intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 12

Chia sẻ: | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:20

72
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 12" được biên soạn với 40 câu hỏi, có kèm theo hướng dẫn giải chi tiết nhằm hỗ trợ các em học sinh trong quá trình ôn luyện, củng cố kiến thức lịch sử chương trình lớp 12.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Lịch sử 12

  1.                   LỊCH SỬ 12 Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đầu tiên      A. khởi xướng cuộc cách mạng khoa học – công nghệ B. đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng. C. phóng thành công vệ tinh nhân tạo. D. chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 2: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là A. tăng cường hợp tác phát triển kinh tế và văn hóa. B. xóa bỏ áp bức bóc lột và nghèo nàn lạc hậu. C. xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. D. xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. Câu 3: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có âm mưu biến khu vực Mĩ Latinh thành A. sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. B. thuộc địa của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. C. “sân sau” của mình và xây dựng các chính phủ dân tộc dân chủ. D. thị trường tiêu thụ và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ. Câu 4: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do A. các nước muốn giành quyền lợi tương xứng với vai trò của mình. B. sự đối lập về mục tiêu và chiến lược giữa hai siêu cường Xô – Mĩ. C. quan điểm khác nhau về việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít. D. mâu thuẫn giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa sau chiến tranh. Câu 5:  Cuối năm1928, tổ  chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên thực hiện chủ  trương “vô sản hóa” nhằm mục đích A. mở rộng địa bàn hoạt động của hội. B. chuẩn bị điều kiện để thành lập chính đảng vô sản C. tìm hiểu đời sống của giai cấp công nhân. D. nâng cao ý thưc chính trị cho giai cấp công nhân. Câu 6: Một trong những ý nghĩa sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929 là Trang 1
  2. A. thúc đẩy phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ. B. là mốc đánh dấu chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cách mạng Việt Nam C. chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã hoàn thành trưởng thành. D. chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Câu 7: Nhiệm vụ, mục tiêu của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. chống phát xít Nhật và bọn tay sai, giành độc lập dân tộc. B. chống đế quốc phát xít Pháp – Nhật, giành đôc lập dân tộc. C. chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân tộc. D. lật đổ chế độ phong kiến, giành quyền tự do dân chủ. Câu 8: Hội nghị Ban Chấp hành Trung  ương Đảng Cộng sản Đông Dương (11/1939) xác  định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến, chia ruộng đất cho nông dân. B. đánh đổ đế quốc và phong kiến, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp. C. đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. D. chống bọn phản động thuộc địa, đòi dân sinh, dân chủ và hòa bình. Câu 9: Khi thực dân Pháp mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc (1947), Trung ương   Đảng Cộng sản Đông Dương ra chỉ thị nào? A. Phải chủ động đón đánh địch ở mọi nơi chúng xuất hiện. B. Chủ động giữ thế phòng ngự chiến lược trên chiến trường. C. Phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp. D. Nhanh chóng triển khai lực lượng tiêu diệt sinh lực địch. Câu 10: Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có ý nghĩa quốc tế là A. để lại nhiều bài học kinh nghiệm, giai cấp vô sản được giải phóng. B. làm thay đổi cục diện thế giới, giai cấp vô sản đứng lên làm chủ đất nước. C. làm thay đổi cục diện thế giới, cổ vũ phong trào cách mạng thế giới. D. giải phóng giai cấp công nhân thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. Câu 11: Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây không nằm trong phong trào Cần vương? A. Khởi nghĩa Ba Đình. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy. C. Khởi nghĩa Hương Khê. D. Khởi nghĩa Yên Thế. Trang 2
  3. Câu 12: Năm 1904, Phan Bội Châu và những người cùng chí hướng thành lập tổ chức nào   dưới đây? A. Việt Nam Quang phục hội. B. Hội Duy tân. C. Hội Phục Việt. D. Việt Nam nghĩa đoàn. Câu 13: Mâu thuẫn Đông – Tây và sự khởi đầu Chiến tranh lạnh không xuất phát từ nhân   tố nào dưới đây? A. Mĩ lo ngại trước ảnh hưởng to lớn của Liên Xô. B. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. C. Sự đối lập về chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô. D. Sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản. Câu 14: Đặc điểm nổi bật của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân   Pháp ở Đông Dương, chủ yếu ở Việt Nam là đầu tư A. nhiều nhất vào ngành công nghiệp chế biến. B. quy mô lớn vào các ngành công nghiệp nặng. C. với tốc độ nhanh, quy mô lớn vào các ngành kinh tế Việt Nam. D. với tốc độ nhanh, chú trọng áp dụng khoa học – kĩ thuật. Câu 15: Trong phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bộ  phận học sinh, sinh viên, trí thức hăng hái đấu tranh vì độc lập, tự  do của dân tộc là do   nguyên nhân chủ yếu nào? A. Nhạy cảm với thời cuộc và thiết tha canh tân đất nước. B. Kế thừa truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc. C. Bị chèn ép, bạc đãi, khinh rẻ và bóc lột nặng nề. D. Có trình độ học thức và chủ yếu sống ở các đô thị. Câu 16: Nội dung nào không phản ánh nguyên nhân dẫn tới sự  bùng nổ  phong trào cách  mạng 1930 ­ 1931 ở Việt Nam A. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933. B. Chính sách khủng bố dã man của thực dân Pháp. C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo đấu tranh. D. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản. Trang 3
  4. Câu 17: Nguyên nhân cơ bản dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)   là mâu thuẫn giữa A. nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc. B. giai cấp công nhân với giai cấp tư sản. C. các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa. D. phe Hiêp ước với phe Liên minh. Câu 18: Một trong những thuận lợi của Mĩ so với Liên Xô và các nước tư bản đồng minh   ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là A. có nhiều nhà khoa học trên thế giới chạy sang Mĩ. B. không bị ảnh hưởng bởi Chiến tranh thế giới thứ hai. C. được phân chia phạm vi ảnh hưởng nhiều nhất tại Hội nghị Ianta. D. sở hữu vũ khí hạt nhân và nhiều vũ khí hiện đại khác. Câu 19: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học –  kĩ thuật hiện đại? A. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. khoa học gắn liền với kĩ thuật và mở đường cho kĩ thuật. C. kĩ thuật đi trước mở đường cho sản xuất phát triển D. mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất Câu 20: Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò   chủ yếu là A. cầu nối giữa các quốc gia, thúc đẩy kinh tế phát triển. B. giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực C. giúp đỡ về kinh tế, tai chính đối với các nước chậm phát triển. D. quyết định sự phát triển bên vững nền kinh tế khu vực và thế giới. Câu 21: Ý nào dưới đây không phải là đặc điểm nổi bật của phong trào yêu nước chống   Pháp của nhân dân Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX? A. Lãnh đạo phong trào là các văn thân, sĩ phu yêu nước B. Nhân dân tham gia đông đảo, hình thành một mặt trận thống nhất dân tộc. C. Khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh duy nhất. Trang 4
  5. D. Đối tượng của phong trào được xác nhận là thực dân Pháp. Câu 22:  Điểm khác biệt căn bản trong hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu so với   Phan Châu Trinh là ở A. xu hướng và phương pháp thực hiện. B. khuynh hướng cứu nước. C. chủ trương và xu hướng cứu nước D. công tác tuyên truyền, tập hợp lực lượng Câu 23: “Vua quan triều đình nhà Nguyễn phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trong việc để  Việt Nam bị mất nước vào tay thực dân Pháp”. Đó là nhận định A. đúng, vì một số nước ở châu Á với chính sách kịp thời, phù hợp đã giữ được độc lập. B. sai, vì Trung Quốc và nhiều nước lớn mạnh khác dù rất cố gắng đều bị mất độc lập. C. sai, vì xâm lược thuộc địa là xu thế tất yếu của chủ nghĩa đế quốc lúc bấy giờ. D. đúng, vì vua quan triều đình Huế không có tinh thần chống Pháp khi bị xâm lược. Câu 24: So với các cuộc khởi nghĩa khác trong phong trào Cần Vương (1885 – 1896), khởi   nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) có sự khác biệt căn bản là A. mục tiêu đấu tranh và lực lượng tham gia. B. không bị chi phối của chiếu Cần Vương. C. hình thức, phương pháp đấu tranh. D. đối tượng đấu tranh và quy mô phong trào. Câu 25:  Ý nào sau đây không phải nguyên nhân để  Đảng ta quyết định mở  chiến dịch   Điện Biên Phủ năm 1954 là A. đánh bại kế hoạch Nava, mở ra cục diện mới cho cuộc kháng chiến. B. tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có lực lượng mỏng, bố phòng sơ hở. C. để kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Điện Biên Phủ có địa hình thuận lợi, tạo điều kiện để ta mở chiến dịch. Câu 26: Việc Nguyễn Ái Quốc bỏ  phiếu tán thành gia nhập Quốc tế  Cộng sản và tham   gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (12­1920) là mốc đánh dấu A. sự chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam B. sự thiết lập quan hệ giữa Việt Nam với các nước thuộc địa trên thế giới. C. bước ngoặt quyết định trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam. D. bước ngoặt quyết định trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc Trang 5
  6. Câu 27:  Điểm giống nhau cơ  bản giữa Cương lĩnh chính trị  (đầu năm 1930) của Đảng  Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương   là xác định đúng đắn A. mâu thuẫn trong xã hội Đông Dương. B. nhiệm vụ chiến lược cách mạng. C. hình thức đấu tranh chủ yếu. D. lực lượng tham gia. Câu 28: Một trong những điểm giống nhau giữa phong trào dân chủ 1936 – 1939 với phong  trào cách mạng 1930 – 1931 ở Việt Nam là về A. nhiệm vụ trước mắt cách mạng. B. tổ chức lãnh đạo phong trào. C. hình thức đấu tranh chủ yếu. D. lực lượng tham gia. Câu 29: Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939 là A. chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương B. hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi. C. chính quyền thực dân ở Đông Dương đẩy mạnh khai thác thuộc địa. D. có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Câu 30: Lí do nào dưới đây đúng nhất để khẳng định sau Cách mạng tháng Tám năm 1945,   đất nước ta đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”? A. Lực lượng ngoại xâm mạnh, ngân sách trống rỗng B. Thiên tại hạn hán kéo dài, nạn đói đang đe dọa trầm trọng. C. Chính quyền cách mạng mới thành lập, lực lượng vũ trang còn non yếu. D. Cùng lúc phải đương đầu với giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Câu 31: Nhiệm vụ chiến lược, cấp bách của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945   – 1946 là A. bầu cử Quốc hội, thành lập chính phủ chính thức. B. củng cố chính quyền cách mạng ở địa phương. C. quyết kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. D. xây dựng chính quyền cách mạng và chế độ mới. Câu 32:  Đảng, Chính phủ  và Chủ  tịch Hồ  Chí Minh quyết định phát động cuộc kháng  chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ ngày 19­12­1946 là do A. Việt Nam đã tranh thủ được sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước khác Trang 6
  7. B. quá trình chuẩn bị lực lượng của Việt Nam cho cuộc kháng chiến đã hoàn tất. C. Pháp ráo riết chuẩn bị lực lượng quân sự để tiến hành xâm lược Việt Nam. D. Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa. Câu 33: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) chiến thắng nào của  quân và dân ta đã chặn đứng việc mở rộng chiến tranh của địch, chuẩn bị cho cuộc kháng   chiến lâu dài? A. Chiến thắng trong cuộc chiến đấu ở các đô thị năm 1946. B. Chiến thắng trong chiến dịch Việt Bắc năm 1947. C. Chiến thắng trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. D. Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 34:  Thắng lợi nào của quân dân Việt Nam làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng  nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945 – 1954)? A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946 B. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947. C. Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Câu 35: Việt Nam có thể  rút ra kinh nghiệm gì từ  sự  phát triển kinh tế  của các nước tư  bản sau Chiến tranh thế  giới thứ hai để  đẩy mạnh sự  nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại   hóa đất nước? A. Khai thác và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên. B. Tăng cường xuất khẩu công nghệ phần mềm. C. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật D. Nâng cao trình độ tập trung vốn và lao động. Câu 36: Nội dung nào dưới đây không phải là điểm tương đồng về  lịch sử  của ba nước   Đông Dương trong giai đoạn 1945 – 1975? A. Góp phần làm sụp đổ chủ nghĩa thực dân kiểu cũ và kiểu mới. B. Tiến hành hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. C. Khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập năm 1945. D. Đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung và giành thắng lợi. Trang 7
