intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyển giao công nghệ: Chính Phủ 4.0

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Chuyển giao công nghệ: Chính Phủ 4.0" cung cấp cho học viên những nội dung về: Chính Phủ 4.0; sự phát triển của chính phủ 4.0; những ưu điểm của chính phủ 4.0; thách thức của chính phủ 4.0;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyển giao công nghệ: Chính Phủ 4.0

  1. CHÍNH PHỦ 4.0
  2. NỘI DUNG CHÍNH 1. Chính phủ 4.0 2. Sự phát triển của chính phủ 4.0 3. Những ưu điểm và thách thức của chính phủ 4.0 https://news.zing.vn/su-that-ve-he-thong-camera-giam-sat-nguoi- dan-cua-trung-quoc-post859403.html
  3. CHÍNH PHỦ • Chính phủ là một chủ thể có quyền lực để thi hành luật pháp trong một tổ chức quốc gia hay một nhóm người ở tầm quốc gia. Chính phủ quản lý hoặc chỉ đạo trong một khu vực, trong một nhóm người. Chính phủ còn là cơ quan được trao quyền hành pháp cùng với nguyên thủ quốc gia. • Ở VN Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về mọi vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
  4. CHÍNH PHỦ 4.0 • Chính phủ 4.0 là cách gọi một chính phủ mà mọi hoạt động của Nhà nước được điện tử hóa, số hóa. Những thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 là nền tảng chính để triển khai hình thức chính phủ 4.0. • Chính phủ 4.0 ứng dụng công nghệ 4.0 vào việc điều hành và quản lý Nhà nước, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công thông minh và tự động hoá để nâng cao hiệu lực, hiệu quản phục vụ công dân.
  5. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH PHỦ 4.0 Chính phủ không giấy tờ • Chính phủ hoạt động trên cơ sở của Trục liên thông văn bản Quốc gia (12/3/2019) ➔ xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia (tháng 11/2019) • Các thành viên Chính phủ trao đổi với nhau trên nền điện tử • Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong mọi hoạt động của các cơ quan nhà nước (phục vụ người dân) • Bộ máy hoạt động gồm các cán bộ - công chức 4.0 (ứng dụng CNTT để xử lý hiệu quả mọi công việc.)
  6. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHÍNH PHỦ 4.0 Chính phủ không giấy tờ • Sử dụng Hệ thống thông tin phục vụ xử lý công việc của Chính phủ (e-Cabinet) để hỗ trợ các phiên họp của Chính phủ (quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu phiên họp; quản lý phiên họp); phát biểu, thảo luận, tham gia ý kiến, chỉnh sửa dự thảo văn bản, biểu quyết điện tử (có xác thực chữ ký số) của các Thành viên Chính phủ. • Thành viên Chính phủ vắng mặt tại phiên hop có thể tham gia ý kiến và biểu quyết điện tử thông qua thiết bị di động.
  7. CÁC HÌNH THỨC CHÍNH PHỦ 4.0 Ba loại hình chính phủ 4.0: ▪ Chính phủ điện tử. ▪ Chính phủ số. ▪ Chính phủ trí tuệ nhân tạo (Chính phủ AI).
  8. • CPĐT được định nghĩa là việc chính phủ sử dụng các phương tiện điện tử (chủ yếu là công nghệ thông tin và truyền thông) để phục vụ nhân dân (trong việc thực hiện dịch vụ hành chính công) tốt hơn. • CPS là việc chính phủ sử dụng công nghệ số, ứng dụng Blockchain vào các cơ sở dữ liệu và điện tử hóa các quy trình, thủ tục quản lý nhà nước. Blockchain được chính quyền nhiều quốc gia áp dụng vào bộ máy quản trị, lĩnh vực công và xu hướng này đang mở rộng trên toàn cầu do mọi hồ sơ đều được mã hóa và gán dấu thời gian (time-stamp), người dùng chỉ có thể truy cập và sửa khối mà họ “sở hữu” thông qua khóa riêng tư ➔ quản lý hồ sơ rất an toàn
  9. AI-Government • Chính phủ điện tử (E-Government) sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm cải thiện hiệu quả của các cơ quan thuộc lĩnh vực công. • Chính phủ Trí tuệ nhân tạo ưu việt hơn Chính phủ điện tử bằng cách áp dụng AI để hỗ trợ việc đưa ra quyết định cho các hoạt động chính yếu của khu vực công, đặc biệt là việc cung cấp các dịch vụ công, thực hiện nghĩa vụ công dân và đánh giá cán bộ công chức. • Trọng tâm của Chính phủ Trí tuệ nhân tạo là Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (National Decision making and Data Center – NDMD). NDMD sẽ thu thập, lưu trữ, phân tích và áp dụng một lượng lớn dữ liệu liên quan đến việc cung cấp các dịch vụ công và đánh giá những chương trình công hay cán bộ công chức.
  10. AI hỗ trợ các dịch vụ công cộng mở rộng những chức năng thiết yếu để cho phép: • Ứng dụng AI cho dịch vụ y tế - xã hội • Ứng dụng AI cho cho pháp luật và dịch vụ pháp lí • Ứng dụng AI cho giáo dục • Ứng dụng AI cho du lịch • Ứng dụng AI cho giao thông công cộng • Ứng dụng AI để quản lý nhân lực, lao động • Ứng dụng AI để quản lý tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp, ngư nghiệp • Ứng dụng AI cho quản lý tài chính công • Ứng dụng AI cho nhà ở xã hội
  11. Những nhiệm vụ cần thiết của AI-Government • Xây dựng Trung tâm Dữ liệu và Ra Quyết định Quốc gia (NDMD) • Xây dựng quy định cho các dịch vụ công tự động • Cung cấp cơ chế đánh giá tính hiệu quả của các lãnh đạo hoặc công chức • Tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ xã hội • Thiết lập quy tắc dành cho việc ra quyết định trong tất cả các cơ quan của Chính phủ • Thiết lập quy định thu thập dữ liệu từ các cấp chính quyền, Đảng, Quốc hội • Thành lập lực lượng đặc nhiệm để triển khai thực hiện và đánh giá • Sáng tạo phương pháp hỗ trợ công dân thông qua việc sử dụng ID khối chuỗi (block chain ID) đối với các thực thể, bao gồm công dân, tập đoàn, tổ chức và tổ chức xã hội.
  12. Chính phủ 4.0 ở một số nước • Dubai: năm 2020 áp dụng toàn bộ công nghệ Blockchain vào các hoạt động QLNN; cảnh sát robot phiên bản thực; nhập cảnh không giấy tờ với sự trợ giúp của công nghệ Blockchain đã giúp Dubai tiết kiệm được 1,5 tỷ USD/năm. • Mỹ: hệ thống đăng ký khai sinh và căn cước công dân dựa trên công nghệ Blockchain; dùng công nghệ Blockchain vào công tác an ninh (gửi và nhận các loại giấy tờ và thông tin điện tử); • Thụy Điển: người dân dùng thẻ căn cước (ID) tại bệnh viện, trường học, liên hệ với cơ quan nhà nước… qua các thủ tục online. Hơn 75% người dân Thụy Điển hiện đã sử dụng các dịch vụ điện tử. • Anh: Chính phủ điện tử là “chính phủ di động”.
  13. ĐIỀU KIỆN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ 4.0 • Có cơ sở hạ tầng mạng tốt ➔ người dân đăng ký, xin giấy phép và các giấy tờ khác qua mạng; sau khi chính quyền xử lý xong, giấy tờ sẽ được trực tiếp gửi đến nhà cho người dân qua đường bưu điện. • Khả năng số hóa nhanh chóng các quy trình công việc, các dịch vụ hành chính công; • Đội ngũ cán bộ - công chức hành chính, công vụ có năng lực và chuyên môn, nghiệp vụ cao. Có hiểu biết và có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao.
  14. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ 4.0 Trước những Đầu những năm 2000 năm 2000
  15. TRƯỚC NHỮNG NĂM 2000 Chính phủ truyền thống: ▪ Thủ công, tốn nhiều công sức, thời gian và tiền bạc. ▪ Người dân không thể liên lạc với các cơ quan hành chính khi ngoài giờ hành chính. ▪ Người dân khó có thể biết được thông tin chính xác. ▪ Khi làm các thủ tục phải đến các trụ sở của cơ quan hành chính.
  16. ĐẦU NHỮNG NĂM 2000 Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu áp dụng những thành tựu công nghệ 4.0 vào quá trình quản lý và điều hành Nhà nước và xây dựng Chính phủ 4.0. Chính phủ điện tử: ▪ Truy cập các thủ tục hành chính thông qua các phương tiện điện tử như internet, điện thoại di động, truyền hình tương tác... ▪ Làm việc với người dân 24/24 giờ, 7 ngày mỗi tuần, 365 ngày mỗi năm. ▪ Có thể thụ hưởng các dịch vụ công dù ở bất cứ đâu.
  17. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHÍNH PHỦ 4.0 • Internet và chính phủ điện tử giảm đi nhiều cấp quản lý trung gian. • Ứng dụng web cho phép người dân, doanh nghiệp tương tác trực tiếp với cấp quản lý cao hơn nên vai trò của quản lý cấp trung gian sẽ giảm. • Công việc quản lý truyền thống như giám sát giờ, tiến độ làm việc cũng được thực hiện tự động và chuyển dữ liệu về máy chủ...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0