intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Văn học cổ điển Trung Quốc

Chia sẻ: Phuc Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:11

78
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng cung cấp cho người học các kiến thức: Văn học cổ điển Trung Quốc, văn học nước Tần, tiểu thuyết cổ điển Minh Thanh, văn học hiện đại,... Hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên đang theo học môn dùng làm tài liệu học tập và nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Ngữ văn lớp 12 - Bài: Văn học cổ điển Trung Quốc

  1. VĂN HỌC CỔ ĐIỂN  TRUNG QUỐC Tiểu thuyết Văn học  Văn học Văn học  ĐĐường ường thi thi cổ điển nnước ước Tần Tần hiện đại Minh Thanh
  2. VĂN HỌC TRƯỚC TẦN 1 – KHÁI QUÁT Trung Quốc có một nền văn  học phong phú đặc sắc vào bậc nhất trên  thế  giới. Văn học dân gian Trung Hoa thời cổ đại chắc chắn rất phong phú nhưng  chỉ số ít còn giữ được đến ngày nay, trong số đó có một số ghi trong sách  cổ  hoặc các đồ  vật cổ. Tiêu  biểu nhất trong kho tàng thơ ca cổ  đại là  tập Kinh Thi gồm khoảng 300 bài thơ có vị trí đặc biệt  trong nền văn học  và giáo dục Trung Quốc. Thần thoại và truyền thuyết được ghi trong sách cổ cũng là văn học  truyền miệng trong  thời kì xã hội thị tộc. Nội dung được ghi chép thường  đơn giản. Sau này, đọc các  bản  phóng  tác của nhà văn hiện đại thì câu  chuyện phong phú kỳ thú hơn. Ví dụ các truyện Nữ Oa vá trời, Hậu Nghệ  bắn mặt trời,  Hằng Nga lộng nguyệt, Tinh Vệ lấp biển, Ngưu lang Chức  nữ, vua Vũ  trị thủy .v.v… Thần  thoại Trung quốc tìm cách giải thích các  hiện tượng tự nhiên.
  3. THẦN THOẠI TRUNG QUỐC  1. Nhóm thần tạo lập vũ trụ   Bàn Cổ lấy thân mình chống giữ, đầu đội trời, chân đạp đất.  2. Nhóm các hoàng đế đầu tiên             Gọi là “Tam hoàng” gồm các vua Phục Hy, Hoàng Ðế và Thần  Nông. 3 . Ngũ Ðế  gồm:  Thiếu Hạo, Chuyên Húc, Ðế Cốc, Nghiêu và Thuấn . Truyện “Ngu Công chuyển núi“ Truyện mối tình “Ngưu lang – Chức nữ”.  4 . Nhóm thần cải tạo thiên nhiên và xây dựng  cuộc sống              Truyện “Khoa Phụ đuổi mặt trời”,  Truyện “Ngu Công chuyển núi“ Truyện mối tình “Ngưu lang – Chức nữ”.  5. Truyện”Hậu Nghệ bắn rụng chín mặt trời, Hằng Nga bỏ trốn lên cung  nguyệt“ 7. Truyện Vọng Ðế  (còn gọi Thục Ðế: vua nước Thục) 8. Nhóm truyện ba vua Vua Kiệt (nhà Hạ),  vua Thành Thang (nhà Ân) và vua Trụ (nhà Ân –  Thương)
  4. KINH THI Kinh Thi là tập thơ đầu tiên của Trung Quốc, sáng tác  trong khoảng thời  gian hơn  năm trăm năm, cách đây  khoảng hai ngàn năm trăm năm. Về sau  Khổng Tử  biên soạn thành sách gọi là Kinh Thi dùng làm sách  giáo khoa (trong bộ Ngũ kinh). Ông coi trọng việc học  thơ nhằm xây dựng tình cảm đạo đức và tạo cho lời  nói thêm hoa mỹ. Kinh Thi gồm ba phần: Phong, Nhã và Tụng. Phong: Còn gọi là quốc phong, có 160 bài. Nhã : Gồm tiểu nhã và đại nhã (còn gọi nhị nhã), có  105 bài. 
  5. ĐƯỜNG THI Thơ Đường hay Đường thi là toàn bộ thơ ca đời Đường  được các nhà thơ người Trung Quốc sáng tác trong  khoảng từ thế kỉ 7 ­ 10 (618 ­ 907). Các sáng tác của hàng  nghìn nhà thơ đời Đường được bảo tồn trong cuốn  Toàn Đường thi gồm 48.900 bài. Đời Thanh chọn 300 bài  do Hành Đường và Trần Uyển Tuấn bổ chú thành  "Đường thi tam bách thủ" được phổ biến rộng rãi ở  Trung Quốc, Việt Nam... 