  8. Câu 37: Điểm khác nhau về nguyên nhân thắng lợi giữa Cách mạng tháng Tám (1945) với   thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là A. sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh. B. truyền thống yêu nước, anh hùng bất khuất của dân tộc. C. căn cứ hậu phương vững chắc và khối đoàn kết dân tộc. D. tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. Câu 38: Những thắng lợi đầu tiên của ta trong cuộc Tiến công chiến lược Đông – xuân   1953 – 1954 đã làm cho kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản vì A. ta đã tiêu diệt phần lớn lực lượng quân Pháp trên chiến trường. B. kế hoạch tập trung binh lực của Pháp không thể thực hiện được. C. Pháp không giữ được những địa bàn chiến lược quan trọng. D. ta giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn và đông dân. Câu 39: Sự kiện chính trị nào dưới đây có tính chất quyết định thúc đẩy cuộc kháng chiến   chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta tiến lên giành thắng lợi? A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. B. Đại hội thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt. C. Đại hội chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. D. Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào. Câu 40: Nhận xét nào dưới đây về phong trào dân tộc dân chủ  ở  Việt Nam từ sau Chiến   tranh thế giới thứ nhất đến năm 1930 là không đúng? A. Phong trào diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau. B. Phong trào đã thu hút đông đảo các giai cấp, tầng lớp tham gia C. Phong trào diễn ra theo hai khuynh hướng vô sản và dân chủ tư sản. D. Phong trào diễn ra quyết liệt, với hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Đáp án 1­C 2­A 3­A 4­A 5­D 6­A 7­A 8­C 9­C 10­C 11­D 12­B 13­D 14­C 15­A 16­D 17­C 18­B 19­D 20­B 21­B 22­A 23­A 24­A 25­B 26­D 27­A 28­D 29­D 30­D 31­D 32­D 33­A 34­B 35­C 36­C 37­D 38­B 39­A 40­D Trang 8
  9. LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án C Phương pháp: sgk 12 trang 11 Cách giải: Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo Câu 2: Đáp án A Phương pháp: sgk 12 trang 31, suy luận Cách giải: Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực   hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tình thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. Câu 3: Đáp án A Phương pháp: sgk 12 trang 39 Cách giải: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách   biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng các chế độ độc tài thân Mĩ Câu 4: Đáp án A Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải: Hội nghị Ianta diễn ra từ ngày 4 đến ngày 11/2/1945 với bầu không khí vô cùng   căng thẳng, gay go và quyết liệt vì thực chất nội dung hội nghị là sự  tranh giành và phân   chia thành quả thắng lợi của chiến tranh giữa các lực lượng tham chiến, có tác động đến   trật tự thế giới sau chiến tranh. Nước nào cũng muốn được hưởng quyền lợi tương xứng  với vai trò, vị trí của mình sau khi chiến tranh kết thúc. Câu 5: Đáp án D Phương pháp: sgk 12 trang 84, suy luận Cách giải:  Cuối năm 1928, thực hiện chủ  trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ  của Hội   Việt Nam Cách mạng Thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh hoạt   và hoạt động cùng với công nhân để  tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý thức   chính trị cho cho công nhân. Câu 6: Đáp án A Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải: Ý nghĩa sự ra đời các tổ chức Đông Dương Cộng sản đảng, An Nam Cộng sản  đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn ở Việt Nam năm 1929 là: Trang 9
  10. – Phản ánh xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc theo con đường cách   mạngvô sản. – Thúc đẩy phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân phát triển mạnh, tạo điều kiện   chín muồi cho sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam. Sai lầm và chú ý: Các đáp án B, C, D là ý nghĩa của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Câu 7: Đáp án A Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải:  ­ Đáp án A: khi Nhật đầu hàng đồng minh, kẻ thù duy nhất của nhân dân Đông Dương đã   gục ngã thì chính phủ  Trần Trọng Kim cũng rệu rã. Trước đó, đảng ta đã thực hiện chủ  trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên  hàng đầu. Khi Nhật đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương, chỉ  thị  “Nhật – Pháp bắn  nhau và hành động của chúng ta” đã xác định Nhật là kẻ  thù duy nhất của nhân dân ta.   Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ  ra trong hoàn cảnh Nhật hoàn toàn đầu hàng đồng  minh nhằm giải quyết nhiệm vụ chống phát xít Nhật và bọn tay sai, giành độc lập dân tộc. ­ Đáp án B: Từ sau chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12­3­1945),  kẻ thù duy nhất của Việt Nam là phát xít Nhật. ­ Đáp án C, D: giai đoạn 1939 – 1945 đã chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng, đặt  nhiệm vụ  giải phóng dân tộc lên hàng đầu, lật đổ  ách thống trị  Pháp – Nhật, mâu thuẫn   dân tộc đặt ra cấp bách hơn bao giờ hết Câu 8: Đáp án C Phương pháp: sgk 12 trang 104 Cách giải: Hội nghị tháng 11­1939 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông   Dương là đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng của dân tộc Đông Dương, làm cho Đông  Dương hoàn toàn độc lập. Câu 9: Đáp án C Phương pháp: sgk 12 trang 133 Cách giải: Khi địch vừa tấn công lên Việt Bắc, Đảng ta đã có chỉ thị “ Phải phá tan cuộc   tiến công mùa đông của giặc Pháp”. Trang 10
  11. Câu 10: Đáp án C Phương pháp: sgk 11 trang 52, suy luận Cách giải: Ý nghĩa quốc tế của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là:  làm thay đổi cục  diện thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào  cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị  áp bức trên toàn  thế giới Câu 11: Đáp án D Phương pháp: suy luận  Cách giải:  ­ Ba cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương là: Khởi nghĩa Ba Đình, Bãi  Sậy, Hương Khê. ­ Khởi nghĩa Yên Thế thuộc phong trào đấu tranh tự vệ của nhân dân cuối thế kỉ XIX. Câu 12: Đáp án B Phương pháp: sgk 11 trang 140 Cách giải: Tháng 5­1904, tại Quảng Nam, Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông thành  lập Hội Duy tân Câu 13: Đáp án D Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải: Những nguyên nhân đưa đến mâu thuẫn Đông Tây và sự khởi đầu Chiến tranh  lạnh đó là mâu thuẫn về mục tiêu và chiến lược giữa Mĩ và Liên Xô: ­ Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình và an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa   xã hội và đẩy mạnh phong trào cách mạng thế giới. ­ Mĩ chống phá Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đẩy lùi phong trào cách mạng. => Mĩ lo ngại trước sự ảnh hưởng của Liên Xô cùng những thắng lợi của cuộc cách mạng  dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu, đặc biệt là sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân   Trung Hoa. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới nối liền từ Âu sang Á. Sự vươn lên của Tây Âu và Nhật Bản là giai đoan sau đó, thời kì này các nước này đang ở  trong giai đoạn phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh. Câu 14: Đáp án C Phương pháp: sgk 12 trang 76, suy luận Trang 11
  12. Cách giải:  Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919 ­ 1929), Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh   và quy mô lớn vào các ngành kinh tế  ở Việt Nam. Đây cũng là điểm nổi bật của chương   trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Đông Dương. Câu 15: Đáp án A Phương pháp: sgk 12 trang 78, suy luận. Cách giải:  Giai cấp tiểu tư sản Việt Nam là những người có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp   và tay sai. Đặc biệt là học sinh, sinh viên, trí thức là tầng lớp thường nhạy cảm với thời   cuộc và tha thiết canh tân đất nước nên hăng hái đấu tranh vì đ ộ   ập tự do của dân tộc     c l Câu 16: Đáp án D Phương pháp: suy luận  Cách giải:  Nghị quyết Đại hội VII Quốc tế cộng sản là nguyên nhân khách quan bùng nổ phong trào   cách mạng 1936 – 1939. Câu 17: Đáp án C Phương pháp: sgk 12 trang 31, suy luận Cách giải: Nguyên nhân cơ bản hay nguyên nhân sâu xa dẫn đến bùng nổ Chiến tranh thế  giới thứ nhất là: + Sự   phát   triển   không   đều   của   các   nước   đế   quốc,  mâu     thuẫn   giữa   các   đế   quốc    về    thuộc    địa  ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế  quốc Đức) là nguyên   nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. + Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau Câu 18: Đáp án B Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải:  Nếu như Liên Xô và các nước tư bản đồng minh sau chiến tranh thế giới thứ hai chịu hậu   quả  nặng nề  về  người và của thì Mĩ không những không bị   ảnh hưởng bởi Chiến tranh  thế giới thứ hai mà còn lợi dung chiến tranh để làm giàu bằng việc buôn bán vũ khí. Chính  Trang 12
