Chương 6<br />
ĐO BIẾN DẠNG, LỰC VÀ TRỌNG LƯỢNG<br />
6.1<br />
6.1.1<br />
<br />
CẢM BIẾN BIẾN DẠNG (STRAIN GAGE)<br />
Cấu tạo của cảm biến biến dạng (strain gage):<br />
<br />
Cảm biến biến dạng gồm một sợi dây dẫn có điện trở suất (thường dùng hợp kim của<br />
Niken) có chiều dài là l và có tiết diện s, được cố dịnh trên một phiến cách điện như hình 6.1<br />
<br />
Hình 6.1 Cảm biến biến dạng<br />
Khi đo biến dạng của một bề mặt dùng strain gage, người ta dán chặt strain gage lên trên<br />
bề mặt cần đo sao cho khi bề mặt bị biến dạng thì strain gage cũng bị biến dạng. Điện trở của<br />
cảm biến:<br />
R=r<br />
<br />
l<br />
s<br />
<br />
(6.1)<br />
<br />
Khi cảm biến bị biến dạng, do kích thước của dây dẫn bị thay đổi nên điện trở của cảm<br />
biến thay đổi một lượng DR :<br />
DR Dl Dr Ds<br />
= +<br />
R<br />
l<br />
r<br />
s<br />
<br />
(6.2)<br />
<br />
Trong đó:<br />
Dl : biến thiên chiếu dài của dây dẫn.<br />
<br />
Dr :biến thiên điện trở suất của dây dẫn.<br />
Ds : biến thiên tiết diện của dây dẫn.<br />
<br />
R: điện trở của cảm biến khi chưa bị biến dạng.<br />
Biến dạng dọc của dây dẫn kéo theo biến dạng ngang của dây. Nếu dây dẫn hình chữ nhật<br />
có các cạnh a, b hoặc dây dẫn tròn có đường kính d thì quan hệ giữa biến dạng dọc và ngang của<br />
dây như (6.3).<br />
<br />
Trong đó v là hệ số Poisson. Trong vùng đàn hồi, v » 0.3 . Tiết diện s của dây<br />
nên:<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 67<br />
<br />
Sự thay đổi của điện trở suất của dây dẫn tuân theo quan hệ:<br />
<br />
Trong đó C là hằng số Bridman. V = l.s, DV là thể tích và lượng biến thiên thể tích của<br />
dây dẫn.<br />
Thay (6.4), (6.5) vào (6.2) ta được:<br />
<br />
Với<br />
<br />
Hình 6.2 Cảm biến biến dạng (Strain gage)<br />
6.1.2<br />
<br />
Ứng dụng của cảm biến biến dạng:<br />
<br />
Strain gage được dùng để đo lực, đo mô men xoắn của trục, đo biến dạng bề mặt của chi<br />
tiết cơ khí, dùng để chế tạo cảm biến trọng lượng (Loadcell), cảm biến đo ứng suất …<br />
§<br />
<br />
Đo lực dùng cảm biến biến dạng:<br />
<br />
Để đo lực tác động lên một vật thể, ta dán strain gage vào một vật ứng lực (vật chứng) đặt<br />
giữa điểm tác dụng lực và vật chịu tác động sao cho biến dạng của cảm biến bằng với biến dạng<br />
của vật chứng, dưới tác dụng của lực tác động, vật chứng bị biến dạng sẽ làm cảm biến biến dạng<br />
là thay đổi điện trở của cảm biến, đo sự thay dổi điện trở của cảm biến ta suy ra lực tác dụng.<br />
<br />
Hình 6.3 Đo lực dùng cảm biến biến dạng<br />
Khi vật chứng bị tác dụng bởi lực F nó sẽ bị biến dạng theo phương ứng lực một lượng e<br />
<br />
Trong đó: e là biến dạng của vật chứng, s là ứng lực, Y là module Young, S là tiết diện<br />
của vật chứng, F là lực tác dụng. Tương ứng với các vật liệu khác nhau thì module Young sẽ<br />
khác nhau.<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 68<br />
<br />
Ví dụ: Đo lực ép cho máy ép cọc bê tông hình 6.4.<br />
<br />
Hình 6.4 Máy ép cọc bê tông<br />
§<br />
<br />
Đo mô men xoắn dùng cảm biến biến dạng:<br />
<br />
Để đo mô men xoắn của trục quay, ta dán 2 strain gage lên trên trục quay theo hướng của<br />
ứng suất (Nghiêng 45 ° so với trục) và 2 strain gage có trục vuông góc với nhau như hình 6.5 và<br />
2 strain gage được bố trí sao cho một strain gage nén và một strain gage giãn.<br />
<br />
Hình 6.5 Dán strain gage lên trục để đo mô men xoắn<br />
Khi chịu tác dụng của ngẫu lực, trên bề mặt của trục quay sẽ xuất hiện một biến dạng e<br />
<br />
Trong đó:<br />
T là mô men tác động lên trục.<br />
Y là module Young.<br />
D là bán kính bề mặt trục.<br />
Ví dụ: Đo mô men xoắn trên trục của hệ tuabin máy phát:<br />
<br />
Hình 6.6 Hệ tua bin máy phát<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 69<br />
<br />
Hình 6.7 Cảm biến đo mô men xoắn<br />
§<br />
<br />
Mạch đo dùng strain gage:<br />
<br />
Trong trường hợp dùng 2 strain gage thì Rx1 sẽ là strain gage nén ( Rx1 = R - D R), Rx2<br />
sẽ là strain gage giãn ( Rx1 = R + D R).<br />
<br />
Hình 6.8a. Mạch đo một strain gage<br />
<br />
Hình 6.8b. Mạch đo 2 strain gage<br />
Trong mạch đo hình 6.8a thí điện áp ngõ ra Vo là:<br />
<br />
Trong mạch đo hình 6.8b, điện áp ngõ ra Vo là:<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 70<br />
<br />
6.2<br />
6.2.1<br />
<br />
CẢM BIẾN TRỌNG LƯỢNG – LOAD CELL:<br />
Cấu tạo của Loadcell:<br />
<br />
Loadcell gồm một vật chứng đàn hồi, là một khối nhôm hoặc thép không rỉ được xử lý<br />
đặc biệt, trên vật chứng có dán 4 strain gage. Khi vật chứng bị biến dạng dưới tác dụng của trọng<br />
lượng tác động vào loadcell thì có thể có 2 hoặc 4 strain gage bị tác động. Tuỳ vào dạng của vật<br />
chứng ta có các loại loadcell.<br />
<br />
Hình 6.9 Cấu tạo của loadcell<br />
Một số dạng của loadcell:<br />
<br />
Bài giảng Đo lường và cảm biến<br />
<br />
Trang 71<br />
<br />