intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Luật môi trường: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Hằng

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

39
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Luật môi trường: Bài 3 Những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, với mục tiêu giúp các bạn có thể nêu được hiện trạng và lí giải nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học; hiểu rõ nội dung pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học: bảo tồn gen, loài và hệ sinh thái.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Luật môi trường: Bài 3 - ThS. Nguyễn Thị Hằng

  1. GIỚI THIỆU MÔN HỌC LUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hằng v1.0014112224
  2. BÀI 3 NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ThS: Nguyễn Thị Hằng 2 v1.0014112224
  3. MỤC TIÊU BÀI HỌC • Nêu được khái niệm đa dạng sinh học. • Nêu được hiện trạng và lí giải nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học. • Hiểu rõ nội dung pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học: bảo tồn gen, loài và hệ sinh thái. 3 v1.0014112224
  4. CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ Để học tốt bài học này, các bạn cần có các kiến thức liên quan đến các môn học: • Lý luận Nhà nước và pháp luật; • Luật Hành chính; • Luật Dân sự. 4 v1.0014112224
  5. HƯỚNG DẪN HỌC • Chuẩn bị tài liệu đầy đủ cho môn học bao gồm: giáo trình, văn bản pháp luật liên quan môn học; • Đọc tài liệu và tóm tắt những nội dung chính của bài; • Liên hệ và lấy ví dụ thực tế khi học đến từng vấn đề; • Làm bài tập và luyện thi trắc nghiệm theo yêu cầu từng bài. 5 v1.0014112224
  6. CẤU TRÚC NỘI DUNG 3.1. Khái niệm chung về đa dạng sinh học 3.2. Nội dung chính của pháp luật về đa dạng sinh học 6 v1.0014112224
  7. 3.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 3.1.1. Khái niệm về đa 3.1.2. Giá trị của đa dạng sinh học dạng sinh học 3.1.3. Hiện trạng của đa 3.1.4. Nguyên nhân suy dạng sinh học thoái đa dạng sinh học 7 v1.0014112224
  8. 3.1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC • Công ước quốc tế về đa dạng sinh học định nghĩa: “Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp, trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các loài và các hệ sinh thái”. • Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên: ➢ Đa dạng về gen; ➢ Đa dạng loài; ➢ Đa dạng hệ sinh thái. 8 v1.0014112224
  9. 3.1.1. KHÁI NIỆM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo) Đa dạng về gen Đa dạng về loài Đa dạng về hệ sinh thái • Là toàn bộ các gen chứa • Sự đa dạng này thể hiện • Là sự phong phú về trạng trong tất cả cá thể thực trong số lượng khổng lồ thái và loại hình của các vật, động vật, nấm vi sinh các loài thực vật, động hệ sinh thái khác nhau. vật. vật tồn tại trên trái đất. 9 v1.0014112224
  10. 3.1.2. GIÁ TRỊ CỦA ĐA DẠNG SINH HỌC 1 2 3 Giá trị kinh tế: Giá trị đối với Đa dạng sinh Cung cấp sự sống của học có khả nguyên, nhiên con người: năng làm trong liệu cho các Cung cấp sạch nước, ngành kinh tế lương thực, không khí, phân công nghiệp thực phẩm và hoá các độc tố, và các ngành thuốc chữa làm cho môi khác trong nền bệnh trường trở nên kinh tế trong lành hơn 10 v1.0014112224
  11. 3.1.3. HIỆN TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC • Suy thoái về loài, tăng nguy cơ tuyệt chủng nhiều động, thực vật, vi sinh vật khác. • Nhiều hệ sinh thái bị phá vỡ và hủy hoại nhanh chóng. • Tác động đến môi trường sống của các loài sinh vật (dẫn đến khả năng di cư sinh vật, thay đổi chuỗi thức ăn, xuất hiện các bệnh dịch mới...). 11 v1.0014112224
  12. 3.1.4. NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI ĐA DẠNG SINH HỌC • Sự gia tăng dân số ➢ Năm 1990: 1,6 tỷ người; ➢ Năm 2000: 6 tỷ người; ➢ Năm 2050: dự báo sẽ là 10 tỷ người. • Thương mại nền nông nghiệp; • Phát triển kinh tế không gắn với phát triển bền vững; • Thiếu kiến thức và hiểu biết về đa dạng sinh học; • Biến đổi khí hậu ➢ Nhu cầu tiêu thụ các sinh vật ngày càng nhiều; ➢ Gia tăng chất thải, tăng nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến các giống loài. • Thiếu kiến thức, sử dụng các hành vi khai thác bừa bãi, bằng các phương pháp hủy diệt; • Ngoài ra ở nước ta còn có các nguyên nhân đặc trưng như: chiến tranh và hậu quả của nó do mất rừng, có nhiều dân tộc thiểu số có tập tục du canh du cư, đốt nương làm rẫy, sự xâm nhập các loài lạ vào môi trường; • Việc thay thế các giống loài bản địa bằng các giống loài lai tạo cũng làm mất dần 1 số nguồn gen quý; • Việc loài ngoại lai xâm hại tiêu diệt 1 số loài bản địa. 12 v1.0014112224
  13. 3.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC 3.2.1. Quy định về bảo vệ nguồn gen 3.2.2. Quy định về bảo vệ các loài sinh vật 3.2.3. Quy định về bảo vệ hệ sinh thái 13 v1.0014112224
  14. 3.2. NỘI DUNG CHÍNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC (tiếp theo) Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học: Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. 14 v1.0014112224
  15. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN Quy định về hoạt động tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích từ tiếp cận nguồn gen Quy định về quản lý sinh vật biến đổi gen 15 v1.0014112224
  16. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo) Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích • Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. • Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên. • Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại. • Ví dụ: Doanh nghiệp nghiên cứu sản xuất thuốc kem làm trắng da từ cây nha đam. 16 v1.0014112224
  17. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo) Trình tự thủ tục tiếp cận nguồn gen 1. Đăng ký tiếp cận nguồn gen; 2. Hợp đồng bằng văn bản với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen về việc tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích theo quy định (Điều 58) 3. Đề nghị cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo quy định của pháp luật 17 v1.0014112224
  18. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo) Hồ sơ đề nghị cấp phép • Đơn đề nghị tiếp cận nguồn gen; • Bản sao hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen. • Giấy phép tiếp cận nguồn gen phải có các nội dung chủ yếu sau đây: ➢ Mục đích sử dụng nguồn gen; ➢ Nguồn gen được tiếp cận và khối lượng thu thập; ➢ Địa điểm tiếp cận nguồn gen; ➢ Các hoạt động được thực hiện liên quan đến nguồn gen. 18 v1.0014112224
  19. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo) Các trường hợp không cấp phép tiếp cận • Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép; • Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia. 19 v1.0014112224
  20. 3.2.1. QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN GEN (tiếp theo) Thẩm quyền cấp giấy phép • Bộ Tài nguyên Môi trường cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với loài được ưu tiên bảo vệ; loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng. • Uỷ ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp khác không thuộc thẩm quyền Bộ. 20 v1.0014112224
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0