intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ sản xuất phân bón lá

Chia sẻ: Nguyen Cong Nam | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:38

452
lượt xem
112
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng nắm kiến thức trong bài giảng "Công nghệ sản xuất phân bón lá" thông qua việc tìm hiểu các nội dung sau: tổng quan về phân bón lá, thành phần phân bón lá, quy trình công nghệ (cơ bản), các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu dinh dưỡng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ sản xuất phân bón lá

  1. Công nghệ san xuât phân ̉ ́ bón lá 1. Tổng quan về phân bón lá 2. Thành phần phân bón lá 3. Quy trình công nghệ 4. Các dấu hiệu nhận biết cây trồng thiếu di
  2. 1. Tổng quan về Phân bón lá 1.1. Định nghĩa. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm. 1.3. Sử dụng phân bón lá.
  3. 1.1. Định nghĩa  Phân bón lá là lượng dưỡng chất cần thiết cho cây (N, P, K, vi lượng, kích thích tố…)  Phân được hòa vào nước ở nồng độ thích hợp và phun lên lá cây, thân cây để các chất dinh dưỡng có thể ngấm qua lá, thân… rồi được chuyển vào cây và sử dụng, nhằm kích thích cây phát triển tốt.
  4. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm  Trong cấu trúc của lá có lớp cutin, những tế bào khổng và chất sáp bên ngoài che phủ lớp bì mô nên trong phân bón lá người ta phải dùng chất có nhú dầu, chất detergent hoặc chất ướt để giúp chất phân lỏng dính vào lá.  Tổng diện tích lá cây lớn hơn bất kể phần diện tích còn lại của cây. Vì thế, cây có thể hấp thụ phân bón qua lá rất triệt để. Tuy nhiên ta không thể thay thế hoàn toàn lượng phân bón gốc bằng phân bón lá.
  5. 1.2. Đặc điểm và ưu điểm  Bón phân qua lá phát huy hiệu lực nhanh. Tỷ lệ cây sử dụng chất dinh dưỡng thường đạt mức cao, cây sử dụng tới 95% chất dinh dưỡng bón qua lá, trong khi bón qua đất chỉ có 40 – 50 %.  Phân bón lá có tác dụng rõ rệt trong việc tăng năng suất và phẩm chất nông sản, tăng giá trị thương phẩm nông sản hàng hóa.  Để tăng hiệu quả của phân bón lá người ta thường bổ sung thêm các chất kích thích sinh trưởng như Auxin, GA3, Sodium nitro phenolat…
  6. Sử dụng phân bón lá  Phân bón lá thường được sử dụng như phương pháp bón phân bổ túc hoặc dùng chữa trị các loại bệnh sinh lý th ực vật do sự xáo trộn hoặc thiếu chất dinh dưỡng trong đất làm ảnh hưởng đến chất kích thích tố trong cây, làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ của hệ thống rễ và sự phát triển của cây…  Trên thị trường người ta thường thấy phân bón lá dưới dạng đơn chất hoặc hợp chất giữa chất dinh dưỡng và chất kích thích tố.  Phân bón lá chỉ có thể thỏa mãn một phần chất dinh dưỡng chính như nitơ, photpho , canxi. Phân bón lá không thể thay thế hòan toàn nhu cầu các ch ất này được.
  7. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá  Hoà loãng phân bón lá đúng theo tỷ lệ ghi trên bao bì. Tuỳ thuộc vào loại cây mà ta chọn đúng loại phân và nồng độ chính xác.  Tuỳ thuộc vào thời tiết để biết độ ẩm không khí. Đất bị hạn nặng không nên sử dụng phân bón lá vì dễ gây rụng lá.  Tránh nhầm lẫn phân bón lá với chất kích thích sinh trưởng. Bởi vì chất kích thích chỉ phát huy tốt khi cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng, nếu không cây có thể bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến những hậu quả xấu.
  8. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá  Không thể thay thế hoàn toàn phân bón gốc bằng phân bón lá mà nó chỉ có tác dụng bổ sung khi phân bón gốc không đầy đủ và thuận lợi.  Phun đúng thời điểm, đồng đều nhau không nên sử dụng phân bón lá khi cây đang ra hoa, lúc trời n ắng gắt. Vì như vậy nó sẽ làm rụng hoa quả và làm giảm hiệu lực của phân bón.  Để phát huy hiệu lực của phân đến mức cao nhất, cần căn cứ vào nhu cầu, đặc điểm của đất đai mà chọn loại phân bón lá có hàm lượng dinh dưỡng thích h ợp.
