Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
lượt xem 8
download
"Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương" với mục tiêu cung cấp đến người học kiến thức về ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán; các hình thức tiền lương; kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động; kế toán các khoản trích theo lương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kế toán tài chính - Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH BÀI 3 THEO LƯƠNG Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. Giáo trình Kế toán tài chính, Chủ biên GS.TS Đặng Thị Loan, Nhà xuất bản đại học Kinh tế Quốc dân 2011. 2. Bài tập kế toán tài chính, Chủ biên PGS.TS Phạm Quang, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân 2013. 3. Chuẩn mực số 02 về Hàng tồn kho. 4. Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Quyết định số 15/2006 của Bộ Tài chính. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán Các hình thức tiền lương Kế toán tiền lương,tiền thưởng và thanh toán với người lao động Kế toán các khoản trích theo lương Mục tiêu Sau khi học xong bài này, sinh viên cần thực hiện được các việc sau: Trình bày được các khái niệm về: Tiền lương; quỹ tiền lương của doanh nghiệp; các khoản (quỹ) trích theo lương , quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Phân biệt được các hình thức tiền lương phổ biến. Nắm vững mục đích sử dụng cũng như nguồn hình thành (tỷ lệ trích lập) của các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN. Nắm vững nội dung kế toán các nghiệp vụ liên quan đến tiền lương, các khoản phải trả người lao động và các quỹ trích theo lương. NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 31
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tình huống dẫn nhập Chị Nguyễn Thị Lan là công nhân may của công ty may An Lạc thuộc nhóm 2, bậc 4 của thang lương A2 được quy định trong Nghị định 205/2004/NĐ-CP có hệ số lương cơ bản là 2,9; hệ số phụ cấp khu vực 0,2; phụ cấp chức vụ 0,2; hệ số điều chỉnh tiền lương tối thiểu của công ty An Lạc là 0,4. Số ngày làm việc thực tế của chị Lan là 20 ngày, số ngày làm việc theo chế độ là 22 ngày, mức tiền lương tối thiểu theo chế độ 1.150.000 đồng. Giả sử trong tháng 3 năm N, kết quả hạch toán thời gian lao động của chị Lan là: o Số công làm việc hưởng lương theo sản phẩm trực tiếp: 25 công (trong đó công làm thêm giờ: 10 công). o Số công làm việc hưởng lương theo thời gian: 4 công. o Số ngày nghỉ ốm hưởng bảo hiểm ( trợ cấp 100% lương): 3 công. o Số ngày được hưởng tiền ăn ca: 19 ngày, mức trợ cấp tiền ăn ca: 50.000 đồng/ngày. Kết quả của chị Lan: Số sản phẩm hoàn thành đủ tiêu chuẩn tính lương là 3000 sản phẩm, trong đó số sản phẩm làm thêm là 1000 sản phẩm, đơn giá bình thường là 2000 đồng/sản phẩm, đơn giá làm thêm giờ là 3000 đồng/sản phẩm. 1. Hãy xác định tiền lương tháng của chị Lan trong trường hợp chị Lan hưởng lương theo thời gian. 2. Xác định các khoản trích theo lương của chị Lan. 3. Hãy xác định thu nhập ban đầu và thu nhập sau khi khấu trừ các khoản trích theo lương của chị Lan. 32 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.1. Ý nghĩa và nhiệm vụ kế toán 3.1.1. Ý nghĩa Trong mọi chế độ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất đều không tách rời lao động. Người lao động phải có vật phẩm tiêu dùng để tái sản xuất sức lao động, vì vậy khi họ tham gia lao động sản xuất ở các doanh nghiệp thì đòi hỏi doanh nghiệp phải trả thù lao lao động cho họ. Trong nền kinh tế hàng hoá, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị và gọi là tiền lương. Như vậy, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp. 3.1.2. Nhiệm vụ hạch toán lao động tiền lương trong doanh nghiệp Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian kết quả lao động, tính lương và trích các khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân công theo đúng đối tượng sử dụng lao động. Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận sản xuất - kinh doanh, các phòng ban thực hiện đầy đủ các chứng từ ghi chép ban đầu về lao động, tiền lương, mở sổ cần thiết và hạch toán nghiệp vụ lao động, tiền lương đúng chế độ, đúng phương pháp. Theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động. Lập các báo cáo về lao động, tiền lượng phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nước và doanh nghiệp. 3.2. Các hình thức tiền lương 3.2.1. Hình thức tiền lương theo thời gian Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện là việc tính trả lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật, chuyên môn của người lao động. Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương ngày hoặc lương giờ. Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế, quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt động không có tính chất sản xuất. Lương ngày là tiền lương trả cho người lao động theo mức lương ngày và số ngày làm việc thực tế trong tháng. Mức lương ngày được tính bằng cách lấy mức lương tháng chia (:) cho số ngày làm việc trong tháng theo chế độ. Lương ngày thường được áp dụng để trả lương cho lao động trực tiếp hưởng lương thời gian, tính trả NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 33
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương lương cho người lao động trong những ngày hội họp, học tập, hoặc làm nghĩa vụ khác và làm căn cứ để tính trợ cấp BHXH. Mức lương giờ tính bằng cách lấy mức lương ngày chia (:) cho số giờ làm việc trong ngày theo chế độ. Lương giờ thường được áp dụng để trả lương cho người lao dộng trực tiếp trong thời gian làm việc không hưởng lương theo sản phẩm. 3.2.2. Hình thức tiền lương theo sản phẩm Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện là việc tính trả lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản phẩm hoặc công việc đã hoàn thành. Đây là hình thức tiền lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn chặt năng suất lao động với thù lao lao động; có tác dụng khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động, góp phần tăng thêm sản phẩm cho xã hội. Hình thức tiền lương theo sản phẩm còn tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể ở từng doanh nghiệp mà vận dụng theo từng hình thức cụ thể sau đây: Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn chế: Với hình thức này, tiền lương phải trả cho người lao động được tính trực tiếp theo số lượng sản phẩm hoàn thành đúng quy cách, phẩm chất và đơn giá tiền lương sản phẩm đã quy định, không chịu bất cứ một sự hạn chế nào. Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp: Thường được áp dụng để trả lương cho lao động gián tiếp ở các bộ phận sản xuất như lao động làm nhiệm vụ vận chuyển vật liệu, thành phẩm, bảo dưỡng máy móc thiết bị... Tuy lao động của họ không trực tiếp tạo ra sản phẩm, nhưng lại gián tiếp ảnh hưởng đến năng suất của lao động trực tiếp. Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt: Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp, người lao động còn được thưởng trong sản xuất như thưởng về chất lượng sản phẩm tốt, thưởng về tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư. Trong trường hợp người lao động làm ra sản phẩm hỏng, lãng phí vật tư trên định mức quy định hoặc không bảo đảm đủ ngày công quy định... thì có thể phải chịu tiền phạt trừ vào thu nhập của họ. Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến: Theo hình thức này, ngoài tiền lương theo sản phẩm trực tiếp còn có một phần tiền thưởng được tính trên cơ sở tăng đơn giá tiền lương ở các mức năng suất cao. Hình thức tiền lương này có tác dụng kích thích người lao động duy trì cường độ lao động ở mức tối đa, nhưng hình thức này sẽ làm tăng khoản mục chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm của doanh nghiệp cho nên, nó chỉ được sử dụng trong một số trường hợp cần thiết như khi cần phải hoàn thành gấp một đơn đặt hàng hoặc trả lương cho người lao động làm việc ở những khâu khó nhất để bảo đảm tính đồng bộ cho sản xuất. 34 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 3.3. Kế toán tiền lương, tiền thưởng và thanh toán với người lao động 3.3.1. Tính lương, tính thưởng cho người lao động Công việc tính lương, tính thưởng và các khoản khác phải trả cho người lao động được thực hiện tập trung tại phòng kế toán doanh nghiệp. Thời gian để tính lương, tính thưởng và các khoản phải trả cho người lao động là hàng tháng. Căn cứ để tính là các chứng từ theo dõi thời gian lao động, kết quả lao động và các chứng từ khác có liên quan (như giấy nghỉ phép, biên bản ngừng việc). Tất cả các chứng từ trên phải được kế toán kiểm tra trước khi tính lương, tính thưởng và phải đảm bảo được các yêu cầu của chứng từ kế toán. "Bảng thanh toán tiền lương" là chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao động làm việc trong các đơn vị sản xuất - kinh doanh, "Bảng thanh toán tiền lương" được lập cho từng bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) tương ứng với "Bảng chấm công". Khi tính tiền thưởng thường xuyên cho người lao động, kế toán lập "Bảng thanh toán tiền thưởng" dựa trên các chứng từ ban đầu như "Bảng chấm công", "Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành"... và phương án tính thưởng đã được người có thẩm quyền phê duyệt. "Bảng thanh toán tiền thưởng" (mẫu 03 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán). Trong các trường hợp thưởng đột xuất cho người lao động, kế toán không lập “Bảng thanh toán tiền thưởng” theo mẫu trên mà tự thiết kế mẫu phù hợp với phương án tính thưởng. 