Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 8 - TS. Phạm Quốc Việt
lượt xem 2
download
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - Chương 8: Thanh tra giám sát các TCTD, cung cấp những kiến thức như Những vấn đề cơ bản về thanh tra, giám sát của ngân hàng trung ương; Mô hình hệ thống tổ chức thanh tra giám sát; Nội dung và phương pháp thanh tra giám sát; Xử lý kết quả thanh tra, giám sát. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương: Chương 8 - TS. Phạm Quốc Việt
- CHƯƠNG 8. THANH TRA, GIÁM SÁT CÁC TCTD Mục tiêu của chương này giới thiệu các nội dung: Nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra ngân hàng Chuẩn mực cơ bản của hoạt động giám sát Mô hình tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng. Sau khi học xong chương này, sinh viên nắm được các nội dung phương thức thanh tra giám sát ngân hàng. Nội dung 1. Những vấn đề cơ bản về thanh tra, giám sát của NHTW 2. Mô hình hệ thống tổ chức thanh tra giám sát 3. Nội dung và phương pháp thanh tra giám sát 4. Xử lý kết quả thanh tra, giám sát Trường Đại học Tài chính - Marketing 1
- Tài liệu tham khảo Giáo trình Nghiệp vụ NHTW, Học viện Tài chính, Chương 7 (Mục 7.1 và 7.2) Luật Thanh tra 2010 Luật Phòng, chống rửa tiền 2012 Nghị định 86/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra Nghị định 116/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền Nghị định 26/2014/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của thanh tra, giám sát ngành ngân hàng Thông tư 10/2012/TT-NHNN quy định xử lý sau thanh tra, giám sát đối với TCTD Quyết định 35/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN Thông tư 08/2017/TT-NHNN quy định trình tự, thủ tục giám sát ngân hàng (hiệu lực 1/12/2017) Trường Đại học Tài chính - Marketing 2
- Những vấn đề cơ bản về thanh tra, giám sát của NHTW Một số khái niệm: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. Cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm: Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra Sở, Thanh tra huyện. Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn - kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực đó. Trường Đại học Tài chính - Marketing 3
- Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Thanh tra ngân hàng là hoạt động thanh tra của NHNN đối với các đối tượng thanh tra ngân hàng trong việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng. Giám sát ngân hàng là hoạt động của NHNN trong việc thu thập, tổng hợp, phân tích thông tin về đối tượng giám sát ngân hàng thông qua hệ thống thông tin, báo cáo nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng, vi phạm quy định an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Trường Đại học Tài chính - Marketing 4
- Mục tiêu thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm: Góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các TCTD và hệ thống tài chính; Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của TCTD; Duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các TCTD; Bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực QLNN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng: Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng; Trường Đại học Tài chính - Marketing 5
- Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của TCTD; Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật NHNN và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật NHNN với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật NHNN. Đối tượng giám sát ngân hàng: Mọi hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát hoặc phối hợp giám sát công ty con, công ty liên kết của TCTD. Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm QLNN về tiền tệ và ngân hàng theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền. Đối tượng khác theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Tài chính - Marketing 6
- Đối tượng thanh tra ngân hàng: TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, VPĐD của TCTD nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, NHNN yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của TCTD; Tổ chức bảo hiểm tiền gửi; Cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của NHNN. DNNN do Thống đốc NHNN quyết định thành lập; Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng; Đối tượng báo cáo thuộc trách nhiệm QLNN về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có nghĩa vụ chấp hành các quy định pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của NHNN. Trường Đại học Tài chính - Marketing 7
- Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm: Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc NHNN, có tư cách pháp nhân, con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc NHNN chi nhánh được thành lập tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi không có Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng: thực hiện theo Điều 2, Quyết định 35/2014/QĐ-TTg Trường Đại học Tài chính - Marketing 8
- Chuẩn mực cơ bản của hoạt động thanh tra, giám sát Hầu hết các cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng trên thế giới đều coi chuẩn mực về giám sát ngân hàng do Ủy ban Basel (Basel Committee on Banking Supervision) xây dựng là những chuẩn mực chung. Quan điểm của Ủy ban Basel là: sự yếu kém trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia, kể cả quốc gia phát triển, có thể đe dọa đến sự ổn định về tài chính trong nội bộ quốc gia đó và trên thị trường quốc tế. Theo phiên bản Các nguyên tắc cốt lõi giám sát ngân hàng hiệu quả (Core Principles for Effective Banking Supervision, 09/2012), có 29 nguyên tắc cơ bản, được chia thành 2 nhóm: (1) Chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giám sát (từ nguyên tắc 1 – 13); (2) Các quy định và yêu cầu cẩn trọng (từ nguyên tắc 14 – 29). Trường Đại học Tài chính - Marketing 9
- Mô hình hệ thống tổ chức thanh tra giám sát Do khuôn khổ pháp lý và tính đặc thù của mỗi quốc gia, tổ chức thanh tra giám sát ngân hàng có thể trực thuộc NHTW, có thể là tổ chức nằm ngoài NHTW, hoặc thuộc Bộ Tài chính. Thanh tra ngân hàng thường là thanh tra chuyên ngành nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống các TCTD; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; chấp hành quy định pháp luật về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Ở Việt Nam, Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng là đơn vị tương đương Tổng cục, trực thuộc NHNN, có các đơn vị trực thuộc sau: Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD trong nước (gọi tắt là Vụ I). Vụ Thanh tra, giám sát các TCTD nước ngoài (gọi tắt là Vụ II). Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng (gọi tắt là Vụ III). Trường Đại học Tài chính - Marketing 10
- Vụ Giám sát an toàn hệ thống ngân hàng (gọi tắt là Vụ IV). Vụ Chính sách an toàn hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ V). Vụ Quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng (gọi tắt là Vụ VI). Vụ Tổ chức cán bộ (gọi tắt là Vụ VII). Văn phòng. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hà Nội (gọi tắt là Cục I). Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh (gọi tắt là Cục II). Cục Phòng, chống rửa tiền (gọi tắt là Cục III). Các đơn vị thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng được tổ chức phòng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 11
- Nội dung và phương pháp thanh tra giám sát Giám sát ngân hàng Thanh tra ngân hàng Giám sát ngân hàng Hình thức giám sát ngân hàng: Giám sát ngân hàng được tiến hành thường xuyên, liên tục thông qua giám sát an toàn vĩ mô, giám sát an toàn vi mô và sử dụng các phương pháp, tiêu chuẩn, công cụ giám sát và hệ thống thông tin, báo cáo do Thống đốc NHNN quy định. Trường Đại học Tài chính - Marketing 12
- Giám sát an toàn vi mô là hình thức giám sát an toàn đối với từng đối tượng giám sát riêng lẻ, được thực hiện trên cơ sở: Hệ thống xếp hạng, đánh giá đối tượng giám sát ngân hàng; Hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ giám sát an toàn vi mô; Các chuẩn mực an toàn; Hệ thống quy trình, công cụ, tiêu chuẩn và các kỹ năng phân tích tài chính, hoạt động; Đánh giá, giám sát và cảnh báo các loại rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng. Giám sát an toàn vĩ mô là hình thức giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thực hiện trên cơ sở Hệ thống chỉ tiêu phản ánh mức độ lành mạnh tài chính và an toàn hoạt động; Hệ thống thông tin, báo cáo phục vụ phân tích và giám sát an toàn vĩ mô; Hệ thống phương pháp, công cụ, quy trình phân tích, giám sát, cảnh báo sự an toàn, ổn định của hệ thống các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất về an toàn và ổn định hệ thống. Trường Đại học Tài chính - Marketing 13
- Nội dung giám sát ngân hàng: Thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin, dữ liệu của đối tượng giám sát ngân hàng theo yêu cầu giám sát; kết hợp giám sát an toàn toàn bộ hệ thống các TCTD với giám sát an toàn của từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Xem xét, theo dõi tình hình chấp hành các quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng; Phân tích, đánh giá thường xuyên tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, rủi ro mang tính hệ thống; thực hiện xếp hạng các TCTD hằng năm theo mức độ an toàn; Phát hiện, cảnh báo các yếu tố tác động, xu hướng biến động tiêu cực, rủi ro gây mất an toàn hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và hệ thống các TCTD; các rủi ro, nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; Kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các rủi ro, vi phạm pháp luật của đối tượng giám sát ngân hàng theo quy định của pháp luật. Trường Đại học Tài chính - Marketing 14
- Thanh tra ngân hàng Nội dung thanh tra ngân hàng: Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, quy định khác của pháp luật có liên quan, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do NHNN cấp; Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng; xem xét, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn, chất lượng và hiệu quả hệ thống quản trị, điều hành, hệ thống kiểm toán, kiểm soát nội bộ, hệ thống quản trị rủi ro của TCTD, bao gồm cả việc nhận dạng rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát rủi ro, kiểm soát và giảm thiểu, xử lý rủi ro thông qua việc xem xét các yếu tố tác động đến an toàn hoạt động, chất lượng, hiệu quả quản trị rủi ro, khả năng chống đỡ rủi ro của TCTD; Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành vi dẫn đến vi phạm pháp luật; Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật; Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu QLNN về tiền tệ và ngân hàng. Trường Đại học Tài chính - Marketing 15
- Hình thức thanh tra ngân hàng: Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện đối tượng thanh tra ngân hàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, phát sinh rủi ro, nguy cơ đe dọa sự an toàn, lành mạnh của đối tượng thanh tra ngân hàng; theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, phòng, chống rửa tiền, phòng, chống tài trợ khủng bố; hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Căn cứ ra quyết định thanh tra dựa trên cơ sở một trong các căn cứ sau đây: Chương trình, kế hoạch thanh tra; Yêu cầu của Thống đốc NHNN; Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Khi có dấu hiệu rủi ro đe dọa sự an toàn hoạt động của TCTD. Trường Đại học Tài chính - Marketing 16
- Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại: Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Thời hạn thanh tra: Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra. Trường Đại học Tài chính - Marketing 17
- Báo cáo kết quả thanh tra và kết luận thanh tra: Chậm nhất là 25 ngày, kể từ ngày kết thúc cuộc thanh tra, Trưởng đoàn thanh tra phải có văn bản báo cáo kết quả thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Căn cứ báo cáo kết quả cuộc thanh tra, nội dung giải trình của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có), chậm nhất 25 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo, người ra quyết định thanh tra phải ký ban hành kết luận thanh tra, trừ trường hợp nội dung kết luận thanh tra phải chờ kết luận về chuyên môn. Gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi Thống đốc NHNN, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; Trường Đại học Tài chính - Marketing 18
- Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng; Người ký kết luận thanh tra quyết định nội dung kết luận thanh tra được công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định; Hình thức công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật. Xử lý kết quả thanh tra, giám sát Nội dung xử lý: Xử lý việc thực hiện kết luận thanh tra; Xử lý sau khi các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị xử phạt VPHC; Xử lý trong hoạt động giám sát đối với TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trường Đại học Tài chính - Marketing 19
- Nguyên tắc xử lý: Xử lý sau thanh tra, giám sát phải tuân thủ đúng pháp luật, đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan, trung thực và công khai; Mọi nội dung yêu cầu của Cơ quan thanh tra, giám sát đối với các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được thực hiện và khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; Việc xử lý sau thanh tra, giám sát nhằm đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh, chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả và hiệu lực QLNN trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Hình thức xử lý: Thông báo vi phạm (là văn bản của NHNN về việc vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn của TCTD); Cảnh báo vi phạm (là văn bản của NHNN về việc TCTD tiếp tục vi phạm các quy định pháp luật về tổ chức, hoạt động và các quy định về an toàn sau khi đã có thông báo vi phạm của NHNN); Xử phạt vi phạm hành chính; Quyết định buộc các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý được nêu bên dưới. Trường Đại học Tài chính - Marketing 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng trung ương - GV. Nguyễn Thị Hương
198 p | 476 | 79
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng - TS. Lê Thẩm Dương
69 p | 343 | 71
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 6 - GV.Lê Thị Khánh Phương
73 p | 258 | 69
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 7 - GV.Lê Thị Khánh Phương
32 p | 243 | 66
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2, 3 - ĐH Ngân hàng
30 p | 256 | 35
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 2 - PGS.TS Trần Huy Hoàng
35 p | 204 | 29
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1 - ĐH Ngân hàng
17 p | 197 | 22
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại 1: Chương 1 - ThS. Nguyễn Văn Minh
40 p | 109 | 13
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 7 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
21 p | 111 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại: Chương 8 - ThS. Lâm Nguyễn Hoài Diễm
35 p | 119 | 12
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 6 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
18 p | 127 | 11
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 4 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 154 | 10
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Chương 1- Vũ Thanh Tùng
19 p | 117 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
13 p | 136 | 8
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 1 - Ths.Nguyễn Lê Hồng Vy
22 p | 109 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 1 - ThS. Đặng Hương Giang
29 p | 72 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại: Bài 7 - ThS. Đặng Hương Giang
14 p | 66 | 5
-
Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng: Chương 7
34 p | 6 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn