TÓM TẮT LUẬN VĂN<br />
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU<br />
<br />
Trong chương 1, luận văn trình bày các vấn đề sau:<br />
Một là, tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.<br />
Kế toán có vai trò có vai trò tích cực trong việc điều hành , kiểm tra, và giám sát các<br />
hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị.<br />
Tổ chức hạch toán kế toán cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản trị doanh<br />
nghiệp cũng như cho những người ngoài doanh nghiệp quan tâm đến các hoạt động tài<br />
chính của đơn vị đó. Để thực hiện được những chính sách kinh doanh bền vững và phát<br />
triển mạnh mẽ thị trường viễn thông nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như hạn chế được<br />
những rủi ro tiềm tàng thì trong vấn đề quản lý và hoạch định chính sách thì việc hoàn thiện<br />
tổ chức hạch toán kế toán hiện nay là yêu cầu cấp thiết trong các doanh nghiệp.<br />
Hai là, Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.<br />
Đề tài về Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị là một trong các đề tài<br />
đã được rất nhiều tác giả đề cập. Tuy nhiên, trên thực tế các luận văn này đã đề cập đến<br />
thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán. Tuy nhiên<br />
các công trình nghiên cứu này còn mang tính lý thuyết, chưa giải quyết được một cách<br />
triệt để cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị, chưa phân tích rõ<br />
được cách thức tổ chức công tác kế toán nên tác giả đã chọn đề tài này làm luận văn<br />
nghiên cứu cao học của mình.<br />
Ba là, mục tiêu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu.<br />
Luận văn hướng tới những mục tiêu sau:<br />
Nghiên cứu sâu hơn cơ sở lý luận về tổ chức hạch toán kế toán tại các doanh<br />
nghiệp ở Việt Nam.<br />
Xem xét về thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà<br />
Nội.<br />
Phân tích những tồn tại và nguyên nhân tồn tại để đưa ra các giải pháp cơ bản<br />
nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà Nội.<br />
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức hạch toán<br />
kế toán tại các doanh nghiệp nói chung và Chi nhánh Viettel Hà Nội nói riêng.<br />
Phạm vi nghiên cứu<br />
Về không gian: Các chính sách, chế độ, thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại<br />
<br />
Phòng Tài chính của Chi nhánh Viettel Hà Nội và các doanh nghiệp tại Việt Nam.<br />
Về thời gian: Đề tài nghiên cứu tại Chi nhánh Viettel Hà Nội trong năm 2015 và 5<br />
năm gần đây nhất ( số liệu từ năm 2010 – 2014).<br />
Phương pháp nghiên cứu của đề tài.<br />
Phương pháp điều tra, khảo sát thu thập tài liệu, tổng hợp, Phỏng vấn Kế toán<br />
trưởng.<br />
Nghiên cứu các công văn, hướng dẫn của Tổng công ty Viễn thông Viettel và Chi<br />
nhánh Viettel Hà Nội. Nghiên cứu Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003,<br />
Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.<br />
Thu thập dữ liệu, phân tích, diễn giải, so sánh, và dùng các bảng biểu, sơ đồ, mô<br />
hình...<br />
Bốn là, Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài.<br />
Ý nghĩa khoa học: Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận của tổ chức hạch toán kế<br />
toán trong các doanh nghiệp ở Việt Nam. Tiếp cận, học hỏi các kinh nghiệm trong tổ<br />
chức hạch toán kế toán, từ đó vận dụng vào thực tiễn đơn vị mình công tác.<br />
Ý nghĩa thực tiễn: Khái quát được thực trạng cũng như nêu ra được những ưu<br />
điểm, tồn tại và những nguyên nhân tồn tại, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn<br />
thiện tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà Nội.<br />
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN<br />
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP<br />
<br />
Trong chương 2, luận văn đã hệ thống được một số vấn đề lý luận sau:<br />
Một là, khái quát về tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp.<br />
Hạch toán kế toán là khoa học thu nhận, hệ thống hóa, xử lý và cung cấp thông tin về tài<br />
sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của chúng ở các đơn vị nhằm kiểm tra được hoạt<br />
động kinh tế, tài chính và phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh tế.<br />
Theo quan điểm của tác giả để thể hiện đầy đủ các phương diện của tổ chức hạch<br />
toán kế toán thì: Tổ chức hạch toán kế toán là việc tổ chức thực hiện các chuẩn mực và chế<br />
độ kế toán để phản ánh tình hình kinh tế tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh<br />
doanh, tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra kế toán, chế độ bảo quản lưu giữ tài liệu kế toán,<br />
nhằm cung cấp thông tin tài liệu kế toán và các nhiệm vụ khác của kế toán.<br />
Khi tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp phải căn cứ vào hai yếu tố cơ<br />
bản đó là:<br />
+ Quy mô, đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp<br />
<br />
+ Căn cứ vào các quy định của Luật Kế toán, chế độ Kế toán doanh nghiệp và các<br />
văn bản hướng dẫn hiện hành<br />
Tổ chức hạch toán kế toán phải đáp ứng được các yêu cầu: Phù hợp với các văn bản<br />
pháp quy về kế toán hiện hành, đúng quy định của Luật Kế toán các văn bản khác của<br />
Nhà nước. Phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất, quy mô và địa bàn hoạt động của<br />
doanh nghiệp. Phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên kế toán<br />
và trang thiết bị công nghệ thông tin của đơn vị.<br />
Hai là, Tổ chức hạch toán kế toán tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên<br />
tắc phù hợp, nguyên tắc chuẩn mực, nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc hiệu quả.<br />
Ba là, Nội dung cơ bản của tổ chức hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp<br />
bao gồm:<br />
Tổ chức bộ máy kế toán.<br />
Căn cứ vào các đặc điểm hiện có trong doanh nghiệp như đặc điểm về đặc thù, quy<br />
mô, địa bàn hoạt động của đơn vị, mức độ phân cấp quản lý tài chính của đơn vị, trình độ<br />
trang thiết bị sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại mà mô hình tổ chức bộ máy kế<br />
toán trong doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba mô hình dưới đây sao cho phù hợp<br />
nhất : Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tập trung, Hình thức tổ chức bộ máy kế toán<br />
phân tán, Hình thức tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán.<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán<br />
Doanh nghiệp được chủ động xây dựng, thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán<br />
nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu của Luật Kế toán và đảm bảo rõ ràng, minh<br />
bạch. Hiện nay, Các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướng dẫn (không bắt buộc), doanh<br />
nghiệp có thể lựa chọn áp dụng theo biểu mẫu ban hành kèm theo của Thông tư<br />
200/2014/TT-BTC hoặc được tự thiết kế để phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu<br />
quản lý của đơn vị.<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán.<br />
Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính<br />
theo nội dung kinh tế. Doanh nghiệp căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán của Chế độ kế toán<br />
doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC để vận dụng<br />
và chi tiết hoá hệ thống tài khoản kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm sản xuất, kinh doanh,<br />
yêu cầu quản lý của từng ngành và từng đơn vị.<br />
Tổ chức hệ thống sổ kế toán.<br />
Hiện nay, Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình<br />
<br />
nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ,<br />
và dễ đối chiếu.<br />
Tất cả các biểu mẫu sổ kế toán (kể cả các loại Sổ Cái, sổ Nhật ký) đều thuộc loại<br />
không bắt buộc.<br />
Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán.<br />
Hệ thống báo cáo kế toán của các doanh nghiệp bao gồm tài chính và báo cáo quản<br />
trị<br />
Về báo cáo tài chính<br />
Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin của doanh nghiệp bao gồm: tài sản, nợ<br />
phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, thu nhập khác, chi phí sản xuất kinh doanh và chi phí<br />
