CÂU HỎI ÔN TẬP
HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊ NIN
CHƯƠNG 1.
Câu 1. Thuật ngữ "kinh tế- chính trị" được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào?
A. 1610
B. 1612
C. 1615
D. 1618
Câu 2. Kinh tế- chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp
những thành tựu của:
A. Chủ nghĩa trọng thương
B. Chủ nghĩa trọng nông
C. Kinh tế chính trị cổ điển Anh
D. Kinh tế- chính trị tầm thường
Câu 3. Ai là người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế- chính trị"?
A. Antoine Montchretiên
B. Francois Quesney
C. Tomas Mun
D. William Petty
Câu 4. Kinh tế chính trị Mác - Lênin quan niệm đối tượng nghiên cứu của kinh
tế chính trị là:
A. Lĩnh vực sản xuất
B. Lĩnh vực lưu thông
C. Quan hệ xã hội của sản xuất và trao đổi
D. Lực lượng sản xuất
Câu 5. Phương pháp nghiên cứu quan trọng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin
là:
A. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
B. Phương pháp logic và lịch sử
C. Phương pháp phân tích, tổng hợp
D. Phương pháp định tính
Câu 6. Trừu tượng hoá khoa học là:
A. Gạt bỏ những bộ phận phức tạp của đối tượng nghiên cứu.
B. Gạt bỏ các hiện tượng ngẫu nhiên, bề ngoài, chỉ giữ lại những
mi liên hệ phổ biến mang tính bản chất.
C. Quá trình đi từ cụ thể đến trừu tượng và ngược lại.
D. Cả B và C
Câu 7. Cung cấp nền tảng lý luận khoa học cho việc nghiên cứu các khoa
học kinh tế khác là phản ánh chức năng nào của kinh tế chính trị?
A. Chức năng nhận thức
B. Chức năng thực tiễn
C. Chức năng tư tưởng
D. Chức năng phương pháp luận
Câu 8. Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học cho việc xây dựng xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh là phản ánh chức năng nào của kinh tế chính
trị:
A. Chức năng nhận thức
B. Chức năng thực tiễn
C. Chức năng tư tưởng
D. Chức năng phương pháp luận
Câu 9. Cung cấp những tri thức để hiểu được bản chất các hiện tượng, các
quá trình kinh tế là phản ánh chức năng nào của kinh tế chính trị:
A. Chức năng nhận thức
B. Chức năng thực tiễn
C. Chức năng tư tưởng
D. Chức năng phương pháp luận
Câu 10. Mục đích nghiên cứu của Kinh tế chính trị Mác - Lênin là nhằm phát
hiện ra:
A. Các quy luật kinh tế
B. Các quy luật
C. Các quy luật xã hội
D. Các quy luật tự nhiên
II. CÂU HỎI ÔN TẬP PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Phân tích sự hình thành và phát triển của Kinh tế chính trị Mác - Lênin.
- Kinh tế chính trị là một môn khoa học kinh tế có mục đích nghiên cứu là tìm ra
các quy luật chi phối sự vận động của các hiện tượng và úa trình hoạt động kinh tế
của con người tương ứng với những trình độ phát triển nhất định của xã hội.
- Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lê nin
+ Mục đích nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lê nin là nhằm phát hiện ra các
quy luật kinh tế chi phối các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi.
- Liên hệ bản thân: từ đó, giúp ch các chủ thể trong xã hội vận dụng các quy luật ấy
nhằm tạo động lực cho người không ngừng sáng tạo, góp phần thúc đẩy văn minh
và sự phát triển toàn diện của xã hội thông qua việc giải quyết hài hòa các quan hệ
lợi ích.
Câu 2: Phân tích chức năng nhận thức của Kinh tế chính trị Mác-Lênin, liên hệ với
bản thân?
- Với tư cách là một môn khoa học kinh tế, kinh tế chính trị Mác- Leenin cung cấp
hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ giữa người với người
trong sản xuất và trao đổi, về sự liên hệ tác động biện chứng giữa các quan hệ
giữa người và người tỏng sản xuất và trao đổi với lực lượng sản xuất và kiến trúc
thượng tầng tương ứng trong những nấc thang phát triển khác nhau của nền sản
xuất xã hội.
- Cụ thể hơn, kinh tế chính tị Mác- Lênin cung cấp hệ thống tri thức mở về những
quy luật chi phối sự phát triển của sản xuất và trao đổi gắn với phương thức sản
xuất, về lịch sử phát triển các quan hệ của sản xuất và trao đổi của nhân loại nói
chung, về nền sản xuất tư bản chủ nghĩa và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
nói riêng.
- Kinh tế chính trị Mác- Lênin cung cấp những phạm tụ kinh tế cơ bản, bản chất,
phát triển và nhận diện các quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường làm cơ sở lý
luận cho việc nhận thức các hiện tượng kinh tế mang tính biển hiện trên bề mặt xã
hội. Trên cơ sở hệ thống những tri thức khoa học như vậy, kinh tế chính trị Mác-
Lê nin góp phần làm cho nhận thức, tư duy của chủ thể nghiên cứu được mở rộng,
sư hiểu biết của mỗi cá nhân về các quan hệ kinh tế, những triển vọng, xu hướng
phát triển kinh tế xã hội vốn vận động phức tạp, đan xen, tưởng như rất hỗn độn
trên bề mặt xã hội nhưng thực chất chúng đều tuân thủ các quy luật nhất định. Từ
đó, nhận thức được ở tầng sâu hơn, xuyên qua các quan hệ phức tạp như vậy,
nhận thức được các quy luật và tính quy luật.
Câu 3. Khi nghiên cứu đối tượng của Kinh tế chính trị Mác - Lênin chúng ta cần phải
lưu ý những gì?
- Đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác- Lê nin là các quan hệ xã hội của
sản xuất và trao đổi mà cá quan hệ này được đăt trong sự kiện hệ biện chứng với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng của
phương thức sản xuất.
- Lưu ý: Khi nhấn mạnh việc đặt các quan hệ sản xuất và trao đổi trong mối quan
hệ trình dộ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng tương ứng,
kinh tế chính trị Mác- Lê nin không xem hẹ các quan hệ kinh tế khách quan giữa
các quá trình kinh tế trong một khâu và giữa các khâu của quá trình tái sản xuất xã
hội với tư cách là một chỉnh thể biện chứng của sản xuất, lưu thông, phân phối,
tiêu dùng.
u 4. Anh/Chị hãy làm rõ chức năng thực tiễn của Kinh tế chính trị Mác - Lênin và