3.3.2. Kế toán tổng hợp về tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động Tài khoản sử dụng để kế toán tổng hợp tiền lương, tiền thưởng và tình hình thanh toán với người lao động là TK 334 “Phải trả người lao động”. Nội dung của tài khoản này như sau: o Bên Nợ: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác đã trả, đã ứng trước cho người lao động. Các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động. o Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thực tế phải trả cho người lao động. Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền thưởng còn phải trả cho người lao động. Trường hợp cá biệt, TK 334 có thể có số dư bên Nợ phản ánh số tiền đã trả quá số tiền phải trả cho người lao động. TK 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. TK 334 chi tiết thành 2 tài khoản cấp 2: o TK 3341 "Phải trả công nhân viên": Phản ánh các khoản phải trả và thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. o TK 3348 "Phải trả người lao động khác": Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 35
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng có tính chất tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng (có tính chất lương), kế toán phân loại tiền lương và lập chứng từ phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất - kinh doanh. Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương vào chi phí sản xuất - kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 622: Phải trả cho lao động trực tiếp Nợ TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng Nợ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng Nợ TK 642: Phải trả cho nhân viên quản lý doanh nghiệp Có TK 334: Tiền lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho người lao động. Với cách ghi chép vào tài khoản như trên thì tiền lương và các khoản phải trả cho người lao động trong kỳ nào được tính vào chi phí của kỳ đó. Theo nguyên tắc phù hợp giữa chi phí sản xuất và kết quả sản xuất thì cách làm này chỉ thích ứng với những doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động trực tiếp nghỉ phép tương đối đều đặn giữa các kỳ hạch toán hoặc không có tính thời vụ. Trường hợp những doanh nghiệp sản xuất không có điều kiện để bố trí cho lao động trực tiếp nghỉ phép đều đặn giữa các kỳ hạch toán hoặc có tính thời vụ thì kế toán phải dự toán tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất theo kế hoạch của họ để tiến hành trích trước tính vào chi phí của các kỳ hạch toán theo số dự toán. Mục đích của việc làm này là không làm giá thành sản phẩm thay đổi đột ngột khi số lượng lao động trực tiếp nghỉ phép nhiều ở một kỳ hạch toán nào đó hoặc bù đắp tiền lương cho họ trong thời gian ngừng sản xuất có kế hoạch. Cách tính khoản tiền lương nghỉ phép năm của người lao động trực tiếp để trích trước vào chi phí sản xuất như sau: Mức trích trước tiền lương Tiền lương chính phải của lao động trực tiếp theo = trả cho lao động trực Tỷ lệ trích trước kế hoạch tiếp trong kỳ Tỷ lệ nghỉ phép, ngừng sản xuất theo kế hoạch Tỷ lệ trích năm của lao động trực tiếp = 100 trước Tổng số tỷ lệ trích kế hoạch năm của lao động trực tiếp Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng sản xuất có kế hoạch của lao động trực tiếp, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335: Chi phí phải trả 36 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, hoặc do ngừng sản xuất có kế hoạch, phản ánh tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho họ, kế toán ghi: Nợ TK 335: Chi phí phải trả Có TK 334: Phải trả người lao động Phản ánh khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng có nguồn bù đắp riêng như trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng... phải trả cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 3531: Tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng Nợ TK 3532: Tiền trợ cấp trích từ quỹ phúc lợi Nợ TK 338 (3383): Tiền trợ cấp từ quỹ BHXH Có TK 334: Phải trả người lao động. Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người lao động như tiền tạm ứng thừa, BHXH, BHYT mà người lao động phải nộp, thuế thu nhập cá nhận... kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 141: Tiền tạm ứng thừa Có TK138: Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu Có TK 338: Thu hộ các quỹ BHXH, BHYT (phần người lao động phải đóng góp) Có TK 3335: Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 111: Trả bằng tiền mặt Có TK 112: Trả bằng chuyển khoản Nếu doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán với người lao động nhưng vì một lý do nào đó, người lao động chưa lĩnh thì kế toán lập danh sách để chuyển thành số giữ hộ, kế toán ghi: Nợ TK 334: Phải trả người lao động Có TK 338 (3388) Khi thanh toán số tiền trên cho người lao động, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3388) Có TK 111, 112 3.4. Kế toán các khoản trích theo lương 3.4.1. Chế độ trích các khoản theo lương Quỹ BHXH Quỹ BHXH là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp quỹ trong các trường hợp họ bị mất khả năng lao động như ốm đau, thai sản; tai nạn lao động, hưu trí, mất sức... Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 24% trên tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Người sử dụng lao động phải nộp NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 37
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 17% trên tổng quỹ lương và tính vào chi phí sản xuất – kinh doanh, còn 7% trên tổng quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp (trừ vào thu nhập của họ). Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên nghỉ đẻ hoặc thai sản… được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với cơ quan quản lý quỹ. Các doanh nghiệp phải nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹ BHXH quản lý (qua tài khoản của họ ở kho bạc). Quỹ BHYT Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho những người có tham gia đóng góp quỹ trong các hoạt động khám, chữa bệnh. Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHYT bằng 4,5% tổng quỹ lương, trong đó doanh nghiệp phải chịu 3% (tính vào chí phí sản xuất - kinh doanh) còn người lao động trực tiếp nộp 1,5% (trừ vào thu nhập của họ). Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Vì vậy, khi trích BHYT, các doanh nghiệp phải nộp cho BHYT (qua tài khoản của họ ở kho bạc). Quỹ kinh phí công đoàn (KPCĐ) Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công đoàn ở các cấp. Theo chế độ tài chính hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh). Thông thường, khi trích được KPCĐ thì một nửa doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên, một nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại đơn vị. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) Quỹ BHTN được sử dụng để phản ánh tình hình trích và đóng BHTN cho người lao động ở đơn vị theo quy định của pháp luật về BHTN. Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp phải thực hiện trích quỹ BHTN bằng 2% tổng quỹ lương, trong đó doanh nghiệp phải chịu 1% (tính vào chí phí sản xuất - kinh doanh) còn người lao động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ). Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là quỹ dùng để trợ cấp cho người lao động phải nghỉ việc theo chế độ. Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quy định hiện hành như sau: o Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm từ 1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. o Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm. 38 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương o Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. o Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm. 3.4.2. Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương Để hạch toán tổng hợp các khoản trích theo lương kế toán phải sử dụng các tài khoản cấp 2 sau đây: TK 3382 “Kinh phí công đoàn” Bên Nợ: Chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, hoặc nộp KPCĐ cho công đoàn cấp trên. Bên Có: Trích KPCĐ tính vào chí phí sản xuất - kinh doanh. Số dư bên Có: KPCĐ chưa nộp, chưa chi. Số dư bên Nợ: KPCĐ vượt chi. TK3383 “BHXH” Bên Nợ: BHXH phải trả cho người lao động hoặc nộp cho cơ quan quản lý quỹ. Bên Có: Trích BHXH vào chi phí kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập của người lao động. Số dư bên Có: BHXH chưa nộp. Số dư bên Nợ: BHXH chưa được cấp bù. TK 3384 "BHYT" Bên Nợ: Nộp BHYT. Bên Có: Trích BHYT tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập cửa người lao động. Số dư bên Có: BHYT chưa nộp. TK 