Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại
lượt xem 4
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là giúp giáo viên và học sinh vận dụng thao tác so sánh và bám sát văn bản để tìm hiểu và khám phá các đề văn ở dạng so sánh. Ra các đề văn nghị luận văn học ở dạng so sánh để HS dễ nắm bắt khi thực hiện viết văn nghị luận ở dạng bài này.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT SÁNG SƠN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: TÌM HIỂU THAO TÁC SO SÁNH TRONG DẠY ĐỌC VĂN PHẦN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI Tác giả sáng kiến: NGUYỄN HỒNG THANH Mã sáng kiến: 18.51.03
- Vĩnh Phúc, Tháng 2/2019 MỤC LỤC 1. Lời giới thiệu 1 2. Tên sáng kiến: 1 3. Tác giả sáng kiến: 1 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: 1 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 1 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 1 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 1 7.1Về nội dung sáng kiến: 1 PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. Lí do chọn đề tài 1 II. Mục đích nghiên cứu 2 III. Phương pháp nghiên cứu: 2 IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1. Đối tượng nghiên cứu 2 2.Phạm vi nghiên cứu 2 V. Thời gian nghiên cứu 2 VI.Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN I. Cơ sở lí luận 3 1.Các khái niệm liên quan 3 II. Cơ sở thực tiễn 4 CHƯƠNG II 5 CÁC PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH KHI TÌM HIỂU TÁC PHẨM PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1. So sánh về phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật 5 1.1.Với nhà văn Nam Cao 5 1.2. Với nhà văn Thạch Lam 6 2. So sánh về giọng điệu nhà văn thể hiện trong tác phẩm 7 2.1. Với nhà văn Nam Cao 7 2.2. Với nhà vănThạch Lam 8 3. So sánh về đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật 9 3.1.Với nhà văn Thạch Lam 9 CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 9
- 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến 10 7.2.1. Đề so sánh 11 7.2.2. Kết quả đạt được 12 8. Những thông tin cần được bảo mật 12 9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 12 9.1. Bài học kinh nghiệm 12 9.2. Kiến nghị 12 10. Đánh giá lợi ích thu được 12 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử 13 PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ THCS Trung học cơ sơ THPT Trung học phổ thông GV Giáo viên HS Học sinh NXB Nhà xuất bản SGK Sách giáo khoa
- BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu 2. Tên sáng kiến: Tìm hiểu thao tác so sánh trong dạy đọc văn phần Văn học hiện đại. 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Nguyễn Hồng Thanh Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Sáng Sơn –Thị trấn Tam Sơn – huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. Số điện thoại: 0972148978. Email: thanh0972148978@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Cá nhân GV Nguyễn Hồng Thanh – Trường: Trường THPT Sáng Sơn 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng trong giảng dạy và học tập môn Ngữ văn lớp 11. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1/ Về nội dung sáng kiến: PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lí do chọn đề tài Trong nhà trường, việc rèn luyện viết văn nghị luận là yêu cầu rất trọng yếu trong quá trình học tập. Văn nghị luận giúp cho học sinh tập vận dụng tổng hợp các tri thức văn học, tri thức xã hội và đời sống vào việc làm văn, rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy lí luận. Những đề bài trong văn nghị luận đặt ra những vấn đề tư tưởng và học thuật đòi hỏi học sinh phải huy động những hiểu biết lí luận và thực tiễn để giải quyết, nhằm xây dựng cho các em một phương pháp, tư tưởng khoa học để có nhận thức đúng và có thái độ đúng trước những vấn đề bàn luận. Điều đó cũng là giúp học sinh có sự chuẩn bị cần thiết để tiến tới những hành động đúng đắn, tích cực, sáng tạo trong đời sống hiện tại và tương lai. Để học sinh Trung học phổ thông tạo được những văn bản hay, đầy sáng tạo, việc dạy các em sử dụng tốt các thao tác lập luận là vô cùng quan trọng. Vì vậy, sách giáo khoa Ngữ Văn từ THCS (Trung học cơ sở) đến THPT (Trung học phổ thông) đã đưa các thao tác lập luận thành từng nội dung cụ 5
- thể (ở sách giáo khoa Làm văn trước đây các thao tác lập luận này chưa được học một cách rõ ràng, cụ thể), nhằm giúp học sinh hiểu sâu bản chất các thao tác cụ thể, từ đó vận dụng tốt các thao tác đó trong quá trình viết văn nghị luận. Trong chương trình Ngữ văn THPT, sách giáo khoa Ngữ văn 11 phần Làm văn giới thiệu bốn thao tác lập luận: phân tích, so sánh, bác bỏ và bình luận. Bốn thao tác lập luận này là trọng tâm phần Làm văn của sách Ngữ văn lớp 11. Trong đó thao tác lập luận so sánh là một thao tác lập luận rất quan trọng để làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. Thao tác này là một nội dung rất mới lần đầu tiên đưa vào dạy ở trường phổ thông theo tinh thần đổi mới nên rất khó đối với giáo viên. Bên cạnh đó chưa có một công trình nào, một chuyên đề nào nghiên cứu về cách rèn luyện thao tác so sánh theo hướng tích hợp và tích cực nên tôi mạnh dạn đi nghiên cứu vấn đề này với mong muốn phần nào giúp cho người giáo viên bớt đi những khó khăn, lúng túng khi rèn luyện cho học sinh sử dụng thao tác so sánh trong dạy văn. Với những lí do trên, tôi đã chọn vấn đề: “ Tìm hiểu thao so sánh trong dạy Đọc văn giai đoạn Văn học Việt Nam hiện đại” làm tiêu đề cho Sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. Mục đích nghiên cứu: GV và HS vận dụng thao tác so sánh và bám sát văn bản để tìm hiểu và khám phá các đề văn ở dạng so sánh. Ra các đề văn nghị luận văn học ở dạng so sánh để HS dễ nắm bắt khi thực hiện viết văn nghị luận ở dạng bài này. III. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá Phương pháp thực nghiệm sư phạm IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung vào viêc tìm hiểu, vận dụng thao tác so sánh qua một số bài Đọc văn trong chương trình Ngữ văn lớp 11: Cụ thể là tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam Cao – Tại trường THPT (Trung học phổ thông) Sáng Sơn. 2. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu quá trình vận dụng thao tác so sánh của học sinh trong quá trình viết văn nghị luận. V. Thời gian nghiên cứu: Thời gian bắt đầu nghiên cứu : Đầu học kỳ 1 – năm học 2018 – 2019. 6
- Kết thúc quá trình nghiên cứu: Kết thúc học kỳ 1 – năm học 2018 – 2019. VI. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm: Phần 1: Đặt vấn đề. Phần 2: Nội dung. Phần 3: Kết luận PHẦN II. NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN I. Cơ sở lí luận 1. Các khái niệm liên quan Văn nghị luận: Là loại văn trong đó người viết đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng về một vấn đề nào đấy và thông qua các thao tác nghị luận mà làm cho người đọc hiểu, tin, tán đồng những ý kiến quan điểm của mình. Thao tác: Trong cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê (chủ biên) thì thao tác được định nghĩa như sau: “Thực hiện những động tác nhất định để làm một việc gì đó trong sản xuất” [tr.917]. Thao tác chính là cốt lõi của các cách thức hành động bị quy định và phụ thuộc chặt chẽ bởi phương tiện, điều kiện cụ thể. Thao tác là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động của con người. Nó nảy sinh từ nhu cầu hành động của con người. Nhu cầu ấy chi phối tới việc xác định hành động nhu thế nào để đạt được những mục đích cụ thể, hành động đó nhằm đạt được những nhiệm vụ gì. Thao tác là cách để làm nên nội dung hành động. Vì vậy, nó là yếu tố có tính chất cơ động, kĩ thuật, có thể lắp ghép trong các chuỗi hành động miễn sao nó phù hợp với mục đích thực hiện hành động đó. So sánh: Là một thao tác của hoạt động tư duy lôgíc nhằm giúp con người tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt khi đưa đối tượng này ra đối chiếu với đối tượng khác dựa trên một tiêu chí nào đó, từ đó nhận thức sâu sắc và làm nổi bật đối tượng. Cuốn “Phong cách học Tiếng Việt hiện đại” của tác giả Hữu Đạt cũng đưa ra khái niệm so sánh là việc “đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra sự giống và khác nhau giữa chúng”[ tr.294]. Cuốn “Giáo trình tâm lí học đại số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên”, tác giả Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh “ So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác 7
- nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng nhận thức (sự vật, hiện tượng)”[tr.116]. Cuốn “Từ điển Tiếng Việt” của Hoàng Phê (chủ biên) đã đưa ra cách hiểu về so sánh là:“nhìn vào cái này để thấy cái kia, để thấy sự giống và khác nhau hoặc sự hơn kém” [ tr.861]. Như vậy, các cách hiểu về so sánh của “Từ điển Tiếng Việt”, của tác giả Hữu Đạt và của giáo trình tâm lí học đại cương đều có quan điểm chung về so sánh là để thấy sự giống và khác nhau của các sự vật, hiện tượng, từ đó thấy rõ đặc điểm và giá trị của mỗi sự vật, hiện tượng. Như vậy so sánh là thao tác lôgic dùng để rút ra các phán đoán, nhận xét để nhận thức đối tượng được cụ thể. Và để so sánh, người ta phải dựa trên cùng một tiêu chí, nếu khác tiêu chí, so sánh sẽ trở nên khập khiễng, thiếu sức thuyết phục, từ đó dễ dẫn đến nhận xét, đánh giá sai lệch. II. Cơ sở thực tiễn Trong thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy nhiều giáo viên chưa coi trọng vận dụng thao tác so sánh trong dạy học tác phẩm chương, nhất là so sánh phong cách tác giả. Vì vậy, sau khi học, nhiều em chưa định hình được khái niệm phong cách; và chưa nắm được những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn đó. Do đó mà hiểu chưa sâu sắc, thấu đáo tư tưởng tác phẩm hoặc những vấn đề mà nhà văn đặt ra. Thực trạng đó, một phần khiến học sinh chán học văn, ngại học văn như hiện nay. Thực tế, dạy học tác phẩm văn chương có thể so sánh ở nhiều phương diện. Trong đó, so sánh phong cách nhà văn là một trong những điểm then chốt, nhằm định hình khái niệm phong cách nhà văn, khái quát đặc điểm riêng nổi bật của từng phong cách. Từ đó, giúp học sinh cảm thụ tác phẩm văn chương của nhà văn đó tốt hơn. Từ những thực trạng trên , tôi nhận thấy so sánh phong cách trong dạy học tác phẩm văn chương ở nhà trường là một trong những thao tác quan trọng giúp học sinh định hình và nắm rõ hơn phong cách một tác giả. Trên cơ sở đó, giúp các em có thể cảm thụ chủ động, sáng tạo, toàn diện và sâu sắc hơn tác phẩm được học. Như vậy, sẽ một phần giúp người giáo viên tiến hành có hiệu quả giờ dạy; giúp học sinh thêm yêu thích tác phẩm được học. Từ thực tế giảng dạy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu và vận dụng so sánh phong cách nhà văn trong các giờ dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường trung học phổ thông. Cụ thể là tiến hành vận dụng có hiệu quả trong giờ dạy học tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam và Chí Phèo của Nam 8
- Cao, ở lớp 11A2, nơi tôi trực tiếp giảng dạy tại trường Trung Học Phổ Thông Sáng Sơn, năm học 2018 2019. CHƯƠNG II CÁC PHƯƠNG DIỆN SO SÁNH KHI TÌM HIỂU TÁC PHẨM PHẦN VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Khi sử dụng thao tác so sánh trong dạy Đọc văn .Tôi đã vận dụng vào việc so sánh Phong cách nhà văn. Cụ thể: So sánh phong cách của nhà văn Thạch Lam trong tác phẩm Hai đứa trẻ và phong cách của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao. Khi vận dụng so sánh phong cách nhà văn tôi đã so sánh ở một số phương diện cơ bản sau: 1. So sánh về phương diện xây dựng hình tượng nghệ thuật. M. B. Khrapchenkô viết: “ Phong cách được hiểu như những thủ pháp biểu hiện, cách khai thác hình tượng đối với cuộc sống, như những thủ pháp thuyết phục và thu hút độc giả”. Theo ý kiến đó, thì phương thức khai thác hình tượng thể hiện tài năng và cá tính sáng tạo của nhà văn, đây được coi là yếu tố quan trọng để hình thành phong cách. Nhà văn xây dựng thế giới hình tượng nhằm nhận thức và cắt nghĩa hiện thực đời sống, đồng thời thể hiện tư tưởng tình cảm của mình. Nói cách khác, hình tượng nghệ thuật chính là khách thể của đời sống, được tái hiện một cách sáng tạo đầy ý đồ của nhà văn. do vậy có hiện tượng cùng đề tài sáng tác, song mỗi nhà văn có cách thể hện hình tượng riêng không trùng hợp với phương thức biểu hiện của các nhà văn khác. 1.1.Với nhà văn Nam Cao: Nhân vật của Nam Cao luôn vật lộn hàng ngày với cái đói, miếng ăn , lương thiện hay lưu manh, giữ được nhân phẩm hay bị tha hoá,.... Họ có đời sống nội tâm phức tạp , nhiều khi bị đẩy đến bước đường cùng, bị huỷ hoại cả nhân hình, lẫn nhân tính . Quá trình tha hoá và níu giữ nhân phẩm của Chí Phèo là minh chứng cho tội ác của bọn cường hào ác bá ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945, cho số phận khổ cực – nhất là nỗi đau đớn vật vã trong tâm hồn của người nông dân đương thời. Cả Nam Cao và Thạch Lam đều chú ý đến khai thác thế gới nội tâm nhân vậtđể bộc lộ tư tưởng truyện.Song, Nam Cao thường có thiên hướng đi sâu phân tích tâm lí nhân vật trong từng hành động, hoàn cảnh đặc biệt, để làm nổi bật bản chất tính cách nhân vật. Chí phèo hiện lên đầy đủ lai lịch, hoàn cảnh sống; đặc biệt là đời sống nội tâm phức tạp: lúc hiền lành như cục đất, lúc lưu manh, dữ tợn. Trong chuỗi ngày sống đội lốt quỷ dữ, tưởng như 9
- bản chất lương thiện của anh canh điền đã mất hẳn, vậy mà nó vẫn tồn tại hiện hữu trong con người Chí. Mạch truyện của Nam Cao, phát triển trên mạch tâm lí, hành động của nhân vật. Hành động của nhân vật đến đâu kéo theo suy nghĩ, tâm trạng tới đó, cùng hô ứng tạo điểm nhấn cho hình tượng. Nhân vật của Nam Cao có chiều sâu tâm hồn, cá tính, nhiều nhân vật đã đạt đến mức độ diển hình hoá. Khiến cho truyện có chiều sâu tư tưởng nhân văn: nhà văn không chỉ đi sâu phản ánh cuộc sống đói khổ lam lũ bần cùng của những con người hàng ngày phải chật vật với cái đói, miếng ăn; mà còn thể hiện nỗi đau, nỗi nhục, sự khát khao bảo vệ nhân phẩm ở những con người đó. 1.2. Với nhà văn Thạch Lam: Nếu như truyện ngắn của Nam Cao hấp dẫn bởi tính sự vụ, tính kịch trong cốt truyện, cùng với những mâu thuẫn, giằng xé trong đời sống nội tâm nhân vật thì truyện ngắn của Thạch Lam đưa người đọc đến với thế giới nội tâm nhân vật. Là một cây bút viết truyện ngắn nổi tiếng, ông được Nguyễn Tuân coi là “một nhà văn chân chính”, có cách viết “mẫu mực”,để lại nhiều ấn tượng sâu đậm trong lòng độc giả. Truyện của ông không có những xung đột gay gắt, nhân vật ít khi bị đẩy đến bước đường cùng, như ta thường thấy xuất hiện trong những truyện của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Nguyên Hồng,.... Thạch Lam chủ yếu viết về những cảnh đời buồn thảm tù túng, những tâm trạng khoảnh khắc tinh tế, khó nắm bắt rõ ràng, nhưng gợi nhiều cảm xúc từ độc giả. Một lối viết truyện ngắn tâm trạng, tâm tình đầy ấn tượng “truyện không có chuyện”. Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ nhà văn đặt nhân vật vào một không gian thời gian đặc biệt: một phố huyện nghèo lúc chiều tà cho đến đêm khuya. +Thạch Lam không dẫn người đọc đến những tình huống kịch tính, hay miêu tả kĩ cảnh sống nghèo khổ của những con người nơi đây. Mà chủ yếu đưa người đọc đến với những suy nghĩ, tâm trạng trong sâu thẳm tâm hồn một cô gái nhỏ. Những biến thái trong tâm hồn ấy cho thấy, Liên có một đời sống nội tâm phong phú, già dặn hơn so với tuổi của cô. Cô có dáng dấp của một người trưởng thành biết suy tính, cân nhắc, lo toan; đặc biệt là có những cảm nhận tinh tế sâu sắc về cuộc sống xung quanh. Những suy nghĩ của Liên chỉ mình cô biết, nó là đời sống riêng tư khuất kín không người chia 10
- sẻ. Việc đi sâu vào miêu tả, phản ánh đời sống nội tâm bên trong nhân vật, càng làm nổi bật tâm trạng hoàn cảnh cô đơn tù túng của Liên, nó ám ảnh cả vào trong giấc ngủ: “ Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”. Dụng ý của nhà văn đã được bộc lộ một cách kín đáo: tả cảnh khổ của con người, mà không miêu tả cuộc sống bề ngoài chật vật, đói rách; chủ yếu đi sâu vào bên trong tâm hồn nhữngcon người bé nhỏ. + Suốt một ngày dài, hai đứa trẻ chỉ cảm thấy hạnh phúc trong khoảnh khắc ngắn ngủi vào đêm khuya khi có đoàn tàu chạy qua phố huyện. Đó là sự ồn ào là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện. Đoàn tàu là tia hồi quang về một kí ức đẹp đẽ của một tuổi thơ đã mất, nên nhìn thấy đoàn tàu chúng có thể tìm lại tuổi thơ trong chốc lát. Sự sôi động và ánh sáng trên chuyến tàu đó cho chúng biết: ở đâu đó ngoài phố huyện này vẫn có cuộc sống khác tươi vui hơn, đáng sống hơn.Nhưng đoàn tàu đã vụt qua phố huyện như một vệt sao băng, hai đứa trẻ chưa kịp vui thì nó đã mất hút. Điều đó cho thấy cuộc sống nơi phố huyện này chẳng khác gì cái ao tù, vô hình đang muốn nhấn chìm hai chị em và những con người nơi đây. Cho nên, cố thức đợi tàu là một nỗ lực của chúng để ngoi lên bám vào cái phao tinh thần, để khỏi bị chìm ngập trong cái tù túng nơi này. Việc đợi tàu của hai đứa trẻ trong mắt người đời là một việc làm buâng quơ, thậm chí là vô nghĩa. Thế nhưng, Thạch Lam lại thấy trong đó chứa đựng một khát khao không phải chỉ của riêng hai đứa trẻ: khát khao đổi đời! Từ đó mà mang đến một thông điệp đầy tính nhân văn sâu sắc: Hãy cứu lấy con người, bằng cách thay đổi thế giới tối tăm này đi và đem đến một thế giới khác xứng đáng với con người hơn, “ở đó ai cũng có quyền sống trong hi vọng, chứkhôngphải tàn đi trong vô vọng ở cái miền đời bị lãng quên này!”