khác, lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh, các luồng tiền.<br />
Hệ thống Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tài chính năm và<br />
Báo cáo tài chính giữa niên độ.<br />
Về báo cáo quản trị<br />
Đối với báo cáo quản trị, nhà nước không có những quy định bắt buộc về biểu mẫu,<br />
lập và trình bày báo cáo, nội dung hay thời hạn nộp báo cáo mà tùy theo yêu cầu quản lý<br />
doanh nghiệp mà kế toán sẽ lập các báo cáo quản trị.<br />
Tổ chức kiểm tra kế toán<br />
Kiểm tra kế toán là một nội dung quan trọng cho công tác hạch toán kế toán thực<br />
hiện đúng yêu cầu, nhiệm vụ, chức năng của mình, thông tin kế toán cung cấp, chính xác,<br />
trung thực, kịp thời, do vậy phải được một bộ phận, người được giao nhiệm vụ tiến hành<br />
kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện, kiểm tra bất thường dưới sự chỉ<br />
đạo của kế toán trưởng, thủ trưởng đơn vị hay cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền<br />
theo đúng chế độ quy định.<br />
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CHI<br />
NHÁNH VIETTEL HÀ NỘI<br />
Trong chƣơng 3, luận văn tập trung tìm hiểu và phân tích các vấn đề sau:<br />
Một là, Tổng quan về Chi nhánh Viettel Hà Nội<br />
Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, là doanh<br />
nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà giấy phép kinh doanh dịch vụ đầy đủ các dịch<br />
vụ viễn thông ở Việt Nam. Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một<br />
Tập đoàn Viễn thông lớn mạnh, Tổng công ty Viettel Telecom được thành lập. Chi<br />
nhánh Viettel Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Viettel Telecom hoạt<br />
<br />
động kinh doanh các dịch vụ theo mô hình tổ chức, chức năng nhiệm vụ được Tổng<br />
Công ty phê duyệt.<br />
Ban Giám đốc Chi nhánh gồm 08 đồng chí: Giám đốc và 07 Phó Giám đốc. Khối<br />
Quản lý, hỗ trợ: Gồm 07 phòng. Khối kinh doanh gồm 05 phòng. Khối kỹ thuật gồm 06<br />
phòng:<br />
Khối Trung tâm quận huyện bao gồm: 01 Giám đốc Trung tâm, 02 Phó Giám đốc<br />
Trung tâm, 08 Tổ giúp việc cho Giám đốc Trung tâm và hệ thống các cửa hàng đại lý của<br />
Viettel thuộc Trung tâm quận huyện đó.<br />
Về chính sách kế toán<br />
Chế độ kế toán áp dụng: Đơn vị thực hiện chế độ kế toán hiện hành theo Thông<br />
tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, Luật Kế toán số 03/2003/QH11 ngày 17/06/2003.<br />
Về phần mềm kế toán<br />
Tập đoàn Viettel tự xây dựng phần mềm kế toán ERP của mình với nhiều chức<br />
năng, quản lý và điều hành tài chính - kế toán, quản lý vật tư, hàng hóa... Hiện nay, Chi<br />
nhánh Viettel Hà Nội đang áp dụng phần mềm kế ERP do Trung tâm giải pháp của Tập<br />
đoànViettel thiết kế.<br />
Hai là, thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà Nội<br />
Tổ chức bộ máy kế toán<br />
Phòng Tài chính của Chi nhánh có nhiệm vụ tổ chức quản lý công tác tài chính theo<br />
Phân cấp ủy quyền của Tổng công ty và Tập đoàn. Bộ máy kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà<br />
Nội được tổ chức theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán.<br />
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà Nội bao gồm : Trưởng<br />
phòng tài chính, Phó phòng phụ trách ban vật tư, đầu tư và Ban chi phí, Phó Phòng phụ<br />
trách Ban DT, công nợ, hàng hóa, Ban Vật tư, Đầu tư, Ban Chi phí, Ban Doanh thu, Công<br />
nợ, hàng hóa.<br />
Công tác tổ chức kế toán tại Chi nhánh Viettel Hà Nội được quy định và tổ chức<br />
thống nhất từ Chi nhánh xuống đến TTVT quận huyện, hệ thống cửa hàng Viettel. Các<br />
trung tâm quận huyện trực thuộc Chi nhánh Viettel Hà Nội có Tổ kế toán riêng chịu sự chỉ<br />
đạo trực tiếp của Phòng Tài Chính Chi nhánh, quản lý hệ thống cửa hàng, đại lý của<br />
Viettel trên địa bàn TTQH đó.<br />
Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán<br />
Chi nhánh Viettel Hà nội tự thiết kế hệ thống biểu mẫu chứng từ để phù hợp với đặc<br />
điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của chi nhánh nhưng vẫn đảm<br />
<br />