intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 - Những vấn đề lý luận về mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại các Ngân hàng thương mại, chương 2 - Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chương 3 - Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Ngân hàng: Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Thị trường tín dụng đối với khách hàng cá nhân ở nước ta hiện nay đang chứng kiến<br /> sự cạnh tranh sôi động giữa các ngân hàng. Tiềm năng để phát triển thị trường này<br /> là rất lớn với quy mô thị trường trên 90 triệu dân số.<br /> Nắm bắt được nhu cầu của thị trường cũng như để tăng tính cạnh tranh với<br /> các ngân hàng khác, Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam từ một<br /> ngân hàng định hướng bán buôn nay chuyển hướng chiến lược bán buôn đi đôi với<br /> phát triển bán lẻ, tiếp tục củng cố phát triển bán buôn, đẩy mạnh hoạt động bán lẻ<br /> làm cơ sở nền tảng phát triển bền vững, và đặc biệt chú trọng đến tín dụng đối với<br /> khách hàng cá nhân. Sở giao dịch, một trong những chi nhánh hàng đầu trong hệ<br /> thống Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, trong những năm<br /> gần đây đã không ngừng đẩy mạnh mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân,<br /> đã từng bước cải thiện quy trình, quy chế cho vay phù hợp nhu cầu của khách hàng,<br /> nhưng vẫn đảm bảo an toàn về tín dụng. Tuy nhiên, do sinh sau đẻ muộn, nên hoạt<br /> động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Sở giao dịch vẫn còn tồn đọng những<br /> vướng mắc chủ quan cũng như khách quan làm ảnh hưởng đến khả năng tăng<br /> trưởng tín dụng đối với khách hàng cá nhân của Chi nhánh.<br /> Với những lý do và thực tế như trên, việc nghiên cứu để đưa ra giải pháp<br /> khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng cá<br /> nhân tại Sở giao dịch một cách phù hợp và khoa học là vô cùng cấp thiết. Đó cũng<br /> là lý do tôi chọn đề tài “Mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại<br /> Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài<br /> nghiên cứu cho luận văn của mình, với hy vọng sẽ đóng góp cho cho sự mở rộng tín<br /> dụng đối với khách hàng cá nhân của Sở giao dịch.<br /> Đối tượng nghiên cứu đề tài là hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá<br /> nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong<br /> những năm gần đây.<br /> Phạm vi nghiên cứu là tình hình mở rộng tín dụng trong giai đoạn 20112013, từ đó đưa ra giải pháp mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong<br /> những năm kế tiếp. Mở rộng tín dụng bao hàm nhiều nội dung, trong phạm vi đề tài,<br /> <br /> i<br /> <br /> mở rộng tín dụng được đề cập chủ yếu là tăng trưởng dư nợ, tăng quy mô khách<br /> hàng trên cơ sở kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá<br /> nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br /> Do hạn chế về mặt số liệu, luận văn tập trung vận dụng một số phương pháp<br /> thống kê trong phân tích tình hình mở rộng tín dụng trong giai đoạn 2011 – 2013 tại<br /> Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br /> Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm 3 chương:<br /> Chương 1: Những vấn đề lý luận về mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá<br /> nhân tại các Ngân hàng thương mại.<br /> Chương 2: Thực trạng mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá<br /> nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br /> Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá<br /> nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br /> <br /> CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI<br /> VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI<br /> Trong chương 1, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về mở rộng tín<br /> dụng đối với khách hàng cá nhân tại các NHTM. Trong đó đề cập khái niệm<br /> NHTM, tín dụng NHTM; khái niệm, đặc điểm, phân loại của tín dụng cá nhân căn<br /> cứ vào thời hạn tín dụng, mục đích tín dụng, hình thức bảo đảm tiền vay, nguồn gốc<br /> của khoản nợ, phương thức hoàn trả nợ.