(Chu Văn Sơn Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học lớp 11). 2. So sánh về giọng điệu nhà văn thể hiện trong tác phẩm: Giọng điệu là yếu tố quan trọng để tạo nên phong cách nhà văn. Một nhà văn tài năng, dứt khoát qua tác phẩm của mình phải tạo ra một giọng điệu riêng. Giọng điêụ đó phải thể hiện được: tư tưởng, thái độ, cảm hứng sáng tạo của người viết, và thông qua lời lời văn nghệ thuật độc giả có thể cảm nhận được tư tưởng, thái độ ấy. Nghiên cứu về giọng điệu nhà văn cho thấy, mỗi phong cách nhà văn thể hiện ở một giọng điệu chủ yếu trong sự đa dạng và tổng hợp những phương tiện giọng điệu 2.1. Với nhà văn Nam Cao 11
- Cùng chung cảm hứng về con người vươn tới cái đích “ tuyệt thiện tuyệt mỹ”, những sáng tác của Nam Cao thể hiện một nỗi khao khát cháy bỏng của con người. Nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường rơi vào hoàn cảnh đau đớn về thể xác, tủi nhục về tinh thần, bị xúc phạm về nhân phẩm ghê gớm, tha hoá nhân hình, nhân tính. Cả đời Chí Phèo là những cơn đau, cơn say dài vô tận, sống liều lĩnh và tủi nhục, chết đau đớn và uất hận, phải bán linh hồn cho quỷ dữ để tồn tại và trượt dài trên con đường tha hoá. Nam Cao có tài phân tích tâm lý nhân vật, nhân vật có đời sống bên trong phức tạp, luôn đấu tranh, dằn vặt, giằng xé cao độ bởi những mâu thuẫn, xung đột. Nên tiết tấu truyện thường căng thẳng theo cấp độ tiệm tiến tới đỉnh điểm. Truyện ngắn Nam cao mang tính đa giọng điệu “ giọng điệu buồn thương da diết”, “ giọng điệu khách quan lạnh lùng, tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông thương xót bên trong” hoà cùng “ giọng điệu triết lý suy ngẫm sâu xa”. ( Trần Đăng Suyền). Nhà văn bộc lộ giọng dửng dưng đến tàn nhẫn khi miêu tả Chí Phèo và Thị Nở. Dường như nhà văn cố tình đ óng cũi sắt tình cảm để khách quan miêu tả nhân vật. Đây là lối viết “lạnh” theo Nguyễn Tuân quan niệm, để có điều kiện thâm nhập sâu hơn đời sống bên trong tâm hồn phong phú và phức tạp của nhân vật. Mặt khác,cũng để cho người đọc khách quan đánh giá, chiêm nghiệm những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Tuy nhiên, giọng điệu lạnh lùng, tàn nhẫn chỉ là giọng bên ngoài, để che lấp giọng trầm tư, cảm thông, thương yêu trân trọng của nhà văn với những con người bất hạnh. Giọng điệu buồn thương xen lẫn giọng triết lý, suy ngẫm sâu xa trong dòng đối thoại, độc thoại nội tâm. Nhân vật trong truyện từ Chí Phèo, Bá Kiến, Tự Lãng, Thị Nở, bà cô Thị Nở....., đến những người dân làng Vũ Đại là những con người ưa triết lý. Người nào ở cảnh nào, nghề nào thì triết lý nêu quan điểm sống về cảnh ấy, nghề ấy. Chất triết lý được rút ra từ chính hoàn cảnh, cuộc đời đầy sóng gió của nhân vật, nên vừa mang chất sống của cuộc đời bụi bặm vừa có giá trị thực tiễn, nhân sinh sâu sắc. Giọng điệu triết lý chiêm nghiệm có khi là của nhà văn, của nhân vật, khi thì hoà nhập khó phân biệt rõ ràng, mang đến cho người đọc những rung động, dư âm, liên tưởng đến cuộc đời thực. 2.2. Với nhà văn Thạch Lam: Khác với tư tưởng chung của nhóm tự lực văn đoàn, chủ trương sáng tác nghệ thuật thoát ly hiện thực, thi vị hoá cuộc sống, Thạch Lam chú trọng miêu tả cuộc sống con người bình dân với những tình cảm chân thực, tình yêu thương tự đáy lòng. Truyện hai đứa trẻ chứa đựng nỗi lòng cảm thông của 12
- nhà văn, có cái nhìn thương yêu trân trọng đối với từng cảnh đời, phát hiện những vẻ đẹp thanh khiết trong tâm hồn nhân vật. Xen lẫn nhưng câu văn tả cảnh, người phố huyện là những dòng trữ tình man mác buồn, gợi cảm xúc, suy tư sâu sắc về cuộc sống con người nơi đây. Tuy nhiên, truyện không mang đến cảm giác thương tâm, đau đớn, bi luỵ mà vẫn ánh lên những tia sáng ( dù nhỏ nhoi, yếu ớt) về ước mơ thay đổi cuộc sống. Những con người sống tù túng, tàn tạ nơi phố huyện là thế nhưng vẫn không ngớt niềm tin “ mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. Cho dù ước mơ đó không rõ ràng. Đây được coi là điểm sáng của thiên chuyện xua tan phần nào màn đêm u ám quanh cái ga xép nghèo nàn, mở ra một thế giời thầm kín bên trong con người với bao cảm giác tinh tế, bâng khuâng.Truyện có giọng điệu chủ yếu là giọng buồn thương, cảm thông lẫn trong lời văn trữ tình nhẹ nhàng, mà sâu lắng. 3. So sánh về đặc sắc ngôn ngữ nghệ thuật: Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học”( M. Gorki)để tạo nên thế giới hình tượng, tạo nên phong cách nhà văn. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương mang đậm dấu ấn tài năng, cá tính sáng tạo của nhà văn. 3.1.Với nhà văn Thạch Lam: Với quan niệm “ nhà tiểu thuyết gia có biệt tài là nhà văn đã diễn tả đúng và thấu cái tâm lí chuyển của con người”. Nên trong những sáng tác của mình, Thạch Lam hướng ngòi bút đi sâu khám phá thế giới nội tâm, cái bí mật không tả được của mỗi con ngườiđể thấu hiểu, đồng cảm, chia sẻ (Tâm trạng buồn của Liên lúc chiều tối nơi phố huyện; tâm trạng hai đứa trẻ lúc đêm xuống; lúc thấp thỏm chờ đoàn tàu khi trời đã khuya ). Chính vì thế, đọc văn Thạch Lam, người đọc bị hút vào những dòng phân tích đời sống tâm trạng nhân vật đầy chất trữ tình. Câu văn xuôi của Thạch Lam đầy chất thơ, chất nhạc. Những câu văn như thế, có thể tách ra thành thơ văn xuôi. Như những câu: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru,văng vẳng tiếng êch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào(...). Đường phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối(...). Tối hết cả, con đường thăm thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà.(...).Trời bắt đầu vào đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng hơi gió mát.” Văn Thạch Lam như chính con người ông, nhẹ nhàng, trong sáng, thuần khiết mà tinh tế. Một lối văn kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả. Một lối 13
- văn biểu cảmgiàu sắc thái trữ tình đánh dấu một bước tiến vượt bậc của ngôn từ nghệ thuật tiếng Việt đương thời. 3.2.Với nhà văn Nam Cao: Nếu như những câu văn của Thạch Lam đầy chất trữ tình mượt mà, thì câu văn của Nam Cao dửng dưng, lạnh lùng, đứt nối, lắp ghép bởi những suy nghĩ , hành động, triết lí chiêm nghiệm. Nhà văn sử dụng nhiều kiểu câu, nhiều thủ pháp nghệ thuật làm cho hình tượng sống động như hiện lên trước mắt độc giả. Đọc Chí Phèo, độc giả bị ám ảnh ngay từ những dòng đầu: “ Hắn vùa đi vừa chửi, bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “ chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không thèm chửi nhau với hắn. Nhưng không ai ra điều. Mẹ kiếp! thế có phí rượu không? Thế có khổ hắn không?”. Văn Nam Cao là tổng hợp bởi nhiều yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm, phân tích, triết lí bàn luận về con người, số phận, cuộc đời. Tình huống truyện luôn thay đổi bởi đối tượng, hoàn cảnh, cách kể,người kể, giọng kể. Nhà văn sử dụng khéo léo ngôn ngữ sinh hoạt đời thường của nhiều tầng lớp xã hội; các thành ngữ, tục ngữ ; câu văn tiềm ẩn nhiều ý nghĩa . Đọc một đoạn có thể nhận ra ngay hơi văn, giọng văn của Nam Cao. Tuy đã được tìm hiểu nhiều và sâu sắc, nhưng thế giới nghệ thuật, giọng điệu, ngôn từ,...trong tác phẩm của Nam Cao vẫn ẩn chứa nhiều điều chưa khám phá hết. Vì vậy, văn chương của Nam Cao vẫn luôn hấp dẫn người đọc ở mọi thế hệ. Tóm lại: Với ba biện pháp trên, tôi đã lựa chọn được những phương diện cơ bản để so sánh phong cách của hai nhà văn Thạch Lam và Nam Cao, hai tác giả xuất sắc của thể loại truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 19301945, thông qua việc dạy tác phẩm Hai đứa trẻ và Chí Phèo.Thao tác này cần được sử dụng thường xuyên và tích hợp với những thao tác, phương pháp, biện pháp dạy học khác để góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy tác phẩm văn chương trong nhà trường trung học phổ thông và đáp ứng yêu cầu dạy học đổi mới phương pháp hiện nay. 14
- Những phương diện đưa ra để vận dụng so sánh phong cách hai nhà văn khi dạy Hai đứa trẻ và Chí Phèo, có thể chưa đầy đủ và chưa thấu đáo, tôi rất mong được sự góp ý của các đồng nghiệp. CHƯƠNG III. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 7.2/ Về khả năng áp dụng của sáng kiến. Qua việc thực hiện SKKN trong năm học, tôi đã thu được những thành công sau: Học sinh phát huy được tính tư duy, sáng tạo, hứng thú và tích cực học tập; nắm chắc kiến thức bài học, chủ động hơn trong việc tự học, tự nghiên cứu. Các em có thói quen cẩn thận, sáng tạo trong học tập, biết ứng dụng để làm các dạng bài tương tự như đọc hiểu, nghị luận về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học, các dạng bài nghị luận văn học như phân tích, cảm nhận, bình luận, so sánh… trong các chuyên đề khác. 7.2.1. Đề so sánh Đề: So sánh nét riêng biệt trong giá trị nhân đạo của “ Chí phèo” của Nam Cao và “ Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Hướng dẫn a. Điểm giống nhau: Sự cảm thương sâu xa của tác giả đối với số phận khổ đau oan trái của con người. Phát hiện ra trong những con người đó vẻ đẹp khuất lấp, cái tính người không gì có thể phai nhoà được. Lên án xã hội, các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống, quyền hạnh phúc của con người. b. Điểm khác biệt: * Với “ Hai đứa trẻ”: Thạch Lam Những đóng góp mới mẻ của Thạch Lam trong việc thể hiện cảm hứng nhân đạo là ở chỗ nhà văn không đi vào tố cáo sự đàn áp bất công của xã hội, cũng không khiến người đọc phải uất ức, căm giận những cảnh bóc lột, hành hạ của giai cấp thống trị đương thời. Nhưng tác phẩm vẫn chất chứa tư tưởng nhân đạo đặc sắc. Tư tưởng nhân đạo ấy được toát lên trước hết ở niềm thương xót chân thành của nhà văn trước những cảnh đời đơn điệu, hắt hiu nơi phố huyện nhỏ bé. Nhà văn xót xa bởi họ phải sống một cuộc sống vô nghĩa trong “cái ao đời bằng phẳng”, cuộc “đời tẻ nhạt như tàu 15
- không đổi chuyến”. Từ chị em Liên, mẹ con chị Tí đến bà cụ Thi Điên, gia đình bác Sẩm, bác Siêu, họ đang tồn tại chứ không phải đang sống. * Với “ Chí Phèo”: Chí phèo Thứ nhất giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua sự đồng cảm của nhà văn dành cho nhân vật của mình. Nhà văn miêu tả Chí Phèo là một con quỷ dữ không một chút thương tiếc, Nam Cao nhìn nhận vấn đề và nói thật vấn đề thế nhưng không phải ông không thương nhân vật của mình. Nhà văn càng nói rõ cái tàn ác của Chí bao nhiêu thì càng thể hiện được tấm lòng thương cảm sâu sắc bấy nhiêu. Bởi vì tô đậm được cái xấu biểu hiện bên ngoài Chí là nhà văn tố cáo được xã hội tàn ác kia. Chính bởi đồng cảm với số phận ấy cho nên nhà văn mới dành nhiều tình cảm cho Chí đến thế. Nam Cao hiểu hết được những suy nghĩ của chí cả lúc say cho đến lúc tỉnh. Thứ hai giá trị nhân đạo của tác phẩm là sự yêu thương con người. Nhà văn khẳng định chính tình yêu thương con người sẽ sưởi ấm và làm trỗi dậy bản chất tốt đẹp trong Chí. 16
- 7.2.2. Kết quả đạt được Đa số học sinh đều nhận thức rằng: so sánh là thao tác không thể thiếu khi viết văn nghị luận, có sử dụng tốt thao tác so sánh thì bài văn nghị luận mới thực sự hấp dẫn, đặc sắc và giúp người đọc thấy được nét đặc sắc trong từng tác phẩm. Kết quả thu được rất khả quan, hầu hết các em biết vận dụng thao tác so sánh khi viết bài văn nghị luận. Kết quả cụ thể trước khi thực nghiệm và sau khi thực nghiệm đề tài như sau: * Khi học sinh chưa sử dụng thao tác so sánh: Điểm Điểm 7 Điểm 5 Điểm dưới 5 910 8 6 SL % SL % SL % SL % 0 0 04 9,52 19 45,2 19 45,2 * Sau khi học sinh sử dụng thao tác so sánh: Điểm Điểm 7 Điểm 5 Điểm dưới 5 910 8 6 SL % SL % SL % SL % 0 0 08 19,4 24 57,1 10 23,8 Với kết quả đạt được trong năm học vừa qua, bản thân tôi sẽ tiếp tục phát huy SKKN này. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng Thi đua Khen thưởng để SKKN đạt hiệu quả tốt hơn. 8. Những thông tin cần được bảo mật: không 9.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 9.1. Bài học kinh nghiệm Để thực hiện được thành công sáng kiến người giáo viên cần: Có nghiệp vụ tay nghề vững vàng, kiên trì bền bỉ rèn luyện học sinh. Nhiệt tình trong giảng dạy, hết lòng vì học sinh. Không ngừng học tập để nâng cao kiến thức, phương pháp bồi dưỡng của từng bài học, môn học. Luôn xác định việc dạy đại trà với công tác bồi dưỡng HSG để góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của địa phương tiến kịp với đà phát triển chung của xã hội. 17
- Trong giờ dạy cần phát huy hết khả năng của mỗi học sinh, tạo cơ hội cho các em được đứng trước tập thể để thể hiện mình, góp phần nâng cao khả năng giao tiếp, ứng xử. Sau giờ học kiểm tra bài tập đọc hiểu kết hợp với tự luận góp phần củng cố kiến thức cho học sinh. 9.2. Kiến nghị Để tạo điều kiện cho giáo viên dạy và học sinh học tốt môn Ng ữ văn , tôi mạnh dạn đề nghị các cấp lãnh bổ sung sách tham khảo, sách hướng dẫn, tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi; mở các chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi, phổ biến kinh nghiệm…để giáo viên và học sinh có thêm điều kiện để dạy và học tốt môn học. 10. Đánh giá lợi ích thu được Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm bản thân tôi cho rằng những phương pháp này giúp các em ngày một tiến bộ. Thành công đề tài đã giúp nâng cao về chất lượng giáo dục của nhà trường. Qua việc thực hiện đề tài, giáo viên đã giúp cho các em hứng thú và tích cực hơn trong mọi hoạt động học ở trên lớp, tích luỹ được kinh nghiệm học tập cho bản thân, nâng cao ý thức tự giác và tư duy trong học tập. Chất lượng bài viết có tiến bộ rõ rệt. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử : Số Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Hồng Thanh Trường ảng dạy môn Ngữ văn THPTGi Sáng Sơn lớp11 PHẦN III. KẾT LUẬN CHUNG Vận dụng thao tác so sánh trong dạy Đọc văn sẽ nâng cao chất lượng bộ môn. Từ đó giúp các em biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong văn nghị luận . Hơn thế, vận dụng thao tác so sánh không chỉ giúp các em hình thành tốt cách nhận diện các vấn đề riêng biệt, nổi trội ở từng tác giả, tác phẩm. Đồng thời khắc phục nhưỡng lỗi diễn đạt trong văn nghị luận. Trên cơ sở đó hình thành tốt kỹ năng viết bài văn nghi luận. 18
- Với hiệu quả đó, khi dạy Văn giáo viên cần hình thành kỹ năng so sánh cho học sinh thường xuyên ở bất kỳ nội dung nào. Có như vậy chất lượng bộ môn mới dần được nâng cao. Vì thời gian có hạn, những phương diện đưa ra để vận dụng so sánh trong dạy Đọc văn nói chung và trong việc so sánh phong cách hai nhà văn khi dạy Hai đứa trẻ và Chí Phèo nói riêng, có thể chưa đầy đủ và chưa thấu đáo, tôi rất mong được sự góp ý của các nhà giáo, và của bạn đọc. Sông Lô, ngày.....tháng......năm...... ........, ngày.....tháng......năm...... Sông Lô, ngày10 tháng 02 năm 2 Hiệu trưởng CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ Nguyễn Hồng Thanh 19
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng NXB ĐHSP 2014 2. Sách giáo khoa Ngữ văn11 tập 1 NXBGD 2008 3. Sách giáo viên Ngữ văn 11 tập 1 NXBGD 2008 4. Kĩ năng đọc hiểu Ngữ văn 11 NBXGD 2009 5. Hoàng Phê (tái bản 2001), “Từ điển Tiếng Việt” Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Tra cứu nguồn internet. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Đổi mới phương pháp dạy häc môn TDTT cấp THPT
20 p | 364 | 67
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp giải bài toán tím số phức có môđun lớn nhất, nhỏ nhất
17 p | 261 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tăng cường sử dụng phương pháp dạy học trực quan vào giảng dạy môn Toán THPT
37 p | 43 | 13
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 32 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng cơ chế giảm phân để giải nhanh và chính xác bài tập đột biến nhiễm sắc thể
28 p | 38 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tổ chức dạy học theo nhóm phần Vẽ kĩ thuật - Công nghệ 11
37 p | 16 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu một số tính chất của đất trồng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác trong nông nghiệp
35 p | 41 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Sử dụng thí nghiệm ảo trong dạy học phần điện từ học lớp 11 THPT
38 p | 55 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Giáo dục ý thức phòng cháy chữa cháy cho học sinh trung học phổ thông trong các giờ dạy môn Hóa học
21 p | 41 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phân loại và cách giải bài toán tìm giới hạn hàm số trong chương trình Toán lớp 11 THPT
27 p | 53 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số phương pháp tính khoảng cách trong hình học không gian lớp 11
35 p | 20 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép giáo dục ý thức chống rác thải nhựa qua dạy học môn GDCD 11 trường THPT Nông Sơn
33 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số hoạt động khởi động (Warm up) tích cực trong dạy học Listening Tiếng Anh lớp 10 – Chương trình thí điểm
17 p | 18 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Dùng bất đẳng thức để giải bài tập Hóa học
19 p | 38 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của một số tác giả trong chương trình Ngữ văn THPT
52 p | 36 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Vận dụng phương pháp dạy học theo định hướng phát huy năng lực của học sinh trong giảng dạy bài thơ “Nhàn” – Nguyễn Bỉnh Khiêm
42 p | 26 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp sử dụng CNTT để dự đoán kết quả thi TN/THPT cho học sinh tại trường THPT Tây Hiếu – THPT 1/5
33 p | 30 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn