Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
<br />
Số 2/2017<br />
<br />
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC<br />
<br />
ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN LÊN CHẤT LƯỢNG<br />
ĐỒ UỐNG GIÀU POLYPHENOL TỪ THÂN CÂY NGÔ<br />
PROCESSING EFFECTS ON THE QUALITY OF POLYPHENOL-RICH BEVERAGES<br />
PREPARED FROM CORN STOVER<br />
Lê Tuấn Anh1, Đặng Xuân Cường2, Vũ Ngọc Bội3<br />
Ngày nhận bài: 25/03/2016; Ngày phản biện thông qua: 22/12/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá quá trình chế biến đồ uống giàu polyphenol từ thân cây ngô.<br />
Điểm cảm quan trung bình chung, hàm lượng polyphenol, hoạt tính (chống oxy hóa tổng, khử sắt và bắt gốc<br />
tự do DPPH) và độ màu được sử dụng để lựa chọn thông số phù hợp của quy trình chế biến. Đầu tiên, dịch<br />
chiết giàu polyphenol từ thân cây ngô được chuẩn bị. Sau đó dịch chiết này được sử dụng để chế biến đồ uống<br />
giàu polyphenol thông qua các bước như đồng hóa, đóng hộp, thanh trùng và bảo quản. Đồ uống được chuẩn<br />
bị từ thân cây ngô có hàm lượng: saccharose 15%, acid citric 0,07%, carrageenan 0,04%, acid ascorbic<br />
0,04% và hàm lượng polyphenol 15 mg/250ml đồ uống. Hoạt tính (chống oxy hóa tổng, khử sắt và bắt gốc tự<br />
do DPPH) của 250ml đồ uống giàu polyphenol từ thân cây ngô tương đương 54,9554±0,02 mg acid ascorbic,<br />
157,2730±0,01 mg FeSO4 và 60,5±0,005%. Độ màu polymer của đồ uống là 0,388.<br />
Từ khóa: chống oxy hóa, đồ uống, hoạt tính, polyphenol, thân cây ngô<br />
ABSTRACT<br />
The objective of the present study is to investigate the processing of polyphenol-rich beverages from corn<br />
stover. A sensory score, total polyphenol content, antioxidant potentials and color values were used to select<br />
the appropriate parameters of the processing procedure. The polyphenol-rich extract was firstly prepared<br />
from corn stover, then the extract was then used for the polyphenol-rich beverages production through several<br />
steps including homogenization, canning, pasteurization, and finally was stored. The beverages prepared from<br />
corn stover had the contents of saccharose (w/v) of 15%, citric acid (w/v) of 0.07%, carrageenan (w/v) of<br />
0.04%, acid ascorbic of 0.04% and total polyphenol content of 15 mg/250 ml beverages. The total antioxidant,<br />
reducing power and DPPH radical scavenging assays of beverages prepared from corn stover were 54.9554<br />
mg ascorbic acid equivalent/250 ml, 157.2730mg FeSO4 equivalent /250 ml and 60.5%, respectively. The<br />
polymer color value was 0.388.<br />
Keywords: antioxidant, beverages, activity, trunk corn, polyphenol<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Polyphenol là hợp chất chuyển hóa thứ<br />
cấp, đa dạng về cấu trúc, giàu hoạt tính sinh<br />
học như kháng khuẩn, kháng nấm [3], chống<br />
Công ty Cổ phần Fucoidan Việt Nam<br />
Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang<br />
3<br />
Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang<br />
1<br />
2<br />
<br />
12 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
oxy hóa [16], chống ung thư [8],… và được tìm<br />
thấy trong nhiều loại thực vật [10]. Gốc tự do là<br />
nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh phát sinh ở<br />
con người (Alzermer, ung thư,…) [22] và cơ chế<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
chống ung thư của polyphenol được thực hiện<br />
theo các con đường khác nhau như: loại bỏ<br />
các tác nhân gây ung thư [8], kìm hãm sự phát<br />
tín hiệu của tế bào ung thư [11] và thúc đẩy<br />
quá trình apoptosis [12]. Khả năng chống oxy<br />
hóa của polyphenol dựa trên cơ chế phản ứng<br />
oxy hóa khử với gốc tự do, do vậy chúng có<br />
khả năng ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hơn 80<br />
loại bệnh xuất hiện ở con người. Do đó, sử<br />
dụng hoạt chất polyphenol chống oxy hóa để<br />
loại bỏ gốc tự do, giảm thiểu bệnh tật cho con<br />
người đã và đang thu hút nhiều sự quan tâm<br />
nghiên cứu và ứng dụng trong những thập kỷ<br />
gần đây. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều<br />
loại đồ uống chứa polyphenol chống oxy hóa<br />
đang ngày càng phổ biến trên thị trường như:<br />
quả việt quất, xoài, dứa và các loại trà xanh,...<br />
Thực tế cho thấy, trữ lượng thân cây ngô vô<br />
cùng lớn ở Việt Nam, giá thành rẻ, mới chỉ<br />
được sử dụng làm phân bón, thức ăn gia súc<br />
<br />
Số 2/2017<br />
hoặc bị đốt [2] và hàm lượng polyphenol trong<br />
thân cây ngô chiếm 16% [18]. Do đó, bài báo<br />
này tập trung trình bày kết quả thử nghiệm sử<br />
dụng polyphenol từ thân cây ngô trong sản<br />
xuất đồ uống.<br />
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
1. Vật liệu nghiên cứu<br />
Cây ngô lai số 01 (sweet corn) trồng ở<br />
Diên Khánh – Khánh Hòa niên vụ 2012 – 2014,<br />
được thu hoạch sau 75 ngày trồng [2].<br />
2. Phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Chuẩn bị mẫu<br />
Dịch chiết giàu polyphenol được thu nhận<br />
từ quá trình chiết thân ngô với tỷ lệ nước/<br />
nguyên liệu là 60/1 (v/w), trong 32 giờ ở nhiệt<br />
độ 600C, pH 8 và chiết 1 lần theo phương pháp<br />
ngâm dầm [2].<br />
2.2. Bố trí thí nghiệm<br />
<br />
Hình 1. Quy trình chuẩn bị đồ uống giàu polyphenol từ thân cây ngô<br />
<br />
Các nguyên liệu được nghiên cứu với các tỷ<br />
lệ khác nhau là saccharose (6 - 18%), acid citric<br />
(0,05-0,09), acid citric (0,02-0,06), carrageenan<br />
(0,03-0,07), hàm lượng polyphenol (7,5-17,5).<br />
Đồng hóa được nghiên cứu thời gian (1-5 phút)<br />
và nhiệt độ (35-500C). Bố trí thí nghiệm theo<br />
phương pháp chạy một yếu tố và cố định các<br />
yếu tố còn lại, kết quả của thí nghiệm sau kế<br />
thừa kết quả thí nghiệm trước. Trình tự các yếu<br />
tố được trình bày là trình tự thí nghiệm. Các<br />
nguyên liệu được hòa tan theo các tỷ lệ khảo<br />
sát khác nhau và đồng hóa. Sau đó tiến hành<br />
đóng chai, thanh trùng, dán nhãn và bảo quản.<br />
Thời gian thanh trùng được nghiên cứu 17–19<br />
phút. Các hàm mục tiêu được sử dụng để đánh<br />
giá là điểm cảm quan trung bình chung (TBCQ),<br />
hàm lượng polyphenol, độ màu và hoạt tính<br />
chống oxy hóa.<br />
2.3. Phương pháp phân tích<br />
2.3.1. Phương pháp định lượng<br />
<br />
Định lượng polyphenol theo Swanson và<br />
cộng sự (2002) [20].<br />
2.3.2. Phương pháp đánh giá hoạt tính, cảm<br />
quan và độ màu sản phẩm<br />
- Hoạt tính chống oxy hóa tổng (TA) theo<br />
phương pháp của Prieto và cộng sự (1999) [14].<br />
- Hoạt tính khử Fe (RP) được xác định theo<br />
phương pháp của Zhu và cộng sự (2002) [24].<br />
- Hoạt tính bắt gốc tự do DPPH theo<br />
phương pháp của Blois và cộng sự (1958) [6].<br />
- Đánh giá cảm quan theo phương pháp<br />
cho điểm được quy định trong TCVN 3215 – 79.<br />
- Độ màu xác định theo phương pháp của<br />
Neslihan Alper và cộng sự (2005) [13].<br />
2.4. Phân tích dữ liệu<br />
Phân tích ANOVA, hồi quy và thống kê<br />
bằng phần mềm MS. Excell 2010. Loại bỏ giá<br />
trị bất thường bằng phương pháp Dulcan. Mỗi<br />
nghiệm thức được lặp lại 3 lần.<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 13<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN<br />
1. Xác định tỷ lệ các chất sử dụng trong sản<br />
xuất đồ uống<br />
1.1. Xác định tỷ lệ saccharose bổ sung<br />
Kết quả cho thấy TBCQ của sản phẩm tăng<br />
khi tỷ lệ saccharose bổ sung tăng và đạt cao<br />
nhất khi tỷ lệ bổ sung là 15% và giảm khi tăng<br />
<br />
Hình 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ saccharose bổ sung<br />
đến TBCQ của đồ uống<br />
<br />
Phân tích ANOVA và hồi quy cho thấy,<br />
TBCQ và hàm lượng saccharose bổ sung<br />
tương tác với nhau theo mô hình phi tuyến bậc<br />
2 với TBCQ cực đại khi hàm lượng saccharose<br />
đạt 15%. Điều này cho thấy độ ngọt của<br />
saccharose tăng theo nồng độ và độ ngọt của<br />
đồ uống cao không phù hợp sẽ tạo cảm vị khó<br />
uống cho người tiêu dùng. Do vậy, tỷ lệ bổ<br />
sung saccharose 15% là phù hợp.<br />
1.2. Xác định tỷ lệ acid citric bổ sung vào đồ uống<br />
Tỷ lệ acid citric bổ sung vào đồ uống có<br />
ảnh hưởng đến TBCQ của sản phẩm (Hình 3).<br />
Khi tỷ lệ acid citric bổ sung vào đồ uống với tỷ<br />
lệ thấp 0,05%, TBCQ thu được là 13,44 điểm.<br />
Khi tăng tỷ lệ acid citric bổ sung lên 0,07%,<br />
TBCQ đạt cao nhất 16,44 điểm. Tỷ lệ acid citric<br />
bổ sung tăng lên 0,08% và 0,09%, TBCQ giảm<br />
xuống tương ứng là 12,88 điểm và 11,48 điểm.<br />
Kết quả cho thấy TBCQ của sản phẩm tăng khi<br />
tỷ lệ acid citric bổ sung tăng và đạt cao nhất khi<br />
tỷ lệ bổ sung là 0,07% và giảm khi tiếp tục tăng<br />
tỷ lệ bổ sung (Hình 3). Phân tích ANOVA và hồi<br />
quy cho thấy, tỷ lệ acid citric bổ sung tương<br />
tác với TBCQ theo mô hình phi tuyến bậc 2<br />
với điểm cực đại tại tỷ lệ acid citric là 0,07%.<br />
<br />
14 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2017<br />
tỷ lệ bổ sung lên 18%. Khi bổ sung saccharose<br />
với tỷ lệ 6%, TBCQ của sản phẩm đạt 12,72<br />
điểm. Khi bổ sung với tỷ lệ 9%, TBCQ đạt<br />
13,68 điểm. Khi bổ sung saccharose với tỷ lệ<br />
15% thì TBCQ của sản phẩm đạt cao nhất là<br />
15,96 điểm, còn khi tỷ lệ bổ sung saccharose<br />
18%, TBCQ của sản phẩm giảm xuống còn<br />
11,84 điểm (Hình 2).<br />
<br />
Hình 3. Ảnh hưởng của tỷ lệ acid citric bổ sung<br />
đến TBCQ của đồ uống<br />
<br />
Eid và cộng sự (2014) công bố tỷ lệ acid<br />
citric trong nước giải khát từ 0,05–0,37% [9].<br />
Do vậy, kết quả hoàn toàn phù hợp với lý<br />
thuyết và thực nghiệm trên thế giới và tỷ lệ bổ<br />
sung acid citric 0,07% được chọn để bổ sung<br />
vào đồ uống giàu polyphenol.<br />
1.3. Xác định tỷ lệ carrageenan bổ sung thích hợp<br />
Khi tỷ lệ carrageenan bổ sung càng tăng,<br />
độ sánh của sản phẩm cũng tăng lên (Hình 4).<br />
Khi tỷ lệ bổ sung carrageenan là 0,03%, TBCQ<br />
của đồ uống chỉ đạt 11,44 điểm. Khi bổ sung<br />
carrageenan với tỷ lệ 0,04%, TBCQ của đồ<br />
uống đạt 15,64 điểm.<br />
<br />
Hình 4. Ảnh hưởng của tỷ lệ carrageenan bổ sung<br />
đến TBCQ của đồ uống<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
Khi tiếp tục tăng tỷ lệ carrageenan bổ sung<br />
lên 0,05%, TBCQ của đồ uống lại giảm xuống và<br />
chỉ còn 11,32 điểm. Khi tăng tỷ lệ carrageenan<br />
lên tới 0,06% và 0,07%, TBCQ chỉ còn 11,12<br />
điểm và 10,84 điểm. Kết quả cho thấy, TBCQ<br />
của đồ uống tăng khi tỷ lệ carrageenan bổ sung<br />
tăng và đạt cao nhất khi tỷ lệ bổ sung là 0,04%<br />
và giảm khi tiếp tục tăng tỷ lệ bổ sung. Thomas<br />
(1997) công bố tỷ lệ carrageenan bổ sung vào<br />
nước ép trái cây và nước giải khát là 0,05% [21].<br />
Như vậy thấy kết quả nghiên cứu là phù hợp<br />
với công bố của Thomas (1997). Phân tích<br />
ANOVA và hồi quy thấy, tỷ lệ carrageenan và<br />
TBCQ cũng có sự tương tác với nhau theo mô<br />
hình phi tuyến bậc 2 với điểm cực đại ở tỷ lệ<br />
carrageenan 0,04% (R2 = 0,98). Những phân<br />
tích và luận giải ở trên hoàn toàn phù hợp với<br />
nghiên cứu [7]. Do vậy, tỷ lệ carrageenan bổ sung<br />
<br />
Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ acid ascorbic bổ sung<br />
đến TBCQ của sản phẩm đồ uống<br />
<br />
Theo Aurelia và cộng sự (2011), hàm lượng<br />
acid ascrobic bổ sung vào nước ép trái cây là<br />
54,74 mg/100ml [5]. Như vậy kết quả nghiên<br />
cứu phù hợp với thực nghiệm [5] và lý thuyết [7].<br />
Do vậy tỷ lệ acid ascorbic bổ sung 0,04% vào<br />
sản phẩm là phù hợp.<br />
1.5. Xác định hàm lượng polyphenol cần bổ sung<br />
Kết quả cho thấy, khi hàm lượng polyphenol<br />
bổ sung vào đồ uống đạt mức 7,5 mg, 10 mg<br />
và 12,5 mg, TBCQ của đồ uống đạt tương ứng<br />
13,12 điểm, 13,68 điểm và 15,32 điểm (Hình 6).<br />
TBCQ của đồ uống đạt mức cao nhất là 17,08<br />
điểm khi bổ sung hàm lượng polyphenol là 15<br />
mg. Khi hàm lượng polyphenol bổ sung vào<br />
đồ uống tăng lên tới mức 17,5 mg, TBCQ<br />
của đồ uống lại giảm và chỉ đạt 15,04 điểm.<br />
<br />
Số 2/2017<br />
0,04% vào đồ uống là phù hợp.<br />
1.4. Xác định tỷ lệ acid ascorbic bổ sung thích hợp<br />
Khi tỷ lệ acid ascorbic bổ sung tăng từ<br />
0,02% đến 0,04%, TBCQ của đồ uống tăng<br />
tương ứng là 11,76 điểm và 13,92 điểm (Hình 5).<br />
TBCQ đạt cực đại là 16,36 điểm khi tỷ lệ acid<br />
ascorbic bổ sung là 0,04%. Tiếp tục tăng tỷ lệ<br />
bổ sung acid ascorbic lên 0,05% và 0,06%,<br />
TBCQ của đồ uống giảm xuống và đạt tương<br />
ứng 13,04 điểm và 11,68 điểm. Kết quả cho<br />
thấy TBCQ của đồ uống tăng khi tỷ lệ acid<br />
ascorbic bổ sung tăng và đạt cao nhất khi tỷ lệ<br />
bổ sung là 0,04%. Phân tích ANOVA và hồi quy<br />
cho thấy, TBCQ biến đổi theo mô hình bậc 2<br />
khi tỷ lệ acid ascorbic bổ sung tăng dần và<br />
sự tương quan mạnh (R2 = 0,98). Như vậy tỷ<br />
lệ acid ascorbic bổ sung vào đồ uống có ảnh<br />
hưởng đến TBCQ của đồ uống.<br />
<br />
Hình 6. Ảnh hưởng của hàm lượng polyphenol<br />
đến TBCQ của đồ uống<br />
<br />
Kết quả cho thấy, TBCQ của đồ uống tăng khi<br />
hàm lượng polyphenol bổ sung tăng và đạt cao<br />
nhất khi hàm lượng bổ sung là 15 mg. TBCQ<br />
giảm khi tiếp tục tăng hàm lượng polyphenol<br />
bổ sung, có thể giải thích khi hàm lượng<br />
polyphenol bổ sung vào cao, dẫn đến mùi vị và<br />
màu sắc của sản phẩm quá đậm làm cho trạng<br />
thái cảm quan của sản phẩm không tốt. Do<br />
anthocyanins là sắc tố polyphenol chính và có<br />
nhiều trong cây ngô nên khi bổ sung càng nhiều<br />
polyphenol làm màu sắc sản phẩm càng đậm.<br />
Kết quả hoàn toàn phù hợp với công bố của<br />
Statford và đồng tác giả (2003) về hàm lượng<br />
polyphenol bổ sung vào đồ uống không cồn [19].<br />
Victor Preedy (2014) cho thấy hàm lượng<br />
polyphenol có trong nước giải khát chinotto A<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 15<br />
<br />
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản<br />
là 213,81 mg/l và chinotto B là 136,03 mg/l [23].<br />
Như vậy kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù<br />
hợp với lý thuyết và thực nghiệm. Do vậy,<br />
hàm lượng polyphenol bổ sung vào sản phẩm<br />
15 mg/250 ml được lựa chọn để sản xuất nước<br />
giải khát chống oxy hóa giàu polyphenol.<br />
2. Xác định nhiệt độ và thời gian đồng hóa<br />
Thời gian và nhiệt độ đồng hóa ảnh hưởng<br />
không nhiều tới tổng điểm trung bình cảm quan<br />
của sản phẩm (p>0,05). Thời gian đồng hóa<br />
<br />
Hình 7a. Ảnh hưởng của thời gian đồng hóa<br />
đến TBCQ của sản phẩm<br />
<br />
So sánh với các nghiên cứu trước cho<br />
thấy, kết quả nghiên cứu là phù hợp [15, 21]<br />
và điều này có thể giải thích, trong thời gian<br />
và nhiệt độ nghiên cứu chưa đủ để tác động<br />
mạnh mẽ tới thành phần hoạt chất trong đồ<br />
uống để thay đổi chất lượng đồ uống. Do vậy,<br />
thời gian đồng hóa được lựa chọn là 1 phút và<br />
nhiệt độ đồng hóa là 300C.<br />
3. Ảnh hưởng của thời gian thanh trùng<br />
Kết quả cho thấy, thời gian thanh trùng<br />
càng kéo dài, TBCQ của sản phẩm càng thấp.<br />
Thanh trùng ở 800C trong 17 phút, TBCQ đạt<br />
cao nhất (Bảng 1), tương ứng là 16,92 điểm<br />
(13,877 ± 0,03 mg acid gallic/250ml), khi<br />
thời gian thanh trùng tăng lên 18 và 19 phút,<br />
TBCQ giảm còn 16,76 ± 0,031 điểm và 16,68 ±<br />
0,035 điểm. Điều này có thể lý giải, khi tăng<br />
thời gian thanh trùng đồng nghĩa với thời gian<br />
tác động nhiệt lên polyphenol tăng, dẫn đến<br />
màu sản phẩm giảm. Hàm lượng polyphenol<br />
của sản phẩm giảm theo thời gian thanh trùng.<br />
Hàm lượng polyphenol khi đồ uống thanh<br />
trùng trong 18 phút và 19 phút còn tương ứng<br />
<br />
16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG<br />
<br />
Số 2/2017<br />
là 1, 2, 3, 4 và 5 phút, TBCQ tương ứng là<br />
17,2 ± 0,024 điểm, 17,12 ± 0,018 điểm,<br />
17 ± 0,024 điểm, 17,2 ± 0,03 điểm và 16,96 ±<br />
0,01 điểm (Hình 7a). Ở các nhiệt độ đồng hóa<br />
khác nhau 300C, 400C, 450C và 500C, TBCQ<br />
đạt tương ứng là 17,16 ± 0,03 điểm, 17,08 ±<br />
0,022 điểm, 17,2 ± 0,026 điểm và 16,96 ±<br />
0,028 điểm (Hình 7b). Phân tích ANOVA thấy,<br />
TBCQ có sự tương quan chặt chẽ với thời gian<br />
và nhiệt độ đồng hóa (R2>0,9).<br />
<br />
Hình 7b. Ảnh hưởng của nhiệt độ đồng hóa<br />
đến TBCQ của sản phẩm<br />
<br />
13,207 ± 0,002 mg acid gallic và 12,697 ±<br />
0,001 mg acid gallic/250ml, tương đương<br />
95,17% và 91,5% so với hàm lượng polyphenol<br />
khi thanh trùng ở 800C trong 17 phút, kết quả<br />
phù hợp với nghiên cứu của Rembiałkowska<br />
và cộng sự (2007) [15]. Hoạt tính chống oxy<br />
hóa tổng (TA) của đồ uống thanh trùng ở 800C<br />
giảm theo thời gian thanh trùng, giảm tương<br />
tự hàm lượng polyphenol của sản phẩm. TA<br />
của đồ uống thanh trùng trong 17 phút đạt<br />
54,9554 ± 0,020 mg acid ascorbic/250 ml.<br />
Thanh trùng trong 18 phút và 19 phút, TA của<br />
đồ uống giảm còn tương ứng 52,9793 ± 0,003<br />
mg acid ascorbic/250 ml và 50,1770 ± 0,004<br />
mg acid ascorbic/250 ml, tương đương 96,4%<br />
và 91,30% so với TA của đồ uống thanh trùng<br />
ở 800C trong 17 phút. Khi thanh trùng ở 800C,<br />
RP giảm theo thời gian thanh trùng, giảm<br />
tương tự hàm lượng polyphenol và RP của đồ<br />
uống. RP của đồ uống thanh trùng trong 17<br />
phút đạt 50,1770 ± 0,004 mg FeSO4/250 ml.<br />
Thanh trùng trong 18 phút và 19 phút, RP<br />
của đồ uống giảm còn tương ứng 148,4630 ±<br />
<br />