3389 "BHTN" Bên Nợ: Nộp BHTN. Bên Có: Trích BHTN tính vào chi phí sản xuất - kinh doanh hoặc trừ vào thu nhập cửa người lao động. Số dư bên Có: BHTN chưa nộp. TK 351 "Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Bên Nợ: Chi tiêu quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Bên Có: Trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. Số dư bên Có: Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm hiện còn. o Khi trích BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 622, 627, 641, 642...: Phần tính vào chi phí của doanh nghiệp Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao động Có TK 338 (3382, 3383, 3384) NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 39
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương o Phản ánh phần BHXH trợ cho người lao động tại doanh nghiệp, kế toán ghi: NợTK 338 (3383) Có TK 334: Phải trả người lao động. o Phản ánh chi tiêu KPCĐ tại đơn vị, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382) Có TK 111, 112... o Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384) Có TK111, 112… o Trường hợp Quỹ BHXH trợ cấp cho người lao động tại doanh nghiệp, kế toán ghi: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 (3383) o Khi trích lập Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm, ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm o Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho người lao động, ghi: Nợ TK 351: Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm Có các TK 111, 112 o Trường hợp Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lạo động thôi việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ, khi chi ghi: Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK111, 112 40 NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214
- Bài 3: Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương Tóm lược cuối bài Trong các doanh nghiệp, chi phí sử dụng lao động được thể hiện bằng phạm trù tiền lương và các khoản trích theo lương. Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ phục vụ cho công tác quản lý, mà còn là tiền đề để hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp.Vì vậy, khi nghiên cứu hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương ,và tình hình thanh toán với người lao động cần nắm vững những nội dung sau: Khái niệm, bản chất, nhiệm vụ hạch toán tiền lương, các khoản trích theo lương. Các hình thức trả lương, thưởng cho người lao động; ưu,nhược điểm và điều kiện vận dụng của từng hình thức và cơ cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp. Phương pháp tính lương, hạch toán tổng hợp về tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động. Chế độ tài chính hiện hành và hạch toán các khoản trích theo lương như: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm. NEU_MAN610_Bai3_v1.0013111214 41
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 1 - Học viện Tài chính
62 p | 11 | 6
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 5 - Học viện Tài chính
56 p | 13 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 2 - Học viện Tài chính
35 p | 16 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính 2: Chương 3 - Học viện Tài chính
17 p | 20 | 5
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 4 - Học viện Tài chính
41 p | 4 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 6 - Học viện Tài chính
92 p | 9 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 2 - Học viện Tài chính
83 p | 5 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 7 - Học viện Tài chính
115 p | 6 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 4 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
38 p | 14 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Trần Thanh Nhàn
16 p | 3 | 3
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - ThS. Dương Nguyễn Thanh Tâm
54 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 1 - Ly Lan Yên
22 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính trong doanh nghiệp: Chương 3 - Học viện Tài chính
75 p | 5 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 3 - Ly Lan Yên
42 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2.2 - Ly Lan Yên
15 p | 4 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính 1: Chương 2 - ThS. Trần Thanh Nhàn
14 p | 2 | 2
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 1 - Ngô Văn Lượng
28 p | 3 | 1
-
Bài giảng Kế toán tài chính (Học phần 4): Chương 2 - Ngô Văn Lượng
24 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn