intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công nghệ xử lý khí thải: Tính toán lựa chọn thiết bị xử lý bụi thải - Nguyễn Văn Hiển

Chia sẻ: Y Nhân | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:20

74
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công nghệ xử lý khí thải: Tính toán lựa chọn thiết bị xử lý bụi thải trình bày những căn cứ phân chia nhóm chất thải bụi, phương pháp tính toán lựa chọn thiết bị xử lý bụi thải. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công nghệ xử lý khí thải: Tính toán lựa chọn thiết bị xử lý bụi thải - Nguyễn Văn Hiển

  1. Tính toán lựa chọn thiết bị xử lý bụi thải Căn cứ vào trạng thái vật lý của các chất ô nhiễm mà chia chúng ra:  Các chất ô nhiễm tồn tại dưới dạng hạt, có kích thước, tỷ trọng  như các hạt sương, khói, bụi đất đá, bụi xi măng, bụi gỗ … đều được  gọi chung là bụi (hay chất ô nhiễm dạng hạt). Căn cứ vào tính chất là các chất ô nhiễm dạng này có kích thước, tỷ  trọng mà các thiết bị xử lý bụi đều tập trung vào việc sử dụng những  tính chất này như: Nguyên lý lắng, ly tâm, quán tính, lọc túi vải, tĩnh  điện … để xử lý bụi, hay chất ô nhiễm dạng hạt. Các chất ô nhiễm dạng khí:  Là những chất ô nhiễm có thể hòa tan  lẫn vào trong không khí như hơi axit, hơi dung môi, SO2, NOx vv… Tự  bản thân nó có thể nặng hoặc nhẹ hơn không khí, nhưng chênh lệch  là không đáng kể, do đó để xử lý khí thải người ta thường sử dụng  các nguyên lý hấp phụ, hấp thụ, thiêu đốt để xử lý.
  2. Lựa chọn thiết bị xử lý bụi Khái niệm về bụi: Bụi là một hê thống gồm 2 pha: ­Pha  rắn  rời  rạc  gồm  các  hạt  có  kích  thước  trong  khoảng  từ  kích  thước nguyên tử đến kích thước nhìn thấy được bằng mắt thường, có  khả  năng  tồn  tại  lơ  lửng  trong  các  khỏang  thời  gian  dài  ngắn  khác  nhau. ­Pha  khí  là các sol khí, cũng  gồm các hệ  vật chất rời rạc từ các hạt  thể rắn, thể lỏng tồn tại lơ lửng trong thời gian dài không hạn định.  Tốc  độ  lắng  chìm  của  các  hạt  này  là  rất  bé,  kích  thước  hạt  bé  gần  ằng kích th bPhân lo ại bụ ướ c nguyên tửướ i theo kích th c hạ , các h ạt lớn nh t: g ất có kích thước từ 0,2 ­ 1μ. ồm có: ­Bụi thô, cát bụi (Grit) gồm những hạt có đường kính tương đương  của  hạt δ > 75μm. ­Bụi (dust): là những hạt có kích thước nhỏ hơn bụi thô (5 – 75 μm) 
  3. Phân loại bụi theo kích thước hạt: gồm có: ­Khói (smoke): gồm các hạt vật chất có thể là rắn hoặc lỏng được  tạo ra trong quá trình đốt cháy nhiên liệu hoặc quá trình ngưng tụ có  kích thước hạt δ = 1­5 μm. ­Khói mịn (fume): Gồm những hạt chất rắn rất mịn, kích thước hạt   δ
  4. Buồng lắng bụi Nguyên lý cơ bản: Bụi là chất ô nhiễm có kích thước và trọng lực, nó  luôn có xu hướng bị lắng đọng lại khi vận tốc dòng khí mang nó, nhỏ  hơn vận tốc treo của cỡ hạt đó. Vậy nguyên lý cơ bản của buồng lắng bụi là làm giảm vận tốc dòng  khí  xuống  thấp  hơn  vận  tốc treo  của  cỡ hạt  cần  lọc. Khi  đó  hạt  sẽ  lắng xuống và được giữ lại trong buồng lắng. Cấu  tạo  của  buồng  lắng:  Cấu  tạo  của  buồng  đơn  giản  chỉ  là  một  không  gian  hình  hộp,  mà  diện tích tiết diện ngang lớn hơn  nhiều  lần  tiết  diện  đường  ống  dẫn  khí  vào  buồng.  Sẽ  làm  cho  vận  tốc  dòng  khí  giảm  xuống,  hạt bụi sẽ lắng lại
  5. Buồng lắng bụi Khi hạt bụi có đường kính  δ rơi với vận tốc v, rơi được một đoạn h  trong khoảng thời gian t thì:  Độ cao rơi h = v * t (v là vận tốc rơi của hạt bụi). ­Nếu h 
  6. Buồng lắng bụi Biện pháp nâng cao hiệu quả lọc của buồng lắng bụi: Để có thể  nâng cao hiệu quả lọc của buồng lắng, ta có 2 giải pháp: ­Tăng độ cao rơi h, khi H = const. ­h là không đổi, giảm chiều cao của buồng lắng, với điều kiện đảm  bảo năng xuất lọc, tức lưu lượng khí cần lọc là không đổi. Cách thứ hai có thể thực hiện bằng cách chia chiều cao buồng lắng ra  thành nhiều tầng đều nhau có chiều cao Hi. Khi đó lưu lượng đi qua Li  đều giảm xuống theo một tỷ lệ như nhau.
  7. Buồng lắng bụi Cấu  tạo  của  buồng  lắng  bụi  nhiều  tầng Phạm  vi  ứng  dụng  buồng  lắng  bụi:  Buồng  lắng  bụi  thường  được  sử dụng để lọc bụi thô, có kích thước lớn, như bụi gỗ, bụi bông vải,  bụi lò nấu nhôm, bụi có tính bám dính cao vv… Thường được sử dụng làm thiết bị lọc sơ cấp, trước khi vào thiết bị  lọc tinh khác 
  8. Buồng lắng bụi Ưu điểm của buồng lắng bụi:  ­Đơn giản, dễ chế tạo, dễ vận hành, rẻ tiền, có thể xử lý tốt bụi thải  có nhiệt độ cao hoặc những bụi có kích thước lớn. Có trở lực thấp. ­Không  bị  tắc  nghẽn  thiết  bị  xử  lý,  thu  gom  và  lấy  bụi  thải  ra  dễ  dàng. ­Có thể xử lý tốt các loại bụi  ướt, có tính bám dính cao như bụi sơn,  hơi dầu mỡ.  Nhược điểm:  ­Thiết  bị  xử  lý  thường  có  kích  thước  lớn,  cồng  kềnh,  chiếm  nhiều  diện tích. ­Hiệu quả xử lý bụi thấp, đặc biệt là đối với loại bụi có kích thước  nhỏ mịn, đôi khi không đạt tiêu chuẩn môi trường.  
  9. Thiết bị lọc bụi quán tính Nguyên lý cơ bản: Thiết bị sẽ làm thay đổi hướng chuyển động của  dòng khí một cách liên tục, lặp đi lặp lại bằng nhiều vật cản có hình  dáng khác nhau. Khi hướng dòng khí thay đổi, do các hạt bụi có quán  tính  lớn,  nên  giữ  nguyên  hướng  chuyển  động  ban  đầu  của  nó  và  va  đập vào vật cản, mất động năng và rơi xuống đáy thiết bị. Dòng  chảy  bị  thu  hẹp  tiết  diện,  làm  cho  các hạt bụi bị ép sát vào thành vật cản 3,  lọt vào khe 2 và rơi vào bẫy  bụi 3 sau đó  Thiết bị lọc bụi  rơi vào phễu chứa bụi quán tính  kiểuVenturi
  10. Thiết bị lọc bụi quán tính Thiết bị lọc bụi quán tính kiểu màn    Dòng  khí  đi  qua  các  khe  hở  chắn uốn cong giữa  các  tấm  chắn  được  uốn  cong,  đặt  sole  với  nhau.  Các  tấm  chắn  phía  trước  sẽ  chặn  dòng khí làm cho chúng chuyển  hướng chuyển động theo các gờ  cong. Khi đó nhờ lực quán tính,  bụi chuyển động thẳng và được  giữ  lại  trong  lòng  máng,  rơi  xuống phễu chứa bụi của thiết  bị.
  11. Thiết bị lọc bụi quán tính Ưu điểm của thiết bị lọc bụi quán tính:  ­Đơn giản, dễ chế tạo, dễ vận hành, rẻ tiền, có thể xử lý bụi có nhiệt  độ cao hoặc những bụi có kích thước lớn. Có trở lực thấp. ­Ít bị tắc nghẽn do bụi, thu gom và lấy bụi thải ra dễ dàng. ­Có thể xử lý tốt các loại bụi  ướt, có tính bám dính cao như bụi sơn,  hơi dầu mỡ.  Nhược điểm:  ­Hiệu quả xử lý thấp đối với loại bụi có kích thước nhỏ mịn. ­Không có khả năng xử lý đối với các loại bụi lỏng như sương, khói,  hơi.   Phạm vi  ứng dụng thiết bị lọc bụi quán tính: Thiết bị lọc quán tính  thường được sử dụng  để lọc bụi có nhiệt độ cao, có kích thước, tỷ  trọng lớn hoặc bụi có tính bám dính cao vv…
  12. Xiclon lọc bụi ly tâm   Nguyên lý làm việc: Bụi đi vào xiclon theo  phương  tiếp  tuyến  với  phần  thân  hình  trụ  đứng. Không khí sẽ chuyển  động xoắn  ốc  bên trong phần thân hình trụ. Hạt bụi sẽ sẽ  va chạm với phần đáy hình phễu, mất động  năng, rơi xuống đáy phễu. Phía đáy phễu có  lắp van xả bụi, để xả bụi khi cần thiết Phần  không  khí  đã  lọc  sạch  bụi  tiếp  tục  chuyển động xoáy đi vào  ống thải hình trụ  tại trung tâm của thân xiclon và đi ra ngoài. Vận  tốc  xoáy  của  không  khí  càng  cao  thì  hiệu  quả  lọc  bụi  càng  cao.    Hạt  có  kích  thước và tỷ trọng càng lớn thì hiệu quả lọc  cũng càng cao.
  13. Tính chọn xiclon lọc bụi ly tâm    Bước 1: Chọn loại Xiclon cần dùng: ­Chọn  loại  xiclon  sử  dụng  có  trong  bảng  7.5  trang 118, chọn ra loại xiclon cần dùng. ­Căn  cứ  vào  đường  kính  ống  nối  đầu  vào  xiclon, để tính toán thiết kế ra được các thông  số kỹ thuật của xiclon.  Xiclon  Stairmand  C.J.  Xiclon LIOT
  14. Lắp đặt xiclon lọc bụi ly tâm Lắp nối tiếp xiclon: Được thực hiện khi lắp nối tiếp 2 xiclon cùng  loại  với  nhau.  Tuy  nhiên  cách  này  rất  ít  khi  được  sử  dụng  vì  năng  xuất  lọc  không  tăng,  hiệu  quả  lọc  tăng  không  đáng  kể  nhưng  tổn  thất áp lực lại tăng gấp đôi, chi phí tăng gấp đôi. Lắp  song  song  xiclon:  Khi  đó  lưu  lượng của hệ thống sẽ tăng lên hoặc  nếu  lưu  lượng  không  tăng  thì  kích  thước xiclon sẽ giảm nhỏ đi.
  15. Xiclon chùm Xiclon chùm là một tổ hợp nhiều xiclon kiểu  đứng  có  đường  kính  bé  lắp  song song  trong  một  tổ  hợp  hoàn  chỉnh.  Số  xiclon  con  trong  xiclon  chùm  có  thể  tới  hàng  trăm  chiếc,  tùy  theo năng xuất lọc của hệ thống.  Hiệu  quả  lọc  của  xiclon  chùm  cao  hơn  xiclon  đơn,  vì xiclon  có kích  thước  càng  bé,  lực  ly  tâm  càng  lớn  thì  hiệu  quả  lọc  càng  cao.  Tổn thất áp xuất của xiclon = tổn thấp của 1  xiclon  con  +  tốn  thất  của  các  bộ  phận  phụ  trợ như ống vào, ra, van khóa.  Năng  xuất  lọc  của  hệ  thống  (lưu  lượng)  bằng tổng năng xuất lọc của các xiclon con . 
  16. Xiclon chùm 1. Hộp khí sạch; 2,3 cửa nối thoát khí  sạch  ra;  4  cửa  vệ  sinh;  5,6  ống  dẫn  khí vào; 7 xiclon con; 8 phễu chứa bụi;  9 miệng xả bụi.
  17. Ưu điểm của xiclon lọc bụi ly tâm:  Xiclon lọc bụi ly tâm ­Phổ biến, đơn giản, dễ chế tạo, dễ vận hành, rẻ tiền, có thể xử lý  bụi có nhiệt độ cao hoặc những bụi có kích thước lớn. ­Thu gom và lấy bụi thải ra dễ dàng. Nhược điểm:  ­Xiclon chùm rất dễ bị tắc nghẽn khi xử lý bụi có tính chất bám dính  như bụi sơn, bụi xi măng, gạch men, fibro xi măng vv…. ­Hiệu quả xử lý thấp đối với loại bụi có kích thước nhỏ mịn.   Phạm vi  ứng dụng xiclon lọc bụi  ly  tâm:  Xiclon  thường  được  sử  dụng  để  lọc  bụi  thô  có  nhiệt  độ  cao,  có  kích  thước,  tỷ  trọng  lớn.  Khi có yêu cầu xử lý cao thì xiclon  là thiết bị xử lý sơ cấp, rồi tới thiết  bị lọc bụi khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2