<br /> Chương 1 cũng đề cập đến sự cần thiết, khái niệm và phương thức mở rộng<br /> tín dụng đối với khách hàng cá nhân, trong đó: Mở rộng tín dụng đối với khách<br /> hàng cá nhân của NHTM được hiểu trong phạm vi của luận văn này là quá trình mà<br /> ngân hàng tăng số dư nợ tín dụng, tăng quy mô khách hàng trên cơ sở kiểm soát rủi<br /> ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Sở giao dịch Ngân hàng<br /> thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.<br /> Kết quả mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân được phản ánh thông<br /> qua các chỉ tiêu bao gồm: 1/ Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng và chất<br /> <br /> ii<br /> <br /> lượng tín dụng và 2/ Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng số lượng khách hàng.<br /> Nhóm chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ tín dụng và lượng tín dụng bao gồm: 1/ Các chỉ<br /> tiêu phản ánh về dư nợ tín dụng và 2/ Các chỉ tiêu nợ xấu. Các chỉ tiêu phản ánh về<br /> dư nợ tín dụng là nhóm chỉ tiêu định lượng phản ánh các chỉ số liên quan đến dư nợ<br /> tín dụng tại một thời điểm xác định của ngân hàng. Nhóm chỉ tiêu này bao gồm: 1/<br /> Dư nợ tín dụng; 2/ Dư nợ tín dụng cá nhân; 3/ Doanh số cho vay; 4/ Doanh số thu<br /> nợ; 5/ Dư nợ bình quân của một khách hàng cá nhân; 6/ Tỷ trọng dư nợ tín dụng cá<br /> nhân trên tổng dư nợ tín dụng; 7/ Mức tăng tuyệt đối dư nợ tín dụng cá nhân; 8/<br /> Mức tăng trưởng dư nợ bình quân trên một khách hàng cá nhân; 9/ Tốc độ phát triển<br /> dư nợ tín dụng cá nhân; 10/ Tốc độ phát triển dư nợ bình quân trên một khách hàng<br /> cá nhân và 11/ Số vòng quay tín dụng. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh tăng trưởng số<br /> lượng khách hàng của ngân hàng bao gồm: 1/Chỉ tiêu số lượng khách hàng và 2/ chỉ<br /> tiêu mức tăng trưởng số lượng khách hàng. Thông qua các chỉ tiêu này sẽ đánh giá<br /> được thực trạng mở rộng tín dụng cá nhân hiện tại của SGD.<br /> Đồng thời, chương 1 cũng nếu ra các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng tín<br /> dụng cá nhân bao gồm nhóm nhân tố khách quan cũng như nhóm các nhân tố chủ<br /> quan từ phía Ngân hàng.<br /> Trong đó, nhóm nhân tố khách quan bao gồm các nhân tố môi trường vĩ mô<br /> và các nhân tố khách hàng.<br /> Môi trường vĩ mô gồm các yếu tố, lực lượng, thể chế, … năm bên ngoài tổ<br /> chức mà nhà quản trị khó kiểm soát được, nhưng chúng vẫn có ảnh hưởng gián tiếp<br /> đến hoạt động và kết quả hoạt động của ngân hàng. Các nhân tố môi trường vĩ mô<br /> đều có mối quan hệ tướng tác với nhau để cùng tác động đến hoạt động của ngân<br /> hàng. Các nhân tố cơ bản của môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân<br /> bao gồm: 1/ Môi trường kinh tế; 2/ Môi trường chính trị - pháp luật; 3/ Các chính<br /> sách kinh tế của Nhà nước và sự liên hệ giữa các phần tử của hệ thống kinh tế; 4/<br /> Môi trường văn hóa – xã hội; 5/ Nhân tố kỹ thuật – công nghệ và 6/ Những nhân tố<br /> bất khả kháng.<br /> <br /> iii<br /> <br /> Nhân tố khách hàng là các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng một<br /> cách khách quan đến từ phía khách hàng bao gồm các nhân tố như là đạo đứ của<br /> người vay, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản đảm bảo.<br /> Còn nhóm nhân tố chủ quan bao gồm 8 nhân tố: 1/ Chiến lược kinh doanh<br /> của ngân hàng; 2/ Chính sách tín dụng; 3/ Quá trình thẩm định khách hàng ; 4/<br /> Nguồn vốn của ngân hàng; 5/ Cán bộ tín dụng ; 6/ Công tác quảng cáo bán hàng; 7/<br /> Mạng lưới phân phối của ngân hàng và 8/ Cơ sở vật chất thiết bị. Đây là nhóm nhân<br /> tố phụ thuộc vào chính bản thân ngân hàng. Do đó nó sẽ là những nhân tố ngân<br /> hàng có thể chi phối được. Nếu ngân hàng có một chính sách chiến lược tổng thể và<br /> lâu dài cho hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân thì hoạt động này sẽ có<br /> điều kiện để phát triển và ngày một hoàn thiện hơn.