intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Các lực cơ học

Chia sẻ: Tiên Đoàn | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:9

131
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lực hấp dẫn; lực đàn hồi của lò xo; lực ma sát; lực ma sát trượt; lực ma sát lăn; lực ma sát nghỉ là những nội dung chính mà "Bài giảng Các lực cơ học" hướng đến trình bày. Mời các bạn cùng tìm hiểu và tham khảo nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Các lực cơ học

  1. Các lực    cơ học
  2. I. Lực hấp dẫn:        Lý thuyết mang tính định lượng đầu tiên của lực hấp  dẫn xây dựng trên các quan sát do Isaac Newton thiết lập  vào năm 1687 trong cuốn Principia của ông. Ông viết  rằng lực hấp dẫn tác dụng lên mặt trời và các hành tinh  phụ thuộc vào lượng vật chất mà chúng chứa. Nó truyền  đi những khoảng cách xa và luôn luôn giảm tỉ lệ nghịch  với bình phương khoảng cách. Công thức viết cho  lực F giữa hai vật có khối lượng m1 và m2 cách nhau  khoảng r là G.m1.m2 F r2
  3.         Trong đó G là hằng số tỉ lệ, hay hằng số hấp dẫn.  Newton không hoàn toàn hài lòng với lí thuyết của ông vì  nó giả sử một tương tác xuyên khoảng cách.          Định luât được phát biểu: “ Lực hấp dẫn giữa hai  chất điểm bất kì tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng  của chúng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng  cách giữa chúng” -     Trọng lực của một vật là lực hấp dẫn giữa Trái đất  và vật đó. -    Trọng tâm của vật là điểm đặt trọng lực của vật.    
  4. II. Lực đàn hồi của lò xo. - Lực đàn hồi xuất hiện ở 2 đầu của lò xo và tác dụng  vào các vật tiếp xúc (hay gắn) với lò xo, làm nó biến  dạng. - Hướng của lực đàn hồi ở mỗi đầu lò xo ngược với  hướng của ngoại lực gây biến dạng. Cụ thể là khi bị  dãn, lực đàn hồi của lò xo hướng theo trục của lò xo  vào phía trong, còn khi bị nén, lực đàn hồi hướng theo  trục của lò xo về phía ngoài.
  5.            Để lò xo dãn nhiều hơn thì phải kéo mạnh hơn.  Đó là vì lực đàn hồi đã tăng theo để chống lại lực kéo.  Nhà vật lí người Anh­ Robert Hooke đã nghiên cứu và tìm  ra định luật về mối liên quan giữa độ lớn lực đàn hồi của  lò xo và độ dãn của lò xo.           Phát biểu: “ Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực  đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò  xo.” Fđh k. l            Trong đó: k là độ cứng (hay hệ số đàn hồi) của lò  xo. Khi cùng chịu một ngoại lực gây biến dạng, lò xo nào  càng cứng thì càng ít bị biến dạng, do đó hệ số k càng  lớn.  
  6. III. Lực ma sát:       Ma sát là hiện tượng ta gặp ở mọi nơi trong đời sống.  Chiếc đinh, chiếc ốc bám được chắc vào tường là nhờ có  lực ma sát. Chuyển động của xe đạp, phanh xe, ô tô, tàu  hoả điều khiển được cũng là nhờ có lực ma sát. Ma sát là  hiện tượng xuất hiện lực cản chống lại chuyển động  của các vật thể tại các bề mặt tiếp xúc của chúng. Lực  chống lại chuyển động gọi là lực ma sát. Dựa vào đặc  điểm của lực ma sát người ta chia lực ma sát ra làm 3  loại: lực ma sát trượt, lực ma sát lăn và lực ma sát nghỉ
  7. v Lực ma sát trượt: Ø          Khi một vật chuyển động trượt trên một bề mặt  thì bề mặt tác dụng lên vật (tại chỗ tiếp xúc) một lực  ma sát trượt cản trở chuyển động của vật trên mặt đó. Ø          Độ lớn của lực ma sát trượt:          ­   Không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ  của vật.          ­  Tỉ lệ với độ lớn áp lực.          ­  Phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của 2 vật  tiếp xúc. Ø           Hệ số ma sát trFượ t: là hệ số tỉ lệ giữa lực ma sát  mst Fmst t .N trượt và độ lớn củt a áp lN ự c.
  8. v Lực ma sát lăn: xuất hiện khi một vật lăn trên mặt  một vật khác, để cản lại chuyển động lăn của vật.     Đặc điểm lực ma sát lăn:      ­  Xuất hiện ở chỗ tiếp xúc của vật với bề mặt mà  vật lăn trên đó để cản trở chuyển động lăn.      ­  Rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
  9. v   Lực ma sát nghỉ:      Ở thí nghiệm trong hình  bên, nếu ta kéo lực kế một  lực nhỏ thì khúc gỗ chưa  chuyển động. Mặt bàn đã tác  dụng vào khúc gỗ lực ma sát  nghỉ cân bằng với lực kéo,  làm khúc gỗ đứng yên.        Đặc điểm lực ma sát nghỉ: -     Có hướng ngược với hướng của lực tác dụng song  song với mặt tiếp xúc, độ lớn bằng độ lớn của lực tác  dụng, khi vật còn chưa chuyển động. -     Có độ lớn cực đại, lực ma sát nghỉ cực đại lớn hơn lực  ma sát trượt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2