intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giáo dục dinh dưỡng - ĐH Phạm Văn Đồng

Chia sẻ: Đồng Hoa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

160
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài giảng nhằm cung cấp một số kiến thức về đối tượng, nội dung, phương pháp, biện pháp, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục dinh dưỡng cho sinh viên mầm non có thêm tài liệu để tham khảo trong quá trình thực hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Mặt khác, bài giảng cung cấp những kiến thức về dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi trẻ mầm non. Sinh viên sẽ được học về cách nuôi trẻ như chế biến thức ăn cho trẻ, xây dựng khẩu phần cho trẻ, cách cho trẻ ăn,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giáo dục dinh dưỡng - ĐH Phạm Văn Đồng

ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br /> KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN<br /> BỘ MÔN: GIÁO DỤC MẦM NON<br /> <br /> <br /> BÀI GIẢNG<br /> <br /> GIÁO DỤC DINH DƢỠNG<br /> (DÙNG CHO HỆ CAO ĐẲNG)<br /> <br /> BIÊN SOẠN: BÙI THỊ ÁNH TUYẾT<br /> <br /> Quảng Ngãi, 6/2016<br /> <br /> 1<br /> <br /> LỜI NÓI ĐẦU<br /> Trẻ mầm non rất nhạy cảm và mau chóng tiếp thu những điều học được và<br /> hình thành dấu ấn lâu dài. Vì vậy, tiến hành giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non<br /> sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự<br /> hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe, biết lựa chọn ăn đúng cách để<br /> đảm bảo sức khỏe của mình.<br /> Nhằm đáp ứng nhu cầu của sinh viên cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non hiện<br /> nay, chúng tôi đã biên soạn bài giảng Giáo dục dinh dưỡng dành cho hệ Cao đẳng<br /> Sư phạm Mầm non. Nội dung bài giảng nhằm cung cấp một số kiến thức về đối<br /> tượng, nội dung, phương pháp, biện pháp, kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục dinh<br /> dưỡng cho sinh viên mầm non có thêm tài liệu để tham khảo trong quá trình thực<br /> hiện nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non. Mặt khác, bài giảng cung cấp<br /> những kiến thức về dinh dưỡng phù hợp với từng lứa tuổi trẻ mầm non. Sinh viên sẽ<br /> được học về cách nuôi trẻ như chế biến thức ăn cho trẻ, xây dựng khẩu phần cho trẻ,<br /> cách cho trẻ ăn…góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ, đáp ứng được yêu<br /> cầu của xã hội về sự phát triển toàn diện của con người mới xã hội chủ nghĩa trong<br /> giai đọan hội nhập hiện nay của đất nước.<br /> Để biên soạn bài giảng này, chúng tôi dựa vào đề cương chi tiết học phần của<br /> tổ Giáo dục Mầm non, khoa Sư phạm Tự nhiên. Giáo trình Dinh dưỡng trẻ em, BS.<br /> Lê Thị Mai Hoa, NXB Giáo dục, 2008. Giáo trình Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe<br /> cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp, NXB Giáo dục 2007.<br /> <br /> 2<br /> <br /> MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN<br /> 1. Phẩm chất:<br /> - Có ý thức tìm hiểu, nghiên cứu hệ thống tri thức khoa học cơ bản, hiện đại về<br /> dinh dưỡng trẻ em.<br /> - Có ý thức tìm hiểu về tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trong cộng đồng đặc<br /> biệt là tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trẻ mầm non.<br /> - Có ý thức tìm hiểu đặc điểm sinh lý của trẻ từ 12 - 36 tháng và 36 - 72 tháng<br /> - Luôn có ý thức tìm hiểu các cách lựa chọn những thực phẩm sạch, tươi ngon<br /> và các cách chế biến đa dạng thành những món ăn đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.<br /> 2. Năng lực:<br /> - Có khả năng tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trong cộng đồng đặc biệt là<br /> tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trẻ mầm non.<br /> - Có khả năng xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cho trẻ ở trường mầm non<br /> và có khả năng chế biến nhiều món ăn cho trẻ em lứa tuổi mầm non.<br /> - Có khả năng tự học, làm việc với tài liệu, làm việc nhóm.<br /> <br /> 3<br /> <br /> Chƣơng 1 : GIÁO DỤC DINH DƢỠNG<br /> Mục tiêu<br /> - Sinh viên nhớ và trình bày được khái niệm “ Giáo dục dinh dưỡng”.