PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. TÊN ĐỀ TÀI
“Một số biện pháp tạo hứng thú cho trẻ 5 - 6 tuổi tham gia hoạt động khám
phá khoa học"
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, Khám phá khoa học là quá trình mà trẻ em trực tiếp
tham gia vào việc tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh thông qua các hoạt
động như quan sát, phân loại, thử nghiệm, dự đoán, so sánh, suy luận, thảo luận
và giải quyết các vấn đề. Đây là cách trẻ phát triển kỹ năng và khả năng, đưa ra
quyết định. Khám phá khoa học dành cho trẻ mầm non, nhất là các bé 5-6 tuổi,
nhằm mục đích nuôi dưỡng sự tò mò tự nhiên của trẻ về mọi vật xung quanh.
Qua đó, trẻ sẽ dần phát triển những kỹ năng quan trọng như quan sát, so sánh,
phân loại, suy luận, dự đoán, trao đổi thông tin và giải quyết vấn đề, giúp các bé
hiểu thêm về thế giới tự nhiên một cách sinh động và gần gũi.
Khi được tham gia vào các hoạt động khám phá khoa học, trẻ có dịp bộc lộ
những điều mình muốn biết và khả năng hiểu biết của bản thân. Việc quan sát,
so sánh và thực hành thường xuyên cũng giúp trẻ tích lũy được nhiều kiến thức
hữu ích ngay từ sớm.
Ở độ tuổi mầm non, khám phá khoa học không phải là việc học những lý
thuyết khoa học cụ thể mà là cách trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và khám phá
thế giới xung quanh. Trong giai đoạn này, nhiệm vụ của giáo viên không phải là
truyền đạt kiến thức khoa học mà là tạo cơ hội để trẻ quan sát, suy luận và
phỏng đoán về những gì trẻ thấy và trải nghiệm. Thông qua các hoạt động khám
phá, trẻ sẽ phát triển các giác quan, khả năng nhận thức và khả năng giao tiếp.
Đồng thời, quá trình này cũng giúp trẻ nuôi dưỡng các giá trị về tình cảm, thẩm
mỹ và đạo đức, góp phần xây dựng một nhân cách hoàn thiện, phát triển toàn
diện. Qua quá trình dạy và học của cô và trẻ tôi nhận thấy thế giới xung quanh
muôn màu, muôn vẻ, luôn có những sự vật hiện tượng hấp dẫn trẻ và trẻ rất
thích tìm tòi khám phá những sự vật hiện tượng đó để có thể giải quyết câu hỏi
vì sao? Như thế nàoVới vai trò là giáo viên lớp 5-6 tuổi, tôi luôn trăn trở làm sao
để khiến các em thích thú hơn trong các hoạt động khám phá khoa học. Tôi tìm
ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả, giúp các em hiểu một cách rõ ràng
và logic về đặc tính của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Những hoạt động
này không chỉ thỏa mãn sự tò mò của trẻ mà còn kích thích sự phát triển tư duy