intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trọng lượng của những đám mây

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

71
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đã bao giờ bạn tự hỏi đống tuyết xốp lơ lửng trên bầu trời nặng bao nhiêu? Hay một cơn bão thì độ mấy tấn? Một nhà khí tượng học Mỹ đã thực hiện phép ước lượng đó và kết quả có thể làm bạn kinh ngạc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trọng lượng của những đám mây

  1. Trọng lượng của những đám mây Đã bao giờ bạn tự hỏi đống tuyết xốp lơ lửng trên bầu trời nặng bao nhiêu? Hay một cơn bão thì độ mấy tấn? Một nhà khí tượng học Mỹ đã thực hiện phép ước lượng đó và kết quả có thể làm bạn kinh ngạc. Hãy bắt đầu với một đám mây trắng xốp trắng đơn giản - một đám mây tích. Nó có thể chứa bao nhiêu nước trong mình? Peggy LeMone, nhà khoa học cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia ở Boulder, Colorado, cho biết: “Nước trong một đám mây nhỏ có thể nặng khoảng 550 tấn. Hay để dễ hình dung hơn, bạn hãy liên tưởng nó với… những con voi. Một con voi trung bình có khối lượng khoảng 6 tấn, điều đó có nghĩa là đám mây tích nặng tương đương gần 100 con voi". Hình ảnh lượng nước khổng lồ bằng 100 con thú lớn nhất trên đất liền treo lơ lửng trên bầu trời lại gợi nên một câu hỏi khác: Cái gì giữ chúng ở đó? “Trước tiên, nước không tồn tại ở dạng giọt có kích cỡ to như con voi, mà bao gồm vô vàn các hạt rất rất nhỏ”, LeMone giải thích. Và những hạt bụi nước này lơ lửng trong tầng không khí ấm đang dâng lên ở bên dưới. Tuy nhiên, ý niệm về một lượng nước lớn nhường ấy treo trên bầu trời làm sửng sốt ngay cả đối với một nhà khí tượng học như LeMone. “Tôi không hề có chút ý thức nào về trọng lượng của một đám mây, cho tới khi tôi bắt đầu tính toán”, bà nói.
  2. Vậy bao nhiêu “chú voi” mây có mặt trong một cơn dông lớn…? Gấp mười lần đám mây tích chăng? Con số thực sẽ khiến bạn kinh ngạc: khoảng 200.000! Còn trong một cơn bão lớn, kết quả còn choáng váng hơn: 4 triệu con voi cũng chỉ nặng như thế. Điều đó có nghĩa rằng nước trong một cơn cuồng phong có khối lượng lớn hơn tất cả các con voi trên trái đất cộng lại. Có lẽ, còn nhiều hơn tất cả số voi từng tồn tại trên hành tinh chúng ta. Hệ mặt trời có 8 hay 9 hành tinh Như chúng ta vẫn biết, Hệ Mặt Trời bao gồm có Mặt Trời nằm ở trung tâm, sau đó tính từ trong ra ngoài sẽ là sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và … sao Diêm Vương. Như vậy là có Mặt Trời ở trung tâm và 9 hành tinh quay xung quanh. Thế nhưng rắc rối đến từ sao Diêm Vương khi cách đây đúng 4 năm, ngày 26/8/2006 thì sao Diêm Vương đã chính thức bị giáng cấp xuống thành hành tinh lùn (dwarf planet). Tại sao lại có chuyện này? Ngay từ khi được phát hiện ra vào ngày 18/2/1930 bởi Clyde Tombaugh, sao
  3. Diêm Vương đã gây ra tranh cãi lớn trong giới thiên văn về việc nó có phải là hành tinh hay không. Được phát hiện muộn nhất trong số các hành tinh (tính vào thời điểm năm 1930), ngôi sao này được đặt tên là Pluto (Diêm Vương), chúa tể của cõi âm vì nó quá xa và quá nhỏ so với các hành tinh khác khiến cho mọi người khó mà có thể nhìn thấy nó. Kích thước của sao Diêm Vương nhỏ hơn so với kích thước Mặt Trăng (của Trái Đất) và quan trọng nhất là quỹ đạo quay của nó lại không giống với quỹ đạo eclipse của 8 hành tinh đã được