intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thể thao đồng đội – Môn Cricket

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

155
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tam trụ môn - 3 cọc trụ môn (stumps) và 2 thanh hoành mộc (bail) Cricket (cũng gọi: bản cầu; mộc cầu; tường cầu) là một môn thể thao dùng gậy đánh bóng, phổ biến tại nhiều quốc gia trong cộng đồng khối Thịnh vượng chung Anh, chơi giữa hai đội, mỗi đội 11 đấu thủ, trên sân cỏ hình tròn. Mục đích của trận đấu là hai đội thay phiên nhau, một đội giao bóng và một đội đánh bóng. Sau khi tất cả các đấu thủ của đội đánh bóng bị loại, đội này sẽ đổi sang...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thể thao đồng đội – Môn Cricket

  1. Thể thao đồng đội – Môn Cricket Tam trụ môn - 3 cọc trụ môn (stumps) và 2 thanh hoành mộc (bail) Cricket (cũng gọi: bản cầu; mộc cầu; tường cầu) là một môn thể thao dùng gậy đánh bóng, phổ biến tại nhiều quốc gia trong cộng đồng khối Thịnh vượng chung Anh, chơi giữa hai đội, mỗi đội 11 đấu thủ, trên sân cỏ hình tròn. Mục đích của trận đấu là hai đội thay phiên nhau, một đội giao bóng và một đội đánh bóng. Sau khi tất cả các đấu thủ của đội đánh bóng bị loại, đội này sẽ đổi sang ném banh, và đội bên kia sẽ vào sân để thành đội đánh. Khi bắt đầu vào trận, một đội cử ra hai người cầm gậy đứng ở hai đầu một dải đất phẳng gọi là "phương cầu trường" (tiếng Anh: pitch). Mỗi đầu đều có tam trụ môn (wicket) gồm ba que gỗ cắm vào đất, có hai thỏi gỗ nằm trên. Đội bên kia cử ra một người giao bóng - "đầu cầu viên" (bowler) và một số người cùng đội đứng chung quanh đợi đánh bóng - "kích cầu viên" (fielder). Người ném bóng cố ném từ một đầu phương cầu trường sang đầu bên kia, mục đích là cho bóng dội lên từ mặt đất và làm vỡ ba cọc trụ môn của tam trụ môn ở đầu bên kia. Người cầm gậy của đội đối phương phải ráng đánh bật bóng ra, bảo vệ tam trụ môn phía bên mình. Trong khi bóng bị đánh xa, hai người cầm gậy phải chạy tới lui giữa hai đầu phương cầu trường. Mỗi đợt chạy tính là một "bào vị" (run).
  2. Những đấu thủ đội ném phải bắt được bóng trả về khu phương cầu trường. Hai đấu thủ đội đánh bóng tiếp tục đánh và chạy tới lui như thế và kiếm điểm cho tới khi một trong hai người này bị đội ném loại ra bằng những cách: 1. Làm vỡ tam trụ môn khi giao bóng 2. Bắt được bóng từ gậy người đánh khi bóng chưa chạm đất (catch) 3. Đùi chặn bóng (leg before wicket): Làm người đánh sểnh chân đứng lố ra trước, chân che tam trụ môn và nếu trọng tài thấy, sẽ phạt, cho loại ra. 4. Dùng bóng làm vỡ khung thành tam trụ môn trong khi người đánh bóng còn đang chạy, không kịp về mức của tam trụ môn. Đấu thủ bị loại được đồng đội khác vào thay. Đội đánh luôn có hai người cầm gậy trên sân (partner). Tính điểm: 1. Chạy từ một đầu phương cầu trường sang mức tam trụ môn bên kia : 1 bào vị 2. Đánh banh ra tới vòng biên của sân: 4 bào vị 3. Đánh banh không chạm đất, bay ngoài vòng biên (kể cả bay vào khán đài): 6 bào vị Mục lục 1 Kiểu cricket  1.1 Cricket đối kháng o 1.2 Cricket đơn nhật o
  3. 1.3 Criket Hai hai mươi o Kiểu cricket Thể thao cricket co vài kiểu chơi 1. Criket đối kháng (Test cricket) 2. Cricket đơn nhật (one-day matches) 3. Criket hai hai mươi (Twenty20) Cricket đối kháng Cricket đối kháng là kiểu chơi cricket kéo dài nhất, tối đa là năm ngày. Một trận cầu criket đối kháng được hai quốc gia tham dự; nếu không có hai quốc gia thì không được ghi nhận là criket đối kháng. Hiện bây giờ, có mười quốc gia được Hội Cricket Quốc Tế (International Cricket Council)(ICC) cho ghi danh để chơi cricket đối kháng. ICC cho một quốc gia tham dự criket đối kháng nếu quốc gia đó đạt được một trình độ chấp nhận. Một trận cầu criket đối kháng có thể kéo dài năm ngày; nếu một đội thắng trước năm ngày, thì trận chắm dứt sớm. Nếu sau năm ngày, không có một đội thắng, thì kết quà là hòa. Trong thể thao cricket đối kháng, mỗi đội thay phiên đánh và giao banh; mỗi đội được đánh banh tối đa là hai lần. Mục đích của trò chơi là để đạt nhiều điểm hơn đội kia, trong tổng cộng hai phiên đánh banh. Trong cricket đối kháng, để thắng, một đội phải làm đối phương bị loại hai lần (hoặc có một đội xin thua (declaration)). Nếu một đội đạt được nhiều điểm hơn, mà đối phương không có bị loại, mà tiếp tục thủ người giao banh, thành công tới cuối thời giơ tôi đa, vậy thì kết quả là hoà. Trận criket đối kháng đầu tiên được tổ chức năm 1877, do Anh và Úc tham dự.
  4. Cricket đơn nhật Cricket đơn nhật (tiếng Anh: One-day cricket hoặc Limited overs cricket), là một kiểu cricket mới, được sáng chế vào khoảng những năm 1960 và 1970. Các trận cricket được tổ chức trong một ngày. Trong trận cricket đơn nhật, mỗi đội có phép đánh banh, trong một thời gian có giới hạn, thường là 50 "vòng ném bóng" (over). Sau thời đánh banh được giới hạn, đôi, thứ hai thay phiên đánh banh. Nếu một đội bị loại trước thời gian giới hạn, thì đội đối phương được bắt đầu đánh banh. Nếu đội thứ hai đạt được số điểm của đội thứ nhất trong giới hạn, thì đội thư hai thắng. Nếu đội thứ hai bị loại trước khi đạt được số lượng điểm của đội thứ nhất, thì đội thứ nhất thắng. Cricket đơn nhật khác cricket đối kháng tại vì mỗi đội được đánh banh chỉ có một lần. Và thứ hai là, đội nào có ít điểm hơn là thua; còn ở trong cricket đối kháng, đội giao banh phải gây cho đội đánh banh bị loại mới đạt kết quả. Criket Hai hai mươi Criket Hai hai mươi (Twenty20) là một kiểu cricket đơn nhật, mới được áp dụng trong thế kỷ 21. Hai hai mươi có nghĩa là mỗi đội được giới hạn đánh và giao banh trong 20 vòng ném bóng, thay vì với 50 vòng ném bóng cho cricket đơn nhật thường. Mục đích của criket hai hai mươi là trận sẽ rất ngắn và chấm dứt trong khoảng ba tiếng đồng hồ. Hai hai mươi được sáng chể để thu hút người mới coi môn thể thao cricket, tại vì người mới coi môn thể thao này lần đầu có thể không hứng thú nếu trân đấu kéo dài quá lâu. Giải vô địch thế giới đầu tiên cho criket hai hai mươi được tổ chức lần đầu tiên năm 2007.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2