intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu về khung ma trận đề kiểm tra

Chia sẻ: Quynh Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

325
lượt xem
51
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này giới thiệu về cách xây dựng khung ma trận đề và các tiêu chí đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng Khung ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS có dạng như sau: KHUNG MA TRẬN

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu về khung ma trận đề kiểm tra

  1. Tìm hiểu về khung ma trận đề kiểm tra Bài viết này giới thiệu về cách xây dựng khung ma trận đề và các tiêu chí đánh giá theo chuẩn kiến thức và kỹ năng Khung ma trận đề kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS có dạng như sau: KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA Môn: ................................... (Thời gian kiểm tra: .......phút ) Những lưu ý và giải thích khung ma trận đề kiểm tra:
  2. 1. Cột 1,2,3, 4: Mô tả nội dung cần kiểm tra gồm các yêu cầu mức độ cần đạt của chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ trong chương trình GDPT của môn học theo các cấp độ. 2. Cột 5,6,7: Số câu hỏi tự luận, trắc nghiệm theo các cấp độ (độ khó). Độ khó của câu hỏi, bài tập là lượng những thao tác tư duy, thao tác chân tay để người học hoàn thành câu hỏi, bài tập đó. Độ khó của câu hỏi, bài tập phụ thuộc vào trình độ của HS và thời gian hoàn thành câu hỏi, bài tập đó. 3. Cột 8: Thời lượng kiểm tra đánh giá theo các cấp độ. 4. Cột 9: Tỉ lệ phần trăm (%): Cho biết tỉ lệ phần trăm câu hỏi giữa các cấp độ. 5. Cột 10: Điểm số cho các cấp độ trong 1 bài kiểm tra. Điểm số toàn ma trận có thể nhiều thang (chẳng hạn thang 100 điểm, thang 50 điểm,...), nhưng khi chấm xong bài kiểm tra được quy đổi ra thang 10 điểm theo nguyên tắc làm tròn qui định trong quy chế. 6. Bộ GDĐT đang chỉ đạo tập trung vào các cấp độ như sau: Các cấp độ của tư duy (nắm vững kiến thức và hình thành kỹ năng, thái độ) gồm: - Bậc 1: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ nhận biết hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện bắt chước được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ tiếp nhận. Ví dụ: Nhắc lại được định luật, công thức, một sự kiện, làm được so với mẫu còn nhiều lệch lạc,... - Bậc 2: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ thông hiểu hoặc về kỹ năng thể hiện ở việc thực hiện chính xác được một việc đã học hoặc kết hợp cả hai, có thái độ đúng mực. Ví dụ: Tìm được một đại lượng liên quan trong một công thức, làm được cơ bản đúng như mẫu nhưng vẫn còn sai sót nhở,...
  3. - Bậc 3: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng cơ bản, giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp, có thái độ tin tưởng. Ví dụ: Giải quyết vấn đề theo các thông số đã cho sẵn, làm được chính xác như mẫu, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau... - Bậc 4: Đó là những câu hỏi, bài tập về kiến thức đạt ở mức độ vận dụng sáng tạo, giải quyết vấn đề bằng những kiến thức, kỹ năng đã học và vốn hiểu biết của bản thân đòi hỏi đến sự tư duy lôgic, phê phán, phân tích, tổng hợp và có dấu hiệu của sự sáng tạo, có thái độ tin tưởng. Ví dụ: Giải quyết được vấn đề nhưng phải tìm các thông số, phát hiện được lỗi, và có dấu hiệu vận dụng sáng tạo, làm được chính xác như mẫu trong những hoàn cảnh khác nhau một cách thành thục, có liên hệ thực tiễn đến các vấn đề của cuộc sống thế giới quan, nhân sinh quan,... Nội dung những câu hỏi, bài tập ở 4 cấp độ này phụ thuộc vào đặc trưng của từng môn học. Đó là các mức độ yêu cầu về kiến thưc, kỹ năng, thái độ cần đạt của chương trình GDPT. 7. Trong mỗi ô ghi số câu hỏi, điểm và thời gian được để trong dấu ngoặc đơn. Ví dụ: 8. Tỉ lệ câu hỏi trắc nghiệm và tự luận có thể như sau: - Phương án 1: 100% trắc nghiệm - Phương án 2: 100% tự luận - Phương án 3: Phối hợp trắc nghiệm và tự luận (theo tỉ lệ phù hợp trình độ của HS)
  4. 9. Tỉ lệ phần trăm các cấp độ cho các phương án kiểm tra đánh giá. Dưới đây là một gợi ý chỉ để GV tham khảo (độ khó của đề tăng theo các mức): GV phải căn cứ vào mục tiêu kiểm tra, đối tượng học sinh kiểm tra để đặt ra tỉ lệ cho thích hợp, phân hóa được đối tượng cần kiểm tra. Tránh ra nhi ều các câu hỏi, bài tập quá dễ (HS nào cũng làm được), những câu hỏi, bài tập quá khó (không HS nào làm được). 10. Tính thời lượng kiểm tra: Căn cứ vào lượng kiến thức trong câu hỏi, bài tập kiểm tra và độ khó của câu hỏi mà ước lượng cho HS. Cùng một lượng kiến thức, kỹ năng trong 1 đề thì độ khó của đề phụ thuộc vào thời gian làm bài kiểm tra. Chú ý: Người ra đề có thể vận linh hoạt không nhất thiết chia đều thời gian cho các câu hỏi và bài tập trong đề kiểm tra. Việc ước lượng số câu hỏi cho 1 bài kiểm tra, tùy theo câu hỏi và bài tập cụ thể người ra đề có thể lựa chọn cho thích hợp. Những môn có tính chất đặc thù có thể ước lượng số câu hỏi cho bài kiểm tra theo các chủ đề không nên cứng nhắc, miễn là phải có những câu, những ý (chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ) đảm bảo được tỉ lệ giữa các bậc của câu hỏi trong ma trận đề kiểm tra. *Quy trình xây dựng ma trận đề kiểm tra: Để ra được một đề kiểm tra đạt yêu cầu cần đảm bảo được quy trình 5 bước sau đây: Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung, hình thức kiểm tra để xây dựng ngân hàng câu hỏi và bài tập cho đề kiểm tra
  5. Đề kiểm tra là phương tiện đánh giá kết quả học tập của HS sau khi học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay toàn bộ chương trình của một lớp học, một cấp học. Ở bước này, GV và quan trọng nhất là Tổ chuyên môn (người ra đề) cần căn cứ vào mục tiêu, nội dung và hình thức kiểm tra để lựa chọn và biên soạn thành ngân hàng câu hỏi và bài tập tự luận hay trắc nghiệm theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Phân loại các câu hỏi và bài tập thành các cấp độ khác nhau (bậc 1, bậc 2, bậc 3, bậc 4) trong phạm vi cần kiểm tra của môn học. Trong khi biên soạn GV phải căn cứ vào hệ thống các chuẩn kiến thức, kỹ năng được qui định trong Chương trình GDPT của môn học. Đó là các lĩnh vực: - Hệ thống các kiến thức khoa học và cả phương pháp nhận thức chúng. - Hệ thống các kỹ năng và khả năng vận dụng vào thực tế. - Thái độ, tình cảm đối với khoa học và xã hội. Đặc biệt GV cần tập trung biên soạn các câu hỏi và bài tập bậc 3 và bậc 4 nhằm kiểm tra được sự vận dụng sáng tạo của HS. Đó là những câu hỏi, bài tập cần vận dụng các mức cao của tư duy để xử lí tình huống, giải quyết vấn đề. Đó là sự vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào thực tiễn như các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thực hành, kỹ năng giải thích các sự vật hiện tượng cũng như ứng dụng trong thế giới tự nhiên. Đó là các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, ứng phó với sự biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai … (tùy theo môn học). Tùy theo đặc trưng của môn học mà tổ chức biên soạn câu hỏi, bài tập dạng tự luận hay trắc nghiệm. GV cần căn cứ vào lượng kiến thức, kỹ năng trong câu hỏi và bài tập, mức độ tư duy cũng như độ khó của câu hỏi (so với HS trung bình) để xác định thời gian thực hiện trung bìnhcủa câu hỏi hay bài tập.
  6. Ảnh: Nguyễn Trọng Sửu (Vụ GDTrH) Bước 2: Xây dựng nội dung ma trận cho đề kiểm tra - Căn cứ vào nội dung, thời lượng của đề kiểm tra (15 phút, 45 phút, học kỳ…), đối tượng học sinh và hình thức của đề kiểm tra (tự luận hay trắc nghiệm) để lựa chọn và phân bổ số lượng câu hỏi và bài tập ở các cấp độ khác nhau biên soạn ở bước 1 để sắp xếp câu hỏi và bài tập trongkhung ma trận đề kiểm tra. - Mỗi một phương án kiểm tra (chẳng hạn như 100% tự luận, 100% trắc nghiệm khách quan, hay phối hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan theo 1 tỉ lệ nào đó) thì xây dựng được một khung ma trận đề kiểm tra. - Dựa vào khung ma trận đề kiểm tra và những thông số (bậc, thời gian) của câu hỏi, bài tập ta tính được tỉ lệ phần trăm các câu hỏi, bài tập giữa các bậc trong một đề kiểm tra đồng thời cũng ước lượng được thời gian làm bài kiểm tra của HS. (Xem giải thích ghi chú các ô, cột, hàng trong khung ma trận đề kiểm tra). Bước 3: Ra đề kiểm tra theo khung ma trận kiến thức, kỹ năng
  7. - Căn cứ vào khung ma trận đề kiểm tra và số lượng các dạng câu hỏi, bài tập ở các cấp độ khác nhau được chọn ở bước 2 người ra đề (hoặc cho máy tính bốc ngẫu nhiên) tuyển lựa câu hỏi và bài tập trong ngân hàng câu hỏi và bài tập. - Ứng với mỗi phương án và mỗi cách tuyển lựa ta có một đề kiểm tra. Nếu ngân hàng càng nhiều câu hỏi và bài tập thì ta thu được nhiều bài kiểm tra có chất lượng tương đương. - Biên soạn và hoàn thiện đề kiểm tra về thể thức cũng như nội dung. Bước 4: Xây dựng đáp án và biểu điểm cho đề kiểm tra - Căn cứ vào đề kiểm tra và ma trận đề kiểm tra để xây dựng đáp án và biểu điểm. Tùy theo dạng đề và loại hình mà quy định điểm cho mỗi câu hỏi hoặc bài tập. Đối với câu tự luận, căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng cần kiểm tra để chia thành các ý cho thích hợp. - Thang điểm là 10 điểm cho toàn bài, mỗi ý hoặc câu hỏi có thể có giá trị điểm nhỏ nhất là 0,25 điểm. Có thể có thang điểm khác nhưng khi chấm xong đều phải qui đổi ra thang 10 điểm. - Cần chú ý đến nguyên tắc làm tròn số khi cho điểm toàn bài. Thang đánh giá gồm 11 bậc: 0, 1, 2, ..., 10 điểm (có thể có điểm thập phân được làm tròn tới một chữ số sau dấu phẩy) theo quy chế của Bộ GDĐT (QĐ 40/2006/BGDĐT ngày 05/10/2006). Bước 5: Thẩm định và niêm phong đề kiểm tra - Tùy theo tính chất và mục tiêu kiểm tra mà có tổ chức đọc rà soát hoặc thẩm định đề kiểm tra. - Hoàn thiện, niêm phong và bảo quản đề kiểm tra. Việc đọc phản biện, thẩm định, niêm phong, bảo quản đề kiểm tra phải tuân theo các qui định hiện hành về thi cử. Minh họa 1: Khung ma trận đề kiểm tra 15 phút MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA THEO CHUẨN KIẾN THỨC, KỸ NĂNG Minh hoạ Chương 1-Vật lý 12 (Chương trình chuẩn)
  8. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 Môn: Vật lý 12 (Thời gian kiểm tra: 15 phút ) Phạm vi kiến thức: Chương 1. Dao động cơ  Đối tượng: HS trung bình  Phương án kiểm tra: Tự luận (100%)  ĐỀ KIỂM TRA 1 (15 phút) Câu 1: (2 điểm) Phát biểu định nghĩa của dao động điều hoà. Viết phương trình của dao động điều hoà và nêu tên các đại lượng trong phương trình. Câu 2: (2 điểm) Trong phương trình dao động điều hoà đại lượng nào phụ thuộc vào điều kiện ban đầu (cách kích thích dao động, gốc thời gian) ?
  9. Câu 3: (2 điểm) Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng 2 kg và lò xo có độ cứng k = 20 N/m. Tính tần số dao động. Lấy p2 » 10. Câu 4: (4 điểm): Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k = 20 N/m dao động với chu kì 2 s. a) Tính khối lượng m của vật dao động. b) Nếu treo thêm một gia trọng sao cho khối lượng của con lắc tăng lên gấp 2,25 lần so với lúc đầu thì chu kì dao động của con lắc thay đổi thế nào ? MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 2 Môn: Vật lý 12 (Thời gian kiểm tra: 45 phút ) Phạm vi kiến thức: Chương 1. Dao động cơ  Đối tượng: HS trung bình  Phương án kiểm tra: Tự luận (70%), trắc nghiệm (30%) 
  10. ĐỀ KIỂM TRA 2 (45 phút) 1. Trắc nghiệm Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng.
  11. Chu kì của một vật dao động tuần hoàn là A. khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động toàn phần. B. khoảng thời gian ngắn nhất để một trạng thái dao động lặp lại giống hệt như cũ. C. khoảng thời gian tối thiểu để vật có li độ và chiều chuyển động như cũ. D. khoảng thời gian để vật quay lại vị trí cũ. Câu 2: Một chất điểm dao động điều hoà theo phương nằm ngang. Chất điểm đổi chiều chuyển động khi hợp lực tác dụng lên chất điểm A. đổi chiều. B. bằng không. C. có độ lớn cực đại. D. ngược chiều chuyển động. Câu 3: Một con lắc lò xo, nếu tần số tăng 4 lần và biên độ giảm 2 lần thì năng lượng của nó A. không đổi. B. giảm 2 lần. C. giảm 4 lần. D. tăng 4 lần. Câu 4: Dao động duy trì và dao động cưỡng bức khác nhau chủ yếu ở A. ngoại lực tác dụng. B. biên độ. C. pha ban đầu. D. tần số. Câu 5: Hai dao động điều hoà cùng phương, cùng tần số, ngược pha nhau, có biên độ là A1 và A2 với A2= 3A1 thì dao động tổng hợp có biên độ A là A. A1. B. 2A1. C. 3A1. D. 4A1. Câu 6: Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với A. li độ dao động B. biên độ dao động C. bình phương biên độ dao động D. tần số dao động.
  12. 1. Tự luận Câu 7: (1 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn cơ năng trong dao động điều hoà. Câu 8: (2 điểm) Tại nơi có g » 9,8 m/s2, một con lắc đơn dao động điều hoà với chu kì dao động là 1,5 s. Chiều dài của con lắc đơn đó là bao nhiêu ? Câu 9: (3 điểm) Một lò xo có độ cứng k treo thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng m = 100 g. Vật dao động điều hoà với tần số f = 5 Hz, cơ năng là 0,08 J, lấy g = 10 m/s2. a) Tính độ cứng k của lò xo. b) Tính thế năng đàn hồi của con lắc lò xo tại li độ x = 2 cm. c) Tính tỉ số động năng và thế năng tại li độ x = 2 cm. Câu 10: (1 điểm) Cho hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số góc w với các biên độ : A1 = A2 = 5 cm và có độ lệch pha . Tìm biên độ dao động tổng hợp của hai dao động trên. Thang điểm và đáp án đề 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2