phát hiện trước đó. Quỹ đạo của sao Diêm Vương có lúc giao cắt với quỹ đạo của sao Hải Vương và thậm chí có nhiều lúc nó còn gần Mặt Trời hơn cả sao Hải Vương, một việc khá “vô tổ chức” mà 8 hành tinh kia chưa từng vi phạm. Thêm nữa, ngôi sao này lại có một anh em song sinh có kích thước gần tương đương có tên Charon. Do vậy, dù bạn có cho rằng số 9 là một con số đẹp thì Hệ Mặt Trời cũng chỉ có 8 hành tinh quay xung quanh Mặt Trời cùng với một số hành tinh lùn như sao Diêm Vương, Ceres và Eris. Ngay từ khi được phát hiện ra vào ngày 18/2/1930 bởi Clyde Tombaugh, sao Diêm Vương đã gây ra tranh cãi lớn trong giới thiên văn về việc nó có phải là hành tinh hay không. Được phát hiện muộn nhất trong số các hành tinh (tính vào thời điểm năm 1930), ngôi sao này được đặt tên là Pluto (Diêm Vương), chúa tể của cõi âm vì nó quá xa và quá nhỏ so với các hành tinh khác khiến cho mọi người khó mà có thể nhìn thấy nó. Kích thước của sao Diêm Vương nhỏ hơn so với kích thước Mặt Trăng (của Trái Đất) và quan trọng nhất là quỹ đạo quay của nó lại không giống với quỹ đạo eclipse của 8 hành tinh đã được phát hiện trước đó. Quỹ đạo của sao Diêm Vương có lúc giao cắt với quỹ đạo của sao Hải Vương và thậm chí có nhiều lúc nó còn gần Mặt Trời hơn cả sao Hải Vương, một việc khá “vô tổ chức” mà 8 hành tinh kia chưa từng vi phạm. Thêm nữa, ngôi sao này lại có một anh em song sinh có kích thước gần tương đương có tên Charon.
  4. Do vậy, dù bạn có cho rằng số 9 là một con số đẹp thì Hệ Mặt Trời cũng chỉ có 8 hành tinh quay xung quanh Mặt Trời cùng với một số hành tinh lùn như sao Diêm Vương, Ceres và Eris. Phương pháp mới trung hoà các chất thải hạt nhân Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Kamtchatka (phía đông nước Nga) khẳng định, họ đã khám phá ra một phương pháp mới mang tính cách mạng trong việc chôn lấp chất thải hạt nhân lỏng và bán lỏng. Các nhà nghiên cứu cho biết, phương pháp chôn lấp của họ được tiến hành ở nhiệt độ 3500C trong các hệ thống hydro nhiệt. Alexandre Vaïner, một trong những tác giả của phương pháp này cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu chi tiết hệ thống địa nhiệt ở đảo Paramouchir. Việc xây dựng và thử nghiệm hệ thống đã diễn ra ở đây”. Thí nghiệm cho thấy, chuỗi các phản ứng hoá học dẫn tới việc hình thành (từ các chất thải phóng xạ) các hợp chất ổn định và các vỉa địa chất gốc hydro nhiệt. Trong điều kiện tự nhiên này, chất thải kết tụ trong các lớp địa chất của vùng, chúng trở nên vô hại.
  5. Tại Kamtchatka và trên các đảo Kouriles, các nhà nghiên cứu nhận thấy, có sự kết hợp thuận lợi của áp suất, nhiệt độ và các yếu tố khác, chúng kích thích các tiến trình địa chất tự nhiên từ muối của các kim loại nặng mà họ gọi là “các vùng chuyển tiếp sâu”. Theo Alexandre Vaïner, hệ thống của họ có khả năng chôn lấp mọi chất thải phóng xạ của mọi nơi trên thế giới. Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu có thể trung hoà được hàng trăm tấn urani và chất thải phóng xạ mỗi năm. Việc trung hoà các chất thải phóng xạ trong các hệ thống địa nhiệt về mặt sinh thái là vô hại và đó là giải pháp ít tốn kém cho vấn đề mang tính toàn cầu này. Từ năm 1993 đến 1996, nhóm nghiên cứu của Alexandre Vaïner đã có được 3 bằng sáng chế về kỹ thuật trung hoà các chất thải phóng xạ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2