intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 6.1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 6.1 - Các vấn đề cơ bản về lý thuyết trò chơi" được biên soạn với các nội dung chính sau đây: Khái niệm lý thuyết trò chơi; Các yếu tố trò chơi; Phân loại trò chơi; Biễu diễn trò chơi. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng tại đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế và quản lý công nghiệp: Chương 6.1 - Nguyễn Thị Bích Nguyệt

  1. KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP EM 2120 Economics & Industrial Management Nguyễn Thị Bích Nguyệt Bộ môn Kinh tế học C9-208B Viện Kinh tế và Quản lý 2/8/2022 1
  2. NỘI DUNG HỌC PHẦN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 2: GIÁ CẢ VÀ CÁC TÁC ĐỘNG THAY ĐỔI GIÁ THỊ TRƯỜNG CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VỀ SẢN XUẤT, CHI PHÍ VÀ ỨNG DỤNG CHƯƠNG 4: LÝ THUYẾT ĐỊNH GIÁ CHƯƠNG 5: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN CHƯƠNG 6: LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2/8/2022 Economics & Industrial Management 2
  3. CHƯƠNG 6 LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 2/8/2022 3
  4. NỘI DUNG CHƯƠNG 6 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.2 CÁC TRÒ CHƠI ĐỒNG THỜI VÀ ỨNG DỤNG 6.3 TRÒ CHƠI TUẦN TỰ, LẶP LẠI VÀ ỨNG DỤNG 6.4 THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG VÀ QUYẾT ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP 2/8/2022 4
  5. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI Thách thức đối với quyết định tối ưu kinh tế (economic optimization) khi áp dụng vào các tình huống kinh doanh thực tế: - Hành vi của đối thủ cạnh tranh hoặc thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng thay đổi - Nhà quản lý đưa ra quyết định trong điều kiện có những tương tác với những đối thủ trên thị trường 2/8/2022 5
  6. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi Là một nhánh của toán học ứng dụng, nghiên cứu các tình huống phải ra quyết định liên quan đến nhiều người (player) và các quyết định của mỗi người ảnh hưởng đến quyết định của người khác. 2/8/2022 6
  7. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi Ví dụ: Đăng tin trang nhất Ban Biên tập báo Thanh Niên sẽ phải có một cuộc họp kín để quyết định chọn tin gì Chọn tin gì để đăng trên đưa lên trang nhất của báo ngày hôm nay. trang bìa hôm nay??? Họ cũng biết ban Biên tập báo Tuổi Trẻ cũng họp ở đâu đó để bàn về việc này. 2/8/2022 7
  8. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi Ví dụ 2: Lựa chọn giới thiệu sản phẩm Có hai dòng xe, một dòng dành cho “phái yếu” và một dòng dành cho “phái mạnh”. Với ngân sách có hạn, bản thân Honda lẫn SYM đề không thể đầu tư cùng một lúc cả hai dòng này và họ lại là đối thủ cạnh tranh của nhau. Nếu cả hai cùng tung ra cùng lúc 1 dòng xe cho phái mạnh (hoặc phái yếu) thì cả hai đều thiệt. Chiến lược tốt nhất là mỗi hãng chọn dòng xe để đầu tư. Vấn đề là làm sao biết đối thủ của mình đang đầu tư dòng xe nào? 2/8/2022 8
  9. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.1 Khái niệm lý thuyết trò chơi Làm thế nào để có câu trả lời cho các tình huống trên? - Người chơi phải biết mình, - và cũng phải biết đối thủ • Đối thủ là ai? • Họ đang nghĩ gì? • Mục tiêu của họ là gì? • Họ có những lựa chọn nào? - Trả lời các câu hỏi trên và đưa ra quyết định cho chính mình đó là “một trò chơi” “Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng” 2/8/2022 9
  10. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.2. Các yếu tố của trò chơi Môi trường chiến lược Luật chơi Các giả thiết 2/8/2022 10
