intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật

Chia sẻ: Nguyen Nhat Thanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:33

171
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguồn gốc của pháp luật; bản chất, mối liên hệ của pháp luật; thuộc tính của pháp luật; chức năng của pháp luật; h̀ình thức của pháp luật; pháp luật XHCN là những nội dung chính mà "Bài giảng Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật" hướng đến trình bày.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 6: Những vấn đề chung về pháp luật

  1. CHUYÊN ĐỀ 6: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT
  2. NỘI DUNG 1- Nguồn gốc của pháp luật 2- Bản chất, mối liên hệ của pháp luật 3- Thuộc tính của pháp luật 4- Chức năng của pháp luật 5- Hình thức của pháp luật 6- Pháp luật XHCN
  3. 1. NGUỒN GỐC CỦA PHÁP LUẬT Ø Quan điểm: Pháp luật là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng của xã hội, phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp. Ø Lịch sử hình thành: Ø Trong xã hội nguyên thủy, tập quán tôn giáo là phương tiện điều chỉnh Ø Sự phát triển về kinh tế và xã hội thay đổi tính chất các quan hệ xã hội => nhu cầu xuất hiện pháp luật Ø Phương thức ra đời: Ø Khách quan: những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước (xuất hiện giai cấp, đấu tranh giai cấp và nhu cầu quản lý, giữ trật tự xã hội) là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật. Ø Chủ quan: pháp luật hình thành bằng con đường Nhà nước theo 2 cách: do Nhà nước ban hành và/hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội.
  4. 2- Bản chất, các mối liên hệ của pháp luật 2.1 Khái niệm và ý nghĩa tìm hiểu bản chất 2.2 Tính giai cấp của pháp luật Là gì? Biểu hiện như thế nào? Tại sao ? 2.3 Tính xã hội của pháp luật 2.4 Các mối liên hệ của pháp luật
  5. 2.1 Khái niệm và ý nghĩa tìm hiểu bản chất • Khái niệm bản chất: bản chất là những mối liên hệ, những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản, của hệ thống vật chất. (Từ điển triết học) • Ý nghĩa: hiểu sâu sắc hơn về pháp luật, có thể hiểu những quy luật tồn tại và phát triển của pháp luật trong quá khứ, pháp luật hiện tại và dự báo sự phát triển của pháp luật tương lai.
  6. 2.2 Tính giai cấp của pháp luật • Khái niệm: yếu tố giai cấp quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật • Biểu hiện: mục đích và cách thức điều chỉnh của pháp luật • Pháp luật có tính giai cấp bởi: – là công cụ cai trị giai cấp – giai cấp là yếu tố tác động đến quá trình hình thành và phát triển của pháp luật.
  7. 2.3 Tính xã hội của pháp luật • Tính xã hội là sự tác động mang tính quyết định của các yếu tố xã hội đến pháp luật – Ý chí chung, lợi ích chung của xã hội – Quy luật khách quan của các quan hệ xã hội • Thể hiện: mục đích và cách thức điều chỉnh của pháp luật • Pháp luật có tính xã hội bởi: – là công cụ quản lý xã hội và – được hình thành bởi nhu cầu quản lý xã hội.
  8. 2.4 Mối liên hệ tính giai cấp và tính xã hội • Bản chất của pháp luật là sự tương tác giữa tính giai cấp và tính xã hội trong một thể thống nhất • Quyết định đặc điểm và xu hướng phát triển cơ bản của pháp luật – nội dung mối liên hệ là bản chất của pháp luật • Bản chất của pháp luật thể hiện trong mối quan hệ mâu thuẫn và thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
  9. 2.4. Các mối liên hệ của pháp luật 2.4.1 Pháp luật với kinh tế 2.4.2 Pháp luật với chính trị 2.4.3 Pháp luật với Nhà nước 2.4.4 Pháp luật với các quy phạm xã hội khác
  10. 2.4.1 Pháp luật với kinh tế • Tính chất mối quan hệ: – Yếu tố kiến trúc thượng tầng và hạ tầng cơ sở – Mối quan hệ giữa yếu tố quyết định và bị quyết định • Nội dung: – Vai trò của kinh tế: • Cơ cấu kinh tế, hệ thống kinh tế quyết định cơ cấu hệ thống pháp luật; • Tính chất, nội dung của các quan hệ kinh tế, quyết định tính chất nội dung quan hệ pháp luật, phạm vi điều chỉnh của pháp luật. • Chế độ kinh tế quyết định việc tổ chức và hoạt động của các thiết chế chính trị pháp lý. – Vai trò của pháp luật • Tích cực: ổn định, thúc đẩy kinh tế phát triển. • Tiêu cực: cản trở, kìm hãm sự phát triển kinh tế.
  11. 2.4.2 Pháp luật với chính trị • Tính chất: – là mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng – Mối quan hệ của yếu tố nội dung và hình thức • Nội dung: – Các quan hệ chính trị, chế độ chính trị ảnh hưởng đến nội dung, tính chất và xu hướng phát triển của pháp luật – Vai trò của pháp luật: • Pháp luật là hình thức, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị; • Pháp luật là công cụ để chuyển hoá ý chí của giai cấp thống trị; • Biến ý chí của giai cấp thống trị trở thành quy tắc xử sự chung, có tính bắt buộc đối với mọi người.
  12. 2.4.3 Pháp luật với nhà nước • Tính chất: • Mối quan hệ giữa hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng • Mối quan hệ giữa hai công cụ quản lý quan trọng của xã hội • Nội dung: – Nhà nước ban hành, đảm bảo việc thực hiện pháp luật – Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở và trong khuôn khổ pháp luật – Pháp luật ràng buộc việc thực hiện quyền lực nhà nước - nhà nước phải tôn trọng pháp luật
  13. 2.4.4 Pháp luật với các quy phạm xã hội • Tính chất: – Mối quan hệ giữa hệ các quy tắc điều chỉnh hành vi trong xã hội – Cùng kiến tạo trật tự chung của xã hội • Nội dung: – Pháp luật thể chế hoá nhiều quy phạm đạo đức, tập quán, chính trị,… thành quy phạm pháp luật; – Tương tác về phạm vi điều chỉnh và mục đích điều; – Các loại quy phạm xã hội hỗ trợ để pháp luật phát huy hiệu lực, hiệu quả trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội; – Các quy phạm xã hội cũng có thể xung đột với quy phạm pháp luật, ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện pháp luật.
  14. 3- Thuộc tính của pháp luật 3.1 Quy phạm phổ biến 3.2 Xác định chặt chẽ về mặt hình thức 3.3 Được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước
  15. 3.1 Tính quy phạm phổ biến • Tính quy phạm: – Khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi; – Sự bắt buộc phải tuân theo • Tính phổ biến: – Tác động tới mọi chủ thể, không gian, thời gian – Mang tính quy luật, điều chỉnh những quan hệ phổ biến (lặp đi lặp lại) • Lý do: – Pháp luật điều chỉnh quan hệ phổ biến, điển hình và mang tính quy luật – Pháp luật là nhu cầu và thể hiện ý chí chung của xã hội – Công bằng, công lý là những giá trị phổ biến của pháp luật • Thể hiện: – thực hiện qua hoạt động của cơ quan nhà nước về phạm vi chủ thể và tính chất cưỡng chế.
  16. 3.2 Tính xác định chặt chẽ về hình thức • Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là: – Khả năng xác định cao về hình thức biểu hiện – Chỉ có thể hiểu theo một nghĩa, một cách nhất định – Sự thống nhất giữa nội dung và phương thức thể hiện • Biểu hiện: – Hình thức có thể xác định (văn bản, tập quán, tiền lệ…) – Dạng tồn tại, ngôn ngữ, hình thức cấu trúc… – Quy trình, thủ tục thẩm quyền ban hành – Thực hiện cũng theo những hình thức, thủ tục rất xác định • Lý do: – Quy tắc cho mọi chủ thể khác nhau => thực hiện giống nhau (chính xác theo yêu cầu của pháp luật) – Hạn chế sự lạm dụng quyền lực của người có quyền. • Thuộc tính này tương đương với tính minh bạch, rõ ràng của pháp luật.
  17. 3.3 Tính được đảm bảo bằng nhà nước • Tính được bảo đảm thực hiện bởi nhà nước là việc xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật là quyền hạn và trách nhiệm của nhà nước • Các biện pháp đảm bảo: – Tổ chức, vật chất, tư tưởng… – Biện pháp cưỡng chế nhà nước- biện pháp đặc thù của PL • Pháp luật được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước vì: – Thể hiện ý chí, quyền lực của nhân dân – nhà nước phải bảo đảm thực hiện. – Pháp luật là công cụ quản lý xã hội của nhà nước; – Nhà nước đại diện cho nhân dân có trách nhiệm thực thi pháp luật => có thể sử dụng biện pháp cưỡng chế • Thuộc tính này là cơ sở cho tính tiên liệu, tính ổn định của pháp luật.
  18. 4- Chức năng của pháp luật - Khái niệm: là những phương diện, mặt tác động chủ yếu của pháp luật, thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật - Các chức năng chủ yếu: Chức năng điều chỉnh: Ø Ghi nhận các quan hệ phổ biến; Ø Bảo đảm phát triển các quan hệ xã hội Chức năng giáo dục: tác động vào ý thức của con người => hình thành cách thức ứng xử.
  19. 5- Hình thức của pháp luật • Khái niệm: là cách thức thể hiện ý chí và là phương thức tồn tại, dạng tồn tại của pháp luật • Các hình thức: – Tập quán pháp – Tiền lệ pháp – Văn bản quy phạm pháp luật
  20. 5.1 Tập quán pháp • Khái niệm: là hình thức của pháp luật theo đó một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội, phù hợp với lợi ích của nhà làm luật được nhà nước thừa nhận và nâng chúng lên thành pháp luật. • Hình thức pháp luật phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến. • Đánh giá: - Có tính ổn định, lâu bền - Có giá trị thực hiện một cách tự nguyện - Đa dạng theo từng khu vực, nhóm cư dân
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2