SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÒA BÌNH<br />
TRƯỜNG TRUNG HỌC KINH TẾ - KỸ THUẬT<br />
<br />
TẬP BÀI GIẢNG<br />
THUẾ NHÀ NƯỚC<br />
(Lưu hành nội bộ)<br />
<br />
1<br />
<br />
Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ<br />
1.1. Thuế và vai trò của thuế trong nền kinh tế<br />
1.1.1. Sự ra đời và tính tất yếu khách quan của thuế<br />
Thuế là phạm trù có tính chất lịch sử và là một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng<br />
chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của<br />
quan hệ hàng hoá - tiền tệ, các hình thức thuế ngày càng phong phú hơn, công tác quản lý thuế ngày<br />
càng hoàn thiện hơn và thuế đã trở thành công cụ quan trọng, có hiệu quả của Nhà nước để tác động<br />
đến đời sống kinh tế - xã hội.<br />
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm của thuế<br />
* Khái niệm:<br />
- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo mức độ và<br />
thời hạn được pháp luật qui định nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã hội.<br />
* Đặc điểm<br />
- Thuế là một khoản động viên bắt buộc gắn liền với quyền lực của Nhà nước. Tuy nhiên, thuế là<br />
một khoản đóng góp bắt buộc không mang tính hình sự, nghĩa là hành động đóng thuế cho Nhà nước<br />
là hành động thực hiện nghĩa vụ người công dân, không phải là hành động xuất hiện khi có biểu hiện<br />
vi phạm pháp luật.<br />
- Thuế không mang tính hoàn trả trực tiếp<br />
- Thuế chịu ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, chính trị và xã hội trong thời kỳ nhất định<br />
- Thuế được giới hạn trong phạm vi biên giới quốc gia bằng quyền lực pháp lý của Nhà nước đối với<br />
con người và tài sản.<br />
1.1.3. Vai trò của thuế trong nền kinh tế nước ta<br />
- Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN<br />
- Thuế là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế<br />
- Thuế góp phần đảm bảo sự bình đẳng trong chính sách động viên đóng góp cho Nhà nước giữa các<br />
thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội<br />
1.2. Phân loại thuế<br />
Phân loại thuế là việc sắp xếp các sắc thuế trong hệ thống thuế thành những nhóm khác nhau theo<br />
những tiêu thức nhất định<br />
1.2.1. Phân loại theo đối tượng đánh thuế<br />
Đối tượng đánh thuế chỉ rõ thuế được đánh trên cái gì. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế có thể chia sắc<br />
thuế thành 3 loại:<br />
- Thuế đánh vào tiêu dùng: Là các loại thuế cơ sở đánh thuế là một phần thu nhập được mang tiêu<br />
dùng trong hiện tại<br />
VD: Thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt....<br />
Đây là loại thuế gián thu do người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ gánh chịu<br />
- Thuế đánh vào thu nhập: là loại thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập thực tế kiếm được của các thể<br />
nhân hoặc pháp nhân.<br />
VD: Thuế TNDN, thuế TNCN<br />
<br />
2<br />
<br />
Đây là loại thuế trực thu<br />
Thuế TN giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho NSNN và thực hiện điều phối thu<br />
nhập đảm bảo tính công bằng xã hội.<br />
- Thuế đánh vào tài sản: Là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị tài sản lưu giữ hay chuyển dịch<br />
Đánh thuế TS nhằm mục đích góp phần giải quyết hậu quả về mặt xã hội do sự phân phối tài sản<br />
không công bằng trong xã hội.<br />
1.2.2. Phân loại theo tính chất chuyển dịch của thuế<br />
- Thuế trực thu: Là loại thuế đánh vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế<br />
VD: Thuế TNDN, thuế TNCN<br />
- Thuế gián thu: Là loại thuế đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hoá và dịch vụ.<br />
1.3. Các yếu tố chủ yếu cấu thành một sắc thuế<br />
1.3.1. Tên gọi<br />
Tên gọi của mỗi sắc thuế nói lên cơ sở tính thuế hoặc nội dung chủ yếu của sắc thuế đó<br />
VD: Thuế GTGT cơ sở là GTGT của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế....<br />
1.3.2. Đối tượng nộp thuế<br />
Luật thuế chỉ rõ ai phải khai báo, nộp thuế theo qui định của sắc thuế. Đối tượng nộp thuế là thể<br />
nhân hoặc pháp nhân theo qui định của pháp luật.<br />
1.3.3. Đối tượng chịu thuế<br />
Đối tượng làm căn cứ để đánh thuế chính là đối tượng chịu thuế<br />
VD: hàng hoá, thu nhập, tài sản.....<br />
1.3.4. Căn cứ tính thuế<br />
1.3.4.1. Cơ sở tính thuế:<br />
Cơ sở tính thuế là một trong những căn cứ để xác định mức thuế phải nộp. Mỗi sắc thuế có một cơ<br />
sở tính thuế riêng.<br />
VD: Thuế TNDN, cơ sở tính thuế là thu nhập chịu thuế....<br />
1.3.4.2. Thuế suất, mức thuế<br />
- Mức thuế thể hiện mức độ động viên của Nhà nước trên 1 đơn vị của đối tượng chịu thuế<br />
VD: thuế sử dụng đất nông nghiệp<br />
- Thuế suất: Biểu hiện quan hệ tỷ lệ phần trăm huy động trên cơ sở tính thuế. Thuế suất bao gồm<br />
+ Thuế suất ổn định<br />
+ Thuế suất lũy tiến: Thuế suất luỹ tiến từng phần và thuế suất luỹ tiến toàn phần.<br />
1.3.5. Chế độ miễn giảm thuế<br />
Miễn giảm thuế là yếu tố ngoại lệ được qui định trong một sắc thuế.<br />
Quy định này nhằm mục đích:<br />
- Tạo điều kiện giúp người nộp thuế khắc phục hoàn cảnh khó khăn.<br />
<br />
3<br />
<br />
- Thực hiện một số chủ trương chính sách kinh tế xã hội trong khuyến khích hoạt động của người<br />
nộp thuế.<br />
Chương 2: THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG<br />
2.1. Khái niệm, đặc điểm và tác dụng của thuế giá trị gia tăng<br />
2.1.1. Khái niệm<br />
Thuế GTGT là sắc thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh ở từng<br />
khâu trong qúa trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.<br />
2.1.2. Đặc điểm<br />
Thuế GTGT có một số đặc điểm cơ bản sau đây:<br />
- Thuế GTGT là sắc thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn không trùng lắp. Thuế GTGT đánh vào<br />
tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm của<br />
mỗi giai đoạn. Tổng số thuế thu được của tất cả các giai đoạn đúng bằng số thuế tính trên giá bán<br />
cho người tiêu dùng cuối cùng.<br />
Giá trị gia tăng là phần giá trị mới tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đại lượng này có<br />
thể được xác định bằng phương pháp cộng hoặc phương pháp trừ. Theo phương pháp cộng, GTGT<br />
là trị giá các yếu tố cấu thành giá trị tăng thêm bao gồm tiền công và lợi nhuận. Theo phương pháp<br />
trừ, GTGT chính là khoản chênh lệch giữa tổng giá trị sản xuất và tiêu thụ trừ đi tổng giá trị hàng<br />
hoá, dịch vụ mua vào tương ứng. Tổng giá trị gia tăng ở tất cả các giai đoạn luân chuyển đúng bằng<br />
giá bán sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Do vậy, việc thu thuế trên GTGT ở từng giai đoạn tương<br />
đương với số thuế tính trên giá bán cho người tiêu dùng cuối cùng.<br />
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.Thuế GTGT không phải là yếu tố chi phí mà đơn<br />
thuần là yếu tố cộng thêm ngoài giá bán của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Thuế GTGT không<br />
bị ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế, bởi quá trình tổ chức và phân chia<br />
các chu trình kinh tế; sản phẩm được luân chuyển qua nhiều hay ít giai đoạn thì tổng số thuế GTGT<br />
phải nộp của tất cả các giai đoạn không thay đổi.<br />
- Thuế GTGT là một sắc thuế thuộc loại thuế gián thu. Đối tượng nộp thuế GTGT là người<br />
cung ứng hàng hoá, dịch vụ, người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng. Thuế GTGT là một<br />
khoản tiền được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ mà người mua phải trả khi mua hàng.<br />
- Thuế GTGT có tính chất luỹ thoái so với thu nhập. Thuế GTGT đánh vào hàng hoá, dịch vụ,<br />