<br /> Chương 1 cũng trình bày các phương pháp sẽ thực hiện để nghiên cứu thực<br /> trạng mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại SGD.<br /> Thông qua nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng kết hợp với nghiên cứu thực<br /> trạng, bằng các phương pháp thông kê hồi quy tương quan, phương pháp chuyên<br /> gia, ta sẽ nhận biết được thành công/hạn chế trọng thực trạng mở rộng tín dụng cá<br /> nhân tại SGD; đánh giá được mức độ ảnh hưởng mạnh/yếu, tích cực/tiêu cực của<br /> các nhân tố, từ đó tiếp tục phát huy những gì đạt được, và đưa ra giải pháp khắc<br /> phục những các hạn chế còn tồn tại nhằm tiếp tục mở rộng hoạt động tín dụng đối<br /> với khách hàng cá nhân tại SGD.<br /> <br /> CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI<br /> VỚI KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG<br /> THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM<br /> Nội dung chương 2 khái quát quá trình hình thành và phát triển của Sở giao<br /> dịch Vietcombank và cơ cấu tổ chức của SGD.<br /> Tiếp theo chương 2 đề cập đến tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao<br /> dịch Vietcombank về các mặt huy động vốn, sử dụng vốn và kết quả tài chính trong<br /> 3 năm 2011 – 2013. Trong những năm gần đây, Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP<br /> <br /> iv<br /> <br /> Ngoại thương Việt Nam rất chú trọng và luôn có những biện pháp nhằm thu hút tối<br /> đa nguồn vốn của dân cư cũng như của các doanh nghiệp. Năm 2012 tổng nguồn<br /> vốn của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt 43,610.90 tỷ<br /> đồng, giảm 0.53% so với năm 2011, nhưng đến năm 2013 thì tổng huy động lại tăng<br /> lên 3.4% so với năm 2013 và đạt 45,092.23 tỷ đồng.<br /> Huy đông vốn và sử dụng vốn là hai nghiệp vụ quan trọng nhất trong một<br /> NHTM. Huy động vốn tốt mà sử dụng vốn lại không hiệu quả sẽ gây tổn thất cho<br /> ngân hàng. Cũng như các ngân hàng khác, sau khi huy động vốn, SGD nhanh chóng<br /> tìm các biện pháp để sử dụng nguồn vốn đó một cách có hiệu quả nhằm mang lại lợi<br /> nhuận cho ngân hàng, cũng như đáp ứng được nhu cầu về vốn cho nền kinh tế. Năm<br /> 2013, tổng dư nợ của Sở giao dịch - Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đạt<br /> 11,331.80 tỷ đồng, tăng 3.79% so với năm 2012. Trong đó, dư nợ VND đạt<br /> 7,772.95 tỷ đồng tăng 562.50 tỷ VND (tăng 7.80%) so với năm 2012 và dư nợ<br /> ngoại tệ quy VND đạt 3,558.85 tỷ VND giảm 148.50 tỷ VND (-4.01%).<br /> Ba năm qua trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa<br /> bàn, SGD vẫn phấn đấu không ngừng để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Kết quả<br /> kinh doanh năm 2013 sụt giảm (-18.63%) so với năm 2012 cụ thể: Tổng thu năm<br /> 2013 đạt 5,656.12 tỷ đồng tăng 1.015.81 tỷ đồng, tương ứng tăng 21.89% so với<br /> năm 2012, Tổng chi năm 2013 đạt 4,644.22 tỷ đồng tăng 1247.54 tỷ đồng, tương<br /> ứng 36.73% so năm 2012, tăng mạnh hơn so với tổng thu năm 2013.<br /> Chương 2 đánh giá hoạt động mở rộng tín dụng đối với khách hàng cá nhân<br /> thông qua các nhóm chỉ tiêu đã đề cập tại chương 1. Dư nợ cho vay chỉ chiếm một<br /> phần nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của SGD. Tuy nhiên, những năm đã có sự tăng<br /> trưởng từ 954.85 tỷ năm 2011 lên 1,586.67 tỷ năm 2012 tăng 14.53% so với năm<br /> 2011, và tăng vọt lên 2,086.67 tỷ đồng vào năm 2013, tuy vậy tổng dư nợ nợ tín<br /> dụng đối với khách hàng cá nhân chỉ chiếm dưới 20% trên tổng dư nợ của SGD. So<br /> với một số ngân hàng khác tỷ lệ của SGD vẫn còn khá nhỏ. Nhiều ngân hàng<br /> thương mại ở Việt Nam có số dư của hoạt động cho vay cá nhân chiếm khoảng 2530 tổng dư nợ của ngân hàng, thậm chí còn cao hơn, chẳng hạn như đối với ngân<br /> <br /> v<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2