intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đại cương về kế toán tập đoàn: Chương 4 - Học viện Tài chính

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đại cương về kế toán tập đoàn - Chương 4: Báo cáo tài chính bộ phận và thông tin về các bên liên quan, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Báo cáo bộ phận; Thông tin về các bên liên quan. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đại cương về kế toán tập đoàn: Chương 4 - Học viện Tài chính

  1. 3/21/2020 CHƯƠNG 4: 2.1. Báo cáo bộ phận BÁO CÁO BỘ PHẬN VÀ Báo cáo bộ phận là báo cáo các thông tin tài chính theo bộ THÔNG TIN VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN phận, lĩnh vực kinh doanh và các khu vực địa lý khác nhau của doanh nghiệp . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Các loại bộ phận kinh doanh: Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh và bộ phận theo khu vực đia lý 2.1. Báo cáo bộ phận - Bộ phận theo lĩnh vực kinh doanh: Là một bộ phận có thể phân biệt được 2.2. Thông tin về các bên liên quan của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ riêng lẻ, một nhóm các sản phẩm hoặc các dịch vụ có liên quan TÀI LIỆU: mà bộ phận này có rủi ro và lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh - Bài giảng gốc khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định sản phẩm và dịch vụ có liên quan - VAS28- Báo cáo bộ phận; VAS 26-Thông tin về các bên liên quan hay không, gồm: a) Tính chất của hàng hóa và dịch vụ; và các chuẩn mực kế toán liên quan b) Tính chất của quy trình sản xuất; - Thông tư hướng dẫn các chuẩn mực Việt nam số 26,28… c) Kiểu hoặc nhóm khách hàng sử dụng các sản phẩm hoặc dịch vụ; - Chế độ kế toán Việt nam ban hành theo Quyết định 15, 48 d) Phương pháp được sử dụng để phân phối sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; - Các tài liệu liên quan khác e) Điều kiện của môi trường pháp lý như hoạt động ngân hàng, bảo hiểm hoặc dịch vụ công cộng. 1 2 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận - Bộ phận theo khu vực địa lý: Là một bộ phận có thể phân biệt được của một doanh nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm, dịch Tác dụng của Báo cáo bộ phận là hỗ trợ người sử dụng báo cáo vụ trong phạm vi một môi trường kinh tế cụ thể mà bộ phận này có rủi ro và tài chính: lợi ích kinh tế khác với các bộ phận kinh doanh trong các môi trường kinh tế a) Hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp; khác. Các nhân tố cần xem xét để xác định bộ phận theo khu vực địa lý, gồm: b) Đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp; a) Tính tương đồng của các điều kiện kinh tế và chính trị; và b) Mối quan hệ của những hoạt động trong các khu vực địa lý khác nhau; c) Đưa ra những đánh giá hợp lý về doanh nghiệp. c) Tính tương đồng của hoạt động kinh doanh; d) Rủi ro đặc biệt có liên quan đến hoạt động trong một khu vực địa lý cụ thể; e) Các quy định về kiểm soát ngoại hối; và Các DN lập, trình bày báo cáo bộ phận: f) Các rủi ro về tiền tệ. - Doanh nghiệp có chứng khoán trao đổi công khai - Doanh nghiệp đang phát hành chứng khoán trên thị trường CK Xác định các bộ phận theo khu vực địa lý dựa trên: - Nếu BCTC hợp nhất của tập đoàn có CK trao đổi công khai thì thông + Vị trí của tài sản là địa điểm sản xuất hoặc hình thành dịch vụ của doanh tin theo bộ phận trình bày trên BCTC hợp nhất; Nếu cty con có CK trao nghiệp; hoặc đổi công khai thì công ty con trình bày thông tin theo bộ phận trên + Vị trí của khách hàng là địa điểm của thị trường và khách hàng của doanh BCTC riêng của mình. nghiệp. 3 4 1
  2. 3/21/2020 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Xác định các bộ phận cần được báo cáo trên cơ sở đặc điểm hoạt động của mình các doanh nghiệp phải xác định để đưa ra báo cáo cho các bộ phận được chia Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: thành 2 loại: Báo cáo bộ phận chính yếu và báo cáo bộ phận thứ yếu - Doanh thu bộ phận: Là doanh thu trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt Căn cứ để xác định bộ phận chính yếu và bộ phận thứ yếu động kinh doanh của doanh nghiệp được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho bộ - Tính chất rủi ro và lợi ích kinh tế của một doanh nghiệp là căn cứ chủ yếu để xác phận, bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ra bên ngoài và định báo cáo bộ phận chính yếu (báo cáo đối với bộ phận chính yếu) được lập theo doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cho bộ phận khác của doanh nghiệp. lĩnh vực kinh doanh hay khu vực địa lý. Doanh thu bộ phận không bao gồm: - Cơ cấu tổ chức và quản lý nội bộ của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo tài chính + Thu nhập khác; nội bộ cho Ban Giám đốc thường là cơ sở để nhận biết nguồn và tính chất chủ yếu + Doanh thu từ tiền lãi hoặc cổ tức, kể cả tiền lãi thu được trên các khoản của các rủi ro và các tỷ suất sinh lời khác nhau của doanh nghiệp. ứng trước hoặc các khoản tiền cho các bộ phận khác vay, trừ khi hoạt động Lưu ý: + Nếu rủi ro và tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp bị tác động mạnh bởi cả sự của bộ phận chủ yếu là hoạt động tài chính; hoặc khác nhau về sản phẩm và dịch vụ do doanh nghiệp đó sản xuất ra khi đó doanh + Lãi từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lãi từ việc xoá nợ trừ khi hoạt động nghiệp sử dụng lĩnh vực kinh doanh là báo cáo chính yếu và khu vực địa lý là báo của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính. cáo thứ yếu; và ngược lại nếu.... do dn hoạt động trong nhiều khu vưc địa lý khác Doanh thu của bộ phận bao gồm cả phần lãi hoặc lỗ do đầu tư vào công ty nhau...thì.... liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch + Nếu cơ cấu tổ chức và quản lý của doanh nghiệp và hệ thống báo cáo tài toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu khi các khoản doanh thu đó nằm trong chính nội bộ cho Ban Giám đốc không dựa trên sự khác nhau về sản phẩm và dịch vụ doanh thu hợp nhất của tập đoàn. hoặc về khu vực địa lý thì Ban Giám đốc cần phải quyết định xem liệu các rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp liên quan nhiều hơn đến sản phẩm và dịch vụ hay 5 6 liên quan nhiều hơn đối với các khu vực địa lý để lựa chọn. 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: - Chi phí bộ phận: Là chi phí phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của bộ + Chi phí hành chính chung và các chi phí khác phát sinh liên quan đến toàn phận được tính trực tiếp cho bộ phận đó và phần chi phí của doanh nghiệp bộ doanh nghiệp. Các chi phí doanh nghiệp chi hộ bộ phận được coi là chi được phân bổ cho bộ phận đó, bao gồm cả chi phí bán hàng ra bên ngoài và phí bộ phận nếu chi phí đó liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của chi phí có liên quan đến những giao dịch với bộ phận khác của doanh nghiệp. bộ phận và những chi phí này có thể được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ Chi phí bộ phận không bao gồm: phận đó một cách hợp lý. + Chi phí khác; + Chi phí tiền lãi vay, kể cả tiền lãi phải trả phát sinh đối với khoản tiền ứng Đối với bộ phận có hoạt động kinh doanh chủ yếu là hoạt động tài chính, thì trước hoặc tiền vay từ các bộ phận khác, trừ khi hoạt động của bộ phận đó doanh thu và chi phí từ tiền lãi được trình bày trên cơ sở thuần trong báo cáo chủ yếu là hoạt động tài chính; bộ phận nếu báo cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp + Lỗ từ việc bán các khoản đầu tư hoặc lỗ từ việc xoá nợ, trừ khi hoạt động nhất được trình bày trên cơ sở thuần. của bộ phận đó chủ yếu là hoạt động tài chính; + Phần sở hữu của doanh nghiệp trong khoản lỗ của bên nhận đầu tư do đầu tư vào các công ty liên kết, công ty liên doanh hoặc các khoản đầu tư tài chính khác được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; + Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp; hoặc 7 8 2
  3. 3/21/2020 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: - Kết quả kinh doanh của bộ phận: Là doanh thu bộ phận trừ (-) chi phí bộ phận. - Các khoản nợ phải trả bộ phận: Là các khoản nợ trong kinh doanh của bộ Kết quả kinh doanh của bộ phận được xác định trước khi tính đến lợi ích của cổ đông phận được tính trực tiếp hoặc phân bổ vào bộ phận đó. Nợ phải trả bộ phận thiểu số. gồm: Khoản phải trả thương mại, khoản phải trả khác, chi phí phải trả, các - Tài sản của bộ phận: Là tài sản đang được bộ phận đó sử dụng trong các hoạt động khoản ứng trước của khách hàng. sản xuất, kinh doanh và được tính trực tiếp hoặc được phân bổ vào bộ phận đó. + Các khoản nợ thông thường do trụ sở chính đi vay không thể tính trực tiếp Tài sản của bộ phận gồm: Tài sản LĐ, TSCĐ hữu hình, vô hình, thuê tài chính dùng cho hoạt động SXKD của bộ phận được phân bổ hoặc khấu hao tính vào chi phí của hoặc phân bổ vào nợ phải trả chịu lãi của bộ phận đó. bộ phận thì tài sản đó cũng được tính trong tài sản của bộ phận. Tài sản bộ phận còn + Nợ phải trả bộ phận không bao gồm các khoản đi vay, nợ thuê tài chính và bao gồm các tài sản sử dụng cho hoạt động SXKD chung cho hai hay nhiều bộ phận nợ phải trả khác cho mục đích tài trợ chứ không phải cho mục đính sản xuất, và được tính trực tiếp hoặc phân bổ cho từng bộ phận, bao gồm cả lợi thế thương mại. kinh doanh. + Tài sản bộ phận không bao gồm các tài sản được sử dụng chung trong doanh + Trường hợp kết quả của bộ phận có chi phí lãi vay thì nợ phải trả của bộ nghiệp hoặc dùng cho trụ sở chính phận cũng bao gồm nợ phải trả chịu lãi có liên quan. + Trường hợp kết quả kinh doanh của một bộ phận có thu nhập từ tiền lãi hay cổ tức + Nợ phải trả bộ phận không bao gồm nợ phải trả thuế hoãn lại. thì tài sản của bộ phận đó bao gồm cả các khoản phải thu, khoản cho vay, các khoản - Chính sách kế toán bộ phận: Là các chính sách kế toán được áp dụng để đầu tư tài chính hoặc tài sản khác tạo ra thu nhập trên. lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn hoặc doanh nghiệp + Tài sản của bộ phận không bao gồm tài sản thuế thu nhập hoãn lại. + Tài sản của bộ phận không bao gồm các khoản dự phòng giảm giá có liên quan bao gồm cả chính sách kế toán liên quan đến lập báo cáo bộ phận. do các khoản này được trừ (-) trực tiếp trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. 9 10 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: Các khái niệm được sử dụng trong Báo cáo bộ phận: - Các lưu ý khi xác định TS, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của bộ phận: - Các lưu ý khi xác định TS, nợ phải trả, doanh thu, chi phí của bộ phận: + Việc tính toán, xác định giá trị tài sản và nợ phải trả bộ phận bao gồm cả + Việc trình bày các thông tin bộ phận bổ sung được lập trên cơ sở khác với những điều chỉnh giá trị ghi sổ khi mua tài sản và nợ phải trả bộ phận, khoản chính sách kế toán áp dụng đối với báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo điều chỉnh của doanh nghiệp mua trong giao dịch hợp nhất kinh doanh phục tài chính của doanh nghiệp khi thoả mãn 2 điều kiện: vụ cho mục đích lập báo cáo tài chính hợp nhất mà không được ghi vào báo a) Các thông tin được báo cáo tài chính nội bộ cho Ban Giám đốc nhằm đưa cáo tài chính riêng của công ty mẹ hoặc công ty con. ra quyết định về việc phân bổ các nguồn lực vào bộ phận và đánh giá hoạt + Việc phân bổ chi phí đã quy định trong các Chuẩn mực kế toán khác được động của bộ phận đó; và sử dụng cho việc tính và phân bổ chi phí vào các bộ phận. b) Cơ sở lập thông tin bộ phận bổ sung được trình bày rõ ràng. + Doanh thu, chi phí, tài sản và nợ phải trả bộ phận phải được xác định trước khi loại trừ số dư và các giao dịch nội bộ của quá trình hợp nhất báo + Tài sản do hai hay nhiều bộ phận sử dụng phải phân bổ cho các bộ phận cáo tài chính. đó khi doanh thu và các chi phí có liên quan tới tài sản được phân bổ cho các + Chính sách kế toán được sử dụng để lập và trình bày báo cáo tài chính của bộ phận. doanh nghiệp cũng là chính sách kế toán cơ bản để lập báo cáo bộ phận. Ngoài ra, chính sách kế toán để lập báo cáo bộ phận còn bao gồm các chính sách liên quan trực tiếp đến việc lập báo cáo bộ phận, như các nhân tố xác định bộ phận phải báo cáo, phương pháp định giá các giao dịch liên bộ phận, cơ sở phân bổ doanh thu và chi phí vào các bộ phận. 11 12 3
  4. 3/21/2020 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Nội dung của Báo cáo bộ phận: Nội dung của Báo cáo bộ phận: - Đối với Báo cáo bộ phận chính yếu: - Đối với Báo cáo bộ phận chính yếu: + Doanh thu bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo. Doanh thu bộ phận từ + Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận. việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng bên ngoài và từ các giao + Nợ phải trả bộ phận. dịch với các bộ phận khác phải được báo cáo riêng biệt. + Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định- tài sản bộ + Kết quả bộ phận đối với mỗi bộ phận cần báo cáo. phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô Lưu ý: Nếu các chỉ tiêu đó được tính toán dựa trên chính sách kế toán khác hình và các tài sản dài hạn khác). với chính sách kế toán áp dụng cho báo cáo tài chính hợp nhất hoặc báo cáo + Tổng chi phí khấu hao TSCĐ và phân bổ chi phí trả trước dài hạn của bộ tài chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần trình bày rõ cơ sở tính toán phận trong niên độ đã được tính trong chi phí để tính kết quả bộ phận. chỉ tiêu đó trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp. + Tổng giá trị các khoản chi phí lớn không bằng tiền, ngoại trừ chi phí khấu Khuyến khích doanh nghiệp trình bày thêm các chỉ tiêu để đánh giá hao và chi phí phân bổ đã được thuyết minh riêng rẽ. hoạt động của bộ phận: Lợi nhuận gộp trên doanh thu bán hàng và cung cấp Nếu doanh nghiệp đưa ra các thuyết minh về luồng tiền bộ phận theo quy dịch vụ; Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh hoặc lợi nhuận trước hoặc định của Chuẩn mực số 24 “Báo cáo lưu chuyển tiền tệ” thì không phải trình sau thuế. bày tổng chi phí khấu hao và chi phí phân bổ. Khuyến khích doanh nghiệp trình bày bản chất và giá trị của các + Bảng đối chiếu giữa số liệu của các bộ phận và số liệu tổng cộng trong báo khoản doanh thu và chi phí có quy mô, tính chất và phạm vi ảnh hưởng đáng cáo tài chính của doanh nghiệp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất. kể mà phần thuyết minh này là phù hợp để giải thích được hoạt động trong niên độ của mỗi bộ phận cần báo cáo. 13 14 2.1. Báo cáo bộ phận 2.1. Báo cáo bộ phận Nội dung của Báo cáo bộ phận: Nội dung của Báo cáo bộ phận: - Đối với Báo cáo bộ phận thứ yếu: - Đối với Báo cáo bộ phận thứ yếu: + Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo lĩnh vực kinh doanh thì báo + Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý (dựa trên vị trí cáo bộ phận thứ yếu phải gồm các thông tin sau: của tài sản hay vị trí của khách hàng) thì báo cáo bộ phận thứ yếu cũng phải . Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài theo khu vực địa lý dựa trên vị trí thuyết minh các thông tin sau đối với lĩnh vực kinh doanh có doanh thu từ của khách hàng, nếu doanh thu bán hàng ra bên ngoài của mỗi bộ phận đó việc bán hàng ra bên ngoài chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu từ bán chiếm từ 10% trở lên trên tổng doanh thu của doanh nghiệp bán hàng ra bên hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp, hoặc tài sản bộ phận chiếm từ 10% trở ngoài; lên trên tổng tài sản của các bộ phận: . Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của . Doanh thu bộ phận bán hàng ra bên ngoài; mỗi bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của toàn bộ các khu . Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận; và vực địa lý; và . Tổng chi phí phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định – tài sản bộ . Tổng chi phí đã phát sinh trong niên độ để mua tài sản cố định – tài sản bộ phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô phận dự kiến sẽ sử dụng nhiều hơn một niên độ (TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, tài sản dài hạn khác hình và các tài sản dài hạn khác) theo vị trí của tài sản, nếu tài sản của bộ phận đó chiếm từ 10% trở lên trên tổng tài sản của các bộ phận. 15 16 4
  5. 3/21/2020 2.1. Báo cáo bộ phận 2.2. Thông tin về các bên liên quan Nội dung của Báo cáo bộ phận: Các bên liên quan: Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả - Đối với Báo cáo bộ phận thứ yếu: năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra + Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Bao gồm: của tài sản, và vị trí của khách hàng của doanh nghiệp khác với vị trí của tài sản của doanh nghiệp thì doanh nghiệp cần phải báo cáo doanh thu bán hàng - Những doanh nghiệp kiểm soát, hoặc bị kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp ra bên ngoài cho mỗi bộ phận theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách thông qua một hoặc nhiều bên trung gian, hoặc dưới quyền bị kiểm soát hàng mà doanh thu từ việc bán hàng cho khách hàng bên ngoài của nó chiếm chung với doanh nghiệp báo cáo (bao gồm công ty mẹ, công ty con, các công từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài của doanh nghiệp. ty con cùng tập đoàn); + Nếu báo cáo bộ phận chính yếu được lập theo khu vực địa lý dựa trên vị trí của khách hàng, và tài sản của doanh nghiệp được đặt tại các khu vực địa lý - Các công ty liên kết; khác với khách hàng của doanh nghiệp, thì doanh nghiệp cần phải thuyết minh các thông tin dưới đây đối với mỗi khu vực địa lý dựa trên vị trí của tài - Các cá nhân có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp biểu quyết ở các doanh nghiệp sản mà doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tài sản của bộ phận đó chiếm báo cáo dẫn đến có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp này, kể cả các thành từ 10% trở lên trên tổng doanh thu bán hàng ra bên ngoài hoặc tổng tài sản viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này. Thành viên mật thiết trong của doanh nghiệp: gia đình của một cá nhân là những người có thể chi phối hoặc bị chi phối bởi . Tổng giá trị còn lại của tài sản bộ phận theo khu vực địa lý của tài sản; và người đó khi giao dịch với doanh nghiệp như quan hệ: Bố, mẹ, vợ, chồng, . Tổng chi phí phát sinh trong kỳ để mua tài sản cố định con, anh, chị em ruột; 17 18 2.2. Thông tin về các bên liên quan 2.2. Thông tin về các bên liên quan - Các nhân viên quản lý chủ chốt có quyền và trách nhiệm về việc lập kế Các trường hợp không được coi là các bên liên quan: hoạch, quản lý và kiểm soát các hoạt động của doanh nghiệp báo cáo, bao - Hai công ty có chung Giám đốc trong trường hợp người giám đốc đó là gồm những người lãnh đạo, các nhân viên quản lý của công ty và các thành người làm thuê không có ảnh hưởng tới chính sách của cả 2 công ty trong các viên mật thiết trong gia đình của các cá nhân này; giao dịch chung. - Các tổ chức, cá nhân có quan hệ thông thường với doanh nghiệp, như: - Các doanh nghiệp do các cá nhân được nêu ở trên nắm trực tiếp hoặc gián tiếp phần quan trọng quyền biểu quyết hoặc thông qua việc này người đó có + Tổ chức, cá nhân cung cấp tài chính (như cho vay); thể có ảnh hưởng đáng kể tới doanh nghiệp. Trường hợp này bao gồm những + Tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội; doanh nghiệp được sở hữu bởi những người lãnh đạo hoặc các cổ đông chính + Đơn vị phục vụ công cộng; của doanh nghiệp báo cáo và những doanh nghiệp có chung một thành viên + Cơ quan quản lý nhà nước. quản lý chủ chốt với doanh nghiệp báo cáo. - Khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, hay đại lý nói chung mà doanh Trong việc xem xét từng mối quan hệ của các bên liên quan cần chú ý tới bản nghiệp tiến hành một khối lượng lớn giao dịch mặc dù có thể có sự phụ thuộc chất của mối quan hệ chứ không chỉ hình thức pháp lý của các quan hệ đó. về kinh tế. 19 20 5
  6. 3/21/2020 2.2. Thông tin về các bên liên quan 2.2. Thông tin về các bên liên quan Các phương pháp xác định giá giao dịch các bên liên quan: Yêu cầu trình bày thông tin về các bên liên quan trên Báo cáo tài - Phương pháp giá không bị kiểm soát có thể so sánh được, được xác định chính: Doanh nghiệp phải trình bày một số thông tin về các bên liên quan và bằng cách so sánh giá của hàng hóa bán ra trên thị trường có thể so sánh được giao dịch với các bên liên quan trên Báo cáo tài chính. Lý do: về mặt kinh tế mà người bán không có liên quan với người mua. (Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp hàng hóa và dịch vụ cung - Mối quan hệ với các bên liên quan có thể có ảnh hưởng tới tình hình tài cấp trong giao dịch giữa các bên có liên quan và các điều kiện của việc mua chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp báo cáo. bán tương tự như trong các giao dịch thông thường. Phương pháp này còn - Tình hình kinh doanh và tình hình tài chính của một doanh nghiệp có thể bị thường được sử dụng để xác định giá phí của các khoản tài trợ). ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa các bên liên quan kể cả khi không có giao - Phương pháp giá bán lại, được xác định bằng cách trừ vào giá bán lại một dịch giữa các bên này. khoản chênh lệch, phản ánh giá trị mà người bán muốn thu để bù vào chi phí - Việc hạch toán hoạt động chuyển giao nguồn lực thông thường dựa vào giá của mình đồng thời có lãi hợp lý. (Phương pháp này được sử dụng trong thỏa thuận giữa các bên. Giá áp dụng giữa các bên không liên quan là giá trường hợp hàng hóa được chuyển giao giữa các bên liên quan trước khi được xác định hoàn toàn độc lập. Các bên liên quan có thể có một mức độ được bán cho một bên khác không liên quan. Phương pháp này cũng được sử linh hoạt trong quá trình thỏa thuận giá mà giữa các bên không liên quan dụng trong việc chuyển giao các nguồn lực khác như quyền sở hữu và các không có. dịch vụ). - Phương pháp giá vốn cộng lãi được xác định bằng cách cộng một khoản chênh lệch phù hợp vào chi phí của người cung cấp. 21 22 2.2. Thông tin về các bên liên quan 2.2. Thông tin về các bên liên quan Các thông tin về các bên liên quan phải trình bày trên Báo cáo tài Các thông tin về các bên liên quan phải trình bày trên Báo cáo tài chính: chính: - Các giao dịch chủ yếu giữa các bên liên quan cũng phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo trong năm mà - Báo cáo tài chính phải trình bày một số mối quan hệ nhất định giữa các bên các giao dịch đó có ảnh hưởng, gồm: liên quan. Các quan hệ thường được chú ý là giao dịch của những người lãnh + Giá trị hàng tồn kho được mua hoặc bán giữa các bên liên quan; đạo doanh nghiệp, đặc biệt là khoản tiền lương và các khoản tiền vay của họ, + Giá trị tài sản cố định và các tài sản khác được mua hoặc bán giữa các bên do vai trò quan trọng của họ đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần trình bày liên quan; các giao dịch lớn có tính chất liên công ty và số dư các khoản đầu tư lớn với + Giá trị dịch vụ được cung cấp hoặc nhận giữa các bên liên quan; tập đoàn, với các công ty liên kết và với Ban Giám đốc. + Giá trị hàng bán đại lý cung cấp giữa các bên liên quan; + Giao dịch thuê tài sản giữa các bên liên quan; + Chuyển giao về nghiên cứu và phát triển; + Thỏa thuận về giấy phép; + Các khoản tài trợ (bao gồm cho vay và góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật); + Bảo lãnh và thế chấp; + Các hợp đồng quản lý. 23 24 6
  7. 3/21/2020 2.2. Thông tin về các bên liên quan 2.2. Thông tin về các bên liên quan Các thông tin về các bên liên quan phải trình bày trên Báo cáo tài Phương pháp trình bày giao dich với các bên liên quan trên Báo cáo chính: tài chính: - Phải trình bày bản chất các mối quan hệ của các bên liên quan cũng như các loại giao dịch và các yếu tố của các giao dịch đó. Các yếu tố của các giao dịch - Những mối quan hệ giữa các bên liên quan có tồn tại sự kiểm soát đều phải thường bao gồm: được trình bày trong báo cáo tài chính, bất kể là có các giao dịch giữa các bên + Khối lượng các giao dịch thể hiện bằng giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương liên quan hay không. ứng; + Giá trị hoặc tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoản mục chưa thanh toán; + Chính sách giá cả. - Các khoản mục có cùng bản chất có thể được trình bày gộp lại trừ trường hợp việc trình bày riêng biệt là cần thiết để hiểu được ảnh hưởng của các giao dịch giữa các bên liên quan đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp báo cáo. Ví dụ: Các loại nguyên vật liệu dùng cho sản xuất sản phẩm có thể trình bày gộp thành một khoản mục là “Nguyên vật liệu chính”. 25 26 2.2. Thông tin về các bên liên quan Các thông tin về các bên liên quan không phải trình bày trên Báo cáo tài chính: - Không phải trình bày trong báo cáo tài chính hợp nhất đối với các giao dịch nội bộ của tập đoàn. - Không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công ty mẹ, khi báo cáo này được lập và công bố cùng với báo cáo tài chính hợp nhất. (Trường hợp báo cáo tài chính của công ty mẹ được lập và công bố không cùng với báo cáo tài chính hợp nhất thì phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công ty mẹ). - Không phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công ty con do công ty mẹ sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ cũng được thành lập ở Việt Nam và công bố báo cáo tài chính hợp nhất tại Việt Nam. (Trường hợp công ty mẹ không sở hữu toàn bộ công ty con hoặc công ty mẹ được thành lập ở nước ngoài và không công bố Báo cáo tài chính hợp nhất ở Việt Nam thì phải trình bày giao dịch với các bên liên quan trong báo cáo tài chính của công ty con). 27 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2