intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu

Chia sẻ: Kim Kim | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

168
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng? Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự thiếu hụt về kích thước và số lượng hồng cầu hoặc giảm sổ lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của bệnh lý thiếu máu là làm giảm sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể, làm suy giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho các mô tế bào. Có nhiều dạng thiếu máu: - Thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: 5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu

  1. 5 câu hỏi thường gặp về bệnh thiếu máu 1. Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng? Thiếu máu là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự thiếu hụt về kích thước và số lượng hồng cầu hoặc giảm sổ lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của bệnh lý thiếu máu là làm giảm sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào
  2. cơ thể, làm suy giảm chất dinh dưỡng cung cấp cho các mô tế bào. Có nhiều dạng thiếu máu: - Thiếu máu do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo hermoglobin, như sắt, vitamin B12, a-xít folic hay vi khoáng đồng. - Thiếu máu do băng huyết, các bệnh hủy hoại máu trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất... Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thới giới (WTO) thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố ở dưới mức 11mg/100ml máu đối với trẻ em từ 6 tháng đến 6 tuổi; dưới 12mg/100ml máu đối với trẻ từ trên 6 tuổi đến 14 tuổi; 13mg/100ml máu ở nam giới và 12mg ở phụ nữ. Đối với phụ nữ mang thai là dưới 11mg/100ml máu. Các khảo cứu tại nhiều quốc gia cho thấy, thiếu máu do thiếu sắt chiếm tới 95% các trường hợp thiếu máu dinh dưỡng. Tại các nước phát triển như Mỹ, tỷ lệ thiếu máu do thiếu sắt chiếm 25% trẻ sơ sinh, 30% phụ nữ mang thai, 15% phụ nữ trong thời kỳ hành kinh và 12% ở các cháu tuổi đang lớn. Tại nhiều nước nghèo, tỷ lệ thiếu máu do thiếu chất sắt lên tới 60% phụ nữ và trẻ em đang tuổi lớn.
  3. Ở Việt Nam có tới 60% trẻ em từ 6 tháng đến 24 tháng và khoảng 40% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng. Thiếu máu do thiếu chất sắt có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính, từ trẻ sơ sinh đến các cháu đang lớn và ở người có tuổi và đặc biệt là ở phụ nữ. Thiếu máu có ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe cộng đồng như giảm khả năng lao động, giảm khả năng tập trung học tập, trẻ thiếu máu sẽ thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi ảnh hưởng tới kết quả học tập và phát triển trí tuệ, ở phụ nữ - làm gia tăng nguy cơ tử vong thai phụ và trẻ em sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao, yếu ớt, chậm phát triển. 2. Những nguyên nhân và triệu chứng thiếu máu do thiếu sắt - Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý thiếu máu do thiếu sắt có thể là, thiếu chất sắt do chế độ ăn - uống không hợp lý, thiếu những thực phẩm giàu chất sắt, cơ thể không hấp thụ được chất sắt do bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, thiếu một số a-xít trong dạ dày, bệnh đường ruột, dưới tác dụng của tân dược như các loại thuốc chữa loét dạ dày tagamet, zantac hay kháng sinh tetracyline làm giảm dịch vị a-xít trong dạ dày; không sử dụng chất sắt trong trường hợp mắc bệnh dạ dày kinh niên; gia tăng nhu cầu sắt để tăng khối lượng máu ở tuổi đang lớn, có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, thất thoát máu do băng huyết vì thương tích, loét dạ dày, bệnh trĩ, ung thư đường ruột, ký sinh trùng ruột hay khi có kinh nguyệt.
  4. - Khi bị thiếu máu thường có những triệu chứng như lơ đễnh, trạng thái mệt mỏi, khó thở khi làm việc nặng, tim đập mạnh, đau đầu, rối loạn giấc ngủ, đau lưỡi và vòm họng gây khó nuốt thức ăn, móng tay mỏng và phẳng, tóc hay rụng và dễ gãy. Một triệu chứng đặc biệt là bệnh nhân thích ăn đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường. Triệu chứng thiếu máu do thiếu chất sắt rất đa dạng, tác động tới tất cả các bộ phận của cơ thể và các triệu chứng này không rõ ràng và dễ nhầm lẫn ngay với cả bác sĩ - đặc biệt người bệnh là phụ nữ. Để chẩn đoán chính xác thiếu máu, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm các xét nghiệm. 3. Vai trò của sắt đối với con người và cách dùng thực phẩm chứa sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu - Trong cơ thể con người có khoảng 5-6g chất sắt, liên kết với nhiều protein khác nhau. Khoảng 2/3 lượng sắt nằm trong huyết cầu tố và protein trong hồng cầu. Sắt tham gia vào quá trình tổng hợp hồng cầu và là thành phần của huyết cầu tố, giúp chuyên chở dưỡng khí đi nuôi các tế bào và giúp loại bỏ thán khí ra khỏi cơ thể; chất sắt cũng là thành phần của nhiều loại en-zym trong hệ miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn. - Sắt còn giúp chuyển hóa là beta-carotene thành sinh tố A, tạo ra chất collegene để liên kết các tế bào với nhau. Sắt còn có chức năng dự trữ ô-xy cho cơ
  5. bắp, vô hiệu hóa một số thành phần lạ xâm nhập vào cơ thể, tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến tiền liệt. - Cơ thể con người không thể tự tổng hợp được sắt, thế nên sắt được cung cấp từ nguồn thực phẩm. Có hai lại chất sắt: Một là chất sắt heme (heme iron) có trong các loại thực phầm nguồn gốc động vật như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, gan động vật và các loại hải sản, mà cơ thể hấp thụ được khoảng 10-15%, còn loại sắt nonheme (nonheme iron) cps trong các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau bông cải, súp lơ xanh, quả đậu, bánh mì đen và trái cây như mơ, quả bơ, lạ, hạt hướng dương, hạt bí ngô... có thể chỉ có thể hấp thụ được khoảng 2-3%. Do vậy, khi chọn lựa thực phẩm trong phòng ngừa thiếu chất sắt, điều quan trọng không phải là hàm lượng sắt có trong thực phẩm là bao nhiêu mà là nguồn gốc thực phẩm. Có rất nhiều yếu tố tác động tới mức độ hấp thụ chất sắt từ thực phẩm của cơ thể con người. - Các chất xơ thực phẩm, chất tanin, can-xi, đồng và thiếc, hợp chất polifenole có chứa trong cám, đậu phụ, nước chè xanh, cà phê, lạc, các loại đậu, sô cô la sữa, sữa bò và pho-mát làm giảm khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể. Để gia tăng khả năng hấp thụ chất sắt từ thực phẩm nên dùng những thực phẩm giàu vitamin C và axit citric như cam, quýt, lê, táo, dứa, mận, chuối, soài, dưa, bắp cải muối chua, khoai tây, củ cải, bí ngô, súp lơ xanh.
  6. 4. Nhu cầu chất sắt hàng ngày của con người là bao nhiêu? Chất sắt là thành phần dinh dưỡng không thể thiếu và không thể thay thế được đối với sức khỏe con người. Nhu cầu hàng ngày của cơ thể để đảm bảo không xẩy ra tình trạng thiếu máu là khoảng 1mg cho cả nam giới và nữ giới (không trong chu kỳ hành kinh); đối với phụ nữ trong chu kỳ hành kinh cần được tăng lên 2mg/ngày; phụ nữ mang thai có nhu cầu chất sắt cao hơn, khoảng 3- 4mg/ngày; thiếu niên đang tuổi trưởng thành -2mg/ngày; trẻ sơ sinh - 1,5mg/ngày. Tuy nhiên, do khả năng hấp thụ chất sắt từ nguồn thực phẩm của cơ thể rất thấp, nên trong thực đơn ăn - uống sắt từ nguồn thực phẩm của cơ thể phải được tăng lên khoảng 6-10 lần tùy thuộc vào nguồn gốc thực phẩm. Viện thực phẩm và Dinh dưỡng Ba Lan đã công bố lương chất sắt trong bữa ăn hàng ngày theo lứa tuổi và giới tính như sau: + Từ 0 đến 1 tuổi: 10-15 mg/ngày + Từ 2 đến 9 tuổi: 10mg/ngày + Từ 10 tuổi đến 18 tuổi: 16-17mg (cho nữ giới) và 14-15mg (cho nam giới). + Từ 19 đến 60 tuổi: 18-19mg (cho nữ giới) và 15mg (cho nam giới).
  7. + Trên 60 tuổi: 15mg (cho nữ giới) và 13mg (cho nam giới). 5. Những loại thực phẩm nào giầu chất sắt - Thực phẩm giầu chất sắt phải kể tới đầu tiên là gan động vật và hạt bí ngô, chưa 10mg/100g. Tiếp đến là lòng đỏ trứng gia cầm, giá gạo, giá đỗ, vừng, các loại hạt đậu, đỗ: 5-8mg/100g. Hạt hướng dương, các loại sò, ốc biển, bánh mì đen, lạc, thịt bê, cá biển - 2,5-5mg/100g. Súp lơ xanh, xu hào, cải bông xanh, gạo lức, trái bơ, pho-mát - 0,75-1,5mg/100g.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2