<br /> - Phân tích được tầm quan trọng của giáo dục dinh dưỡng.<br /> - Trình bày được đối tượng và nội dung của giáo dục dinh dưỡng.<br /> - Vận dụng được các hình thức, phương pháp và kỹ năng giáo dục dinh dưỡng<br /> vào việc tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng<br /> trong cộng đồng đặc biệt là tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng trẻ mầm non.<br /> 1.1. Đại cƣơng về giáo dục dinh dƣỡng<br /> 1.1.1. Khái niệm về giáo dục dinh dƣỡng<br /> Giáo dục dinh dưỡng là biện pháp can thiệp nhằm thay đổi những tập quán<br /> thói quen và các hành vi liên quan đến dinh dưỡng, nhằm cải thiện tình trạng dinh<br /> dưỡng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.<br /> 1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục dinh dƣỡng<br /> Giáo dục dinh dưỡng có một vị trí rất quan trọng trong xã hội ta hiện nay.<br /> Một trong những nguyên nhân gây nên số đông trẻ bị suy dinh dưỡng là do<br /> không biết cách cho ăn chứ không phải hoàn toàn do thiếu ăn.<br /> - Giáo dục dinh dưỡng chủ yếu là giúp cho cán bộ y tế, mọi người dân biết<br /> dùng những kiến thức hiện đại về dinh dưỡng áp dụng vào việc ăn uống hàng ngày,<br /> thay đổi những tập quán, những kiêng cữ không đúng.<br /> - Giáo dục dinh dưỡng chống được các bệnh thiếu dinh dưỡng, giảm được tỉ lệ<br /> tử vong của trẻ em và thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình.<br /> - Giáo dục dinh dưỡng có thể làm mọi lúc, mọi nơi với mọi đối tượng.<br /> 1.2. Đối tƣợng và nội dung của giáo dục dinh dƣỡng<br /> 1.2.1. Đối tƣợng giáo dục dinh dƣỡng<br /> Có thể phân ra hai nhóm đối tượng cần tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng sau:<br /> - Nhóm đối tượng chính:<br /> Trẻ em, các bà mẹ đang mang thai hoặc đang cho con bú, các bà mẹ đang nuôi<br /> con dưới 5 tuổi, những người chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ở cộng đồng, các cô nuôi<br /> dạy trẻ, các ông bà trong gia đình.<br /> <br /> 4<br /> <br /> - Nhóm đối tượng hỗ trợ cho công tác giáo dục dinh dưỡng ở cộng đồng gồm<br /> các thành viên lãnh đạo cộng đồng, thôn xóm, các cán bộ của những tổ chức quần<br /> chúng như hội phụ nữ, hội chữ thập đỏ…<br /> 1.2.2. Nội dung của giáo dục dinh dƣỡng<br /> 1.2.2.1. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho cô giáo và cán bộ công nhân viên<br /> trong trường<br /> - Cô hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của dinh dưỡng liên quan đến sức<br /> khỏe, bệnh tật của trẻ. Từ đó, xác định trách nhiệm trong công tác chăm sóc về dinh<br /> dưỡng cho trẻ.<br /> - Biết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo từng độ tuổi. Biết một khẩu phần ăn<br /> như thế nào là cân đối và hợp lý.<br /> - Biết giá trị dinh dưỡng của các thực phẩm thông thường sẵn có ở địa<br /> phương.<br /> - Biết nguyên tắc xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn, nguyên tắc thay thế các<br /> loại thực phẩm để đảm bảo một khẩu phần đủ chất và cân đối.<br /> - Biết cách chăm sóc trẻ khi biếng ăn, quan tâm đến những trẻ ăn yếu, động<br /> viên trẻ ăn hết suất.<br /> - Biết những điều cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách chọn mua<br /> thực phẩm, bảo quản và chế biến thực phẩm hợp khẩu vị cho trẻ.<br /> - Thường xuyên theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Cô hiểu<br /> được ý nghĩa, mục đích của việc theo dõi sức khỏe cho trẻ bằng biểu đồ tăng<br /> trưởng.<br /> 1.2.2.2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho trẻ ở nhà trẻ - mẫu giáo<br /> Tùy theo trẻ ở từng độ tuổi, cô có các nội dung giáo dục dinh dưỡng phù hợp:<br /> - Cho trẻ làm quen với một số thực phẩm thông thường sẵn có ở địa phương,<br /> nhất là các thực phẩm trẻ thường được ăn: cho trẻ biết một số đặc điểm chính của<br /> thực phẩm, giá trị dinh dưỡng và một số món ăn được chế biến từ các loại thực<br /> phẩm đó.<br /> - Cho trẻ biết con người cần ăn để sống, phát triển, làm việc, học tập và vui<br /> chơi.<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1