  13. vì thế, sau năm 1945 kinh tế Mĩ phát triển mạnh mẽ và sau 20 năm sau Mĩ trở thành trung   tâm kinh tế ­ tài chính lớn nhất thế giới Câu 19: Đáp án D Phương pháp: sgk 12 trang 66, suy luận Cách giải:  Nếu như cách mạng công nghiệp mọi phát minh đều bắt nguồn từ sản xuất thì cách mạng   khoa học – kĩ thuật hiện đại mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ  nghiên cứu khoa   học. Câu 20: Đáp án B Phương pháp: sgk 12 trang 69 Cách giải:  Các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực có vai trò chủ yếu   là giải quyết các vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực Câu 21: Đáp án B Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải: Đặc điểm của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam vào  cuối thế kỉ XIX là: ­ Quy mô: khắp miền Trung kỳ và Bắc kỳ, thành phần tham gia bao gồm các sĩ phu, văn   thân yêu nước và đông đảo nông dân, rất quyết liệt, tiêu biểu là ba cuộc khởi nghĩa lớn:  Ba Đình, Bãi Sậy và Hương Khê  ­ Hình thức và phương pháp đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang (phù hợp với truyền thống  đấu tranh của dân tộc).  ­ Tính chất: là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.  ­ Ý nghĩa: chứng tỏ ý chí đấu tranh giành lại độc lập dân tộc của nhân dân ta rất mãnh liệt,  không gì tiêu diệt được.  Tuy lực lựng tham gia đông đảo những chưa có sự  liên kết lại với nhau, hình thành mặt   trận thống nhất. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng đưa đến sự thất bại   của phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế  kỉ  XIX. Mặt trận   thống nhất dân tộc cho đến giai đoạn 1936 ­ 1939 mới được hình thành. Câu 22: Đáp án A Trang 13
  14. Phương pháp: so sánh  Cách giải:  Tiêu chí Phan Bội Châu Phan Châu Chinh Xu hướng Bạo động Cải cách Phương   pháp  Tổ  chức phong trào Đông Du –  Tổ   chức   cổ   động   chấn   hưng   thực hiện đưa học sinh sang Nhật Bản để  thực nghiệp, lập hội kinh doanh;  học tập. mở trường dạy học theo lối mới;   Từ năm 1912, cử người về nước  vận động cải cách tranh phục và  để   trừ   khử   những   tên   đầu   sỏ  lối sống. của chính quyền Pháp Câu 23: Đáp án A Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải:  Xét âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, việc Pháp xâm lược Việt Nam để  mở  rộng thị  trường và thuộc địa là điều tất yếu. Nhưng để  Việt Nam rơi vào tay thực dân Pháp hay  không còn tùy vào thực lực của từng nước. Trong sự  đối sánh với đất nước Xiêm giai   đoạn này, vua Rama V thực hiện chính sách cải cách toàn diện đất nước, thực hiện chính  sách ngoại giao mềm dẻo để  giữ  vững nền độc lập thì nhà Nguyễn vẫn thực hiện chính   sách “bế  quan tỏa cảng”, “trọng nông  ức thường” làm cho tiềm lực đất nước ngày càng   suy giảm. Hơn nữa, khi Pháp tiến vào nước ta, nhà Nguyễn lại kí với Pháp từ  hiệp  ước   này đến hiệp  ước khác, đi từ  đầu hàng từng phần đến đầu hàng toàn bộ  thực dân Pháp   mặc dù cuộc đấu tranh của nhân đã làm cho Pháp hoang mang, sợ hãi. Câu 24: Đáp án A Phương pháp: so sánh Cách giải:  Điểm khác biệt giữa phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế bao gồm:  Tiêu chí so sánh Phong trào Cần Vương Khỏi nghĩa nông dân Yên Thế Thời gian Diễn ra trong 10 năm (1885 –  Diễn   ra   trong   30   năm   (1884   –  1896)   trong   thời   kì   Pháp   bình  1913), trong cả thời kì Pháp bình  định Việt Nam. định   và   tiến   hành   khai   thác  Trang 14
  15. thuộc địa lần thứ nhất. Mục đích đấu tranh Đánh Pháp giành lại  độc lập,  Đánh   Pháp   để   tự   vệ,   bảo   vệ  khôi   phục   lại   chế   độ   phong  quyền   lợi   thiết   thân,   giữ   đất,  kiến giữ làng. Thành   phần   lãnh  Văn thân, sĩ phu Nông dân. đạo Lực lượng tham gia Văn thân, sỉ phu, nông dân Nông dân. Địa bàn hoạt động Các tỉnh Trung và Bắc Kì Chủ   yếu   ở   Yên   Thế   (Bắc  Giang) và một số tỉnh Bắc Kì. Câu 25: Đáp án B Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải: Sở dĩ ta mở chiến dịch Điện Biên Phủ do những nguyên nhân sau: – Kế  họach NaVa đã bước đầu bị  phá sản, Pháp quyết định xây dựng tập đoàn cứ  điểm   mạnh ở Điện Biên Phủ, biến Điện Biên Phủ  thành một pháo đài “Bất khả  xâm phạm” ở  vừng núi Tây Bắc. Và biến Điện Biên Phủ  thành trung tâm điểm của kế  hoach Nava =>   Muốn kết thúc chiến tranh ta phải tiêu diệt tập đoàn cứ điếm Điện Biên