intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu máu do thiếu sắt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ giới thiệu về thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em. Chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Ngoài ra, bài học cũng nhấn mạnh vào các biện pháp phòng ngừa quan trọng để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu máu do thiếu sắt

  1. Bài 102 THIẾU MÁU DO THIẾU SẮT MỤC TIÊU: 1. Trình bày được khái niệm thiếu máu, phân loại thiếu máu. 2. Trình bày được nguyên nhân gây thiếu máu do thiếu sắt. 3. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt. NỘI DUNG: 1. Khái niệm thiếu máu Thiếu máu là tình trạng giảm lượng hemoglobin (Hb) hay khối hồng cầu trong một đơn vị thể tích máu, hemoglobin hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường của người cùng lứa tuổi. Theo tổ chức Y tế thế giới, thiếu máu khi hemoglobin dưới giới hạn sau: - Trẻ 6 tháng - 6 tuổi: Hb dưới 110g/l - Trẻ 6 tuổi-14 tuổi: Hb dưới 120g/l - Người trưởng thành: + Nam: Hb dưới 130g/l + Nữ: Hb dưới 120g/l + Nữ có thai: Hb dưới 110g/l 2. Phân loại thiếu máu theo nguyên nhân 2.1. Thiếu máu do giảm sinh - Thiếu máu do thiếu yếu tố tạo máu + Thiếu máu thiếu sắt (phổ biến nhất) + Thiếu máu thiếu acid folic, vitamin B12 + Thiếu máu thiếu protein + Thiếu máu do sử dụng sắt kém (ít gặp) - Thiếu máu do giám sản và bất giảm sản tuỷ + Giảm sinh nguyên hồng cầu đơn thuần + Suy tuỷ mắc phải, bẩm sinh + Thâm nhiễm tuỷ: bệnh bạch cầu, các di căn ung thư vào tuỷ. - Nguyên nhân khác: Suy thận mạn, thiểu năng giáp, nhiễm khẩn mạn tính, bệnh collagen. 2.2. Thiếu máu do tan máu - Tan máu do nguyên nhân bất thường tại hồng cầu, di truyền + Bệnh về hemoglobin: alpha-thalasemia, beta-thalasemia, bệnh HbE, HbS, HbC, HbD. + Bệnh ở màng hồng cầu: Bệnh hồng cầu nhỏ hình cầu, hồng cầu hình thoi. + Bệnh thiếu hụt enzym hồng cầu: Thiếu gluco- 6 phosphat- dehydrogenase, thiếu pyruvat - kinase, glutathion reductase. - Tan máu do nguyên nhân ngoài hồng cầu, mắc phải + Tan máu miễn dịch: Bất đồng nhóm máu mẹ - con Rh, ABO, tự miễn. + Nhiễm khuẩn: Sốt rét, nhiễm khuẩn máu + Nhiễm độc thuốc như phenylhydrazin, thốc sốt rét, nitrit hoặc hoá chất, nọc rắn, nấm độc. + Cường lách. 383
  2. 2.3. Thiếu máu do chảy máu - Chảy máu cấp + Do chấn thương, giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết đường tiêu hoá, xuất huyết não - màng não do vỡ phình mạch máu. + Do rối loạn quá trình cầm máu: Giảm tiểu cầu, hemophilia, giảm prothrombin - Chảy máu mạn tính, từ từ: Giun móc, loét dạ dày – tá tràng, trĩ, sa trực tràng. 3. Thiếu máu do thiếu sắt - Thiếu máu do thiếu sắt là loại thiếu máu phổ biến nhất ở trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra nhiều nhất ở trẻ từ 6 tháng -2 tuổi - Nhắc lại chuyển hóa sắt: + Sắt là thành phần quan trọng của hemoglobin, cần thiết cho sự sống + Lượng sắt trong cơ thể rất ít: ở trẻ sơ sinh có khoảng 250 mg sắt, ở cơ thể trưởng thành có 3,5-4,0g sắt + Thức ăn là nguồn cung cấp sắt cho cơ thể. Sắt được hấp thu ở toàn bộ đường tiêu hóa, đặc biệt là ở tá tràng và đoạn đầu của ruột non + Nhu cầu hấp thu sắt thay đổi tùy theo sự phát triển cơ thể: . Trẻ 3-12 tháng: 0,7 mg/ngày . Trẻ 1-2 tuổi: 1 mg/ngày . Tuổi lớn hơn, giai đoạn dậy thì: 1,8-2,4 mg/ngày + Sắt thải trừ ít theo phân, nước tiểu, mồ hôi, bong tế bào ở da, niêm mạc, móng, chu kỳ kinh 3.1. Nguyên nhân - Cung cấp sắt thiếu + Chế độ ăn thiếu sắt: Thiếu sữa mẹ, ăn bột kéo dài, thiếu thức ăn nguồn gốc động vật + Trẻ đẻ non, thiếu cân lúc đẻ, sinh đôi (lượng sắt dự trữ được cung cấp qua tuần hoàn rau thai ít) - Hấp thu sắt kém + Giảm độ toan dạ dày + Tiêu chảy kéo dài + Hội chứng kém hấp thu + Dị dạng ở dạ dày - ruột - Mất sắt quá nhiều: do chảy máu từ từ, mạn tính như bị giun móc, loét dạ dày-tá tràng, polyp ruột, chảy máu cam, chảy máu sinh dục - Nhu cầu sắt cao: giai đoạn trẻ lớn nhanh, trẻ đẻ non, tuổi dậy thì, tuổi hành kinh mà cung cấp sắt không tăng. 3.2. Triệu chứng * Triệu chứng lâm sàng Triệu chứng bệnh thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi, tuy nhiên có thể xảy ra sớm từ tháng thứ 2-3 ở trẻ đẻ non, đẻ sinh đôi - Da xanh, niêm mạc nhợt từ từ - Mệt mỏi, ít hoạt động - Trẻ kém ăn, ngừng phát triển cân nặng, hay bị rối loạn tiêu hóa, dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn - Các triệu chứng teo niêm mạc và gai lưỡi, khó nuốt, - Móng bẹt dễ gãy (ít gặp ở trẻ em) * Triệu chứng xét nghiệm Thiếu máu thiếu sắt có đặc điểm là thiếu máu nhược sắc, hồng cầu nhỏ. 384
  3. - Huyết sắc tố giảm nhiều - Thể tích hồng cầu trung bình dưới 80 fl - Sắt huyết thanh giảm < 10 mol/l (bình thường 11-28 mol/l) 3.3. Điều trị - Cho trẻ uống các muối sắt: 4-6mg sắt/kg/ngày Sulfat sắt: 20mg/kg/ngày chia 2-3 lần (100mg Sulfat sắt có 20mg sắt) Hoặc Gluconat sắt: 40mg/kg/ngày chia 2-3 lần (100mg Gluconat sắt có 11mg sắt) - Cho thêm VitaminC 0,3g/ ngày để sắt dễ hấp thu 3.4. Phòng bệnh Cần phòng bệnh thiếu máu thiếu sắt từ sớm, ngay từ khi trẻ ở thời kỳ bào thai, lưu ý tới những trẻ có nguy cơ như các trẻ đẻ non, sinh đôi, trẻ dưới 3 tuổi, trẻ bị thiếu sữa mẹ và các bà mẹ có thai - Thời gian có thai, cho mẹ ăn chế độ ăn giàu sắt, các bà mẹ có thai bị thiếu máu thiếu sắt điều trị bằng các chế phẩm sắt - Giáo dục dinh dưỡng cho người mẹ nuôi con, bảo đảm cho trẻ được bú sữa mẹ, bổ sung nước hoa quả từ tháng thứ 2-3, cho ăn bổ sung thức ăn thực vật và động vật - Với trẻ đẻ non, sinh đôi, thiếu sữa mẹ nên dùng sữa, thức ăn có bổ sung sắt hoặc cho điều trị dự phòng bằng chế phẩm sắt 20 mg/ngày từ tháng thứ 2 - Điều trị sớm các bệnh làm giảm hấp thu như bệnh giun sán, ỉa chảy, bệnh gây chảy máu mạn tính. LƯỢNG GIÁ 1. Trình bày những nguyên nhân chính và các yếu tố nguy cơ của bệnh viêm phế quản phổi? 2. Trình bày triệu chứng và chẩn đoán bệnh viêm phế quản phổi ở trẻ em? 3. Phân biệt viêm phế quản phổi và các bệnh lý nhiễm khuẩn hô hấp khác? 385
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2