  6. Các giai đoạn Thơ Đường có thể chia ra làm 4 giai đoạn: Sơ Đường (618 ­ 713), Thịnh Đường  (713 ­ 766), Trung Đường (766 ­ 835), Vãn Đường (835 ­ 907). Thời Sơ Đường, các nhà thơ mệnh danh là "Tứ kiệt" gồm Dương Quýnh,  Lư Chiếu Lân, Lạc Tân Vương và Vương Bột đã đổi được phần nào phong khí uỷ  mị của thơ các triều đại trước. Tới Trần Tử Ngang thì có phong trào đổi mới thi ca  theo tinh thần phong nhã của "Kinh thi" và "phong cốt Hán Nguỵ", chủ trương làm  thơ phải có "kí thác", nghĩa là nói lên tâm tình của mình, ghi lại cảm xúc thật sự  của mình trước hiện thực đời sống, bỏ hẳn thơ sắc tình đời Lục triều, và thơ ca  công tụng đức, thơ ứng chế của một số nhà thơ đầu đời Đường như  Thẩm Thuyên Kỳ, Tống Chi Vấn. Các nhà thơ sau Trần Tử Ngang làm thơ "kí  thác" đều theo 2 khuynh hướng chính là trữ tình, lãng mạn, hoặc hiện thực xã hội.  Ba đại biểu lớn là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị. Màu sắc phong cách của các nhà thơ đời Đường rất khác nhau, tuỳ người sáng tác  theo đạo Nho, đạo Phật hoặc theo Lão Trang. Thơ Đường có loại thơ như sau: "biên tái" (Cao Thích, Sầm Tham sáng tác), thơ  "điền viên" (Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên sáng tác), thơ "tân nhạc phủ" ( Bạch Cư Dị, Nguyên Chẩn sáng tác), thơ "chính nhạc phủ" đời Vãn Đường (sáng  tác Bì Nhật Hưu, Đỗ Tuấn Hạc) và theo khuynh hướng hiện thực (Đỗ Phủ và  Bạch Cư Dị sáng tác).
  7. TIỂU THUYẾT CỔ ĐIỂN MINH ­  THANH Tiểu thuyết là một thể loại văn xuôi có hư cấu, thông qua  nhân vật, hoàn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội  rộng lớn và những vấn đề của cuộc sống con người, biểu  hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn  ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định. Trong một cách hiểu khác, nhận định của Belinski: "tiểu  thuyết là sử thi của đời tư" chỉ ra khái quát nhất về một  dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số  phận của một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển  của nó. Sự trần thuật ở đây được khai triển trongkhông gian  và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ cấu  của nhân cách.
  8. Ở Trung Quốc tiểu thuyết xuất hiện rất sớm, vào thời kỳ Ngụy­ Tấn (thế kỷ 3­4) tiểu thuyết đã manh nha dưới dạng những tác  phẩm chi quái, chi nhân. Sang đời nhà Đường xuất hiện thể loại  truyền kỳ, đời Tống lại có thêm dạng thoại bản, tất cả đều có  thể coi là tiền thân của tiểu thuyết theo nghĩa hiện đại. Từ đời  Minh văn học Trung Quốc nói chung và văn xuôi Trung Quốc nói  riêng phát triển rực rỡ với những pho tiểu thuyết chương hồi nổi  tiếng như Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, Thủy hử  của Thi Nại Am, Tây du ký của Ngô Thừa Ân, Kim Bình Mai  của Tiếu Tiếu Sinh v.v. Đời Thanh bước phát triển của tiểu  thuyết chương hồi đã tới thời điểm hoàng kim qua hàng loạt  danh tác như Chuyện làng Nho (Nho lâm ngoại sử) của  Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng củaTào Tuyết Cần. Thời hiện  đại tiểu thuyết Trung Quốc vượt thoát những thể loại truyền  thống, ảnh hưởng lớn từ các trào lưu văn học phương Tây  đương thời với sáng tác của các tác gia như Lỗ Tấn,  Giả Bình Ao, Mạc Ngôn v.v. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2