  11. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.2. Các yếu tố của trò chơi Môi trường chiến lược Người chơi (Players): Tất cả những người tham gia vào trò chơi, ảnh hưởng đến phúc lợi/lợi ích của người tham gia Chiến lược (Strategy) - Các hành động khả dĩ của mỗi bên Kết cục (Payoff): - Phản ánh lợi ích của người chơi - Là lợi ích của mỗi người chơi ứng với mỗi kết quả của trò chơi 2/8/2022 11
  12. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.2. Các yếu tố của trò chơi Luật chơi -Thời điểm hành động: • Hành đông đồng thời hay tuần tự -Bản chất của sự mâu thuẫn và bản chất của tương tác: • Trò chơi có tổng phúc lợi cố định hay thay đổi • Trò chơi lặp lại hay không lặp lại -Điều kiện về thông tin: • Thông tin đầu đủ hay không đầy đủ -Khả năng cưỡng chế các thỏa thuận/hợp đồng: • Trò chơi hợp tác/ không hợp tác 2/8/2022 12
  13. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.2. Các yếu tố của trò chơi Các giả thiết - Mỗi người ra quyết định (người chơi – player) luôn có hai hay nhiều lựa chọn - Mỗi lựa chọn phải dẫn đến một kết cục rõ ràng (thắng, thua hay hoà) khi kết thúc cuộc chơi - Kết cục cụ thể cho mỗi người chơi phải gắn với mỗi giai đoạn kết thúc (một trò chơi có tổng bằng không – zero sum game nghĩa là tổng tất cả các kết cục của các người chơi là bằng không khi kết thúc mỗi giai đoạn chơi) 2/8/2022 13
  14. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.2. Các yếu tố của trò chơi Các giả thiết - Người chơi đều có kiến thức hoàn hảo về trò chơi cũng như về đối phương của họ. Nghĩa là anh ta/chị ta biết đầy đủ chi tiết các luật lệ của trò chơi cũng như kết cục của tất cả các người khác - Tất cả những quyết định của người chơi là duy lý (rational), mỗi người chơi, chẳng hạn có hai lựa chọn, thì khi đó họ sẽ lựa chọn cái nào đem lại kết cục tốt nhất 2/8/2022 14
  15. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.3. phân loại trò chơi Căn cứ vào khả năng hợp đồng và chế tài hợp đồng - Trò chơi hợp tác - Trò chơi bất hợp tác Căn cứ vào thông tin hành động của người chơi - Trò chơi với thông tin đầy đủ - Trò chơi thông tin không đầy đủ Căn cứ vào thời gian hành động của người chơi - Trò chơi tĩnh - Trò chơi động 2/8/2022 15
  16. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.3. phân loại trò chơi Trò chơi không lặp lại Trò chơi đồng thời Trò chơi thông tin đầy đủ Trò chơi tuần tự Trò chơi lặp lại Trò chơi Trò chơi kết hợp Trò chơi đồng thời Trò chơi thông tin không đầy đủ Trò chơi tuần tự 2/8/2022 16
  17. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.4. Biểu diễn trò chơi Dạng chuẩn tắc: (normal-form representation) - Là một “ma trận” cho biết thông tin về các đấu thủ, chiến lược, và cơ chế thưởng phạt - Khi một trò chơi được biểu diễn bằng dạng chuẩn tắc, người ta coi rằng mỗi đấu thủ hành động một cách đồng thời, hoặc ít nhất không biết về hành động của người kia Dạng mở rộng: - Trò chơi dạng mở rộng thường mô tả các trò chơi có thứ tự - Biểu diễn bằng “cây quyết định” 2/8/2022 17
  18. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.4. Biểu diễn trò chơi Dạng chuẩn tắc Người chơi 2 Hành động 1 Hành động 2 Người chơi 1 Hành động X KC1, KC2 KC1, KC2 Hành động Y KC1, KC2 KC1, KC2 Kết cục của người chơi 1 Kết cục của người chơi 2 2/8/2022 18
  19. 6.1 CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI 6.1.4. Biểu diễn trò chơi Dạng mở rộng - Mỗi đỉnh (hoặc nút) biểu diễn điểm lựa chọn của người chơi. - Người chơi được chỉ rõ bằng một số ghi cạnh đỉnh. - Các đoạn thẳng đi ra từ đỉnh đó biểu diễn các hành động có thể cho người chơi đó. - Kết cục được ghi rõ tại đáy cây. 2/8/2022 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2