  9. 2. Thành phần phân bón lá 2.1. Nguyên liệu chính. 2.2. Nguyên liệu thay thế.
  10. THÀNH PHẦN PHÂN BÓN LÁ
  11. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Đạm  Nguyên liệu cung cấp đạm chủ yếu là urê loại phân có t ỷ lệ đạm cao nhất hiện nay : 44 - 46 % N nguyên ch ất.  Loại phân này chiếm 59% tổng số các loại phân đạm được sản xuất ở các nước trên thế giới.  Trên thị trường có bán hai loại phân Urê có ch ất lượng như nhau là :  Loại tinh thể màu trắng, hạt tròn, dễ tan trong n ước, có nhược điểm là hút ẩm mạnh.  Loại có dạng viên nhỏ như trứng cá. Loại này có thêm chất chống ẩm nên dễ bảo quản, vận chuyển và được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp.
  12. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Đạm  Phân Urê có khả năng thích nghi rộng và có khả năng phát huy tác dụng trên nhiều loại đất khác nhau và đối với các loại cây trồng khác nhau.  Phân này bón thích hợp trên đất chua phèn.
  13. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Lân, Kali và Magiê  H3PO4 là nguyên liệu cung cấp lân dạng lỏng, nó cung cấp 61% P2O5. Trên thị trường hiện nay, Axit Photphoric có nồng độ khoảng 85% H3PO4.  K2CO3 được dùng để cung cấp Kali trong quá trình sản xuất, nó tồn tại ở dạng tinh thể, tan hoàn toàn trong nước.
  14. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp Lân, Kali và Magiê  Magie: nguyên liệu cung cấp Magie là Chelate Mg chứa khoảng 6% Mg, công thức phân tử là C10H12N2O8MgNa2, với khối lượng phân tử là 358.5 đvC.  Dạng tinh thể màu trắng, ít hút ẩm, tan hoàn toàn trong nước, dung dịch 1% có pH từ 6.5 - 7.0.
  15. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp vi lượng  Bo: Nguyên liệu cung cấp là: Natri Borat (Na2B4O7.10 H2O), nó là chất bột màu trắng, tan tốt trong nước và chứa khoảng 11% Bo.  Đồng : chelate Cu nó chứa 15.0 ± 0.5% Cu. Có công thức phân tử C10H12N2O8CuNa2 với khối lượng phân tử là 397.7 đvC. Tồn tại dạng tinh thể màu xanh, tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6.5 ± 0.5.  Sắt: nguyên liệu cung cấp là sắt sunfat và chelate sắt.
  16. 2.1. Nguyên liệu chính cung cấp vi lượng  Mangan: Nguyên liệu cung cấp là chelate Mn với hàm lượng khoảng 13.0 ± 0.5%, có dạng tinh thể màu trắng, có công thức phân tử là C10H12N2O8MnNa2, có khả năng tan hoàn toàn trong nước tạo dung dịch có pH = 6.5 ± 0.5.  Kẽm: chelateZn, nó có công thức phân tử là C10H12N2O8ZnNa2, có khối lượng phân tử 399.6 đvC và chứa khoảng 15 ± 0.5% Zn.  Molipden: nguyên liệu là Molipđat Amôn (NH4)2Mo7O3.4H2O chứa 54% Mo. Phân này có dạng tinh thể màu trắng, có khả năng tan hết trong nước.
  17. 2.2. Nguyên liệu cung cấp thay thế
  18. Nguyên liệu cung cấp Đạm  Amoni sunfat (NH4)2SO4 (SA): là phân có chứa 20- 21% N và khoảng 24% S.  Có hai loại: loại hạt trắng ngà và loại hạt xám xanh đều có chất lượng như nhau.  Phân có mùi khai (Amoniac), vị mặn và hơi chua. Cho nên nhiều nơi gọi là phân muối diêm, dễ tan trong nước, ít vón cục, thường ở trạng thái tơi rời, dễ bảo quản, dễ sử dụng.
  19. Nguyên liệu cung cấp Đạm  Phân NH4NO3 có chứa 33 - 35% N nguyên chất.  Phân này ở dưới dạng tinh thể muối kết tinh, có màu vàng xám. NH4NO3 hoà tan tốt trong nước, dễ chảy nước, dễ vón cục vì hút ẩm mạnh, dễ cháy nổ nên khó bảo quản và khó sử dụng.  Loại phân này rất quý vì chứa cả NH4+ và NO3-.Phân này có thể bón cho nhiều loại cây trồng trên nhiều loại đất khác nhau. NH4NO3 là phân sinh lý chua, làm tăng độ chua của đất
  20. Nguyên liệu cung cấp Đạm  Amoni clorua( NH4Cl) có chứa 24 - 25% N nguyên chất, có dạng tinh thể mịn, màu trắng hoặc vàng ngà.  Phân này thường dễ tan trong nước, ít hút ẩm, thường tơi rời dễ sử dụng.  Đạm clorua là loại phân sinh lý chua, vì vậy nên bón kết hợp với lân và các loại phân bón khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0