người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ là ngươì phải trả khoản thuế đó, không phân biệt thu nhập cao hay<br />
thấp đều phải trả số thuế như nhau, Như vậy, nếu so sánh giữa số thuế phải trả so với thu nhập thì<br />
người nào có thu nhập cao hơn thì tỷ lệ này thấp hơn và ngược lại.<br />
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ, đối tượng chịu thuế là người tiêu dùng trong phạm vi lãnh<br />
thổ quốc gia.<br />
2.1.3. Tác dụng<br />
- Thuế GTGT không trùng lắp, cơ chế thu hiện đại góp phần kích thích SXKD, tăng cường đầu tư,<br />
đổi mới TSCĐ, nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm<br />
- Thuế GTGT thuộc loại thuế đánh vào tiêu dùng, có phạm vi rộng.<br />
Thuế GTGT chiếm 20-23% tổng thu hàng năm của NSNN<br />
- Thuế GTGT góp phần khuyến khích mạnh mẽ việc sản xuất hàng xuất khẩu do được áp dụng thuế<br />
xuất 0% và được thoái trả toàn bộ số thuế GTGT đã thu ở khâu trước. Đồng thời nó kết hợp với thuế<br />
NK làm tăng giá vốn củ hàng NK nhằm mục đích bảo vệ SXKD nội địa.<br />
<br />
4<br />
<br />
- Thuế GTGT góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ,<br />
tạo điều kiện chống trốn lậu thuế có hiệu quả và nâng cao tính tự giác của các đối tượng kinh doanh.<br />
- Thuế GTGT góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách thuế ở nước ta, từng bước phù hợp với thông<br />
lệ quốc tế<br />
2.2. Nội dung thuế giá trị gia tăng<br />
2.2.1. Đối tượng nộp thuế<br />
- Là các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT ở VN,<br />
không phân biệt ngành nghề kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có nhập khẩu hàng hoá chịu thuế<br />
GTGT (gọi chung là người nhập khẩu)<br />
2.2.2. Đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế<br />
* Đối tượng chịu thuế<br />
Là hàng hoá dịch vụ dùng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam bao hồm hàng hoá, dịch vụ được sản<br />
xuất hoặc nhập khẩu để tiêu dùng trong nước. Hàng hoá dịch vụ được sản xuất và tiêu dùng nội bộ,<br />
trao đổi, biếu tặng<br />
* Đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT<br />
- Đối với một số ngành sản xuất, lĩnh vực đang còn khó khăn cần khuyến khích tạo điều kiện phát<br />
triển<br />
- Hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu đời sống xã hội, cộng đồng<br />
- Hàng hoá, dịch vụ sử dụng nhằm các mục đích chính sách xã hội, nhân đạo, không nhằm mục đích<br />
kinh doanh vì lợi nhuận<br />
- Hàng hoá, dịch vụ thể hiện quan điểm quản lý ưu đãi có mức độ đối với SXKD<br />
- Một số trường hợp không thu thuế GTGT thể hiện tính chất kỹ thuật trong công tác quản lý thu.<br />
2.3. Căn cứ tính thuế<br />
2.3.1 Giá tính thuế1<br />
- Đối với hàng hoá dịch vụ do cơ sở sản xuất kinh doanh bán ra hoặc cung ứng cho đối tượng khác là<br />
giá bán chưa có thuế GTGT<br />
- Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu tại của khẩu + thuế NK<br />
+ Trường hợp hàng nhập khẩu được miễn giảm thuế nhập khẩu thì giá tính thuế là giá hàng<br />
nhập khẩu + thuế nhập khẩu xác định theo mức thuế phải nộp sau khi đã được miễn giảm<br />
+ Đối với dịch vụ do phía nước ngoài cung cấp cho các đối tượng tiêu dùng ở VN giá tính<br />
thuế là giá dịch vụ phải thanh toán cho nước ngoài.<br />
- Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu tặng hoặc để trả thay lương (trừ những trường<br />
hợp để khuyến mại, quảng cáo ...........................................) giá tính thuế được xác định theo giá tính<br />
thuế của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt<br />
động này.<br />
- Đối với hàng hoá bán theo phương thức trả chậm, trả góp. Giá tính thuế là giá bán trả một lần chưa<br />
có thuế GTGT của hàng hoá đó (không tính tiền lãi)<br />
<br />
1<br />
<br />
Có 13 trường hợp nhưng chỉ giới thiệu những trường hợp thường gặp (T43)<br />
<br />
5<br />
<br />