intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Đo lường và cảm biến: Chương 3 - ThS. Trần Văn Lợi

Chia sẻ: Bùi Ngọc Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

150
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Đo lường và cảm biến - Chương 3: Cảm biến quang học trình bày khái niệm cơ bản về ánh sáng, các đơn vị đo quang, cảm biến quang điện, một số dạng ứng dụng cảm biến quang. Để nắm vững nội dung chi tiết bài giảng mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Đo lường và cảm biến: Chương 3 - ThS. Trần Văn Lợi

Chương 3<br /> CẢM BIẾN QUANG HỌC<br /> 3.1<br /> <br /> KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ ÁNH SÁNG<br /> Ánh sáng có 2 tính chất cơ bản là sóng và hạt.<br /> <br /> Dạng sóng ánh sáng là sóng điện từ phát ra khi có sự chuyển điện tử giữa các mức<br /> năng lượng của nguyên tử nguồn sáng. Các sóng này có vận tốc truyền đi trong chân không là c<br /> c<br /> = 299792 km/s, trong môi trường vật chất là: v = (n: chiết suất của môi trường)<br /> n<br /> Tần số g và bước sóng l của ánh sáng liên hệ với nhau qua biểu thức: l =<br /> chân không l =<br /> <br /> v<br /> trong<br /> g<br /> <br /> c<br /> g<br /> <br /> Phổ ánh sáng được biểu diễn như hình 3.1:<br /> <br /> Hình 3.1<br /> Tính chất hạt thể hiện qua sự tương tác của nó với vật chất. Ánh sáng bao gồm các hạt<br /> photon mang năng lượng Wf phụ thuộc duy nhất vào tần số.<br /> Wf = hg (h = 6,6256.10-24 Js: hằng số Planck)<br /> Các đại lượng quang học:<br /> §<br /> <br /> Thông lượng: oat (W)<br /> <br /> §<br /> <br /> Cường độ: oat/steradian (W/Sr)<br /> <br /> §<br /> <br /> Độ chói: (W/Sr.m2)<br /> <br /> §<br /> <br /> Năng lượng: J<br /> <br /> Bài giảng Đo lường và cảm biến<br /> <br /> Trang 27<br /> <br /> Trong vật chất, các điện tử liên kết trong nguyên tử có xu hướng muốn được giải phóng<br /> khỏi nguyên tử để trở thành điện tử tự do. Muốn giải phóng các điện tử khỏi nguyên tử cần<br /> cung cấp cho nó năng lượng bằng với năng lượng liên kết Wl.<br /> Khi một photon được hấp thu sẽ có một điện tử e được giải phóng nếu Wϕ ≥We.<br /> Bước sóng sóng lớn nhất của ánh sáng có thể gây nên hiện tượng giải phóng điện tử được<br /> h.c 1,237<br /> tính từ biểu thức: lmax =<br /> =<br /> We W1( ev )<br /> ev: đơn vị đo năng lượng điện tích.<br /> Nói chung, loại điện tích được giải phóng do chiếu sáng phụ thuộc vào bản chất vật liệu bị<br /> chiếu sáng.<br /> Khi chiếu sáng vào chất điện môi và bán dẫn tinh khiết, các điện tích được giải phóng là<br /> cặp điện tử và lỗ trống. Với bán dẫn pha tạp khi bị chiếu sáng nó sẽ giải phóng điện tử hoặc lỗ<br /> trống tùy thuộc vào chất pha tạp.<br /> Hiện tượng giải phóng các hạt dẫn dưới tác dụng của ánh sáng do hiệu ứng quang điện<br /> sẽ gây nên sự thay đổi tính chất của vật liệu. Đó là nguyên lý cơ bản của cảm biến quang.<br /> 3.2<br /> <br /> CÁC ĐƠN VỊ ĐO QUANG<br /> <br /> 3.2.1 Các đơn vị đo năng lượng<br /> Năng lượng bức xạ Q: là năng lượng phát xạ, lan truyền hoặc hấp thu dưới dạng bức<br /> xạ và được đo bắng Jun (J)<br /> Quang thông ϕ: là công suất phát xạ, lan truyền hoặc hấp thụ, đo bằng oat (W) là đại<br /> lượng đặc trưng cho nguồn sáng.<br /> F=<br /> <br /> dQ<br /> dt<br /> <br /> Cường độ sáng i: là quang thông phát ra theo một hướng dưới một đơn vị góc khối, có<br /> đơn vị là W/steradian<br /> i=<br /> <br /> dQ<br /> dW<br /> <br /> Độ chói năng lượng L: là tỉ số giữa cường độ ánh sáng phát ra bởi một phần tử bề mặt<br /> dI theo một hướng xác định và diện tích hình chiếu vuông góc của phần tử bề mặt dAn; có đơn<br /> vị là W/steradian.m2<br /> L=<br /> <br /> dI<br /> dAn<br /> <br /> Độ rọi E: là tỉ số giữa quang thông thu được bởi một phần tử bề mặt và diện tích của<br /> phần tử đó; có đơn vị là W/m2<br /> E=<br /> <br /> 3.2.2<br /> <br /> dF<br /> dA<br /> <br /> Đơn vị đo thị giác<br /> <br /> Mắt người cảm nhận được ánh sáng có phổ từ 0,38um đến 0,76um với độ nhạy phụ<br /> thuộc vào bước sóng ánh sáng. Độ nhạy của mắt cực đại ở bước sóng l = 0,555mm và giảm về<br /> hai phía hình 3.2<br /> <br /> Bài giảng Đo lường và cảm biến<br /> <br /> Trang 28<br /> <br /> Hình 3.2<br /> Các đơn vị đo quang cơ bản<br /> Đơn vị thị giác<br /> <br /> Đơn vị năng lượng<br /> <br /> Thông lượng<br /> <br /> Lumen (lm)<br /> <br /> Oat (W)<br /> <br /> Cường độ<br /> <br /> Candela (cd)<br /> <br /> Oat/sr (W/Sr)<br /> <br /> Độ chói<br /> <br /> Candela/m (cd/m )<br /> <br /> Oat/sr.m2 (W/Sr.m2)<br /> <br /> Độ rọi<br /> <br /> Lumen/m2 (lux)<br /> <br /> W/m2<br /> <br /> Năng lượng<br /> 3.2.3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> Lumen.sex (lm.s)<br /> <br /> Jun (J)<br /> <br /> Nguồn sáng<br /> <br /> Nguồn sáng quyết định mọi đặc tính của bức xạ. Việc sử dụng các chuyển đổi quang chỉ<br /> hiệu quả khi phù hợp với bức xạ ánh sáng (phổ, thông lượng, tần số).<br /> Đèn sợi đốt vonfram: gồm một sợi vonfram đặt trong bóng thủy tinh có chứa khí<br /> halogen để giảm bay hơi sợi đốt.<br /> Ưu điểm dải phổ rộng nhưng hiệu suất phát quang thấp, quán tính nhiệt lớn, tuổi thọ và<br /> độ bền cơ học thấp.<br /> Diode phát quang: (Ligh-Emitting-Diode: LED) là nguồn sáng bán dẫn trong đó năng<br /> lượng giải phóng do tái hợp điện tử-lỗ trống chuyển tiếp P-N làm phát sinh các photon.<br /> Đặc điểm: thời gian hồi đáp nhỏ cỡ ns, có khả năng biến điệu tần số cao. Phổ ánh sáng<br /> hoàn toàn xác định, độ tin cậy cao. Tuổi thọ cao, kích thước nhỏ, tiêu thụ năng lượng thấp.<br /> Quang thông tương đối nhỏ và nhạy với nhiệt độ là nhược điểm hạn chế phạm vi sử<br /> dụng của đèn.<br /> Laser (Light Amplification by Stimulated Emission Radiation): Laser là nguồn sáng<br /> rất đơn sắc, độ chói lớn, rất định hướng và đặc biệt là tính liên kết mạnh (cùng phân cực, cùng<br /> pha). Đối với những nguồn sáng khác, bức xạ phát ra là sự chồng chéo của rất nhiều sóng thành<br /> phần có phân cực và pha khác nhau. Trong trường hợp tia laser, tất cả các bức xạ cấu thành đều<br /> cùng pha cùng phân cực và bởi vậy khi chồng chéo lên nhau chúng tạo thành một sóng duy<br /> nhất và rất xác định.<br /> Đặc điểm chính của laser là có bước sóng đơn sắc hoàn toàn xác định, quang thông<br /> lớn, có khả năng nhận được chùm tia rất mảnh với độ định hướng cao, truyền đi khoảng cách<br /> rất lớn.<br /> <br /> Bài giảng Đo lường và cảm biến<br /> <br /> Trang 29<br /> <br /> 3.3<br /> <br /> CẢM BIẾN QUANG ĐIỆN<br /> <br /> Cảm biến quang được sử dụng để chuyển thông tin ánh sáng nhìn thấy được hoặc tia hồng<br /> ngoại IR (Infrared) và tia tử ngoại UV (Ultra Violet) thành tín hiệu điện.<br /> Phổ của ánh sáng được biểu diễn như sau:<br /> Color<br /> <br /> Violet<br /> <br /> Blue<br /> <br /> Green<br /> <br /> Yellow<br /> <br /> Orange<br /> <br /> Red<br /> <br /> l(nm)<br /> <br /> 400-450<br /> <br /> 450-500<br /> <br /> 500-550<br /> <br /> 550-600<br /> <br /> 600-650<br /> <br /> 650-700<br /> <br /> Tín hiệu ngõ ra của cảm biến quang tỷ lệ với cường độ ánh sáng. Một vài cảm biến quang<br /> tích hợp ngay cả phát và thu ánh sáng. Cảm biến quang có thể phân thành cảm biến quang học,<br /> cảm biến hồng ngoại, cảm biến laser tùy thuộc vào chiều dài bước sóng của năng lượng ánh sáng<br /> được tối ưu hoá.<br /> 3.3.1<br /> <br /> Tế bào quang dẫn<br /> Tế bào quang dẫn là một loại cảm biến quang có độ nhạy cao.<br /> Đặc trưng của tế bào quang dẫn là sự phụ thuộc điện trở vào thông lượng và phổ của<br /> <br /> bức xạ.<br /> Cơ sở vật lý của tế bào quang dẫn là hiện tượng giải phóng hạt dẫn điện trong vật<br /> liệu dưới tác dụng của ánh sáng làm tăng độ dẫn điện của vật liệu.<br /> Vật liệu chế tạo: thường được chế tạo từ các bán dẫn đa tinh thể đồng nhất hoặc đơn<br /> tinh thể, bán dẫn riêng hoặc pha tạp. Vùng phổ làm việc một số tạp chất như hình 3.3<br /> ·<br /> <br /> Đa tinh thể: CdS, CdSe, CdTe, PbS, PbSe, PbTe<br /> <br /> ·<br /> <br /> Đơn tinh thể: Ge, Si tinh khiết hoặc pha tạp Au, Cu, Sb, In, SbIn, AsIn,<br /> PIn, CdHgTe.<br /> <br /> Hình 3.3<br /> Các tính chất cơ bản của cảm biến quang dẫn:<br /> Điện trở tối RCO: Phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, nhiệt độ và bản chất lý hóa của<br /> vật liệu. Khi chiếu sáng RCO giảm rất nhanh, quan hệ điện trở và độ sáng là phi tuyến. Hình 3.4<br /> <br /> Bài giảng Đo lường và cảm biến<br /> <br /> Trang 30<br /> <br /> Hình 3.4<br /> Ví dụ: PbS, CdS, CdSe có RCO rất lớn: từ 104Ω đến 105Ω ở 25oC.<br /> SbIn, AbSn, CdHgTe có RCO rất nhỏ: 10Ω – 103Ω ở 25oC.<br /> Độ nhạy: Định nghĩa theo biểu thức: S (l ) =<br /> <br /> DI<br /> ( A /W )<br /> Df (l )<br /> <br /> I: dòng quang điện chạy qua tế bào quang dẫn (A)<br /> <br /> f : thông lượng ánh sáng (W)<br /> Ví dụ khi đặt vào điện áp U = 10V, diện tích bề mặt tế bào bằng 1cm2, độ nhạy<br /> phổ có giá trị nằm trong khoảng 0,1 ¸ 10 A/W.<br /> Nhược điểm của tế bào quang dẫn: đặc tính điện trở - độ rọi là phi tuyến. Thời gian đáp<br /> ứng tương đối lớn. Các thông số không ổn định (lão hóa). Độ nhạy phụ thuộc vào nhiệt độ, một<br /> số loại đòi hỏi phải làm nguội.<br /> Ứng dụng:<br /> Trong thực tế các tế bào quang dẫn thường được ứng dụng trong hai trường hợp:<br /> ·<br /> <br /> Điều khiển relay hình 3.5<br /> <br /> ·<br /> <br /> Thu tín hiệu quang: tế bào quang điện có thể được sử dụng để biến đổi xung quang<br /> thành xung điện. Người ta ứng dụng mạch đo kiểu này để đếm vật, đo tốc độ quay<br /> đĩa.<br /> <br /> a)<br /> <br /> b)<br /> <br /> Hình 3.5: Minh họa dùng tế bào quang dẫn để điều khiển rơle:<br /> a) Điều khiển trực tiếp;<br /> Bài giảng Đo lường và cảm biến<br /> <br /> b) Điều khiển thông qua transistor khuếch đại<br /> Trang 31<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2