intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thuốc giả - Hiểm họa khôn lường

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

58
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mới đây, Cục quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra, phát hiện thuốc zinnat giả (báo SK&ĐS đã có tin bài phản ánh trên số 73 và 75). Thuốc được xem là hàng hóa đặc biệt và cần phải có sự quản lý chặt chẽ do liên quan đến sức khỏe con người. Thế nào được coi là thuốc giả, thuốc kém chất lượng? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc giả là sản phẩm được sản xuất và dán nhãn dưới dạng thuốc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thuốc giả - Hiểm họa khôn lường

  1. Thuốc giả - Hiểm họa khôn lường Mới đây, Cục quản lý Dược, Bộ Y tế đã có công văn yêu cầu các Sở Y tế kiểm tra, phát hiện thuốc zinnat giả (báo SK&ĐS đã có tin bài phản ánh trên số 73 và 75). Thuốc được xem là hàng hóa đặc biệt và cần phải có sự quản lý chặt chẽ do liên quan đến sức khỏe con người. Thế nào được coi là thuốc giả, thuốc kém chất lượng? Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc giả là sản phẩm được sản xuất và dán nhãn dưới dạng thuốc với ý đồ lừa đảo về nguồn gốc và lai lịch sản phẩm. Điều này có thể xảy ra đối với cả biệt dược lẫn thuốc generic, các sản phẩm giả mạo có thể có dược chất sai hoặc không có dược chất, không đủ lượng dược chất hoặc bao gói giả mạo. Theo định nghĩa của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA): Thuốc giả bao gồm bất kỳ dược phẩm nhái hoặc kém chất lượng nào không đáp ứng được tiêu chuẩn của FDA nhưng cố tình che giấu sự thật. Thuốc giả có thể có một hoặc nhiều hay tất cả các yếu tố sau: - Quá mạnh hoặc quá yếu. - Thiếu các thành phần chính. - Được sản xuất từ các thành phần nguy hiểm. - Nhiễm chất lạ, thậm chí có chất độc. - Được sản xuất trong điều kiện mất vệ sinh hoặc không vô trùng. - Được tạo ra theo các tiêu chuẩn không an toàn. - Được dán nhãn, cất giữ hay bảo quản không đúng cách. - Quá hạn sử dụng (hết hạn).
  2. Cũng theo FDA, thuốc giả chiếm khoảng 10% thị trường tân dược thế giới. Tại các nước nghèo nhất có đến 25% thuốc được tiêu thụ là thuốc giả. Còn theo WHO, lợi nhuận thu được từ buôn bán thuốc giả đạt gần 35 tỷ USD/năm. Tại Việt Nam, trong năm 2009, các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trên cả nước đã phát hiện 33 mẫu thuốc giả (chiếm 0,12% các mẫu được kiểm nghiệm), 3,33% số mẫu trong số 31.542 mẫu kiểm tra không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Tác hại của thuốc giả, thuốc kém chất lượng Thuốc giả không chỉ đánh lừa người tiêu dùng, chúng còn vô hiệu hóa các liệu pháp điều trị để cứu sống bệnh nhân và trong rất nhiều trường hợp thuốc giả gây ra tác hại to lớn như gây ra các phản ứng dị ứng, nhiễm độc kim loại nặng cũng như làm bệnh nhân dễ kháng thuốc. Các thuốc giả, thuốc nhái này có thể chứa bất cứ thành phần nào từ phấn bảng, bê-tông nghiền, acid boric hoặc những gì tệ hơn thế và được bán như thuốc thật.
  3. Thuốc giả có nhiều dạng khác nhau, nhưng kết quả cuối cùng là khi sử dụng thì bác sĩ và người bệnh gặp thất bại trong điều trị, tăng độc tính, tăng kháng thuốc, thậm chí là tử vong. Nếu tác dụng phụ của thuốc thật nằm trong khoảng 1/10.000 đến 1/100.000 thì nguy cơ độc hại của thuốc giả lại lên đến 1/10! Trong đó đáng nguy hiểm nhất là ngộ độc thuốc và dị ứng thuốc. Chưa có một số liệu thống kê chính thức nhưng tỷ lệ ngộ độc thuốc ở Việt Nam có không ít trường hợp do dùng phải thuốc giả, thuốc nhái. Sau khi uống thuốc chỉ vài phút, đột nhiên người bệnh thấy khó thở, ngứa họng, ngứa mũi; hơi thở ra có thể có mùi thuốc; nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, trường hợp nặng có thể bị co giật... đó là những dấu hiệu bạn đang bị ngộ độc thuốc. Dị ứng thuốc là tình trạng hay gặp nhất khi sử dụng thuốc, nhất là thuốc giả, thuốc nhái. Các phản ứng dị ứng có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc 15 – 30 phút hoặc một vài ngày. Các phản ứng dị ứng có nhiều cấp độ khác nhau, từ nhẹ nhất là sự kích ứng, các tác dụng phụ ở mức độ nhẹ như: buồn nôn, ói mửa cho đến các trường hợp nặng có thể đe dọa tính mạng chẳng hạn shock phản vệ…
  4. Làm thế nào để phát hiện? Với sự phát triển của nhiều ngành khoa học và công nghệ, thủ đoạn sản xuất, kinh doanh thuốc giả ngày càng tinh vi, phức tạp nên các cơ quan chức năng khó phát hiện. Các mẫu thuốc giả có nhãn, bao bì đóng gói giống tới 99% mẫu nhãn, bao bì của thuốc thật, không có dấu hiệu rõ ràng nào để phân biệt. Mặc dù một số loại thuốc giả gần như không thể phân biệt với thuốc thật, nhưng có nhiều loại vẫn để lại các manh mối mà người dùng có thể phát hiện được. Khi bắt đầu uống thuốc, bạn nên chú ý đến các điểm khác biệt ở giấy in, màu sắc và phông chữ, sau đó cần chú ý đến hình thức của viên thuốc, vị, kết cấu của viên thuốc so với cảm giác của thuốc thật đã biết. Giải pháp ngăn chặn hiệu quả Để ngăn ngừa nạn thuốc giả và kém chất lượng, bên cạnh việc có các chế tài nghiêm khắc xử lý các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân có hành vi sản xuất buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng thuốc giả,
  5. thuốc nhập lậu ở bất kỳ mức độ và phạm vi nào; Các doanh nghiệp dược cũng cần chủ động đưa ra chính sách, quy trình nội bộ về bảo vệ quyền sở hữu, chống hàng giả; Cung cấp cho các cơ quan chức năng đầy đủ thông tin về hàng thật, hàng giả, các thông số kỹ thuật, phương tiện để kiểm tra, hỗ trợ giám định... thì việc tiến hành thử tương đương sinh học là điều cần thiết và nên làm. Tương đương sinh học sẽ là vũ khí sắc bén để giải quyết vấn nạn thuốc giả, thuốc nhái, đây chính là quyền lợi của bệnh nhân. Vì vậy, tương đương sinh học vừa có ý nghĩa khoa học, vừa là hành lang pháp lý cho các nhà chuyên môn và quản lý thực hiện trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2