intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng tiêu chảy do ký sinh trùng sau lũ

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

78
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Suốt một thời gian dài, miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn trong đó có những trận lũ muộn. Người dân nơi đây không chỉ phải khắc phục khó khăn về nơi ăn, chốn ở do bị cô lập hay phải di rời ở mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác do vệ sinh môi trường kém, không đảm bảo nguồn nước sạch… Một trong những bệnh lý cần quan tâm đúng mức là tiêu chảy do ký...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng tiêu chảy do ký sinh trùng sau lũ

  1. Phòng tiêu chảy do ký sinh trùng sau lũ Suốt một thời gian dài, miền Trung, đặc biệt là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế… phải hứng chịu nhiều trận lũ lụt lớn trong đó có những trận lũ muộn. Người dân nơi đây không chỉ phải khắc phục khó khăn về nơi ăn, chốn ở do bị cô lập hay phải di rời ở mà còn phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe khác do vệ sinh môi trường kém, không đảm bảo nguồn nước sạch… Một trong những bệnh lý cần quan tâm đúng mức là tiêu chảy do ký sinh trùng bởi ký sinh trùng còn có thể phát tán đến nhiều bộ phận khác trong cơ thể và gây bệnh như viêm gan, viêm kết giác mạc, viêm phúc mạc... Tiêu bản cryptosporidium xâm nhập ruột gây tiêu chảy. Nhận biết bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng Các bệnh tiêu chảy do các ký sinh trùng gây ra không thể phân biệt được trên lâm sàng. Không những ruột non bị nhiễm khuẩn mà còn các cơ quan khác bị xâm nhiễm như đại tràng, đường mật, có thể dẫn đến xơ đường mật hoặc viêm túi mật không có
  2. sỏi. Đối với bệnh nhân miễn dịch bình thường, bệnh biểu hiện từ không triệu chứng tới tiêu chảy nhẹ kèm đầy hơi và trướng bụng, tiêu chảy phân nước nặng, nhiều lần. Phân có thể chứa nhầy nhưng không có máu. Các triệu chứng kèm theo gồm sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, nôn, đau cơ, sút cân, kéo dài một vài ngày tới vài tuần. Các loại ký sinh trùng gây bệnh thường gặp gồm: Cryptosporidium: có thời gian ủ bệnh từ 5 - 21 ngày, nghĩa là từ khi nhiễm ký sinh trùng đến khi phát bệnh là 5 - 21 ngày. Bào nang của ký sinh trùng thải theo phân ra ngoài có khả năng lây nhiễm, vì vậy bệnh nhân phải được cách ly và xử lý phân thật tốt để chống lây lan. Isospora: các bào nang của loại ký sinh trùng này có thể lây truyền trực tiếp từ người sang người qua tiếp xúc tình dục hậu môn - miệng. Bệnh gây viêm loét đại tràng xuất huyết, nên có thể đi ngoài phân có lẫn máu. Cyclospora: thường gây ra các vụ dịch lây truyền theo đường nước và thực phẩm. Xét nghiệm phân tươi có thể phát hiện các bào nang. Sarcocystis: là ký sinh trùng gây bệnh ở ruột và ở cơ vân. Trong thể bệnh đường ruột, các kén bào tử thải theo phân người không gây bệnh trực tiếp cho người mà phải được gia súc ăn cỏ hoặc lợn ăn vào. Người bị nhiễm bệnh khi ăn thịt gia súc hoặc thịt lợn chưa nấu chín kỹ nhiễm bào nang của ký sinh trùng. Nhiễm bệnh ở ruột thường không có triệu chứng hoặc gây tiêu chảy nhẹ nhưng kéo dài. Người mắc bệnh ở bắp cơ khi ăn phải kén bào tử ký sinh trùng. Tại ruột, các kén bào tử giải phóng ra các thoa
  3. trùng xâm nhập thành ruột và phát tán tới các cơ vân. Sự phát tán vào cơ vân dẫn tới viêm cơ và tổ chức dưới da kéo dài vài ngày tới 2 tuần với biểu hiện phù nề tại chỗ. Microsporidium: là các ký sinh đơn bào chỉ sống trong tế bào có khả năng gây bệnh cho côn trùng, cá và động vật có xương sống. Ở người, các triệu chứng gồm: tiêu chảy mạn tính, các triệu chứng nhiễm khuẩn đường mật, có thể tiến triển đến viêm xơ đường mật, sút cân. Ký sinh trùng có thể phát tán đến thận, xoang, phế quản, thần kinh, viêm gan, viêm phúc mạc và viêm kết giác mạc. Chẩn đoán bệnh dựa vào việc phát hiện ký sinh trùng trong các bệnh phẩm sinh thiết, trong phân, dịch cơ thể, và chất nạo từ kết mạc. Một vài chú ý trong điều trị và phòng bệnh Khi bị tiêu chảy, bà con nên pha dung dịch oresol uống thay nước, số lượng dịch nên uống theo nhu cầu cơ thể. Nếu không có oresol thì pha nước đường muối để uống. Cũng có thể pha một ít muối vào nước cháo mà uống. Điều trị hỗ trợ cho tiêu
  4. chảy nặng và mạn tính bao gồm bù nước và điện giải, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là thực hiện ăn chín, uống sôi. Làm giảm khả năng nhiễm ký sinh trùng gây bệnh bằng việc hạn chế bơi lội, dầm nước ở các hồ, ao, sông, suối. Khi chế biến thịt gia súc, gia cầm cần nấu chín kỹ để tất cả các mầm bệnh và ký sinh trùng gây bệnh bị diệt. Bà con vùng lũ cần sử dụng nước sạch để nấu ăn và tắm rửa. Xử lý tốt phân của bệnh nhân bằng cách rắc vôi bột xung quanh và chôn sâu. Không dùng phân tươi bón ruộng hoặc tưới rau. Cách gây bệnh của ký sinh trùng Ký sinh trùng gây bệnh tiêu chảy thường gặp ở các vùng vệ sinh kém, nhất là vùng nước ngập do lũ lụt. Bệnh lây do các bào nang của ký sinh trùng từ nước lũ nhiễm vào nước uống hoặc thức ăn, gây tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột. Bào nang sau khi được nuốt vào ruột sẽ giải phóng ra các thoa trùng xâm nhập vào tế bào biểu mô ở ruột non. Các tiểu thể hoa cúc được giải phóng ra lại tái xâm nhập trong quá trình nhân lên vô tính trong tế bào. Cuối cùng trong giai đoạn hữu tính, các bào nang được hình thành và thải theo phân ra ngoài. Các bào nang này có thể
  5. tồn tại trong môi trường ẩm vài tháng tới vài năm. Bệnh tiêu chảy do ký sinh trùng có tính chất tiết dịch, làm giảm hấp thu vitamin B12, chất béo, làm cho các lông mao của ruột trụi hoặc teo đi và tăng sinh các khe nhú, nhưng không gây loét và không xâm nhập sâu thành ruột
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2