Đề bài: Thuyết minh về nhà thơ Cao Bá Quát<br />
Bài làm<br />
Cao Bá Quát đã sống như một huyền thoại. Với những động cơ khác nhau và cách nhận <br />
thức khác nhau về ông, người ta đã sáng tác ra những giai thoại và nhiều khi hậu thế chỉ <br />
hiểu ông qua những giai thoại ít nhiều xuyên tạc đó. Dù sao, trong tâm thức nhân dân, ông <br />
đã trở thành một bậc “thánh” của thơ. Điều này cũng không có gì quá đáng, thậm chí là <br />
một đánh giá tương đối chính xác.<br />
Cao Bá Quát (1808 – 1855) người làng Phú Thọ, Gia Lâm (nay thuộc Hà Nội), từ nhỏ đã <br />
nổi tiếng thông minh, giỏi thơ văn. Trong thời gian làm quan, ông nhiều lần bị trách phạt, <br />
giáng chức, thậm chí chịu tù ngục do tính tình thẳng thắn cương trực. Năm 1854, ông cùng <br />
bạn bè dựng cờ khởi nghĩa Mỹ Lương song cuộc khởi nghĩa nhanh chóng bị thất bại, Cao <br />
Bá Quát cũng hy sinh. Mặc dù thơ văn Cao Bá Quát sau đó bị cấm lưu hành, song nhiều tác <br />
phẩm vẫn được lưu truyền đến nay như Cao Chu Thần thi tập, Mẫu hiên thi loại, …<br />
Cao Bá Quát (1808 – 1855) là nhà thơ xuất sắc của Việt Nam thế kỷ 19. Ông tự Chu <br />
Thần, hiệu Mẫn Hiên, Cúc Dương, quê làng Phú Thọ, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay <br />
thuộc Hà Nội). Cao Bá Quát cùng người anh song sinh là Cao Bá Đạt nổi tiếng thông <br />
minh, học giỏi từ nhỏ. Thân sinh của hai ông là Cao Cửu Chiêu, một nhà nho hay chữ, có <br />
ước vọng khi lớn lên, các con mình sẽ trở thành quan đại thần của triều đình nên lấy tên <br />
của hai học sĩ đời Chu cũng là hai anh em sinh đôi để đặt tên cho hai con.<br />
Ngay từ nhỏ, Cao Bá Quát đã có giọng văn hùng hồn, ý tứ mạnh mẽ, thể hiện ý chí của <br />
người tài hoa. Lưu truyền rằng Cao Bá Quát thường nói: Trong thiên hạ có bốn bộ chữ, <br />
mình tôi chiếm hai bồ, anh tôi và bạn tôi, Nguyễn Văn Siêu, chiếm một bồ, còn bồ thứ tư <br />
chia cho mọi kẻ khác. Khi theo học ở trường Bắc Ninh, danh tiếng của Cao Bá Quát đã <br />
lừng lẫy.<br />
Năm 1832, ông đi thi Hương, đỗ á Nguyên tại trường thi Hà Nội, sau đó vào kinh đô <br />
(Huế) thi Hội, nhưng thi mãi không đỗ (truyền rằng do các quan chấm thi ghét ông kiêu <br />
ngạo nên đánh hỏng). Năm 1841, nhờ sự tiến cử của quan tỉnh Bắc Ninh, Cao Bá Quát <br />
được vào kinh đô nhậm chức Hành Tẩu Bộ Lễ. Tuy làm quan, cuộc sống của ông cũng <br />
hàn vi, không thay đổi.<br />
Tháng 81841, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay <br />
nhưng phạm húy. Ông cùng người bạn lấy muội đèn chữa giúp. Việc bị phát giác, đáng lẽ <br />
ông bị xử chém, nhưng sau được xét lại chỉ bị cách chức, bị tù ba năm, phát phối đi Đà <br />
Nẵng.<br />
Về sau nhân có Đào Tri Phủ đi sứ sang Indonesia, ông được tha và được cử theo phái đoàn <br />
phụ tá công việc. Trở về nước, ông được khôi phục chức cũ, một thời gian rồi bị thải. <br />
Năm 1847, Cao Bá Quát được gọi vào làm việc ở Viện Hàn Lâm, sưu tầm văn thơ. Hồi <br />
ấy, Tùng Thiên Cộng lập ra Mạc Vân thi xã, được nhiều quan văn trong triều tham gia, <br />
hưởng ứng. Giai thoại kể rằng có lần Cao Bá Quát được xem những bài thơ của “Mạc <br />
Vân thi xã” đã lắc đầu, bịt mũi ngâm:<br />
“Ngán thay cái mũi vô duyên<br />
Câu thơ thi xã con thuyền Nghệ An”<br />
(vần thơ của thị xã như mùi thuyền chở nước mắm Nghệ An). Hai vị công khanh Tùng <br />
Thiện Công, Tuy Lữ Công chẳng những không giận vì thái độ của Cao Bá Quát mà còn <br />
nhún mình đến kết giao. Thấy nhà ông thanh bần, hai vị còn giúp đỡ vật chất. Cảm kích <br />
thái độ của hai vị công khanh, Cao Bá Quát gia nhập Mạc Vân thi xã. Trong thời gian này, <br />
ông đã xướng họa nhiều bài hay nổi tiếng, đến đỗi vua Tự Đức, một người giỏi và <br />
chuộng văn chương phải khen ngợi văn tài của ông là một trong bốn tay cự phách của <br />
Mạc Vân thi xã:<br />
“Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán<br />
Thi đáo Tùng, Tuy thất thánh Đường”<br />
(Văn của Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát có thể hơn thời tiền Hán, thơ của Tùng Thiện <br />
Vương, Tuy Lữ Vương lấn át ngay cả thơ đời thánh Đường). Còn người đương thời thì <br />
tôn gọi ông là Thánh Quát (cùng với Nguyễn Văn Siêu là Thần Siêu, Thánh Quát). Vì hay <br />
châm biếm vua và triều đình nên ông bị đẩy khỏi kinh đô (1850) ra làm giáo thụ ở Quốc <br />
Oai, Sơn Tây, một vùng heo hút, nghèo nàn.<br />
Tại đây, chứng kiến những nỗi cơ cực của nhân dân, thông cảm với sự bất bình của đại <br />
chúng, ông đã bí mật kết giao với nhiều bạn bè, dựng cờ khởi nghĩa ở đất Mỹ Lương <br />
(1854). Nghĩa quân lấy danh nghĩa phù Lê, tôn Lê Duy Cự làm minh chủ, Cao Bá Quát làm <br />
quốc sư, chống lại triều đình. Song cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng thì bị <br />
dập tắt. Cao Bá Quát bị viên suất đội Đinh Thư Quang bắn chết giữa lúc ông đang ở trận <br />
tiền. Nhà Nguyễn đã trả thù, tru di ba họ của ông. Các tác phẩm của ông đều bị cấm tàng <br />
trữ, thu hồi và đốt hết.<br />
Tuy nhiên, tác phẩm của Cao Bá Quát vẫn sống mãi trong lòng người. Những cố gắng <br />
sưu tầm sau này đã thu thập được trên một nghìn bài thơ, phú bằng chữ Hán và chữ Nôm <br />
của ông. Thư viện Khoa học Xã hội Việt Nam hiện có trên 12 tập mang tên Cao Chu <br />
Thần thi tập, Mẫu hiên thi loại, Cúc Đường thi thảo, v.v. Nhiều bài thơ chữ Hán, thơ ca <br />
trù và bài phú Tài tử đa cùng của ông, được nhiều thế hệ thuộc lòng. Qua các sáng tác đó, <br />
Cao Bá Quát hiện ra là một nhà thơ có bản lĩnh.<br />
Tâm hồn ông bao trùm thiên nhiên, gắn bó với quê hương đất nước. Ông ca ngợi các anh <br />
hùng dân tộc: Phù Đổng Thiên vương, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi; trân trọng các nhà chữ sĩ <br />
Chu Văn An, Nguyễn Trãi. Ông cũng rất quan tâm đến phận của người lao động lầm <br />
than. Đặc biệt, một số bài chứng tỏ ông có tầm nhìn xa rộng, khác với những nhà nho, nhà <br />
thơ đương thời. Ông phàn nàn về lối học tứ chương “nhai văn nhá chữ”, ông cảm thấy cái <br />
nguy cơ xâm lược của bọn thực dân phương Tây (như trong bài Hồng mao hỏa thuyền <br />
ca). Nổi bật lên là một niềm ưu ái lo đời, khắc khoải vì không có cách gì làm cho thiên hạ <br />
thái bình:<br />
Thái bình vô nhất lược,<br />
Lộc lộc sĩ vi nho<br />
(Không có khó gì cho thiên hạ thái bình,<br />
Thẹn mình là anh nhà nho kém cỏi).<br />
Trước đây, nhiều người cho rằng Cao Bá Quát là một người khinh bạc, kiêu ngạo và nhất <br />
là có giấc mộng đế vương. Những tác phẩm của ông, không hề thấy một tư tưởng hay <br />
một phong cách nào như thế ! Nói đến tình quê hương, tình bè bạn, nghĩa vợ chồng, Cao <br />
Bá Quát lúc nào cũng chân tình tha thiết. Có những chuyện nói ông xấc láo với Minh <br />
Mệnh, Tự Đức hay chửi bới bọn quan lại là “thượng hạ giai cẩu” v.v. Thực ra chỉ là <br />
những hư cấu, mượn ông để đả kích bọn cầm quyền. Cả những câu thơ như “Ba hồi <br />
trống giục mồ cha kiếp v.v.” Ba vòng dây sắt bước thì vương v.v. cũng đều là những câu <br />
chuyện gán ghép vì sẵn mối cảm tình với ông mà tưởng tượng ra.<br />