intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Enterobius vermicularis - PGS.TS.BS. Trần Thị Hồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:29

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Enterobius vermicularis do PGS.TS.BS. Trần Thị Hồng biên soạn với mục tiêu: Nêu đặc điểm nhận dạng trứng và giun trưởng thành; Trình bày chu trình phát triển của giun kim Enterobius vermicularis; Vận dụng chu trình phát triển để giải thích các đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh; Nêu các tác hại, biến chứng sự di chuyển lạc chỗ của giun kim.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Enterobius vermicularis - PGS.TS.BS. Trần Thị Hồng

  1. ENTEROBIUS VERMICULARIS PGS.TS.BS.TRẦN THI HỒNG
  2. 1 Nêu đặc điểm nhận dạng trứng và giun trưởng thành 2 Trình bày chu trình phát triển của giun kim Enterobius vermicularis 3 Vận dụng chu trình phát triển để giải thích các đặc điểm dịch tễ, biểu hiện lâm sàng, nguyên tắc điều trị và dự phòng bệnh 4 Nêu các tác hại, biến chứng sự di chuyển lạc chỗ của giun kim
  3. MỞ ĐẦU Giun kim Enterobius vermicularis phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, nhiễm từ người sang người, đặc biệt gặp nhiều ở trẻ em, triệu chứng chính là ngứa hậu môn Chu trình phát triển đặc thù, giun kim Enterobius vermicularis thể hiện những nét riêng về khía cạnh dịch tễ, bệnh học cũng như việc kiểm soát bệnh, khác hẳn những giun ký sinh đường ruột khác
  4. HÌNH THỂ  Giun trưởng thành trắng, thanh mảnh  Giun đực dày 0,2mm, dài khoảng 5mm  Giun cái dày 0,5mm, dài khoảng 8-13mm  Giun đực sống khoảng 7 tuần  Giun cái sống 5-13 tuần
  5. Thực quản a b ụ phình Thân giun kim cắt ngang trong ruột thừa Ruột Thực quản Ba môi, không có xoang miệng Buồng trứng Đuôi cong Giun đực: 2-5mm HÌNH THỂ Giun cái: 8-13mm 1 mm 8.8 0.5 mm Đuôi nhọn
  6. Trứng giun kim: 50-60 X 20- 30µm Hình thoi dài, vỏ mỏng 2 lớp, lép một bên, không màu, chứa ấu trùng bên trong, rất nhẹ, có tính gây nhiễm ngay trong vòng 4-6 giờ sau khi được đẻ ra 50 m 8.18
  7. CHU TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA GIUN KIM ENTEROBIUS VERMICULARIS
  8. o Đơn giản, một KC, GTT bình thường ký sinh ở manh tràng, phần cuối ruột non, đầu ruột già, hấp thu những chất chứa trong ruột o Sau giao hợp, giun kim đực sẽ chết, do vậy khó thu thập được giun kim đực(chỉ tìm thấy khi mổ tử thi) o Thông thường, ban đêm (đôi khi buổi trưa khi nằm ngủ),giun kim cái ra rìa hậu môn và đẻ trứng, số lượng trứng giun do một giun cái phóng thích khoảng 11.000 trứng, giun cái chết sau khi đẻ trứng o Trứng bám ở rìa hậu môn, trứng nhẹ nên rơi vãi ra chăn, chiếu, quanh chỗ nằm ngủ như nền nhà, bàn ghế, đồ chơi. o Trứng có thể tồn tại ở môi trường 3 tuần. Khi người(trẻ em hoặc người lớn) ngứa hậu môn, đưa tay gãi sẽ dính vào ngón tay, móng tay.
  9. o Trứng phát triển rất nhanh cho ra ấu trùng bên trong sau 4-6 giờ, nên dễ lây nhiễm cho người khác. Khi người nuốt phải trứng, ấu trùng thoát ra khỏi vỏ trứng ở tá tràng, sau đó di chuyển từ ruột non xuống ruột già, đến manh tràng và ruột thừa, tại đây giun xâm nhập vào hốc ruột và trưởng thành. Thời gian hoàn tất chu trình là 4-8 tuần o Đặc điểm giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn và nhanh chóng trở thành lây nhiễm dẫn đến hiện tượng tự tái nhiễm trong CTPT của giun kim o Thói quen ngậm tay tạo điều kiện cho việc nuốt trứng của chính người bị nhiễm, do gãi hậu môn khi ngứa, đặc biệt là trẻ em o Ấu trùng có thể nở ở da quanh hậu môn, sau đó bò ngược lên trực tràng gây hiện tượng nhiễm ngược
  10. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Bệnh phổ biến khắp nơi, sự phân bố bệnh phụ thuộc vào vệ sinh cá nhân hơn là yếu tố địa lý, khí hậu. • Tần suất cao ở các nước ôn đới • Trên thế giới: 200 triệu người nhiễm giun kim Enterobius vermicularis mỗi năm • Châu Á: tỷ lệ nhiễm: 21-74% • Việt Nam: 7-50%, có nơi: 80-100% • Củ Chi: 2007-2009: 22,7-53,5% trẻ mẫu giáo nhiễm giun kim Enterobius vermicularis
  11. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Mầm bệnh hiện diện khắp nơi trong môi trường sinh hoạt của người bệnh, do vậy mức độ lây lan cao, dễ dàng nhiễm cho các thành viên sinh hoạt chung với người bệnh do mút tay, ngậm liếm đồ chơi bị dính trứng, ăn thức ăn bị nhiễm, các vật dụng trong nhà hoặc hít trứng từ bụi lẫn trong không khí • Nhiễm giun kim Enterobius vermicularis mang tính gia đình, tập thể như các thành viên ở cùng nhà, nhà trẻ, mẫu giáo, trại lính, nơi nuôi trẻ mồ côi, ký túc xá, nhà dưỡng lão, trại tâm thần…
  12. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ • Ở trẻ em: tự tái nhiễm, nhiễm ngược • Lây lan qua quan hệ tình dục: gặp ở người đồng tính luyến ái. • Sự ô nhiễm trứng cao trong môi trường quanh người bệnh và tự tái nhiễm : yếu tố quan trọng chi phối tỷ lệ tái nhiễm cao trong quần thể sau mỗi đợt xổ giun định kỳ 4 – 6 tháng. Đồng thời cũng là nguyên nhân của tình trạng nhiễm giun kéo dài, mặc dù tuổi thọ của giun kim ngắn hơn những loại giun ký sinh đường ruột khác
  13. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG • Nhiễm: đa số không có triệu chứng(1/3) • Thay đổi tùy thuộc sự ký sinh của GTT ở ruột già và hiện tượng đẻ trứng ở vùng da quanh hậu môn. • GTT bám vào niêm mạc ruột già, tạo vết loét nhỏ, gây viêm ruột, xuất tiết nhẹ với hiểu hiện rối loạn tiêu hóa như đau bụng, ăn không ngon, buồn nôn, tiêu chảy • Tiêu chảy do viêm thành ruột trong giai đoạn nhiễm cấp • CTM: BCTT tăng nhẹ
  14. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG • Biểu hiện chính là ngứa hậu môn, nhất là vào ban đêm, do kích thích của chất bài tiết và cử động co thắt của giun khi đẻ trứng gây cảm giác ngứa dữ dội hay gặp nhiều ở trẻ em, làm trẻ mất ngủ, bứt rứt, khóc đêm, dễ sụt cân, nghiến răng, đái dầm, ngoáy mũi, cắn móng tay, có khi kèm những phản xạ thần kinh bất thường như mê sảng, co giật, nặng có thể động kinh.
  15. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG • Biến chứng: chàm hóa, nhiễm trùng, viêm da vùng quanh hậu môn do gãi khi bị ngứa. • GTT có thể di chuyển vào ruột thừa gây viêm. Hiếm: lấn vào thành ruột gây thủng ruột • Giun di chuyển lạc chỗ: ở nữ, giun TT có thể di chuyển đến âm hộ, âm đạo gây viêm, đến tử cung, vòi Fallop, rơi vào khoang phúc mạc tạo u hạt, đôi khi tìm thấy giun kim trong phết cổ tử cung.
  16. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG • GTT lạc vào niệu đạo, bàng quang, tuyến tiền liệt • Trẻ em nhiễm nặng, kéo dài có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần, vận động, giảm khả năng tập trung và tiếp thu bài học
  17. CHẨN ĐOÁN • Ngứa hậu môn vào buổi tối: dấu hiệu định hướng nhiễm giun kim Enterobius vermicularis • Chẩn đoán xác định: tìm thấy GTT ở rìa hậu môn • KT quệt hậu môn: KT Graham(Scotch tape) tìm trứng giúp xác định bệnh • Tiêu bản quệt hậu môn được quan sát dưới kính hiển vi, trứng chứa ấu trùng, có khi thấy ấu trùng di động bên trong
  18. PHƯƠNG PHÁP GRAHAM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2