Phủ. – Ngày 6/12/1953 Trung  ương Đảng họp và nhận định: Điện Biên Phủ  là tập đoàn cứ  điểm mạnh nhưng thế  yếu của địch  ở  Điện Biên Phủ  là dễ  bị  cô lập, chỉ  tiếp tế  bằng   đường không. – Quân ta đã trưởng thành và có kinh nghiệm có thể đánh địch ở tập đoàn cứ điểm – Hậu phương của ta đã vững mạnh, có thể khắc phục những khó khăn đảm bảo chi viện   cho chiến trường. Trên cơ sở phân tích tình hình Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ,   biến Điện Biên Phủ thành điểm quyết định chiến lược giữa ta và địch. Đáp án B: cứ  điểm Điện Biên Phủ  pháp xây dựng là một tập đoàn cứ  điểm mạnh nhất   Đông Dương, tổng số binh lực ở đây có lúc lên tới 16200 quân. Câu 26: Đáp án D Phương pháp: suy luận. Cách giải:  Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng  lập Đảng Cộng sản Pháp (12­1920) là mốc đánh dấu bước ngoặt quyết định trong cuộc   Trang 15
  16. đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước thành một chiến sĩ cộng  sản. Câu 27: Đáp án A Phương pháp: so sánh.  Cách giải:  Cương lĩnh chính trị và Luận cương chính trị đều xác định được những mâu thuẫn trong xã   hội Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp. Chỉ có điểm khác là Luận   cương chưa xác đúng mâu thuẫn nào là chủ yếu cần phải giải quyết trước nhất. Câu 28: Đáp án D Phương pháp: so sánh  Cách giải:  Phong trào cách mạng 1930 ­1931 và phong trào 1936 – 1939 đều có sự tham gia của đông   đảo quần chúng nhân dân, lực lượng chủ yếu nhất là liên minh công – nông. Câu 29: Đáp án D Phương pháp: sgk 12 trang 98, suy luận Cách giải:  Trong giai đoạn 1936 – 1939, ở Việt Nam có nhiều đảng phái chính trị hoạt động, trong đó  có đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động,….Các đảng tận  dụng cơ  hội đẩy mạnh hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. Đây là một   trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1936 – 1939. Tuy nhiên, chỉ  có   Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ và chủ trương rõ ràng. Câu 30: Đáp án D Phương pháp: sgk 12 trang 121, 122 suy luận Cách giải:  Do cùng một lúc phải đối phó với những khó khăn về: ­ Giặc đói, giặc dốt, khó khăn về tài chính. ­ Ngoại xâm và nội phản. => Làm sao để đưa ra chính sách phù hợp để khác phục những khó khăn trên. => Đất nước đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Câu 31: Đáp án D Trang 16
  17. Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải:  Ngày 25­11­1945, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Chỉ thị về kháng chiến kiến quốc,  vạch con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó có nội  dung: Về phương hướng, nhiệm vụ, Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách cần khẩn  trương thực hiện là: "củng cố  chính quyền chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ  nội   phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". Đảng chủ  trương kiên trì nguyên tắc thêm bạn  bớt thù, thực hiện khẩu hiệu "Hoa ­ Việt thân thiện" đối với quân đội Tưởng Giới Thạch  và "Độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế" đối với Pháp. Chỉ  thị về kháng chiến kiến quốc có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đề  ra những nhiệm vụ,   biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống giặc ngoài,  bảo vệ chính quyền cách mạng. => Nhiệm vụ chiến lược cấp bách của cách mạng Việt Nam trong những năm 1945 – 1946   là: xây dựng chính quyền cách mạng và chế độ mới. Câu 32: Đáp án D Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải: Những hành động khiêu khích và bội ước của Pháp: ­ Ngay sau ngày 6­3­1946, Pháp mở các cuộc tiến công ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ. ­ Ở  Bắc Bộ, hạ  tuần tháng 11­1946, quân Pháp khiêu khích, tiến công ta  ở  Hải Phòng và   Lạng Sơn. ­ Ở Hà Nội, quân Pháp bắn súng, nèm lựu đạn ở nhiều nơi: đốt nhá thông tin ở phố Tràng   Tiền, chiến đóng cơ quan bộ Tài chính, gây ra vụ tàn sát đẫm máu ở  phố  Hàng Bún, phố  Yên Ninh,…. ­  Ngày 18­12­1946, Pháp gửi tối hậu thư  đòi Chính phủ  ta phải giái tán lực lượng tự  vệ  chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vu giữ gìn trật tự ở Hà Nôi. Trước những hành động đó của Pháp, sự nhân nhượng của nhân dân Việt Nam đã đến giới  hạn cuối cùng khi 20 giờ ngày 19­12­1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá   máy, cả thành phố mất điện. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh  được truyền đi khắp nước (Nội dung: sgk trang 131). . Trong đó có đoạn: “chúng ta muốn   Trang 17
  18. hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp   càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa”. Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả  chứ  nhất định không chịu mất nước, nhất định không   chịu làm nô lệ”. Lúc này, Việt Nam không thể tiếp tục sử dụng biện pháp hòa bình với Pháp được nữa. Câu 33: Đáp án A Phương pháp: sgk 12 trang 132, suy luận Cách giải:  Ban đầu khi thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai, Pháp đã thực hiện  kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” tuy nhiên với cuộc chiến đấu kiên cường suốt 2 tháng  của nhân dân các đô thị phía Bắc vũ tuyến 16 nên kế hoạch này của Pháp đã bước đầu thất   bại, quân và dân ta đã chặn đứng việc mở rộng chiến tranh của địch, tạo điều kiện cho cả  nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Hậu phương của ta đã kịp thời huy động lực lượng  kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng về  chiến khu, bảo vệ  Trung  ương Đảng,  chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến an toàn. Câu 34: Đáp án B Phương pháp: sgk 12 trang 134, suy luận Cách giải:  Với chiến thắng Việt Bắc thu – đông năm 1947, Pháp buộc phải thay đổi chiến lược chiến   tranh ở Đông Dương từ “đánh nhanh thắng nhanh” sang đánh lâu dài với ta. => kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp hoàn toàn phá sản. Câu 35: Đáp án C Phương pháp: liên hệ  Cách giải:  này tác đông bởi những nhân tố  khác nhau nhưng chung nhất là áp dụng thành tựu Khoa  học – kĩ thuật vào sản xuất. Việt Nam có thể  rút kinh nghiệm từ  sự  phát triển này của các nước tư  bản  ứng dụng   thanh tựu Khoa học – kĩ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa   đất nước Câu 36: Đáp án C Trang 18
  19. Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải:  Năm 1945 có ba nước khởi nghĩa giành chính quyền và tuyến bố  độc lập là: Việt Nam,   Lào và Inđônêxia. Trong khi ba nước Đông Dương bao gồm: Việt Nam, Lào và Campuchia. => Khởi nghĩa giành chính quyền và tuyên bố độc lập năm 1945 không phải là điểm tương  đồng về lịch sử của ba nước Đông Dương giai đoạn 1945 – 1975 Câu 37: Đáp án D Phương pháp: so sánh, phân tích  Cách giải:  ­ (sgk 12 trang 119): trong nguyên nhân thắng lợi của các mạng tháng Tám chưa có nhân tố  sự đoàn kết chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương. ­ (sgk 12 trang 115): trong kháng chiến chống Pháp từ  1945 – 1954 có sự  đoàn kết chiến   đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương. Tinh thần đoàn kết này được tiến hành trong   liên minh chiến đấu của nhân dân nước nước Đông Dương chống kẻ thù chung Câu 38: Đáp án B Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải:  Trọng tâm trong kế hoạch Nava (1953) là tập trung lực lượng đông ở Đồng Bằng Bắc Bộ.  Tuy nhiên, các cuộc tiến công chiến lược của ta trong đông – xuân 1953 – 1954 đã buộc   Nava phải điều quân từ Đồng Bằng Bắc Bộ ra 4 nơi tập trung quân nữa => kế hoạch tập   trung binh lực của Pháp không thể  thực hiện được => kế  hoạch Nava bước đầu bị  phá   sản. Câu 39: Đáp án A Phương pháp: phân tích, đánh giá  Cách giải:  Đại hội lần thứ  II của Đảng (2/1951) đã thông qua hai bản báo cáo quan trọng tổng kết   kinh nghiệm đấu tranh của Đảng qua các thời kì lịch sử, trình bày nhiệm vụ  cơ  bản của   cách mạng Việt Nam. Đặc biệt là tách Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập  ở  mỗi  nước một đảng Mác – Lê nin riêng. Đối với Việt Nam, đảng ra hoạt động công khai với   tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. Đại hội II này đã đánh dấu bước phát triển mới  Trang 19
  20. trong quá trình trưởng thành và lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Sau đó, đảng đã có  những chủ  trương và biện pháp thích hợp để  đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn  toàn. => Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng là sự kiện chính trị có tính chất quyết   định thúc đẩy cuộc khang chiến chống Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta tiến lên giành  thắng lợi. Câu 40: Đáp án D Phương pháp: phân tích, đánh giá.  Cách giải:  Phong trào dân tộc dân chủ  1919 – 1930, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng   đấu tranh vũ trang chua phải là chủ  yếu: tư  sản dân tộc đấu tranh đòi các quyền lợi về  kinh tế, tiểu tư sản đấu tranh báo chí, công nhân bãi công,… Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2