núi chưa sử dụng<br />
Đất núi đá không có cây rừng<br />
<br />
Năm 2006<br />
Diện tích<br />
Cơ cấu<br />
(ha)<br />
(%)<br />
794.579,6<br />
100,0<br />
527.312,0<br />
66,36<br />
<br />
Năm 2010<br />
Diện tích<br />
Cơ cấu<br />
(ha)<br />
(%)<br />
794.579,6<br />
100,0<br />
708.257,6<br />
89,14<br />
<br />
148.019,2<br />
378.262,3<br />
<br />
28,07<br />
71,73<br />
<br />
155.194,2<br />
552.033,9<br />
<br />
21,91<br />
77,94<br />
<br />
997,2<br />
33,3<br />
<br />
0,19<br />
0,01<br />
<br />
996,3<br />
33,3<br />
<br />
0,14<br />
0,00<br />
<br />
22.621,3<br />
6.055,2<br />
<br />
2,85<br />
26,77<br />
<br />
33.609,6<br />
6.449,7<br />
<br />
4,23<br />
19,19<br />
<br />
8.614,9<br />
<br />
38,08<br />
<br />
17.878,8<br />
<br />
53,2<br />
<br />
3,3<br />
306,2<br />
<br />
0,01<br />
1,35<br />
<br />
3,3<br />
430,9<br />
<br />
0,01<br />
1,28<br />
<br />
7.641,7<br />
244.646,2<br />
<br />
33,78<br />
30,79<br />
<br />
8.846,9<br />
52.712,2<br />
<br />
26,32<br />
6,63<br />
<br />
278,1<br />
<br />
0,11<br />
<br />
197,7<br />
<br />
0,38<br />
<br />
197.142,7<br />
47.225,4<br />
<br />
80,58<br />
19,3<br />
<br />
28.221,3<br />
24.293,2<br />
<br />
53,54<br />
46,09<br />
<br />
Nguồn: Kiểm kê đất Hà Giang các năm<br />
<br />
lâu năm, cây ăn quả và các loại cây dược liệu<br />
quy hiếm... có khả năng đem lại lợi ích kinh<br />
tế cao. Tuy nhiên, nó cũng phản ánh sự khó<br />
khăn về hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản<br />
xuất nông nghiệp, phục vụ cho việc tiêu thụ<br />
sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là đối với<br />
những sản phẩm hàng hóa từ cây công<br />
nghiệp. Đây là trở ngại lớn nhất làm ảnh<br />
hưởng đến phát triển sản xuất của nền nông<br />
nghiệp tỉnh nhà.<br />
Hà Giang có tiềm năng rất lớn về phát triển<br />
lâm nghiệp với khoảng 85% diện tích tự<br />
nhiên là đồi núi, do vậy diện tích đất lâm<br />
nghiệp được phân bố đều ở các huyện trong<br />
tỉnh. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng là<br />
378.262,3 ha chiếm 47,6 % diện tích tự nhiên<br />
(năm 2006). Trong những năm gần đây tỉnh<br />
Hà Giang đã có nhiều dự án đầu tư về phát<br />
triển lâm nghiệp như khoanh nuôi tái sinh bảo<br />
vệ rừng; trồng rừng; bảo vệ rừng đầu nguồn.<br />
Tỉnh Hà Giang đã có nhiều cố gắng trong việc<br />
phủ xanh đất trống đồi núi trọc nhằm bảo vệ<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn nước,<br />
chống xói mòn đất … Do vậy diện tích đất<br />
rừng tăng lên rõ rệt cả về số lượng và chất<br />
lượng. Dự kiến năm 2010, tổng diện tích đất<br />
lâm nghiệp có rừng là 552.033,9 ha chiếm<br />
69,5% diện tích tự nhiên.<br />
Đất phi nông nghiệp quá ít và chỉ chiếm 2,8<br />
% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh, bao gồm<br />
các loại đất ở, đất chuyên dùng, đất tôn giáo<br />
tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất<br />
sông suối và mặt nước chuyên dùng, đất phi<br />
nông nghiệp khác.<br />
Như vậy, quỹ đất của tỉnh đang được khai<br />
thác, sử dụng cơ bản đúng mục đích, hiệu quả<br />
sử dụng ngày càng tăng, tuy nhiên tiềm năng<br />
đất đang sử dụng của tỉnh còn rất lớn.<br />
Theo các khu vực địa lý<br />
Do sự chi phối của các yếu tố địa lý như địa<br />
chất, địa hình, khí hậu, thủy văn…nên lãnh<br />
thổ Hà Giang có sự phân hóa thành 3 khu<br />
vực địa lý có đặc điểm tự nhiên và cơ cấu sử<br />
116<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Nguyễn Xuân Trường<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
83(07): 113 - 119<br />
<br />
dốc lớn, khí hậu khắc nhiệt và thiếu nước<br />
trầm trọng, thiếu đất để sản xuất. Dân số trên<br />
25,6 vạn người, chiếm 35,3 % dân số toàn<br />
tỉnh (năm 2009). Đây là địa bàn cư trú chủ<br />
yếu của đồng bào dân tộc Mông, Dao, Giáy,<br />
Lô Lô. Vùng cao núi đất đã khai thác đưa vào<br />
sử dụng 142.784,7 ha đất, chiếm 60,6% diện<br />
tích đất tự nhiên của vùng. Trong đó, đất<br />
nông - lâm nghiệp là 137.984,8 ha, bằng<br />
96,6% diện tích đất đang sử dụng và 58,6%<br />
diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp<br />
4.799,9 ha, chiếm 3,4 % diện tích đất đang sử<br />
dụng và 2,0 % diện tích tự nhiên.<br />
Đánh giá chung, cơ cấu sử dụng đất theo các<br />
khu vực địa lý không có sự khác biệt nhiều<br />
giữa các vùng. Đất chưa sử dụng chiếm từ<br />
25,0 - 30,0 % diện tích đất tự nhiên. Riêng chỉ<br />
có vùng cao núi đá có diện tích đất chưa sử<br />
dụng còn lớn, chiếm đến 39,4 % diện tích đất<br />
tự nhiên của vùng.<br />
Tuy nhiên, mặt còn hạn chế là: Đất phi nông<br />
nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu sử<br />
dụng đất của tỉnh và thuộc loại thấp so với cơ<br />
cấu sử dụng đất chung của cả nước và của<br />
vùng; đất chưa sử dụng còn nhiều và phần lớn<br />
diện tích này lại ở địa bàn đồi núi có độ dốc<br />
lớn; đất nông - lâm nghiệp tuy có diện tích<br />
lớn, chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tự<br />
nhiên, nhưng phần lớn là diện tích đất lâm<br />
nghiệp (chiếm 71,3% diện tích đất nông - lâm<br />
nghiệp), trong khi đó đất có khả năng trồng<br />
lúa nước có diện tích thấp, chỉ chiếm 2,01%<br />
diện tích đất nông nghiệp.<br />
Diện tích đất lâm nghiệp có rừng hiện tại<br />
phần lớn là rừng phòng hộ, rừng đang ở độ<br />
mới được phục hồi nên hiệu quả phòng hộ và<br />
sản phẩm khai thác được còn thấp; tiềm năng<br />
đất đai về một số lĩnh vực có mức độ khai<br />
<br />
dụng đất khác nhau.<br />
- Vùng núi thấp: Gồm 5 huyện thị đó là các<br />
huyện Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên,<br />
Bắc Mê và thị xã Hà Giang với diện tích tự<br />
nhiên 4.372,6 km2. Đặc điểm chung là địa<br />
hình đồi núi thấp, xen kẽ là thung lũng các<br />
sông Lô, Gâm.. Dân số trên 35,1 vạn người,<br />
chiếm 48,5 % dân số toàn tỉnh (năm 2009).<br />
Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào<br />
dân tộc Tày, Nùng, Kinh…Đây cũng là vùng<br />
kinh tế động lực của tỉnh. Đến năm 2006,<br />
vùng núi thấp đã khai thác đưa vào sử dụng<br />
323.970,5 ha đất, chiếm 74,1% diện tích đất<br />
tự nhiên của vùng. Trong đó, đất nông - lâm<br />
nghiệp là 309.818,9 ha, bằng 95,6% diện tích<br />
đất đang sử dụng và 70,9% diện tích tự nhiên;<br />
đất phi nông nghiệp 14.151,6 ha, chiếm 4,4 %<br />
diện tích đất đang sử dụng và 3,2 % diện tích<br />
tự nhiên.<br />
- Tiểu vùng vùng cao núi đất: Gồm 2 huyện<br />
phía tây là Xín Mần và Hoàng Xu Phì với<br />
diện tích tự nhiên trên 1217,1 km2. Đặc điểm<br />
địa hình là núi cao đất dốc, chia cắt mạnh với<br />
khối núi thượng nguồn sông Chảy, nơi đây có<br />
nhiều nguồn nước thuận lợi cho sinh hoạt và<br />
canh tác lúa nước (ruộng bậc thang), phát<br />
triển nghề rừng. Dân số trên 11,6 vạn người,<br />
chiếm 16,2 % dân số toàn tỉnh (năm 2009).<br />
Đây là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào<br />
dân tộc Dao, Nùng, Tày… Vùng cao núi đất<br />
đã khai thác đưa vào sử dụng 83.177,9 ha đất,<br />
chiếm 68,3% diện tích đất tự nhiên của vùng.<br />
Trong đó, đất nông - lâm nghiệp là 79.508,2<br />
ha, bằng 95,6% diện tích đất đang sử dụng và<br />
65,3% diện tích tự nhiên; đất phi nông nghiệp<br />
3.669,7 ha, chiếm 4,4 % diện tích đất đang sử<br />
dụng và 3,0 % diện tích tự nhiên.<br />
- Tiểu vùng vùng cao núi đá: Gồm 4 huyện<br />
phía bắc là Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh,<br />
Quản Bạ với diện tích tự nhiên trên 2356,1<br />
km2. Đặc điểm địa hình là núi đá vôi có độ<br />
<br />
Bảng 2. Cơ cấu sử dụng đất theo khu vực địa lý năm 2006<br />
Đơn vị: %<br />
TT<br />
<br />
1<br />
2<br />
<br />
LOẠI ĐẤT<br />
TỔNG DIỆN TÍCH<br />
ĐẤT TỰ NHIÊN<br />
Đất nông, lâm nghiệp<br />
Đất phi nông nghiệp<br />
<br />
Toàn<br />
tỉnh<br />
100,0<br />
66,4<br />
2,8<br />
<br />
Vùng núi thấp<br />
100,0<br />
<br />
Các khu vực<br />
Vùng cao núi đất<br />
100,0<br />
<br />
vùng cao núi đá<br />
100,0<br />
<br />
70,9<br />
3,2<br />
<br />
65,3<br />
3,0<br />
<br />
58,6<br />
2,0<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
117<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />