YOMEDIA
ADSENSE
Tập bài giảng chính trị 2010 - Ths Hoàng Văn Ngọc
830
lượt xem 343
download
lượt xem 343
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Theo nghĩa gốc Hy Lạp, triết có nghĩa là yêu mến sự thông thái. Từ thế kỷ VI TCN cho đến thế kỷ XVIII loài người đã quan niệm triết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học đứng trên mọi khoa học. Bởi thế, bất cứ ai thông thạo bất cứ môn khoa học nào cũng được gọi là nhà hiền triết hoặc nhà thông thái....
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tập bài giảng chính trị 2010 - Ths Hoàng Văn Ngọc
- Tập bài giảng chính trị 2010 Ths Hoàng Văn Ngọc 1
- MỤC LỤC Tập bài giảng chính trị 2010 .........................................................................................................1 Ths Hoàng Văn Ngọc.................................................................................................................... 1 MỤC LỤC.......................................................................................................................................2 I.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC.....................................................................................3 II. BẢN CHẤT THẾ GIỚI.............................................................................................................5 III. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT..........................................................................................................6 Mác- Lênin cho rằng, ý thức ra đời có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn ...........11 IV. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC.............................................11 I CHỦ NGHĨA TƯ BẢN TỰ DO CẠNH TRANH................................................................. 53 2
- CHỦ NGHĨA DUY VẬT KHOA HỌC I.KHÁI LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT HỌC 1Khái niệm triết học - Theo nghĩa gốc Hán, triết là trí, bao gồm cả s ự hi ểu bi ết, nh ận th ức sâu rộng, đạo lý. - Theo nghĩa gốc Hy Lạp, triết có nghĩa là yêu mến sự thông thái. - Từ thế kỷ VI TCN cho đến thế kỷ XVIII loài ng ười đã quan ni ệm tri ết học là khoa học của mọi khoa học, là khoa học đứng trên mọi khoa h ọc. B ởi thế, bất cứ ai thông thạo bất cứ môn khoa học nào cũng được gọi là nhà hi ền triết hoặc nhà thông thái. Người ta đã xem đối t ượng nghiên c ứu, ph ương pháp nghiên cứu và đặc điểm của triết học là bao gồm mọi đối tượng, ph ương pháp và đặc điểm của mọi khoa học cụ thể. - Thế kỷ XIX, người đầu tiên tách triết học ra khỏi các khoa học cụ th ể khá thành công nhưng trên lập trường duy tâm khách quan là G.V.F. Hêghen. Người hoàn thành sự nghiệp đó là C.Mác và Ph.Ăng ghen. - Theo quan điểm mác-xít, triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, là khoa học về những biện pháp chung nhất, những nguyên tắc chung nhất, những con đường chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. - Khái niệm triết học dù ở phương Đông hay phương Tây, dù có bi ến đ ổi theo lịch sử nhưng bao giờ cũng bao gồm hai yếu tố: Một là y ếu tố nh ận th ức, tức sự hiểu biết của con người về thế giới, sự giải thích th ế giới hiện th ực bằng hệ thống tư duy. Hai là yếu tố nhận định, tức sự đánh giá, nh ận xét v ề mặt đạo lý và thái độ hành động đối xử của con người đối với thế giới. - Với tư cách là một hình thái ý thức xã h ội, tri ết h ọc có nh ững đ ặc đi ểm riêng: + Nó là một trong những hình thái ý thức cổ xưa nh ất và quan tr ọng nh ất. Vai trò của triết học ngày càng tăng lên cùng với quá trình phát triển của tri th ức nhân loại. Cùng với đạo đức, nghệ thuật, triết học mãi mãi tồn tại với xã h ội loài người. + Khác với các hình thái ý thức xã hội khác, triết học nghiên cứu thế giới trong một chỉnh thể, nhận thức bản chất của thế giới, vạch ra những nguyên nhân của sự phát triển. Triết học nghiên cứu những nguyên lý, những quy luật chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới. Tức không có lĩnh vực nào mà triết học không nghiên cứu. Nhưng ở tất cả mọi lĩnh vực, triết học chỉ nghiên cứu cái chung nhất, chỉ ra bản chất của nó chứ không nghiên cứu cụ thể như các khoa học cụ thể. 3
- + Là một trong những hình thái ý thức xã hội, nh ưng triết học c ố gắng đưa ra một quan niệm chỉnh thể về thế giới, về các quá trình vật chất và tinh thần, về những mối liên hệ tác động của các quá trình đó, v ề nh ận th ức và con đường cải biến thế giới. 2.Vấn đề cơ bản của triết học. Triết học nghiên cứu hàng loạt các vấn đề chung của thế giới, nhưng vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức (giữa tồn tại và tư duy, hay giữa tự nhiên và tinh thần). Nó là vấn đề cơ bản của triết học bởi lẽ, trong th ế giới có vô vàn s ự v ật, hiện tượng, nhưng chung quy lại chúng chỉ phân thành hai lo ại: hi ện t ượng v ật chất (tồn tại, tự nhiên) và hiện tượng ý thức (tư duy, tinh thần). Mặt khác, từ phương Đông sang phương Tây, từ cổ đại đến hiện đại tất cả các trường phái triết học trước khi nghiên cứu các vấn đề chung khác, bao giờ cũng nghiên c ứu và giải quyết vấn đề mối liên hệ giữa vật chất và ý th ức trước tiên. Việc gi ải quyết vấn đề này là cơ sở nền tảng cho việc giải quyết những vấn đề khác của triết học. Nói cách khác việc giải quyết nó là giải quyết về th ế giới quan và phương pháp luận của triết học. Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết về thế giới quan. Tất cả các nhà triết học đều phải trả lời câu hỏi: Giữa v ật ch ất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Tùy theo câu trả lời của các nhà triết học, mà các học thuyết triết học đã chia thành hai trào lưu chính Duy Vật và Duy Tâm. Các nhà triết học Duy Vật khẳng định vật chất có trước và quy ết định đối với ý thức. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào bộ óc người. Chủ nghĩa duy vật trong tiến trình phát triển từ cổ đại đến hiện đại đã trãi qua nhiều hình thức khác nhau: cổ đại, tầm thường, cơ học, máy móc... nói chung là duy vật siêu hình, và duy vật biện chứng. Ngược lại, các nhà triết học Duy Tâm lại khẳng định ý thức có trước và quyết định đối với vật chất. Trong tiến trình phát triển của mình, ch ủ nghĩa duy tâm cũng đã trãi qua nhiều hình thức khác nhau: duy cảm chủ quan, duy lý, nhị nguyên, duy thức, duy ngã... nói chung là duy tâm ch ủ quan và duy tâm khách quan. Mặt thứ hai giải quyết về vấn đề nhận thức luận: tất cả các nhà triết học đều phải trả lời câu hỏi: Con người có khả năng nhận thức thế giới không? Tùy theo câu trả lời của các nhà triết học mà các triết thuy ết đã chia thành hai phái: Khả tri luận gồm các nhà triết học trả lời con người có khả năng nhận thức thế giới. Thông thường họ là các nhà triết học duy vật và các nhà tri ết h ọc duy tâm chủ quan. Bất khả tri luận gồm các nhà triết học trả lời con người không có khả năng nhận thức thế giới. Thông thường họ là các nhà tri ết h ọc duy tâm khách quan. 4
- Trên cơ sở giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, lịch sử triết học chỉ ra Triết học có hai nguồn gốc: Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy vật là mối liên hệ của nó với các thành tựu của các khoa học cụ thể. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy vật là các lực lượng xã hội, các giai cấp tiến bộ, cách m ạng trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Nguồn gốc nhận thức của chủ nghĩa duy tâm là mối liên hệ của nó với các đấng siêu nhiên, hoặc tuy ệt đối hóa m ột hay một số yếu tố nào đó của ý thức. Nguồn gốc xã hội của chủ nghĩa duy tâm là mối liên hệ của nó với các lực lượng xã hội, các giai cấp ph ản tiến bộ, giai cấp thống trị đang trên đà tan rã trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử. 3.Hai phương pháp cơ bản trong triết học. Xuất phát từ bản chất của triết học, khi giải quyết vấn đề cơ bản bản chất của thế giới có vận động và phát triển không, nếu có thì do nh ững nguyên nhân và theo những xu hướng nào, mà trong triết h ọc đã có hai ph ương pháp c ơ bản biện chứng và siêu hình. Hai phương pháp này đối lập nhau về cách nhìn nhận thế giới. Phương pháp biện chứng xem xét thế giới trong mối liên hệ phổ biến quy định ràng buộc lẫn nhau, và luôn vận động, và luôn phát tri ển. Trong s ự phát triển của mình, phương pháp biện chứng đã có nh ững hình th ức khác nhau là: Biện chứng cổ đại, biện chứng duy tâm, biện chứng duy vật. Phương pháp siêu hình xem xét thế giới trong mối liên hệ cô lập tách biệt lẫn nhau, hoặc không vận động, hoặc không phát triển, hoặc vận động và phát triển theo chu kỳ khép kín. Trong sự phát triển của mình, ph ương pháp siêu hình cũng có các hình thức khác nhau: siêu hình duy tâm, siêu hình duy vật. Tóm lại, trong sự phát triển của triết học, với tư cách là một khoa học, trong nó luôn diễn ra cuộc đấu tranh giữa duy vật với duy tâm, giữa vô th ần v ới hữu thần, giữa biện chứng với siêu hình. Các cuộc đấu tranh ấy chính là đ ối tượng nghiên cứu của lịch sử triết học. Tuy nhiên, triết học phương Tây thường tập trung giải quyết các vấn đề thuộc về thế giới quan, trong khi đó triết học phương Đông lại nặng về vấn đề nhân sinh quan: Triết học Trung Quốc t ập trung về vấn đề đạo đức, chính trị - xã h ội; Triết học Ấn Đ ộ n ặng v ề gi ải quyết các vấn đề thuộc về đời sống tâm linh. Triết học phương Đông tính chiến đấu giữa duy vật với duy tâm, giữa biện chứng với siêu hình, gi ữa vô thần với hữu thần mờ nhạt hơn so với triết học phương Tây. II. BẢN CHẤT THẾ GIỚI 1. Quan điểm duy tâm về bản chất thế giới. Quan điểm duy tâm cho rằng bản chất thế giới là ý thức. Theo quan điểm này, trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì ý thức là cái có trước, v ật ch ất là cái có sau; ý thức quyết định vật chất; ý thức là cơ sở, nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại, vận động phát triển của sự vật hiện tượng trong thế giới. Chủ nghĩa duy tâm có hại loại: chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan. 5
- + Chủ nghĩa duy tâm khách quan là trường phái triết học cho rằng: ý thức tinh thần nói chung như “ý niệm”, “ý niệm tuyệt đối”, “tinh thần thế giới” là cái có trước, tồn tại khách quan bên ngoài con người, từ đó sinh ra th ế gi ới. Tiêu bi ểu là Platon (tri ết h ọc Hylạp cổ đại) và Hêghen ( triết học cổ điển Đức). + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là trường phái triết học cho rằng: ý thức, cảm giác của con người là cơ sở quyết định sự tồn tại của các sự vật và hiện t ượng trong thế giới. Họ cho rằng “sự vật chỉ là sự tổng hợp của cảm giác ”, “xoá bỏ cảm giác là xoá bỏ sự vật”. Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà triết h ọc người Anh th ế k ỷ th ứ XVIII: Béccơly và Hyum. 2. Quan điểm duy vật về bản chất của thế giới. Quan đểm duy vật khẳng định bản chất thế giới là vật chất . Ngoài thế giới vật chất ra không có thể giới nào khác. Các sự vật, hiện tượng chỉ là biểu hiện những dạng cụ thể của thế giới vật chất mà thội. Trong mối quan hệ giữa vật chất và ý thức thì vật chất là cái có trước, ý th ức là cái có sau; vật chất quyết định ý thức, còn ý th ức là sự ph ản ánh th ế giới v ật ch ất vào đ ầu óc con người mà thôi. Trong sự phát triển của lịch sử triết học chủ nghĩa duy vật biểu hi ện dưới nh ững hình thức sau: chủ nghĩa duy vật cổ đại mộc mạc chất phác; chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XVII- XVIII, và đỉnh cao là chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác - Ăngghen. Quan điểm duy vật khẳng định bản chất th ế giới là vật chất, là quan điểm đúng đắn, khoa học. Nó đem lại cho con người niềm tin và sức mạnh trong việc nhận th ức và cải tạo thế giới. Ngoài quan điểm duy vật và duy tâm còn có quan điểm nhị nguyên. Quan điểm này cho rằng: vật chất và ý thức là hai nguyên thể đầu tiên, cùng song song tồn tại, không có cái nào có trước, không có cái nào có sau, không có cái nào quyết định cái nào.(Th ực ch ất quan điểm này là một dạng chủ nghĩa duy tâm chủ quan, cho rằng ý thức tồn tại không phụ thuộc vào vật chất). III. PHẠM TRÙ VẬT CHẤT 1. Quan điểm của các nhà duy vật trước Mác Ngay từ khi mới ra đời triết học đã đặt ra câu h ỏi: Thế giới này do đâu mà có ? Yếu tố đầu tiên tạo ra thế giới là gì? Triết học gọi đó là B ản nguyên( là g ốc đ ầu tiên) . Lịch sử có nhiều quan điểm khác nhau về bản nguyên, song có thể quy về hai trư ờng phái lớn là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Tr ường phái duy tâm thường quy bản nguyên thế giới bởi tinh thần ( ý thức). Ngư ợc lại, trường phái duy vật quy bản nguyên thế giới bởi vật chất. Vậy, vật chất là gì ? Quan niệm vật chất của các thờì kỳ lịch sử ra sao? - Thời kỳ cổ đại: + Trong triết học Hy Lạp và La Mã cổ đại ng ười ta cho rằng bản nguyên thế giới là một dạng vật chất cụ thể của thế giới, chẳng hạn:Hêraclít cho rằng b ản nguyên c ủa thế giới là lửa, Talet cho đó là n ước, Anaximen cho rằng đó là không khí, Đêmôcrit đạt được trình độ cao hơn khi ông cho rằng bản nguyên của thế giới là nguyên tử (h ạt v ật chất nhỏ bé nhất) và chân không. + Ở phương Đông cũng có quan điểm tương tự: ở Trung Quốc người ta cho rằng bản nguyên vũ trụ là ngũ hành ( 5 yếu tố) là: kim, mộc,thủy,hỏa, thổ chúng tương tác nhau tạo nên vũ trụ. Còn ở ấn độ cổ đại cho rằng thế giới đ ược tạo thành từ những hạt 6
- tế vi; thế giới hữu tình được sinh ra từ ngũ uẩn . . . - Thời kỳ trung cổ: + Từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ thứ XV là thời kỳ thống trị của thần quyền giáo hội và vương quyền của đế chế phong kiến, do đó không đặt ra vấn đề b ản nguyên vật chất. - Đến thời kỳ Phực hưng: + Từ ( cuối thế kỷ XV- XVI) do khoa học phát triển, vật lý đi sâu nghiên cứu kết cấu của vật chất đã phát hiện ra những chất mới( dạng tr ư ờng, từ trường, điện trư- ờng. ..) thì lúc này vấn đề vật chất l ại đ ược đặt ra và mở rộng sang những dạng vật chất được đặt ra thời cổ đại. Mở đầu thời kỳ này , lần đầu tiên Côpécníc chứng minh mặt trời là trung tâm đã đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh và quan đi ểm th ần h ọc v ề thế giới. - Tất cả những quan niệm về bản nguyên đầu tiên của triết học thời trong các thời kỳ lịch sử trên đây có những hạn chế sau: + Một là, khuynh hướng đi tìm yếu tố đầu tiên của thế giới. Khuynh hướng này kết cục dẫn đến duy tâm, siêu hình. Duy tâm bởi truy tìm yếu t ố đ ầu tiên đến m ột gi ới hạn mà nhận thức con người bất lực sẽ dẫn tới ‘đấng siêu nhiên”. + Siêu hình bởi thế giới đã có khởi đầu ắt có k ết thúc, nh ư vậy trái với nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng là thế giới vô cùng, vô tận , bất diệt. Quy vật chất về một dạng cụ thể nào đó là sự phỏng đoán ngây thơ, mộc mạc, chất phác . .. 2. Quan niệm triết học Mác- Lênin về vật chất. - Hoàn cảnh đòi hỏi sự ra đời định nghĩa vật chất của Lênin: + Thứ nhất, thành tựu khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu XX cùng với sự phát triển mạnh mẻ của phân ngành các khoa học trong khoa học tự nhiên, nh ất là v ật lý học đã làm tiền đề quan trọng thôi thúc các nhà triết h ọc khái quát đ ưa ra quan điểm đầy đủ hơn về sự vô cùng vô tận của vật chất. Ví dụ: - Năm 1895 Rơnghen phát hiện ra tia X, một loại sóng điện từ có b ước sóng ngắn. - Năm 1896, Becơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, đã bác bỏ quan niệm về sự bất biến của nguyên tử. - Năm 1897 Tômxơn phát hiện ra điện tử và chứng minh đi ện t ử là m ột thành phần cấu tạo nên nguyên tử. . . + Thứ hai, vấn đề là ở chổ, trong nhận thức lúc đó hạt điện tích và trường điện từ được coi là cái gì đó phi vật chất đây là mãnh đất để chủ nghĩa duy tâm l ợi d ụng, nh ững người duy tâm cho rằng “vật chất” biến mất, nền tảng của chủ nghĩa duy vật sụp đổ. + Sự phát triển của lôgíc biện chứng có thể cho phép định nghĩa một s ự vật thông qua các mặt đối lập rộng tương đương với nó. Chính trong hoàn cảnh như vậy Lênin đã khái quát những thành tựu của khoa h ọc tự nhiên và chỉ rõ rằng vật chất không tiêu tan, cái bị tiêu tan, b ị bác b ỏ chính là gi ới h ạn hiểu biết trước đây về vật chất, là sự hiểu biết máy móc, siêu hình. .. Đồng thời Lênin đã đa ra định nghĩa về vật chất: - Định nghĩa vật chất của Lênin: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh,và không tồn tại lệ thuộc vào cảm giác”. 7
- Định nghĩa trên có 3 nội dung cơ bản: + Một là, “Vật chất là một phạm trù triết học ”, với tính cách là vật chất là một khái niệm rộng được tư duy khái quát từ vô vàn những sự vật hiện t ượng cụ thể trong thế giới mà lại không đồng nhất với bất cứ sự vật , hiện tượng đơn lẻ nào. Phân biệt vật chất và vật thể, vật chất chỉ những vật nói chung, vô hạn, vô tận, không sinh ra, không mất đi. .. còn vật thể là những dạng vật ch ất cụ th ể có sinh ra, m ất đi, có giới hạn... + Hai là, trong nhận thức luận, khi vật chất đối lập v ới ý th ức, cái quan tr ọng đ ể nhận biết vật chất là thuộc tính khách quan, đó là cái tồn tại độc lập với cảm giác không phụ thuộc vào cảm giác con người. + Ba là, Vật chất “được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh * ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lênin: - Đã góp phần giải quyết một cách triệt để vấn đề cơ bản của triết học trên th ế giới quan duy vật, khoa học, biện chứng. Kh ắc phục những quan điểm triết h ọc đ ối l ập với triết học Mác chủ nghĩa duy tâm, chủ nghĩa duy vật siêu hình, quan điểm bất khả tri. - Đã góp phần định hướng và thúc đẩy sự phát triển của khoa học tự nhiên. Dù khoa học có phát hiện ra những dạng vật chất mới nào khác, n ếu nh nó là “thực tại khách quan” thì đó cũng là một dạng cụ thể của vật ch ất mà không c ần ph ải tranh lu ận vô bổ, dẫn tới hoang mang, dao động. - Đã góp phần mở rộng quan niệm vật ch ất trong xã h ội: v ật ch ất trong xã h ội là các quy luật, các mối quan hệ do con người kết hợp với nhau, hoạt động tạo ra, song nó lại tồn tại khách quan với con người. 3. Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. 3.1. định nghĩa và phân loại vận động. Vận động hiểu theo nghĩa hẹp, đơn giản, đó là sự chuyển dịch vị trí trong không gian. Còn vận động hiểu theo nghĩa đ ầy đủ và khoa h ọc, nh ư Ăngghen chỉ ra, đó là một phơng thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật ch ất, bao gồm “ tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ kể từ sự thay đổi vị trí đ ơn gi ản cho đến tư duy “. 3.2. Nguồn gốc vận động: Các nhà duy tâm cho rằng vận động là do thần linh, thợng đế, hoặc những dạng tinh thần siêu tự nhiên( ý niệm của Platon, ý niệm tuyệt đối của Hêghen). Chủ nghĩa duy vật siêu hình có tiến bộ hơn, đi tìm nguồn gốc vận động của v ật chất từ bản thân thế giới vật chất, nh ưng nhiều lắm thì họ chỉ tìm ra những hình thức vận động cụ thể.Theo họ vận động chỉ là sự tăng giảm về số lư ợng hoặc là sự chuyển dịch các vật thể trong không gian. Triết học Mác- Lênin cho rằng, vận động gắn liền với vật chất, là thu ộc tính vốn có của vật chất; vận động của vật chất là vận động tự thân, do mâu thu ẫn bên trong tạo ra. Vận động của vật chất còn do sự tác động qua lại giữa các y ếu tố, các b ộ phận khác nhau trong bản thân sự vật, hay giữa sự vật này với sự vật kia. 3.3. Những hình thức vận động cơ bản của vật chất. Trên cơ sở định nghĩa về vận động, Ăngghen đã chia ra 5 hình thức vận động: - Vận động cơ học, là sự chuyển dịch vị trí trong không gian; - Vận động vật lý, là sự tương tác hút và đẩy giữa các vật thể: 8
- - Vận động hóa học, là quá trình hóa hợp và phận giải các nguyên tố hóa h ọc c ủa các vật thể - Vận động sinh vật, là sự tương tác giữa dồng hóa và dị hóa trong sự sống muôn loài; - Vận động xã hội, là hoạt động của con ngư ời có ý thức làm xuất hiện các quan hệ xã hội và các quy luật xã hội Các hình thức vận động khác nhau về ch ất nên không đ ược quy hình thức vận động này vào hình thức vận động khác. Các hình th ức v ận đ ộng có m ối liên h ệ phát sinh và tồn tại trong mối liên hệ biện chứng. Cách phân loại vận động chỉ mang tính khái quát, là phương pháp luận để phân chia các ngành khoa học, còn thực tế mỗi hình thức vận động l ại đ ược phân ra nhiều phân ngành với mức độ khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển của nhận thức. 4.4. Vận động và đứng im. Triết học Mác - Lênin cho rằng, vận động là tuyệt đối, đ ứng im là t ương đối. Vận động là tuyệt đối, vì đó là phư ơng thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên không ở đâu, không lúc nào có vật chất mà lại không có vận động. Đứng im là tương đối, vì không có đứng im thì không thể có sự vật c ụ th ể, riêng lẻ,xác định, do vậy không thể nhận thức đ ược bất cứ cái gì. Nhưng đứng im chỉ là tương đối, vì nó chỉ xẩy ra với một hình thức vận động, có tính cá biệt; nó chỉ xẩy ra trong m ột mối quan hệ nhất định và chỉ biểu hiện một trạng thái vận động. Đó là vận động trong thăng bằng, trong sự ổn định tương đối, bảo tồn cấu trúc, xác định là nó, nó ch ưa là cái khác. + Khi tách ra, cô lập một hình thức vận động cá biệt để xét. Ví dụ vận động c ơ học, nó sẽ đứng im không còn chuyển dời vị trí trong không gian. Nh ưng ngay khi sự vật đứng im về vận động cơ học thì các vận động khác vẫn xẩy ra. + Khi sự vật chỉ được xem xét trong một quan hệ xác định, nó đứng im trong quan hệ đó nhưng đang vận động trong mối quan hệ khác. 4.. Không gian và thời gian 4.1. Những quan niệm khác nhau. - Các nhà triết học duy tâm cho rằng: không gian, th ời gian là hình th ức tri giác chủ quan của con người quy định (can tơ) ; là yếu tố trong sự phát triển của “ ý ni ệm tuyệt đối” ( Hêghen); là hệ thống liên kết chặt chẽ của chuỗi cảm giác ( Makhơ). - Các nhà triết học duy vật siêu hình: Tuy th ừa nh ận không gian, th ời gian t ồn t ại khách quan nhưng họ cho rằng đó là sự tồn tại trống rỗng, không gắn với vật ch ất v ận động ( Đêcáctơ, Niutơn). 4.2. Quan niệm triết học Mác- Lênin. a. Khái niệm không gian và thời gian. - Không gian là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt quảng tính- s ự cùng t ồn tại, kết cấu, quy mô và tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng. - Thời gian: là hình thức tồn tại của vật chất xét về mặt trường tính- Đ ộ dài diễn biến của của các quá trình, sự kế tiếp nhau vận động phát tri ển( ngày, tu ần, tháng, năm, thập kỷ, thế kỷ...). b. Quan hệ giữa không gian và thời gian với vật chất vận động. Triết học Mác- Lênin khẳng định: Không gian, thời gian là hình thức tồn tại của 9
- vật chất nên nó gắn liền với vật chất vận động, là thuộc tính của v ật ch ất v ận đ ộng. Vật chất vận động là vận động trong không gian và thời gian. Không có và không bao giờ có không gian, thời gian thuần tuý t ồn tại ngoài v ật chất vận động. Cũng như không có và không bao giờ có vật chất vận động ngoài không gian và thời gian. Ăngghen nói: “các hình thức tồn tại cơ bản của vật chất là không gian và thời gian. Và vật chất tồn tại ngoài thời gian cũng hoàn toàn vô lý như tồn tại ngoài không gian”. c. Tính chất của không gian, thời gian - Tính khách quan: không gian, thời gian là thuộc tính c ủa v ật ch ất, g ắn li ền v ới vật chất vận động. Mà vật chất tồn tại khách quan, nên không gian, thời gian cũng tồn tại khách quan. - Tính vô tận,vô hạn của không gian, thời gian: vật ch ất là vô tận, vô h ạn hạn nên không gian và thời gian gắn với vật chất cũng vô tận vô hạn. - Tính vô tận của không gian được hính thành từ quảng tính có hạn của các vật riêng lẻ. - tính vô tận của thời gian được hình thành từ trường tính có hạn của quá trình riêng lẻ. 5. tính thống nhất của thế giới 5.1. Những quan điểm khác nhau Triết học duy tâm cho rằng bản chất của thế giới là tinh th ần, nên th ế gi ới th ống nhất là thống nhất ở lĩnh vực tư tưởng tinh thần. Hêghen cho th ế giới th ống nh ất ở “ ý niệm tuyệt đối”, Đuyrinh (nhà triết học Đức cùng thời Mác) cho thế giới thống nh ất ở “tồn tại”. Mác- Ăngghen phê phán và chỉ ra: nếu thế giới thống nhất ở “ tồn tại” thì chưa phân biệt được sự khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng, chưa phân biệt được người duy vật và duy tâm, vì thượng đế, “chúa” cũng tồn tại. Triết học duy vật cổ đại cho thế giới thống nhất là thống nhất ở một dạng vật chất cụ thể nào đó như “nước” (Talét), “không khí” (Anaximen), “l ửa” (Hêraclit), “ nguyên tử” (Đêmôcrit). Nhưng những vật cụ thể không thể bao quát hết sự phong phú, đa dạng của thế giới. 5.2. Quan điểm triết học Mác- Lênin Xuất phát từ quan điểm thế giới duy nhất là thế giới vật ch ất. Ngoài nó ra không có một thế giới nào khác tồn tại khách quan, vận động, phát triển không ngừng. Sự thống nhất đó được biểu hiện : + Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất, tồn tại khách quan, độc lập với ý thức. Thế giới vật chất vô tận, vô hạn, không sinh, không diệt. Trong thế gi ới đó không có gì khác ngoài vật chất đang vận động, chuyển hoá l ẫn nhau, t ất cả đều là nguyên nhân, kết quả của nhau và đều là vật chất. + Mỗi lĩnh vực của thế giới (tự nhiên, xã hội) đều là nh ững dạng cụ th ể c ủa th ế giới vật chất, nên chúng đều có nguồn gốc, quan hệ, liên hệ vật ch ất; đều có tổ chức, kết cấu vật chất và đều chịu sự chi phối bởi những quy luật khách quan của thế giới vật chất. Sự thống nhất vật chất của thế giới còn được chứng minh bởi khoa học, những phát minh của khoa học tự nhiên, đặc biệt là ba phát minh lớn thế k ỷ XIX: học thuy ết t ế bào, học thuyết tiến hoá và bảo tồn năng lượng. 10
- Học thuyết tiến hoá các loài đã chứng minh th ế giới là m ột ch ỉnh thể th ống nh ất. Hơn nữa những tri thức khoa học hiện đại của thế kỷ XX như vật lý, hoá học, sinh h ọc; tự động hoá ngày càng chứng tỏ rằng: thế giới vật chất liên hệ mật thiết với nhau làm tiền đề tồn tại cho nhau, trong sự vận động phát triển không ngừng. Như vậy, thế giới là sự thống nhất ở tính vật chất của nó. Trên lĩnh vực triết học với sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã đóng vai trò quan trọng chứng minh thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Lý luận của Ăngghen về vai trò lao động trong quá trình chuyển hoá vượn thành người đã chứng tỏ rằng xã hội loài người có nguồn gốc từ tự nhiên, là một dạng tự nhiên đặc biệt. Ý nghĩa của nguyên lý: + Nguyên lý bản chất thế giới là vật chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó, đòi hỏi con người trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phảI xuất phát từ hiện thực khách quan, lấy đó làm điều kiện cơ sở cho hoạt động của mình. Đó là một trong những nguyên tắc cơ bản của phương pháp luận duy vật. Nó đòi hỏi phảI xuất phát từ hiện thực khách quan, từ bản thân sự vật mà phân tích, xem xét rút ra k ết lu ận c ần thi ết, không thể xem xét chủ quan để áp đặt cho sự vật. + Những mục đích, chủ trương, kế hoạch và cả những biện pháp tổ chức th ực hiện không thể rút ra từ nguyện vọng, mong muốn chủ quan mà ph ảI được xây dung t ừ hiện thực khách quan phản ánh những nhu cầu chín muồi và tất yếu của đời sống xã hội, mới có khả năng hiện thực. Mác- Lênin cho rằng, ý thức ra đời có hai nguồn gốc: nguồn gốc tự nhiên và nguồn IV. Ý THỨC, MỐI QUAN HỆ GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC 1. Khái niệm, kết cấu và nguồn gốc của ý thức. a. Khái niệm và kết cấu của ý thức. Triết học Mác - Lênin cho rằng, ý thức là hình ảnh chủ quan của th ế giới khách quan, hay ý thức chẳng qua chỉ là hình ảnh c ủa th ế gi ới khách quan đ ược di chuyển vào đầu óc con ngưòi và được cải biến đi. Vì mang tính chủ quan nên ý thức mỗi cá nhân khác nhau, do trinh độ, năng l ực, tâm,sinh lý. . . quy định. Vì mang tính sáng tạo lại, nên ý thức không bao giờ tự bằng lòng với tự nhiên, mà nó tự nhào nặn chế tác, sáng tạo giới tự nhiên cho ta. b. Nguồn gốc ý thức. - Nguồn gốc tự nhiên có hai yếu tố: +Thứ nhất, phải có bộ óc người phát triển cao. +Thứ hai, phải có thế giới khách quan (tự nhiên, xã hội) tồn tại bên ngoài con ng - ười, xem đó là đối tượng, nội dung của ý thức. - Nguồn gốc xã hội của ý thức cũng có hai yếu tố: ð Lao động: do lao động kiếm ăn, sinh tồn mà loài vựơn tiến hóa biến thành ng - ười; các giác quan tinh tế hơn, bàn tay khéo léo h ơn, thân th ể h ợp lý và b ộ não phát tri ển hoàn hảo, tư duy phát triển ð Ngôn ngữ: Do nhu cầu giao tiếp, nảy sinh cùng với lao đ ộng mà xu ất hi ện ngôn ngữ. Ngôn ngữ là một phương tiện không những để diễn đạt, trình bày t ư tưởng mà còn là công cụ để tư duy. Triết học Mác cho rằng ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu th ứ hai của ý thức. 11
- Như vậy, cùng với lao động là ngôn ngữ, đó là hai kích thích ch ủ y ếu t ạo ra ý thức. ý thức ra đời từ hai nguồn gốc, nguồng gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.Trong hai nguồn gốc đó, nguồn gốc xã hội có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời ý th ức, vì nguồn gốc trực tiếp cho sự ra đời ý thức là hoạt động thực tiễn. ý th ức là một sản phẩm xã h ội, là một hiện tượng xã hội. 2. Bản chất của ý thức. Bản chất của ý thức là sự phản ánh giữa hai bộ phận vật chất là óc người và thế giới khách quan, song đây là phản ánh đặc biệt, chủ động sáng tạo và tự giác. Cụ thể là: - ý thức phản ánh gián tiếp, nhờ sự phản ánh có tính chất gián tiếp mà nó có th ể phản ánh được cả quá khứ và tương lai. - ý thức phản ánh khái quát hóa, tức là nó phản ánh có tính chất tóm tắt, đại thể mà không cần quá chi tiết nhưng vẫn đảm bảo phản ánh trung thực đối tượng. -ý thức là sự phản ánh trừu tượng hóa, tức là phản ánh có tính chất giả định của tư duy về đối tượng phản ánh. - Sự phản ánh của ý thức thường được thực hiện theo trình tự: + Một là, trao đổi thông tin giữa chủ thể và đối tư ợng phản ánh một cách có chọn lọc và định hướng. + Hai là, mô hình hóa đối tượng trong tư duy dưới dạng tinh thần. + Ba là, hiện thực hóa mô hình của đối tượng thông qua hoạt động thực tiễn. - Phản ánh mang tính chất chủ động, tích cực, ch ủ động sáng tạo. Nó không ph ản ánh y nguyên( sao, chép, chép) mà phản ánh có chọn lọc theo mục đích, yêu cầu l ợi ích của con người, dự báo những khía cạnh mới, thuộc tính m ới. Ph ản ánh c ủa ý th ức mang tính chất như vậy là vì phản ánh này có sự kết hợp cả c ảm giác l ẫn t ư duy, c ả tr ực ti ếp lẫn gián tiếp; cả cảm giác lẫn tư duy, cả trực tiếp lẫn gián tiếp; phản ánh cả hiện tại lẫn quá khứ và tương lai Ý thức không chỉ phản ánh bản chất của sự vật, mà còn vạch ra quy luật v ận động, phát triển của chúng, không chỉ phản ánh đúng hiện thực, mà còn vạch ra khuynh hướng của hiện thực. Những lý thuyết khoa học kháI quát cao, có thể tiên đoán, d ự báo đúng tương lại của hiện thực. 3. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. a. Những quan điểm triết học ngoài Macxít. Các quan điểm này thể hiện hai dạng: - Một là, chủ nghĩa duy tâm: Quá nhấn mạnh vai trò của ý thức, biến thành một bản nguyên độc lập, là tính thứ nhất sáng tạo ra thế gi ới v ật ch ất. Trong ch ủ nghĩa duy tâm chia làm hai loại: + Chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyết đối hóa loại tinh thần siêu tự nhiên nh “ý niệm” ( Platon), “ ý niệm tuyệt đói “ (Hêghen). + Chủ nghĩa duy tâm chủ quan lại tuyệt đối hóa ý thức của con ng ười họ coi sự vật là tập hợp những cảm giác, tồn tại là bị tri giác bởi các giác quan chúng ta.( Becc ơly, Hyum) - Hai là,chủ nghĩa duy vật siêu hình : Th ấy đ ược tính thứ nhất thống nhất có tính quyết định của vật chất đối với ý thức, song lại tuyệt đối hóa nó và lại không thấy được tính năng động sáng tạo và tác động tr ở l ại c ủa ý th ức đối v ới v ật ch ất. Coi ý th ức luôn luôn chỉ là kết quả của sự phản ánh thụ động và phụ thuộc vào đối tượng phản ánh. b. Quan điểm triết học Mác - Lênin. 12
- Trên cơ sở giải quyết đắn vấn đề cơ bản của triết học, tri ết h ọc Mác - Lênin khẳng định vật chất có trước và quyết định ý thức: vật chất là cơ sở là nguồn gốc, nội dung và sự vận động biến đổi của nội dung và sự vận động biến đổi của ý thức. - Vật chất quyết định ý thức biểu hiện ở các mặt sau: + vật chất (cơ sở vật chất, điều kiện vật ch ất, quy luật khách quan) là ti ền đề nguồn gốc cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của ý thức. + Điều kiện vật chất như thế nào thì ý thức như thế đó. + Vật chất phát triển đến đâu thì ý thức hình thành, phát triển đến đó. + Vật chất biến đổi thì ý thức biến đổi theo. - Tuy nhiên do bản chất của nó mà ý thức có tính đ ộc l ập t ương đối, có tính năng động sáng tạo, tác động trở lại vật chất: + Nhờ phản ánh đúng đắn mà con ngư ời hiểu biết được bản chất, quy luật của thế giới vật chất. Từ đó đề ra mục tiêu phương hướng tác động làm biến đổi vật chất theo ý muốn chủ quan của con người. + Thông qua họat động thực tiển mà ý thức có thể kh ơi d ậy và t ổ ch ức l ại nh ững lực lượng vật chất còn tiềm ẩn, khiến cho sức mạnh của nó đ ược nhân lên so với sức mạnh vốn có của bản thân nó. - Từ mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức có thể rút ra ý nghĩa, phư- ơng pháp luận là: +Trước hết phải xuất pháp từ hiện thực khách quan, tôn trọng quy lu ật và làm theo quy luật khách quan. Đồng thời phát huy nỗ l ực của con ng ười trong việc tác động và đẩy nhanh sự vận động, biến đổi của quy luật khách quan. + Nhưng đồng thời phảI biết phát huy những nhân tố chủ quan, năng động, sáng tạo. phảI biết khơI dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật c ường, phát huy tài trí của người Việt Nam, quyết tâm đưa đất nước ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Bài 2 HAI NGUYÊN LÝ CHUNG VÀ BA QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT I. HAI NGUYÊN LÝ CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT 1. Mối liên hệ phổ biến. Các nhà triết học duy tâm tôn giáo thừa nhận có mối liên hệ phổ biến nhưng họ cho nguồn gốc của nó là từ thần linh, thượng đế sinh ra. Các nhà triết học siêu hình không thừa nhận mối liên hệ phổ biến. Họ cho các sự vật hiện tượng có thể tồn tại một cách cô lập, tách rời cái nào riêng cái đó cái này bên cạnh cái kia, giữa nó không có sự liên hệ ràng buộc nhau. Chủ nghĩa Mác- Lênin cho rằng, thế giới vô vàn các sự vật, hiện tượng nhưng chúng thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ 13
- chằng chịt với nhau. Mối liên hệ có tính phổ biến: vì không phải chỉ có một sự vật liên hệ với nhau, mà các yếu tố các bộ phận cấu thành sự vật cũng liêm hệ. Mối liên hệ có tính đa dạng, muôn vẻ: + Có liên hệ bên trong, có mối liên hệ bên ngoài + Có mối liên hệ chung toàn vũ trụ, có mối liên hệ riêng biệt + Có mối liên hệ trực tiếp, có mối liên hệ gián tiếp. + Có mối liên hệ tất nhiên, có mối liên hệ ngẫu nhiên + Có mối liên hệ cơ bản, có mối liên hệ không cơ bản * Ýnghĩa của nguyên lý: Nó là cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện, một trong những nguyên t ắc ph ương pháp luận Macxit. Nguyên tắc này đòi hỏi: Khi xem xét sự vật, hiện tượng phải xem xét các mặt, các mối liên hệ của nó, nhưng cũng phải biết được đâu là mối liên hệ c ơ b ản, chủ yếu, như vậy mới nắm được bản chất sự vật, hiện tượng. Chống quan điểm phiến diện, xem xét qua loa một vài mối liên hệ đã vội đánh giá sự vật một cách chủ quan. Chống quan điểm chiết trung, san bằng các m ối liên h ệ, xem chúng có vị trí ý nghĩa như nhau.. Chống quan điểm nguỵ biện, bám vào một mối liên hệ không cơ bản, biện minh cho một khuynh hướng tư tưởng nào đó. 2. nguyên lý về sự phát triển. Các nhà triết học siêu hình cho rằng phát triển của s ự vật, hiện t ượng ch ỉ là s ự tăng giảm đơn thuần về số lượng. Phê phán quan điểm sai lầm trên triết học Mác - Lênin cho r ằng, các s ự v ật, hi ện tượng không những có mối liên hệ phổ biến và luôn vận động phát triển, vận động là tuyệt đối, vĩnh cửu là phương thức tồn tại của vật chất. Vận động của thế giới diễn ra phức tạp, có thể đi xuống, có thể lặp lại, song đi lên là khuynh h ướng thống trị và tất yếu, khuynh hướng này chính là phát triển. - Phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, có tính phổ biến: + Trong giới tự nhiên vô sinh, từ quá trình phân giải và hợp các chất vô cơ hình thành những sự vật đơn giản đến phức tạp, rồi hình thành những sự vật đơn giản đến phức tạp, rồi hình thành nên các hành tinh, trái đất và thế giới nói chung. + Trong giới tự nhiên hữu sinh, từ sự sống, đơn bào, đa bào, đến các giống loài động vật bậc thấp, bậc cao,. . .rồiđến con người. + Trong xã hội, cho đến nay, lịch sử xã hội loài ng ười đã trải qua một số chế độ xã hội, xã hội sau bao giờ cũng cao hơn xã hội trước về mọi mặt. + Trong tư duy, con người ngày càng đi sâu vào thế giới vi mô và th ế gi ới vĩ mô khám phá những điều bí ẩn của nó, từng bư ớc biến “ vật tự nó” thành “vật cho ta” chứng tỏ nhận thức con người giai đoạn sau cao hơn giai đoạn trước. - So với vận động nói chung thì phát triển là khuynh h ướng chung, khuynh h ướng thống trị. Phát triển có tính chất phổ biến, đ ược thể hiện trong tự nhiên, xã hội và t ư duy. Nguyên nhân của phát triển là do sự liên h ệ, tác đ ộng qua l ại gi ữa các m ặt, các y ếu tố trong lòng các sự vật, hiện tượng, chứ không phải do bên ngoài ép đặt và không phải do ý muốn chủ quan của con người tạo ra. ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý: - Nguyên lý này là cơ sở lý luận của quan điểm lịch s ử - cụ thể và phát triển, khắc phục quan điểm phi lịch sử và định kiến khi xem xét các sự vật và hiện tượng trong 14
- thế giới. - Phải có quan điểm biện chứng khi xem xét sự phát triển. Quan điểm đó chỉ ra rằng, phát triển là con đường quanh co, phức tạp luôn lấy cái đối lập làm tiền đề. Do đó phải có thái độ khoa học với cái cũ, với qúa khứ, với cái mới phát sinh và kế thừa. Từ nguyên lý phát triển là khuynh hướng chung của thế giới, cho thấy 20 năm đổi mới ta đã đạt được những thành tựu to lớn : “ Kinh tế tăng trưởng khá nhanh; sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.Hệ th ống chính tr ị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc cũng cố và tăng cường. Chính trị ổn định.” II. Thế giới vận động và phát triển theo quy luật 1. Phạm trù quy luật Quy luật là mối quan hệ bản chất, tất nhiên và lặp đi, lặp lại giữa các s ự v ật hiện tượng hoặc giữa các mặt, các bộ phận trong một sự vật hiện tượng cùng loại. - Tùy theo sự xem xét và khái quát mà có thẻ phân ra thành nhiều loại quy luật 2. Quy luật tự nhiên và quy luật xã h ội Dù là quy luật tự nhiên hay quy luật xã h ội đều là quy luật khách quan v ốn có c ủa thế giới vật chất. Nó không do ai sinh ra, cũng như tiêu diệt đi. Quy luật tự nhiên và quy luật xã hội có sự khác nhau: Quy luật tự nhiên diễn ra một cách tự động- tự phát, thông qua sự tác động c ủa tự nhiên. Quy luật xã hội, hình thành bao giờ thông qua hoạt đ ộng của con người có ý th ức, song vẫn khách quan. Quy luật xã hội thường được biểu hiện ra như một xu hướng có tính định hướng, chứ không biểu hiện như một quan hệ trực tiếp đối với từng người, từng việc. Sản xuất vật chất là cơ sở quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội; quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Kết quả tác động của quy luật như thế nào còn phù thuộc vào ho ạt động c ủa con người. Quy luật xã hội và hoạt động của con người có ý thức là không tách rời nhau. 3. Tính khách quan của quy luật và vai trò của con người. - Quy luật có tính khách quan vốn có, vì nó là m ối liên h ệ b ản ch ất t ất nhiên bên trong của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Không ai sáng tạo, hay phá b ỏ. Quy lu ật có tính khách quan song con người có thể nhận thức và vận dụng nó, phục vụ mình. - Con người nhận thức quy luật trước khi hành động và khi hành động phải theo quy luật, tôn trọng quy luật, đây chính là nội dung của phạm trù tự do; tự do là nhận thức và hành động đúng quy luật tất yếu. - Tuy nhiên bằng sức mạnh của ý thức, con ng ười từ chổ phát hiện ra quy luật, nhận thức đúng quy luật có thể đẩy nhanh sự vận động của quy luật và u ốn n ắn quy luật theo đúng mục đích của mình. III.Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 1. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập(th ư ờng gọi tắt là quy luật mâu thuẫn ) * Mâu thuẫn biện chứng -Triết học Mác- Lênin cho rằng, bất kỳ sự vật hiện t ượng nào cũng là một thể thống nhất của các mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt trái ngược nhau, tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng. Hai mặt đối lập biện chứng phải là hai mặt đối lập của 15
- nhau, cùng tồn tại trong cùng một sự vật, hiện tượng và cùng tham gia t ạo thành b ản chất của sự vật hiện tượng đó. Ví dụ: Đồng hóa và dị hóa ;Cực âm và cực dương; nóng và lạnh .. . - Từ mặt đối lập mà sinh mâu thuẫn biện chứng . Mâu thuẫn biện chứng là mâu thuẫn trong đó bao hàm sự thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập. Thống nhất để tạo thành các sự vật hiện tượng; đấu tranh với nhau để làm cho sự vật, hiện tư ợng vận động, phát triển không ngừng và đến một thời điểm nào đó chúng chuyển hóa cho nhau để cho sự vật vượt nó, tạo thành cái khác cao hơn nó. * Nội dung cơ bản của quy luật Sự vật nào cũng là thể thống nhất các mặt đối lập , Mỗi sự vật đều là thể thống nhất các mặt đối lập. Đó là thống nhất những mâu thuẫn. Như vậy mọi sự vật đều có mâu thuẫn của chính bản thân nó. . . Các mặt đối lập nương tựa vào nhau, làm tiền đề tồn tại cho nhau. Không có mặt đối lập này thì không có m ặt đ ối l ập kia và ng ược l ại.. Không có sự thống nhất các mặt đối lập thì không tạo thành sự vật. Các mặt đối lập trong mỗi sự vật vừa thống nhất, vừa đấu tranh với nhau. Sự đấu tranh các mặt đối lập là sự chuyển hoá, bài trừ nhau. Sự đấu tranh các mặt đối lập dẫn đến chuyển hoá các mặt đối lập.. Chuyển hoá các mặt đối lập nhất thiết phảI thông qua đấu tranh cac mặt đối lập. - Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển . Sự vật là thể thống nhất của các mặt đối lập, chừng nào th ể th ống nh ất này còn t ồn t ại thì sự vật còn tồn tại. Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho thể thống nh ất cũ b ị phá v ỡ, thể thống nhất mới đựơc xác lập, sự vật phát triển. - Đấu tranh của các mặt đối là tuyệt đối, còn thống nhất là t ư ơng đối. Sự thống nhất của các mặt đối lập là tuyệt đối, còn thống nhất là tư ơng đối, vì bất kỳ một sự thống nhất nào cũng là một sự thống nhất có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, gắn li ền với đứng im tương đối của sự vât. - Đấu tranh các mặt đối lập là tuyệt đối vì nó diễn ra liên tục không bao gi ờ ngừng, trong suốt quá trình tồn tại của các mặt đối lập. Đấu tranh g ắn li ền v ới v ận động, mà vận động là tuyệt đối cho nên đấu tranh cũng là tuyệt đối . * Một số loại mâu thuẫn: Mỗi sự vật, hiện tượng đều có nhiều loại mâu thuẫn. Vai trò của mỗi loại mâu thuẫn là khác nhau. Cụ thể có các loại mâu thuẫn sau: - Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt, những bộ ph ận bên trong c ủa s ự vật. Mâu thuẫn bên ngoài là mâu thuẫn giữa sự vật này với sự vật khác. S ự phân biệt mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài chỉ có tính tương đối. Mâu thuẫn bên ngoài có ảnh hưởng đến sự phát triển của sự vật nhưng nó ph ảI thông qua mâu thuẫn bên trong. - Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản: Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn tồn tại trong suốt quá trình tồn tại của sự vật. Nó quyết định bản chất và quá trình phát triển của sự vật. Mâu thuẫn không cơ bản là mâu thuẫn đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật. Nó không giữ vai trò quyết định bản chất sự vật và phụ thuộc vào mâu thuẫn cơ bản. 16
- - Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu: Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn nhất định c ủa quá trình phát triển của sự vật. Nó chỉ có tác dụng quyết định đối với các mâu thu ẫn khác trong cùng một giai đoạn nào đó. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không giữ vai trò quyết định trong các giai đoạn phát triển của sự vật. - Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng: Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực l ượng xã hội(giai cấp có lợi ích căn bản đối lập nhau, không thể điều hòa) như mâu thuẫn giữa giai cấp chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ; giữa giai cấp nông dân và giai c ấp phong ki ến trong xã hội phong kiến; Giữa tư sản và vô sản trong xã hội tư bản. Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa những lực lượng, khuynh hướng xã hội có đối lập về lợi ích không căn bản, cục bộ, tạm thời. Chẳng hạn nh ư mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân. * Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật. - Theo Lênin xác định vị trí của quy luật mâu thuẫn hay nói rộng hơn là lý luận về mâu thuẫn là “hạt nhân của phép biện chứng”. Quy luật này được xem là hạt nhân của phép biện chứng bởi lẽ, một mặt nó nói lên nguồn gốc, động l ực của sự t ự thân v ận động phát triển; mặt khác, lý luận về quy luật mâu thuẫn quán xuyến các quy lu ật c ơ bản và không cơ bản khác của phép biện chứng duy vật. - Ý nghĩa Phương pháp:Từ quy luật mâu thuẫn xây dựng phương pháp tư duy mâu thuẫn đó là phương pháp luôn đặt ra những tình huống đối lập của nhau trên cùng một vấn đề xem xét . + Con người thì có mặt xấu và mặt tốt, ưu điểm và nhược điểm, một sự vật thì có mặt suy tàn và mặt nẩy sinh, cũ và mới; một hiện t ượng thì có mặt tích cực và mặt tiêu cực, được và mất.. . Do đó, phải khắc phục kiểu t ư duy đơn giản, xuôi chiều dễ dãi, như lời Hêghen nói: “không nên đối xử ân cần với các sự vật”. + Mâu thuẫn là cái khách quan vốn có của s ự vật, là nguồn gốc động lực bên trong của sự phát triển, do vậy nghiên cứu sự vật phải nghiên cứu những mâu thu ẫn c ủa nó. Sự vật khác nhau thì mâu thuẫn khác nhau. Trong m ột s ự v ật m ột quá trình có nhi ều mâu thuẫn, và mỗi mâu thuẫn lại có vai trò khác nhau. . . nên khi nghiên c ứu và gi ải quyết mâu thuẫn phải có quan điểm cụ thể, để có những ph ương thức, những biện pháp, phương tiện, những lực lượng để giải quyết mâu thuẫn. + Giải quyết mâu thuẫn phải theo phương thức đấu tranh các mặt đối lập, chứ không theo hướng dung hòa các mặt đối lập. 2. Quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về l ượng dẫn tới sự biến đổi về chất và ngược lại (gọi tắt là quy luật lượng chất ). Quy luật lượng chất vạch ra cách thức của sự vận động phát triển. * Nội dung cơ bản của quy luật: Mỗi sự vật, hiện tượng đều là thể thống nhất của hai mặt đối lập lượng và chất. - Khái niệm “chất” và “lượng”: Chất của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có c ủa nó đ ể xác định sự vật là cái gì và phân biệt nó với cái khác Thế giới vô vàn những sự vật khác nhau về chất. Chất của sự vật, hiện tượng 17
- mang tính khách quan, tương đối ổn định, biểu hiện thông qua những thuộc tính. Lượng của sự vật là tổng hợp những thuộc tính khách quan, vốn có của nó biểu thị những con số của các yếu tố, các thuộc tính cấu thành nó, quy mô to nh ỏ, t ốc đ ộ nhanh chậm, cường độ mạnh yếu, nhịp điệu của quá trình vận động phát triển. Lượng là cái khác quan vốn có của sự vật, có khi nó là yếu t ố quy đ ịnh bên trong, cấu thành sự vật. Nhưng cũng có khi lượng thường được biểu thị bên ngoài của sự vật. Sự vật càng phức tạp thì các thông số thuộc về lượng càng phức tạp. Lượng có khi được xác định bằng những con số cụ thể, cũng có khi được xác định bằng sự trừu tư- ợng hóa: cách mạng ngày càng lớn mạnh, ngày càng trưởng thành ch ẳng hạn nói lên s ư tăng lên về lượng nhưng rất trừu tượng. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có tính tương đối, trong mối quan hệ này thì nó là lượng, nhưng trong mối quan hệ khác thì nó là chất. Tính tương đối về sự khác nhau giữa chất và lượng đòi hỏi tư duy con người không thể máy móc khi nhận thức chúng, mà tùy vào mối quan hệ cụ thể của nó để xác định là nó là chất hay lượng. * Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng: Sự vật bao giờ cũng là sự thống nhất của hai mặt dối lập l ượng và chất, lượng nào, chất ấy và chất nào thì lượng ấy. Không có chất lượng nói chung tồn tại tách rời nhau. Sự thống nhất giữa lượng và chất được thể hiện trong giới hạn nhất định gọi là “độ”. Vậy “độ " là giới hạn trong đó có sự thống nhất giữa lượng và chất, hay độ là giới hạn ở đó đã có sự biến đổi về lượng nhưng chưa có sự thay đổi về chất. Sự biến đổi chính là chất lượng biến đổi, nhưng chất là mặt tương đối ổn định, lượng là mặt biến động hơn. Lượng biến đổi trong giới hạn “độ” thì sự vật chưa biến đổi, nhưng lượng biến đổi vượt “độ” thì nhất định gây nên sự thay đổi về ch ất. Ch ất biến đổi thì sự vật biến đổi, chất biến đổi gọi là “ nhảy vọt”. Nhảy vọt xẩy ra tại “điểm nút”. Điểm nút là tột đỉnh của giới hạn mà ở đó xẩy ra sự nhảy vọt. Lượng chuyển thành chất phải có điều kiện . Không phải cứ tăng thêm về lượng ở bất kỳ điều kiện nào cũng dẫn đến sự thay đổi về chất Chất mới ra đời đòi hỏi lượng mới, đó là chiều ngược lại của mới quan hệ giữa lượng và chất. Thật vậy, sau khi chất mới ra đời, do sự biến đổi dần d ần c ủa l ượng gây ra thì chất mới lại quy định sự biến đổi về lượng. Sự quy định đó thể hiện ở chổ: làm cho quy mô, tốc độ, nhịp điệu giới hạn phát triển về lượng thay đổi. * Những hình thức bước nhảy Thế giới các sự vật hiện tượng muôn hình, muôn vẻ nên các bước nh ảy cũng muôn vẻ. Bước nhảy trong tự nhiên khác bước nhảy trong xã hội. Bước nhảy trong tự nhiên diễn ra tự động, tự phát. Bước nhảy trong xã hội được thực hiện thông qua hoạt động của con người. Những bước nhảy khác nhau về quy mổ, hình thức. Những bước nhảy khác nhau về tốc độ, nhịp điệu * Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật: - Vị trí của quy luật này trong phép biện chứng duy vật là khái quát cách th ức c ủa sự phát triển theo đó thì sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong thế giới là mối quan hệ biện chứng giữa lượng đổi dẫn đến chất đổi, giữa tiệm tiến và nhảy vọt, giữa từ từ 18
- và đột biến, giữa tiến hóa và cách mạng, đó là một quy luật khách quan. - ý nghĩa: + Từ lý luận của quy luật này xác định nguyên tắc phư ơng pháp luận trong nhận thức và hành động là: phải kết hợp biện chứng giữa tôn trọng quy luật khách quan với phát huy nổ lực chủ quan của con người. Khắc phục cả hai khuynh hướng tả khuynh và hữu khuynh: Tả khuynh: Tư tưởng nóng vội, thường không chú ý đến tích luỹ về lượng. Hữu khuynh là tư tưởng ngại khó, sợ sệt, không giám thực hiện b ước nh ảy, không giám làm cách mạng. 3. Quy luật phủ định của phủ định. Quy luật phủ định của phủ định vạch ra khuynh hướng của sự vận động phát tiển. * Phủ định biện chứng: Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vận động, phát triển không ngừng. Một dạng vật chất nào đó xuất hiện rồi mất đi sẽ đ ược thay thế bằng một dạng vật chất khác, sự thay thế đó được gọi là phủ định. Có hai loại phủ định; phủ định siêu hình và phủ định biện chứng: - Phủ định siêu hình là phủ định làm cho sự vật vận động thụt lùi, đi xuống, tan rã, nghĩa là không tạo điều kiện cho sự phát triển. - Phủ định biện chứng, là phủ định gắn liền với sự vận động đi lên, vận động phát triển. Nghĩa là nó phải tạo điều kiện, tiền đề cho sự phát triển. Phủ định biện chứng có những đặc điểm chủ yếu sau: Phủ định biện chứng là sự tự phủ định của các sự vật, do mâu thuẫn bên trong tạo ra. Phủ định biện chứng là phủ định có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật cũ, những yếu tố này, gia nhập cái mới, nh ưng không còn giữ nguyên như cũ mà được cải biến đi cho phù hợp với cái mới. Phủ định biện chứng là phủ định vô tận. Cái mới phủ định cái cũ, nhưng rồi cái mới lại cũ đi và bị cái mới khác phủ định. Không có lần phủ định nào là phủ định cu ối cùng. Phủ định biện chứng có ý nghĩa quan trọng trong nh ận thức và hoạt động th ực tiễn. Nó đòi hỏi phải tôn trọng tính khách quan trong sự ph ủ định. Chống t ư tưởng chủ quan, duy ý chí trong phủ định, nghĩa là hoặc phủ định sạch trơn, hoặc kế thừa tất cả. * Nội dung cơ bản của quy luật: Tính chu kỳ của sự phát triển. Sự vật nào vận động phát triển cũng có tính chu kỳ nhưng sự vật khác nhau thì chu kỳ vận động, phát triển khác nhau. Chu kỳ phát triển là từ một điểm xuất phát, trải qua một số lần phủ định sự vật d - ường như quay trở lại điểm xuất phát nhưng trên cơ sở cao hơn. Số lần phủ định đối với mỗi chu kỳ của từng sự vật cụ thể có khác nhau. Có s ự vật, chu kỳ vận động phát triển chỉ có hai lần phủ định (hạt thóc- cây lúa- nh ững h ạt thóc) . Có sự vật chu kỳ vận động phát triển tới 5 l ần phủ định, nh ư chu kỳ của Bướm (Bướm- trứng- tằm- kén - nhộng- bướm). Nhưng khái quát lại chỉ có hai lần phủ định cơ bản đối lập nhau mà thôi: + Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật trở thành cái đối lập với chính nó, tức 19
- chuyển từ cái khẳng định sang cái phủ định ( A B). + Phủ định lần thứ hai,( phủ định cái phủ định) : sự vật mới ra đời, đối lập với cái đối lập, nên sự vật dường như quay trở lại cái cũ nhưng trên cơ sở cao hơn. Đó là đặc điểm cơ bản của quy luật phủ định của phủ định. A pđ lần 1 B pđ lần 2 A᾽ Cái khẳng đinh Cái phủ định cái phủ định của phủ định. Khuynh hướng của sự phát triển, hình thức “xoáy ốc” của sự phát triển. Phép biện chứng duy vật thừa nhận, vận động, phát triển đi lên là xu hướng chung của thế giới, nhưng không diễn ra theo đ ường thẳng mà diễn ra theo đường “ xoáy ốc” quanh co, phức tạp. Sở dĩ như vậy vì, trong điều kiện nhất định cái cũ tuy đã cũ, nh ưng còn có những yếu tố, những mặt, những bộ phận mạnh hơn cái mới. Cái mới, vì là mới nên còn non nớt chưa có khả năng thắng ngay cái cũ. Có lúc, có n ơi cái mới hợp quy lu ật c ủa s ự phát triển, nhưng bị cái cũ tác động trở lại, gây khó khăn cản tr ở, cái mới ph ải t ạm th ời th ụt lùi; vì vậy phát triển có tính quanh có, phức tạp diễn ra theo đường “ xoáy ốc”. * Vị trí và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật - Vị trí quy luật này cho phép phép biện chứng duy vật là khái quát con đ ường và khuynh hướng của sự phát triển. Khuynh hướng chung của vận động là phát triển, con đường của sự phát triển là quanh co, phức tạp. - ý nghĩa phương pháp luận của quy luật có thể khái quát thành hai quan điểm lớn sau: +Một là, quan điểm biện chứng về sự phát triển: sự phát triển là quanh co, ph ức tạp, luôn diễn ra trong quan hệ với cái đối lập: cái mới ra đời từ cái cũ, cái tiến bộ ra đời từ cái lạc hậu. + Hai là, quan điểm về cái mới : theo quy luật này thì cái mới ra đ ời h ợp quy lu ật bao giờ cũng có sự lặp lại cái cũ nhưng ở một hình thức, một thuộc tính nào đó ở giai đoạn đầu, cái mới còn non yếu thì sự lặp lại cái cũ th ường dẫn tới sự ngộ nhận hiện tư- ợng tái sinh cái cũ từ đó tìm cách vùi dập truy bức nó. Dó đó quan đi ểm đúng đ ắn là khi thấy một cái mới nào đó xuất hiện phải bình tĩnh xem xét, nếu nó là cái m ới h ợp quy luật phải tạo điều kiện, nâng đỡ. Sự phát triển diễn ra theo đường “xoáy ốc”, do vậy phải kiên trì chờ đội, không nôn nóng, vội vàng, tin tưởng cái mới, hợp quy luật nhất định chiến thắng. Bài 3 NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN I. BẢN CHẤT CỦA NHẬN THỨC. 1. Những quan điểm khác nhau Cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận con ngư ời có khả năng 20
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn